Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (87)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 2: Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia
CHƯƠNG 13.2: THÓI QUEN LỪA PHỈNH MÀ BỌN DO THÁI ĐÃ RẤT THUẦN THỤC?
Bất cứ ai nỗ lực nhìn lại và theo dõi sự lãnh đạo trong chính sách ngoại giao của Đức kể từ sau cuộc cách mạng, nhận thấy những thất bại khó hiểu và liên tiếp của chính phủ chúng ta, sẽ không thể làm gì khác ngoài việc vò đầu bứt tai hoặc đơn giản là tuyệt vọng hoặc, với sự căm phẫn cao độ, khởi xướng chiến tranh chống lại một chế độ như thế. Những hành động này sẽ khó có điểm chung nếu không thấu hiểu rằng: việc mà mọi người đều cho là không thể tưởng đã được thực thi bởi những người hùng thông thái của các đảng phái Tháng mười một: chúng đã cầu xin ân huệ từ Pháp. Thực vậy, trong nhiều năm, bằng sự ngu xuẩn đáng thương, những tên mơ mộng viễn vông đã nhiều lần cố gắng kết bạn với Pháp; nhiều lần phủ phục và nịnh nọt trước “cường quốc” này, trong mọi trò bịt bợm xảo quyệt của bọn đồ tể Pháp, chúng luôn thừa nhận sự thay đổi thái độ hữu hình. Dĩ nhiên những nhà chính trị thực sự không bao giờ chấp nhận niềm tin điên rồ này. Đổi với họ, xu nịnh Pháp chỉ cản trở mọi nỏ lực của Đức trong việc hình thành một chính sách liên minh thiết thực. Họ không bị đánh lừa bởi ý định của Pháp hay của những tên đứng trong hậu trường. Điều thúc đẩy họ hành động như thể họ hoàn toàn tin vào khả năng thay đổi số mệnh của Đức chính là sự nhận thức chính chắn rằng nếu việc này không xảy ra, nhân dân của chúng ta đã dành được chính quyền.

Những đứa trẻ ném đá vào người Do Thái.
Dĩ nhiên, chúng ta khó có thể tuyên bố Anh là một đồng minh khả thi trong tương lai với vị thế của phong trào chúng ta. Hết lần này đến lần khác, bọn báo chí Do Thái luôn biết cách tập trung sự căm thù đặc biệt lên Anh, nhiều người Đức cả tin đã rơi vào bẫy của bọn Do Thái, khao khát tăng cường sức mạnh hải quân của Đức, chống lại sự chiếm đoạt thuộc địa của chúng ta, đề nghị tái chiếm thuộc địa, từ đó đã tạo giúp cho bọn Do Thái vô lại có nguyên liệu truyền lại cho bọn Do Thái anh em ở Anh để dùng cho công tác tuyền truyền. Vì những nhà tư sản cả tin của chúng ta chỉ tiếp thu từng chút một ý tưởng rằng ngày nay chúng ta không đấu tranh vì “sức mạnh hải quân” hay những thứ tương tự. Thậm chí trước chiến tranh, việc hướng sức mạnh quốc gia Đức vào mục tiêu này, mà không cần bảo vệ vị thế của chúng ta ở châu Âu, đã là một việc ngu ngốc. Ngày nay, kiểu hy vọng như thế sẽ được xếp vào dạng ngu xuẩn mà trong lĩnh vực chính trị, chúng ta gọi đó là tội ác.
Ai cũng phải nổi điên phải nhìn thấy bọn giật dây Do Thái thành công trong việc tập trung sự chú ý của quần chúng nhân dân vào những việc chỉ có tầm quan trọng thứ yếu, chúng kích động nhân dân biểu tình và chống đối; trong khi bọn Pháp đang xâu xé đất nước ta ra thành từng mảnh từng mảnh, và cơ sở cho nền độc lập của chúng ta đang bị cướp đi một cách có hệ thống.
Ở đây, tôi phải nhắc lại một thói quen lừa phỉnh mà bọn Do Thái đã rất thuần thục trong những năm đó Tôi muốn nói đến: Nam Tyrol.
Mục lục
 [ẩn]
Đúng, Nam Tyrol. Lý do tôi thảo luận vấn đề này ở đây là vì tôi muốn chống lại bọn tiện dân nhục nhã dựa vào sự ngây thơ và thiển cận của đại đa số quần chúng nhân dân để kích động sự căm phẫn khắp quốc gia vốn chỉ là khái niệm xa lạ đối với những tay nghị sỹ lừa đảo giống như một tên cướp lạ với suy nghĩ tôn trọng tài sản cá nhân.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng, cá nhân tôi và nhiều người khác, khi vận mệnh của Nam Tyrol được định đoạt, từ tháng tư năm 1914 đến tháng mười một năm 1918, đang ở đó để bảo vệ vùng đất này, nghĩa là tham gia vào quân đội. Trong những năm đó tôi tham gia chiến đấu không chỉ để giữ lại Nam Tyrol mà còn vì Nam Tyrol cũng phải được bảo vệ như bất cứ một tỉnh nào của Tổ quốc.
Lúc đó, những tay nghị sỹ lừa đảo, những đảng phái chính trị giả dối đã không hề tham gia vào cuộc chiến. Ngược lại, trong khi chúng tôi đang chiến đấu với niềm tin rằng thảng lợi rực rỡ chiến tranh sẽ giúp Đức giữ lại Nam Tyrol, những kẻ phản bội to mồm đã công khai chống đối chiến thắng cho đến khi trận chiến cuối ở Siegíried đã không chống đỡ nổi sự công kích phản bội cay độc. Vì sự bảo vệ quyền sở hữu Nam Tyrol của Đức không thể tự nhiên được bảo đảm bằng những bài diễn văn kích động của bọn nghị sỹ lừa đảo ở Vienna Rathaus Platz (Toàn thị chính thànhVienna) hay trước cửa Feldherrnhalle (Hội trường tướng quân) ở Munich, mà phải bằng binh đội ngoài mặt trận. Những ai chống lại mặt trận là kẻ phản bội Nam Tyrol, cũng như là kẻ phản bội những lãnh thổ khác của Đức.
Bất cứ ai tin rằng hôm nay vấn đề Nam Tyrol có thể được giải quyết bằng sự phản đối, hô hào, biểu tình, thì chỉ là một tên vô lại hoặc một gã tư sản Đức thiển cận.
Chúng ta phải nhận thức rõ ràng rằng những vũng lãnh thổ đã mất không thể được giành lại thông qua nghi lễ cầu xin Thượng đế hay niềm hy vọng ngoan đạo vào Cộng động các quốc gia, mà chỉ có thể bằng lực lượng quân sự.
Và câu hỏi là: Ai sẽ sẵn sàng nỗ lực giành lại những vùng lãnh thổ đã mất bầng phản kháng quân sự.
Đối với tôi, tôi có thể cam đoan với một lương tâm trong sạch rằng tôi có thể tập trung những tay can đảm để tham gia vào trận chiến giành lại Nam Tyrol, tại đầu não của nghị viện, bao gồm những nghị sỹ to mồm, những nhà lãnh đạo các đảng phái khác và một và nhiều hội viên hội đồng khác. Chỉ có Chúa mới biết tôi vui sướng thế nào nếu một vài mảnh đạn làm nổ tung cuộc biểu tình chống đối “sôi nổi” này. Tôi nghĩ nếu đem bỏ một con cáo vào chuồng gà thì tiếng cục tác ngay lập tức sẽ im bặt và bọn gà diêm dúa này sẽ nhanh chóng tháo chạy.
Nhưng điều tồi tệ nhất chính là những quý ông này không tin rằng họ có thể đạt được bất cứ điều gì bằng cách này. Hơn ai hết, mỗi người bọn chúng đều biết, sự bất khả thi và vô hiệu quả của tất cả những thứ nhặng xị mà chúng bày ra. Nhưng chúng vẫn tiếp tục, bởi vì huyên thuyên về vấn để giành lại Nam Tyrol con dễ hơn nhiều việc đấu tranh để bảo vệ nó. Mọi người có vai trò riêng; ngày đó chúng ta hy sinh máu xương, hôm nay, bọn chúng mài nhọn mỏ.
Tuy nhiên, đặc biệt thú vị khi xem những bọn theo chủ nghĩa chính thống tập trung ở thành viên tự khen ngợi những hoạt động nhằm giành lại Nam Tyrol của chúng. Bảy năm trước, chắc chắn, triều đại uy nghi và quý phái của chúng, bằng sự khai man và phản bội, đã giúp cho liên minh thế giới đánh chiếm thắng lợi Nam Tyrol. Lúc đó, đám người này ủng hộ chính sách phản bội được Triều đại của chúng thông qua, và không hề quan tâm đến Nam Tyrol hay bất kỳ tinh thành nào khác. Ngày nay, dĩ nhiên, việc đấu tranh cho những lãnh thổ này trở nên dễ dàng hơn vì chúng chỉ đấu tranh bằng “vũ khí tinh thần”; la hét khan giọng trong một “cuộc họp chống đối” – từ sự căm phẫn thanh cao và thành tâm – và làm việc cật lực để viết những bài báo luôn dễ hơn đánh sập một cây cầu trong thời kỳ chiếm đóng.

Đường phố tại Vienna Rathaus Platz 1930.
Lý do tại sao đám người này lại xem vấn đề Nam Tyrol là trọng tâm trong mối quan hệ Đức-Ý rất rõ ràng. Bọn Do Thái và bọn theo chủ nghĩa chính thống Habsburg luôn quan tâm đến việc ngăn chặn một chính sách liên minh có thể dẫn đến sự phục hồi Tổ quốc Đức tự do. Tất cả những thứ nhặng xị mà chúng bày ra không phải vì tình yêu với Nam Tyrol, vốn chỉ có hại chứ không có lợi, nhưng vì nỗi lo sợ một sự thỏa thuận được thiết lập giữa Đức và Ý.
Điều đó hoàn toàn phù hợp với xu hướng phỉ báng và đạo đức giả của đám người này khi chúng nỗ lực một cách điềm tĩnh và trơ tráo làm ra vẻ rằng “chúng ta” đã “phản bội” Nam Tyrol.
Chỉ có một câu trả lời dành cho các quý ngài này: Đó là: trước tiên Nam Tyrol đã bị “phản bội” bởi những người tráng kiện đã không tham gia chiến đấu tại mặt trận trong khoảng thời gian từ 1914-1918 để thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc.
Thứ hai, Nam Tyrol bị phản bội bởi những kẻ trong giai đoạn đó đã không giúp gì cho việc tăng cường sức mạnh đối kháng quốc gia để cùng cố sự kiên trì của quần chúng nhân dân nhằm theo đuổi Chiến tranh đến cùng.
Thứ ba, Nam Tyrol bị phản bội bởi bất cứ kẻ nào tham gia vào Cách mạng tháng Mười một, trực tiếp hành động hay gián tiếp dung thứ cho nó một cách hèn nhát, đã làm tan vỡ vũ khí duy nhất có thể cứu được Nam Tyrol.
Vâng, thưa những nhà chống đối dẻo mồm, đó chính là những gì đã xảy ra!
Hôm nay, sự nhận thức chín chắn chỉ cho tôi sự thật rằng những vùng lãnh thổ bị mất không thể giành lại bằng bọn nghị sỹ to mồm, thủ đoạn hay những cái lưỡi lươn lẹo của chúng, mà phải bằng gươm đao sắc bén; nói cách khác: một cuộc chiến đẫm máu.
Nhưng tôi không ngần ngại tuyên bố rằng, bây giờ xúc xắc đã được gieo, chúng ta không thể giành lại Nam Tyrol thông qua chiến tranh, tôi thậm chí còn phản đối hoạt động này, vì tôi tin chắc rằng ngọn lửa nhiệt tình quốc gia của nhân dân Đức không đủ mạnh để mang đến chiến thắng. Ngược lại, tôi tin rằng, nếu ngày nào đó phải đổ máu thì sẽ là tội ác khi đổ máu chỉ vì hai trăm ngàn dân trong khi kế bên hơn bảy triệu người tiều tụy dưới ách thống trị của ngoại bang, và huyết mạch sống còn của nhân dân Đức chày dưới đất của bọn châu Phi Negro man rợ.
Nếu dân tộc Đức muốn chấm dứt những mối đe dọa xóa sổ Đức khỏi châu Âu, Đức không được vướng vào những sai lầm trước chiến tranh, biến cả thế giới thành kẻ thù, Đức phải nhận thức được kẻ thù nguy hiểm nhất và dùng tất cả sức mạnh để chống lại chúng. Và nếu để đạt được chiến thắng chúng ta phải hy sinh nhiều người, thì thế hệ mai sau cũng sẽ không lên án chúng ta. Họ càng nhận thức được sự vẻ vang của thành công, họ càng hiểu được sự suy tính cẩn trọng và nỗi đau của chúng ta khi ra quyết định cay đắng đó.
Một lần nữa, tôi muốn nhấn mạnh chúng ta phải theo đuổi nguyên tác cơ bản: để lấy lại những vùng lãnh thổ đã bị mất của Quốc xã, điều kiện tiên quyết là phải giành lại sự độc lập chính trị và quyền lực của Tổ quốc.
Để biến điều này thành hiện thực, nhiệm vụ hàng đầu của lãnh đạo Đức trong vấn đề ngoại giao là thiết lập một chính sách liên minh khôn khéo.
Đặc biệt, những người công nhân quốc xã xã hội chủ nghĩa chúng ta càng phải chống lại sự lôi kéo của những kẻ tư sản yêu nước bị bọn Do Thái giật dây. Sẽ làm một thảm họa nếu chúng ta lại bận rộn hô hào chống đối thay vì chuẩn bị cho cuộc chiến sắp tới.
Chính quan niệm quái dị của khối liên minh Nibelungen (Mặc dù Niebelungenlied, một sử thi của dân tộc Đức, là một truyện cổ về sự phản bội và hư cấu từ đâu đến cuối, nhưng trong nhận thức phổ biến của người Đức, những người Nibelungs luôn biểu trưng cho bản chất trung thành đáng tin cậy. Bằng liên minh Nibelungen, Hitler muốn ám chỉ một liên minh được thiết lập từ sự cả tin, ngây thơ của người Đức) với tử thi của Habsburg đã dẫn đến sự thất bại của Đức. Sự ủy mị quái dị trong việc xem xét các khả năng của chính sách ngoại giao hôm nay sẽ là công cụ tốt nhất để mãi mãi ngăn chặn sự hồi sinh của chúng ta.
Ở đây tôi phải thảo luận ngắn gọn những sự phản đối có thể nảy sinh từ ba câu hỏi tôi đã đặt ra:
Thứ nhất, liệu có thế hình thành một liên mình với “nước Đức ngày hôm nay” khi mà những yếu kém của nó đã phơi bày quá rõ ràng.
Thứ hai, liệu những quốc gia thù địch trước đây có thay đổi thái độ đối với Đức?
Thứ ba, liệu tầm ảnh hưởng hiện tại của bọn Do Thái có mạnh hơn bất kỳ một sự nhận thức hoặc mục đích tốt nào, dẫn đến việc phá hỏng mọi kế hoạch?
Tôi nghĩ mình đã trả lời thỏa đáng một phần của câu hỏi đầu tiên. Dĩ nhiên, không ai muốn thiết lập liên minh với “nước Đức ngày hôm nay”. Không một thế lực nào trên thế giới sẽ liên kết với một quốc gia mà chính phủ luôn phá hủy mọi quyết tâm. Chúng ta phải kiên quyết đấu tranh chống lại những nỏ lực mà rất nhiều đồng bào của chúng ta đã bỏ ra, vì tâm trạng đau khổ vào thời điểm đó, thậm chí xem đó như một cái cớ, để tha thứ cho chính phủ.
Sự thiếu nghị lực của nhân dân chúng ta trong suốt sáu năm vừa qua thật sự là một nỗi buồn sâu sắc, sự thờ ơ của họ đối với vấn đề quan trọng nhất của đất nước rất đáng khinh, sự nhút nhát của họ thình thoảng đáng bị nguyền rủa. Nhưng không ai được quên rằng chúng ta đã từng giao thiệp với những con người, vài năm trước đây, mang đến cho thế giới một biểu tượng đáng ngưỡng mộ nhất về đặc tính chủng tộc cao quý. Từ tháng tư năm 1914 đến khi kết thúc cuộc đối đầu vĩ đại giữa các quốc gia, không dân tộc nào trên thế giới biểu hiện lòng can đảm, sự kiên trì, và nhẫn nại chịu đựng nhiều hơn dân tộc Đức của chúng ta, những người mà hôm nay lại trở nên thảm hại, nhụt chí. Không ai dám khẳng định sự thiếu nghị lực của nhân dân ta hiện tại là đặc trưng của dân tộc chúng ta. Những gì mà hôm nay chúng ta phải chịu đựng xung quanh và ngay trong chúng ta, chỉ là những ảnh hưởng đau lòng, đáng căm phẫn gây ra do hành động phản quốc vào ngày 9 tháng mười một, 1918. Hơn bao giờ hết, những vần thơ đã đúng: tội ác sinh ra tội ác. Nhưng thậm chí hiện tại, những bản chất tốt đẹp của dân tộc chúng ta vẫn chưa mất đi hoàn toàn, chúng chỉ ngủ quên trong sâu thẳm, đôi khi chúng ta lại trông thấy chúng chiếu sáng trên nền trời u ám như trong tương lai Đức sẽ được ghi nhớ như một biểu tượng hàng đầu của sự hồi sinh.
Chúng ta đã quen thấy hàng ngàn, hàng ngàn thanh niên Đức tự nguyên và vui sướng hy sinh cuộc sống tươi đẹp của mình vì Tổ quốc như trong năm 1914. Một lần nữa, hàng triệu người siêng năng, cần cù lao động như thể sự tàn phá của cuộc cách mạng chưa từng xảy ra. Người thợ rèn lại đứng bên lò, người nông dân lại cày ruộng, người học giả lại nghiên cứu, tất cả đều tiếp tục cống hiến hết mình cho nhiệm vụ.
Sự đàn áp của kẻ thù không còn được dung thứ như trước đây, mà đã chuyển thành sự cay đắng và giận dữ. Không còn nghi ngờ nữa, một sự thay đổi lớn trong quan điểm đã xuất hiện.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét