Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (91)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 2: Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia
CHƯƠNG 15: QUYỀN ĐƯỢC PHÒNG THỦ KHẨN CẤP
Thoả thuận ngừng chiến tháng 11 năm 1918 đánh dấu sự khởi đầu của một chính sách mà rất có thể chắc chắn sẽ dần đưa đến một sự quy phục hoàn toàn. Những ví dụ lịch sử về tình trạng tương tự như thế cho thấy những dân tộc hạ vũ khí của họ mà không có lý do thuyết phục thường thích có một giai đoạn tiếp theo để chấp nhận sự nhục nhã lớn nhất này hơn là cố gắng thay đổi số phận của họ bảng một lời hiệu triệu sử dụng lực lượng mới.
Trong tầm nhận biết của một con người thì điều này cũng dễ hiểu. Người chiến thắng, nếu có thể, thường đưa ra những yêu cầu của mình đối với kẻ chiến bại. Và sau đó, với một dân tộc đã mất đi thanh danh của mình – và đây là trường hợp của tất cả những người tình nguyện qui phục – thì chắc chắn họ sẽ không coi sự đàn áp cá nhân này là một lý do duy nhất để lại cầm súng một lần nữa. “Càng nhiều của cải được tự nguyện dâng hiến theo cách này, càng phi lý khi nó khiến người dân cuối cùng phải phòng thủ trước một sự đàn áp mới, rõ ràng là riêng biệt, mặc dù thường có tính định kỳ, đặc biệt khi họ phải im lặng kiên nhẫn chịu quá nhiều điều rủi ro lớn hơn”.

Quân đội Đức tại Berlin năm 1945.
Sự sụp đổ của Carthage là bức tranh rùng rợn nhất về sự phá hoại dần dần một dân tộc thông qua chính những gì mà họ đáng được hưởng.
Đó chính là lý do tại sao Clausewitz trong cuốn “Drei Bekenntnisse” của mình đã đưa ra ý tưởng có một không hai và sống mãi với mọi thời đại khi ông nói: “Sự nhục nhã khi qui phục hèn hạ có thể không bao giờ hết được; giọt thuốc độc này trong máu của mỗi dân tộc sẽ được truyền tới thế hệ sau và sẽ làm tê liệt và làm suy yếu sức mạnh của các thế hệ sau; Nhưng mặt khác, chính sự mất tự do này sau cuộc chiến đổ máu và thể hiện danh dự lại bảo đảm cho một dân tộc hồi sinh và reo mầm sự sống, từ đó một ngày nào đó một cây mới sẽ đâm rễ rất nhanh”.
Tất nhiên, một dân tộc đã mất tất cả thanh danh sẽ không bận tâm đến những bài học đó. Những người suy nghĩ hơn về những bài học này có thể lại thấm nhuần được quá ít; anh ta hoặc quên những điều đó, hoặc không còn muốn biết chúng. Do đó, chúng ta không thể hy vọng những người là hiện thân của sự qui phục nhu nhược hướng về trái tim họ và trên cơ sở những nguyên nhân và tất cả những trải nghiệm của con người, bắt đầu hành động khác trước. Ngược lại, những người này sẽ bỏ qua tất cả những bài học như vậy cho đến khi dân tộc họ phải chịu gông xiềng của kiếp nô lệ hoặc cho đến khi các lực lượng mạnh hơn xuất hiện, giành quyền lực từ tay những kẻ bỉ ổi. Ở trường hợp thứ nhất, những người này không cảm thấy quá tồi, bởi vì ít khi họ được những người chiến thắng bổ nhiệm vào vị trí giám thị coi những người nô lệ, mà bản chất nhu nhược thường vận dụng với người dân của họ hơn bất kỳ một người tàn bạo nước ngoài nào thực hiện bởi kẻ thù của chính họ.
Mục lục
 [ẩn]
Sự thay đổi từ năm 1918 cho chúng ta thấy rằng ở Đức niềm hy vọng giành được sự ủng hộ của bên chiến thắng bằng cách tình nguyện qui phục lại xác định một cách đáng tiếc những quan điểm và hành động của quảng đại quần chúng theo cách thảm khốc nhất. Tôi nhấn mạnh quảng đại quần chúng là đặc biệt quan trọng, bởi vì tôi không thể bày tỏ niềm tin của chính mình rằng nhiệm vụ và sự chểnh mảng của những người lãnh đạo nhân dân chúng tôi đang đóng góp vào ý nghĩ rồ dại gây hại tương tự, bởi vì kể từ khi kết thúc cuộc chiến, đội ngũ lãnh đạo vận mệnh của chúng tôi đã được những người Do Thái trang bị cho tương đối hào phóng. Chúng tôi thực sự không thể thừa nhận rằng nhận thức sai lầm là nguyên nhân của điều bất hạnh xảy ra với chúng tôi. Ngược lại, chúng tôi phải nhận thức rằng có một rấp tâm đang phá huỷ dân tộc của chúng tôi. Và khi chúng tôi xem xét sự ngu xuẩn của giới lãnh đạo nhà nước trong lãnh vực ngoại giao về vấn đề này, nó mới bộc lộ rõ sự xảo quyệt trong ý tưởng của người Do Thái và đấu tranh để chinh phục thế giới. Và do vậy, thật khó hiểu khi cùng khoảng thời gian, từ năm 1806-1813, nước Phổ sụp đổ hoàn toàn lại có sinh lực cần thiết mới và xác định đấu tranh, ngày nay là không thể làm được, nhưng cũng làm yếu đi chưa từng có đất nước chúng tôi.
7 năm sau tháng 11 năm 1918, Hiệp ước Locarno được ký kết.
Dòng các sự kiện được trình bày sơ qua ở trên: Khi thoả thuận ngừng chiến nhục nhã được ký kết, không thể dồn hết cả sinh lực và dũng khí hay lập tức để chống lại những biện pháp thô bạo và sau đó lặp đi lặp lại của kẻ thù. Kẻ thù của chúng ta quá huênh hoang khi đòi hỏi quá nhiều ngay lập tức. Chúng thường hạn chế sự bóc lột tới một con số mà theo chúng và theo cả giới lãnh đạo Đức ở thời điểm này là đủ để không sợ phải đối mặt với sự bùng nổ cơn giận dữ của nhân dân. Nhưng càng nhiều thoả thuận được ký kết, dường như càng ít sự hợp lý vì thêm một sự bóc lột hoặc sự nhục nhã phải chịu đựng. Đây là “giọt thuốc độc” mà Clausewitz cho rằng: sự hèn nhát khi đã hình thành chắc chắn sẽ tăng dần lên và sẽ dần kế thừa nguy hại, là gánh nặng cho mỗi quyết định trong tương lai. Nó có thể trở thành một ảnh hưởng hàng đầu nghiêm trọng, một ảnh hưởng mà một dân tộc không thể giũ sạch, và cuối cùng chuyển sang một kiếp sống nô lệ.
Do vậy, ở Đức những sắc lệnh về giải trừ quân bị được thay thế bằng sắc lệnh nô dịch hoá, làm suy yếu nền chính trị bằng sự cướp bóc và cuối cùng hình thành tư tưởng đạo đức coi Kế hoạch Dawes là một cú đánh của vận may và Hiệp ước Locarno là một thành công. Nhìn nhận tất cả những điều này từ một lợi thế cao hơn, chúng ta có thể nói về một vận may trong tất cả những cảnh cùng cực này. Bởi vì họ không thường xuyên cầu nguyện: vì thế sự gian khổ và sự chăm sóc luôn đồng hành cùng người dân của chúng ta và của đồng minh thân thiết của chúng ta cũng chịu cảnh cùng cực. Vận mệnh đã không có trường hợp ngoại lệ trong trường hợp này, nhưng vận mệnh đã cho chúng ta những gì chúng ta đáng được hưởng. Bởi vì chúng ta không còn biết đánh giá danh dự, nhưng điều đó ít nhất cũng dạy chúng ta đánh giá thế nào là tự do miếng cơm manh áo. Đến giờ, mọi người đã biết thét lên để đòi hỏi miếng cơm, nhưng một trong những ngày này, họ sẽ cầu nguyện để được tự do.
Cay đắng thay, nước chúng ta sụp đổ trong những năm sau năm 1918. Tất cả mọi người dám tiên đoán điều gì sẽ trở thành hiện thực sau đó đều bị ngược đãi một cách tàn bạo và cương quyết. Các lãnh đạo của nhà nước chúng ta thật xấu xa, tồi tệ. Họ đều kiêu căng, đặc biệt khi họ tống khứ được những nhà tiên tri mà họ không ưa thích. Chúng ta đã bị coi như là những người ngu ngốc đần độn nhất, những người thự làm yên cương và những người thợ làm găng tay bỗng dưng được coi là chính khách, từ đó họ có thể lên lớp với những con người bình thường.
Không có gì đáng chú ý cho tới tháng thứ sáu trong hoạt động của mình, ‘chính khách’ đó đã bộc lộ là một người ba hoa và không có năng lực, là mục tiêu nhạo báng và khinh thường của mọi người, và chính khách đó không biết rẽ theo con đường nào và đã chứng tỏ hoàn toàn không có năng lực! Không, điều đó không tạo ra sự khác biệt, trái lại: những chính khách thuộc nghị viện của nước Cộng hòa này càng không có năng lực thực tế, thì họ càng tỏ ra bực tức với những người mà hy vọng vào năng lực của họ, những người dám chì ra thất bại trong hoạt động trước đây của họ và tiên đoán sự thất bại trong hoạt động trong tương lai của họ.
Nhưng nếu một khi bạn cương quyết trói buộc một trong những nhân vật thuộc quốc hội này, thì người lão luyện về chính trị này thực sự không thể phù nhận sự sụp đổ trong toàn bộ hoạt động của mình và kết quả của hoạt động đó nữa, họ sẽ đưa ra hàng nghìn và hàng nghìn lý do đế biện minh cho sự không thành công của mình, và chỉ có một điều mà họ sẽ không thừa nhận, đó là chính họ là nguyên nhân chính của tất cả các điều xấu xa.
Mùa đông năm 1922-1923, đến thời điểm muộn nhất, mọi người mới hiểu rằng thậm chí sau khi chấm dứt hoà bình, Pháp vẫn cố gắng lập luận đanh thép để giành được mục đích cuộc chiến mà từ đầu Pháp đã chủ tâm giành được. Không ai có thể tin rằng Pháp lại đổ máu của nhân dân mình trong 4 năm rưỡi trong một trận đánh quyết định nhất trong lịch sử nước Pháp chỉ để có được sự bồi thường thiệt hại chiến tranh. Thậm chí Alsace- Lorraine cũng không giải thích về sức lực mà Pháp đã tiếp tục cuộc chiến nếu đó không phải là một phần của chương trình chính trị lớn trong chính sách đối ngoại của Pháp trong tương lai. Và mục tiêu này là: biến nước Đức thành một mớ hỗn hợp trong số các quốc gia nhỏ. Đó là những gì một nước Pháp có tính chất sô-vanh đã chiến đấu để đạt được, mặc dù cùng thời đó trên thực tế họ phải bán nhân dân của mình làm lính đánh thuê cho thế giới người Do Thái quốc tế.
Mục tiêu chiến tranh này lẽ ra Pháp có thể giành được bởi cuộc chiến đơn phương bởi lúc đầu Pari hy vọng, cuộc chiến sẽ xảy ra trên đất của Đức. Giả sử rằng, các trận đánh đẫm máu của chiến tranh thế giới xảy ra không phải ở Somme, ở Flanders, ở Artois, trước Warsaw, Nijni-Vovgorod, Kovno, Riga và tất cả các địa điểm khác, mà là ở Đức, ở Ruhr và Main, ở Elbe, Hanover, Leipzig, Nuremberg, v.v…, bạn sẽ phải nhất trí rằng điều này có lẽ sẽ làm nước Đức đổ nát. Thật khó tin là liên bang non trẻ của chúng ta lại có thể vượt qua được cuộc thử thách kéo dài 4 năm rưỡi như một nước Pháp tập trung quyền lực một cách khắt khe, hướng đến một trung tâm thống nhất ở Pari. Cuộc chiến đấu to lớn giữa các dân tộc xảy ra ngoài biên giới đất nước chúng ta không chì là một chứng nhận bất diệt về một quân đội lão luyện mà còn là một vận may đối với tương lại của nước Đức. Đó là niềm tin trung thành và sắt đá của tôi, và đôi khi nó cũng là ngọn nguồn của nỗi đau khổ của tôi nếu không có Đế chế Đức, mà chỉ là “Liên bang Đức”. Và đây là nguyên nhân duy nhất vì sao dòng máu của bạn bè tôi và anh em tôi đổ xuống ít nhất cũng không hoàn toàn vô ích.
Nhưng tất cả mọi thứ đã diễn ra hoàn toàn khác! Sự thật là nước Đức đã sụp đổ trong giây lát vào tháng 11 năm 1918. Nhưng khi thảm hoạ này xảy ra ở đất nước, quân đội dã chiến của chúng ta vẫn đang nằm sâu trong lãnh thổ của kẻ thù. Mối quan tâm đầu tiên của Pháp lúc đó không phải là làm tan rã nước Đức mà là làm thế nào để đuổi quân đội Đức ra khỏi Pháp và Bỉ càng sớm càng tốt. Do vậy, nhiệm vụ đầu tiên của các nhà lãnh đạo Paris khi kết thúc chiến tranh thế giới là giải trừ quân bị quân đội Đức và nếu có thể đưa họ trở về Đức ngay lập tức; Chỉ khi đó họ mới có thể giành hết tâm sức để thực hiện mục đích chiến tranh đầu tiên và thực sự của họ. Ở khía cạnh này, Pháp hoàn toàn bị tê liệt. Bởi vì nước Anh đã thực sự kết thúc cuộc chiến một cách thắng lợi với việc tiêu diệt nước Đức – một cường quốc thương mại thực dân và đưa nước này xuống hàng thứ 2. Chẳng những nước Anh không được hưởng lợi từ việc tiêu diệt hoàn toàn nước Đức, họ thậm chí còn có mọi lý do để mong muốn một đối thủ chống lại Pháp ở châu Âu trong tương lai. Bởi vậy, các nhà lãnh đạo chính trị Pháp phải tiếp tục công việc thời bình mà họ đã xác định trước khi cuộc chiến bắt đầu và lời phát biểu của Clemenceau rằng, đối với ông hoà bình chỉ là tiếp nối của chiến tranh, càng có ý nghĩa.

Hiệp ước Locarno được ký kết với những thủ lĩnh chủ chốt giữa các nước.
Trong tất cả các trường hợp có thể hiểu được, họ phải phá huỷ kết cấu của Đế chế Đức. Từ những công hàm yêu cầu giải trừ quân bị hết lần này đến lần khác cho đến những yêu cầu về mặt kinh tế, Paris hy vọng sẽ dần làm tan rã Đế chế Đức. Danh dự quốc gia nhanh chóng mất đi ở Đức, chẳng bao lâu những áp lực về kinh tế và sự nghèo đói liên tiếp xảy ra đã dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến chính trị. Chính sách đàn áp chính trị và cưỡng đoạt về kinh tế như vậy tiếp diễn trong 10 hoặc 20 năm, chắc chắn sẽ phá huỷ dần dần những cấu trúc nhà nước thậm chí tốt nhất và trong những hoàn cảnh nhất định có thể giải tán nhà nước đó. Và như vậy, mục đích chiến tranh của Pháp sẽ đạt được.
Đến mùa đông năm 1922-1923, người ta nhận ra ý định này của Pháp. Chỉ có 2 khả năng: Chúng ta có thể hy vọng dần dần làm nhục ý muốn bám riết lấy dân tộc Đức của Pháp, hoặc điều khiển bánh lái của con tàu Đế chế Đức trong một vài trường hợp đặc biệt và đâm vào kẻ thù. Điều này chắc chắn sẽ là một trận chiến một mất một còn, và chỉ có tương lai cuộc sống nếu trước đó chúng ta thành công trong việc cô lập Pháp ở mức độ mà cuộc chiến tranh lần 2 này sẽ không bị biến thành một cuộc chiến của Đức chống lại thế giới nữa, mà là một sự phòng thủ của Đức trước một nước Pháp đang không ngừng gây mất ổn định thế giới và hoà bình của chính họ.
Tôi nhấn mạnh một thực tế và tôi tin tưởng chắc chắn về điều đó, tình huống thứ hai này có lẽ và sẽ xảy ra một ngày nào đó. Tôi không bao giờ tin rằng những ý định của Pháp đối với chúng ta không bao giờ thay đổi, bởi vì trong phần tích cuối cùng, họ chỉ đơn thuần là tự bảo toàn dân tộc Pháp. Nếu tôi là một người Pháp, và nếu điều vĩ đại nhất của nước Pháp cũng như những điều tôi trân trọng ở nước Đức là bất khả xâm phạm, tôi không thể và sẽ không hành động khác từ Clemenceau. Dân tộc Pháp đang chết dần chết mòn không chỉ quan tâm đến người dân của họ, mà còn đặc biệt quan tâm đến những yếu tố chủng tộc tốt nhất của họ. Rốt cuộc, họ có thể duy trì được vị thế của mình trên thế giới chỉ khi nước Đức suy yếu. Chính sách của Pháp có thể đi theo một nghìn đường vòng, nhưng cuối cùng sẽ đạt được mục tiêu này, thực hiện được mong muốn cuối cùng và niêm khao khát thầm kín. Thật sai lầm khi tin rằng đó chỉ đơn thuần là mong muốn thụ động, mong muốn chỉ bảo vệ chính mình. Khi cuộc xung đột liên tiếp giữa Đức và Pháp diễn ra dưới hình thức Đức phòng thủ chống lại sự xâm lược của Pháp, thì điều đó sẽ không bao giờ được quyết định, từ năm này đến năm khác, từ thế kỷ này đến thế kỷ khác, Đức sẽ mất dần vị thế của mình. Từ các phong trào của biên giới nói tiếng Đức bắt đầu từ thế kỳ 12 đến nay, bạn sẽ không thể tính được thành công của một quan điểm hay một phát triển mà đã khiến chúng ta bị phá huỷ lớn cho đến tận bây giờ.
Chỉ đến khi tất cả mọi người ở Đức hiểu đầy đủ được điều này, thì dân tộc Đức mới không còn chỉ đơn thuần phòng thủ một cách thụ động, mà tập trung lại để hướng tới hành động cuối cùng với Pháp và lao vào trận đánh quyết định cuối cùng với mục tiêu vĩ đại. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể chấm dứt được cuộc chiến kéo dài và vô ích giữa chúng ta và Pháp; Giả sử rằng Đức coi việc phá huỷ Pháp là phương tiện để sau đó tạo khả năng cho Đức bành trướng đến bất kỳ nơi nào có thể, thì ngày nay chúng ta đã có 8 triệu người Đức ở châu Âu. Chính sách đối ngoại này sẽ được thừa nhận là đúng chỉ khi sau 1 trăm năm, có 250 triệu người Đức trên lục địa này, và không làm nghề cu li ở các nhà máy ở các nơi khác trên thế giới, mà làm nông dân và công nhân, kiếm kế sinh nhai bằng chính lao động của họ.
Tháng 12 năm 1922, tình hình căng thẳng giữa Đức và Pháp lại thêm trầm trọng. Pháp lại thực hiện sự bóc lột mới và yêu cầu Đức cam kết thực hiện. Sự bóc lột về kinh tế được Pháp thực hiện trước những áp lực về chính trị và dường như Pháp đánh vào trung tâm thần kinh của toàn bộ cuộc sống của người Đức và khiến những người dân “cứng đầu” của Đức phải qui phục. Chiếm đóng được Roar, Pháp hy vọng không chỉ phá huỷ được sức mạnh tinh thần của Đức và còn đẩy chúng ta vào tình trạng kinh tế khó khăn mà dù muốn hay không, chúng ta phải chịu ơn họ, thậm chí ở mức độ nặng nhất.
Đó là vấn đề khuất phục và làm suy sụp. Đức có xu hướng bị khuất phục ngay từ đầu và sau đó bị suy sụp hoàn toàn.
Với việc chiếm được Ruhr, Fate một lần nữa giúp nhân dân Đức đứng lên một lần nữa. Điều đó lúc đầu là không thể nhưng dường như là tai hoạ bấm chặt kiểm soát chúng ta thì nay lại mở ra vô số cơ hội để chấm dứt mọi nỗi khổ sở của Đức.
Từ lập trường trong mối quan hệ đối ngoại, việc chiếm đóng Ruhr lần đầu tiên đã làm cho Anh thực sự xa lánh Pháp và Pháp không còn nằm trong vòng ngoại giao của Anh – chính sách ngoại giao duy trì đồng minh với Pháp với những toan tính lạnh lùng, mà nằm trong vòng rộng hơn của nhân dân Anh. Anh ngấm ngầm khó chịu với sức mạnh về kinh tế của Pháp. Bởi vì không chỉ Pháp, từ quan điểm đơn thuần là chính trị – quân sự, bây giờ lại tiếp tục có được vị thế mà trước đây Đức cũng không có được ở châu Âu về kinh tế. Pháp hiện đã đạt được những nền tảng kinh tế và gần như chiếm vị trí độc quyền về kinh tế cùng với khả năng cạnh tranh về chính trị. Những mỏ sắt và than lớn nhất châu Âu cũng thuộc về một đất nước đối đầu gay gắt với Đức và luôn bảo vệ những lợi ích cần thiết của mình với sự kiên quyết và chủ nghĩa tích cực, một dân tộc mà trong cuộc chiến tranh vĩ đại vừa mới cho cả thế giới biết về khả năng quân sự của mình. Với việc Pháp chiếm toàn bộ các mỏ than ở Ruhr, thì toàn bộ lợi lộc sau chiến tranh của Anh bị Pháp giành hết. Nước chiến thắng không phải là chính sách ngoại giao cảnh giác và cần cù của Anh nữa, mà là Marshal Foch và nước Pháp.
Ở Ý, kể từ khi kết thúc chiến tranh, phong trào chống Pháp từ khi không có chút hy vọng nào dần chuyển sang sự căm thù thực sự. Đó là thời điểm lịch sử vĩ đại ở đó những đồng minh trước đây trở thành kẻ thù trong tương lai. Nếu mọi việc diễn ra hoàn toàn khác và các nước đồng minh không bỗng nhiên chuyển thành các nước thù địch nhau, như trong cuộc chiến tranh Balkan lần thứ 2, thì điều này chỉ có thể là do nước Đức không có Enver Pasha, mà là Đế chế của Thủ tướng Cuno.
Không chỉ xét về chính sách ngoại giao mà cả chính sách trong nước, việc Pháp tấn công vào Ruhr đã nắm hết được những khả năng tương lai lớn của Đức. Một bộ phận lớn những người dân Đức bị ảnh hưởng không thật của báo chí vẫn coi Pháp là nước vô địch về sự tiến bộ và chủ nghĩa tự do bị bất ngờ điều trị căn bệnh ảo giác này.
Năm 1914 đã xua tan giấc mơ về sự đoàn kết giữa những người lãnh đạo công nhân Đức trên toàn thế giới và lãnh đạo họ trở về với thế giới đấu tranh liên tục, trong đó người này sống dựa vào người khác và cái chết của kẻ yếu là sự sống của kẻ mạnh, mùa xuân năm 1923 diễn ra tương tự như vậy.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét