Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (67)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 2: Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia
CHƯƠNG 9.1: HỘI “CHUYÊN CHÍNH NHÂN DÂN” RA ĐỜI THẾ NÀO?
Cứ thế sự kết thúc chiến tranh đem lại bức tranh toàn cảnh sau: Tầng lớp đại chúng của dân tộc đã mang tiền đến đóng thuế cho người vì nghĩa vụ hy sinh đổ máu; Tầng lớp cao cấp nhất thì gương mẫu hy sinh gần hết người; còn lại là lũ người xấu xa, một mặt dựa trên những luật lệ vô lý nhất, mặt khác dựa vào việc không sử dụng những loại hàng phục vụ chiến tranh đáng tiếc là còn sống sót gần hết.
Loại người cặn bã thủ cựu này của dân tộc sau đó lại tiến hành cách mạng và nó chỉ làm được cách mạng vì giới cao cấp ưu tú đã không thể đối địch được với chúng, vì họ không còn sức sống nữa.

Cách mạng Đức 1918–1919. Ảnh minh họa.
Như vậy cuộc cách mạng Đức ngay từ đầu chỉ là sự nghiệp đại chúng. Không phải dân tộc Đức đã gây ra cái tội này mà là tầng lớp hạ lưu với toàn bọn đào ngũ, cho vay nặng lãi v.v…
Người đàn ông ở mặt trận chào đón cái kết thúc chiến đấu đổ máu, cảm thấy hạnh phúc khi được đặt chân lại trên mảnh đất quê hương, lại được nhìn thấy vợ con. Chỉ với cuộc cách mạng là anh chẳng liên quan gì bên trong, anh không thích nó và càng không thích người vận động tổ chức nó. Trong bốn năm rưỡi chiến đấu gian khổ anh đã quên cả loại người tàn bạo của đảng và những chê bai xích mích của họ cũng xa lạ đối với anh.
Mục lục
 [ẩn]
Chỉ đối với một bộ phận nhỏ của dân tộc Đức là cuộc cách mạng trở thành thực sự phổ biến: chính là tầng lớp người hỗ trợ cho giai cấp đó, họ đã chọn mang cái ba lô của mình là dấu hiệu công nhận công dân danh dự của cái nhà nước mới đó. Họ không yêu cách mạng vì bản thân họ như một số người ngày nay vẫn còn tin nhầm như vậy, mà vì hậu quả của nó.
Chỉ có tính phổ biến ở bọn kẻ cướp theo chủ nghĩa Mác là để làm chỗ dựa cho uy tín của chúng. Và nước cộng hòa trẻ cần cái uy tín đó bằng bất cứ giá nào, nếu nó không muốn sau thời gian lộn xộn ngân bỗng nhiên bị chế độ có quyền lực tập hợp lại từ những người ưu tú còn sống sót nuốt mất.
Lúc đó họ không còn sợ gì nữa, những người trụ cột của cuộc đảo chính, khi trong vòng lộn xộn của riêng họ tự bị mất đất dưới chân rồi tự nhiên bị nhấc sang chỗ khác, như thường xảy ra trong quá trình thời gian phát triển lên từ cuộc sống của các dân tộc.
Nước cộng hòa bắt buộc phải đứng vững bằng bất cứ giá nào.
Như vậy trong thời gian ngắn nó bắt buộc phải tạo ra một tổ chức có sức mạnh quyền lực bên cạnh những cái cột lung lay do tính đại chúng để có tạo lập nên uy tín vững chắc hơn.
Khi những người chiến thắng của cuộc cách mạng cảm thấy trong những ngày tháng 12, tháng một, tháng hai năm 1918/1919 đất dưới chân mình chao đảo, họ đã tìm những người sẽ sẵn sàng tăng cường sức mạnh cho những vị trí yếu ớt mà dân tộc yêu quý đã cho họ bằng sức mạnh của vũ khí. Nước cộng hòa chống quân sự hóa cần có những người lính. Nhưng vì chỗ dựa duy nhất và đầu tiên của uy tín nhà nước họ – là tính đại chúng – chỉ bắt rễ từ trong một cái xã hội toàn loại người ma cô dắt gái, kẻ cắp, bẻ khóa, đào ngũ hay lười biếng trốn việc v.v… tức là trong cái bộ phận cực xấu mà tôi đã mô tả ở trên, nên mọi sự cố gắng tìm những người sẵn sàng hy sinh cuộc sống riêng của mình để phục vụ tư tưởng mới trong giới này đều vô ích cả. Tầng lớp trụ cột của tư tưởng cách mạng và thực hiện cuộc cách mạng chẳng có khả năng lẫn sẵn sàng sắp xếp quân lính để bảo vệ nó. Vì lớp người này không muốn có tổ chức một nhà nước cộng hòa mà phá tổ chức đang có đi để thoả mãn tốt hơn bản năng của họ. Khẩu hiệu của họ không phải là: trật tự và xây dựng nước cộng hòa Đức mà là nhiều hơn: cướp sạch nó.
Như vậy tiếng hét kêu cứu mà những người được nhân dân uỷ quyền lúc đó thốt ra đầy sợ hãi đều vang lên mà không ai nghe thấy phải, ngược lại còn gây ra sự chống cự và nỗi đắng cay. Vì người ta cảm thấy trong sự bắt đầu phá vỡ lòng thủy chung và niềm tin, ngửi thấy mùi cuộc chiến bắt đầu trong sự tạo lập của uy tín không chỉ dựa vào tính đại chúng mà còn dựa vào quyền lực, nó chống lại cuộc cách mạng của lớp người này: chống lại quyền ăn cắp và thống trị không kỳ cương của đám đông những kẻ cắp, bọn cướp, nói tóm lại của bọn bất lương.
Những người đại diện của nhân dân muốn kêu gọi tùy thích, chẳng có ai ra khỏi hàng của họ cả, và chỉ có tiếng đáp lại “kẻ phản bội” nói cho họ biết quan điểm của những trụ cột theo tính đại chúng.
Lúc đó lần đầu tiên có vô số thanh niên Đức sẵn sàng phục vụ làm công tác “giữ yên tĩnh và trật tự”, như họ nghĩ thế, lại mặc quần áo lính, khoác súng lên vai, mũ sắt đội đầu để chống lại bọn phá hoại quê hương. Là những người lính tự nguyện họ tập hợp lại thành quân đoàn tự do và bắt đầu bảo vệ và củng cố vững chắc lực lượng cách mạng, trong khi họ vẫn căm ghét nó.

Tổ súng máy Pháp của Tướng Henri Joseph Eugène Gouraud đánh lui cuộc tấn công của quân Đức ở đống đổ nát của một Nhà thờ trong trận chiến sông Marne lần thứ hai vào năm 1918.
Họ rất tin tưởng khi làm công việc này.
Nhà tổ chức thực sự của cách mạng và người giật dây thực sự là ông Do Thái quốc tế lúc đó đã đánh giá đúng tình hình. Dân tộc Đức chưa đủ độ chín vững vàng để có thể cùng bị kéo xuống đầm lầy máu bôn sê vích, như ở nước Nga đã làm. Điều này phần lớn do về mặt tộc người có khoảng cách lớn giữa giới trí thức và công nhân Đức. Tiếp theo là hoạt động lớn của các giáo viên trong tầng lớp dân chúng đông nhất, như trường hợp tương tự chỉ có ở các nước Tây Âu khác, thiếu hoàn toàn ở nước Nga. Ở đó bản thân phần lớn giới trí thức không có nguồn gốc Nga hoặc ít nhất không có tính cách tộc người Xlavơ. Tầng lớp trên thuộc giới trí thức còn ít người lúc đó của nước Nga có thể bị triệt tiêu bất cứ lúc nào do sự thiếu hoàn toàn những người tầng lớp giữa gần kết họ với đại chúng. Trình độ tinh thần và đạo đức của lớp người thứ hai này ở đó thực sự là thấp kinh khủng.
Cũng như ở nước Nga người ta đã đạt được việc kích động lớp người vô học, không thể học đọc học viết thuộc tầng lớp đại chúng rộng rãi chống lại số ít người trí thức tầng lớp trên, thế là số phận của đất nước này đã được định đoạt, cách mạng đã thắng lợi; người Nga mù chữ đã bị làm thành những nô lệ không sức kháng cự của bọn thống trị Do Thái, hội này đủ thông minh để sự thống trị đó mang cái tên kêu là “Chuyên chính nhân dân”.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét