Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (39)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 6: TUYÊN TRUYỀN CHIẾN TRANH
Chăm chú theo dõi mọi diễn biến chính trị bao giờ tôi cũng để tâm đến hoạt động tuyên truyền vì thấy nó hết sức hấp dẫn. Thấy nó chính tà cái công cụ, với tài khôn khéo bậc thầy, đã nắm được rất chắc các tổ chức xã hội mác xít và lôi kéo được các tổ chức ấy hành động hoạt dụng. Tôi sớm nhận ra rằng sử dụng tuyên truyền cho chuẩn xác thực sự là một nghệ thuật, bấy lâu nay các đảng tư sản gần như không biết, vẫn chưa biết. Chi có mỗi phong trào xã hội Thiên chúa giáo, đặc biệt thời Lueger, là còn đưa được thứ công cụ này lên mức ít nhiều nhuần nhuyễn và sở dĩ đã thành công nhiều cũng chính là nhờ có nó.
Song vẫn phải mãi đến thời chiến mới thấy, làm tuyên truyền đúng đắn thì kết quả ghê gớm như thế nào. Tiếc rằng lại đã phải học đối phương tất tật, vì bên ta hoạt động ấy vẫn quá ư khiêm nhường. Người lính nào cũng thấy bên phía Đức hoàn toàn không có chuyện giải thích, tuyên truyền; thế là đã đủ khiến tôi càng đi sâu hơn vào vấn đề tuyên truyền.

Tuyên truyền chiến tranh (Ảnh minh họa).
Thời gian để ngẫm nghĩ lắm khi quá thừa, tiếc là lại phải học thực hành ở đối phương mà họ dạy tốt quá.
Những gì bên ta buông trôi thì họ lại biết kịp thời nắm bắt, khôn khéo đến vô cùng mà tính toán cũng thực sự điêu luyện. Ở cách họ làm tuyên truyền chiến tranh học mãi vẫn chẳng hết. Thế mà bên ta có những cái đầu, lẽ ra đã phải học từ lâu mà cứ để mặc thời gian phí hoài qua đi, phần vì cho là mình khỏi cần học ai và cũng có phần không thật tình muốn học.
Bên ta có tuyên truyền không?
Tiếc rằng tôi chỉ có thể trả lời là không. Tất cả những gì đã được làm theo chiều hướng này ngay từ buổi ban đầu đã không đủ, đã sai, cho nên chẳng lợi lộc gì mà đôi khi lại có hại.
Mục lục
 [ẩn]
Bất cập về hình thái, sai về bản chất, nếu để ý rà soát lại cách người Đức tuyên truyền chiến tranh thì kết quả là thế.
Ngay về vấn đề đầu tiên, tôi đã thấy không rõ: tuyên truyền là phương tiện hay là mục tiêu?
Nó là phương tiện, nên phải đánh giá nó dưới quan điểm của mục tiêu. Hình thái của nó là một thứ hồ trợ cho mục đích mà nó phục vụ, vậy tất phải phù hợp với mục đích. Cũng rõ là ý nghĩa của mục đích có thể là một ý nghĩa khác nhìn từ góc độ của nhu cầu chung, mà như thế thì tuyên truyền trong cái giá trị nội tại của nó phải khác đi. Trong chiến tranh vốn mục đích chiến đấu là cái cao quý nhất và dữ dội nhất khiến con người phải ngẫm nghĩ: nó là tự do, độc lập của toàn dân, là an ninh lương thực cho tương lai, là danh dự của dân tộc. Mặc ai nói ngược nói xuôi, nó là cái gì đó hiện đang có hay là còn phải tốt hơn thế nữa. Vì dân tộc mất danh dự tất trước sau gì cũng mất tự do, độc lập; cũng là ứng với lẽ phải ở một cấp độ còn cao hơn nữa: đời đời chịu rách rưới, ô danh thì xứng đáng hưởng tự do sao được. Chịu làm nô lệ ươn hèn tất là không có, mà cũng không thể có danh dự; danh dự bị tiêu ma nhanh lắm, chớp mất đã không còn có ai tôn trọng mình.
Dân tộc Đức chiến đấu để tồn tại, ủng hộ chiến đấu là mục tiêu của tuyên truyền, hỗ trợ mục đích là chiến thắng.
Song khi mà các dân tộc trên hành tinh này đã đứng lên chiến đấu vì cuộc sống của chính mình, tức thì nổi lên vấn đề số phận, tồn tại hay không tồn tại. Khi ấy không thể còn có những chuyện cân nhắc vì nhân đạo, vì mỹ học, bởi tất cả các quan niệm ấy đâu phải lơ lửng sẵn trong không gian mà chỉ do con người huyễn tưởng mới có và chỉ gắn với con người. Con người giã từ thế giới thì các khái niệm nó cũng đi vào hư không bởi chúng không phải là của tự nhiên. Mà giữa người với người thì cũng chi là nội trong đôi ba dân tộc hoặc nói cho đúng hơn, chủng tộc vì xuất xứ từ cùng một cảm xúc. Nhân đạo, mỹ học thậm chí rồi cũng mất theo, khi những tộc người vốn từng sinh ra nó và mang nó trong mình không còn tồn tại nữa.
Thế thì trong cuộc chiến của một dân tộc để còn tồn tại trên thế giới này tất cả các khái niệm ấy làm gì còn có ý nghĩa quyết định; sẽ hoàn toàn không còn quyết định được các hình thái của cuộc chiến nữa nếu như vì chúng mà sức mạnh tự bảo tồn của dân tộc bị tê liệt đi. Mà cũng chi thấy duy nhất cái kết quả ấy.
Về vấn đề nhân đạo, Moltke (1800-1891, nguyên soái Phổ, 1866 thắng Áo quốc, 1857/88 thắng Pháp, người tạo cơ sở cho việc chỉ huy những đoàn quân lớn hiện đại, lấy chiến lược tấn công làm chủ đạo, ND) đã nói rằng trong chiến tranh còn tuỳ ở độ lâu mau của chiến sự, nghĩa là tương ứng với phương thức chiến đấu nghiệt ngã nhất.
Nếu trong những chuyện ấy lại cứ tìm cách mà nhích lên với mớ bòng bong mỹ học thì thực sự chỉ có mỗi một câu trả lời: không có bất kỳ nghĩa vụ mỹ học nào ở các vấn đề hệ trọng như đấu tranh để sống còn. Ách nô lệ xưa nay vốn là và vẫn là cái xấu xa nhất trong đời người. Hay lũ người Schvvaben (vùng đất nông nghiệp ở Tây Nam Bavaria giữa các con sông Iller và Lech – là các nhánh sông Đanuýp; thủ đô là Augsburg với công nghiệp chế tạo máy và công nghiệp dệt, ND) ngây ngô đần độn kia lại cứ thấy số phận của dân tộc Đức hiện nay là “đẹp”. Với đám Do Thái, với tư cách kẻ phát minh ra thứ mùi vị văn hoá ấy thì thực sự chẳng cần bàn làm gì. Sự tồn tại của họ vốn phải chăng là sự phản kháng đến thành máu thịt chống lại mỹ học ở chính hình ảnh của Chúa.
Nếu các quan điểm nhân đạo và mỹ học không còn đất đứng chân trong chiến đấu, tất không thể dùng làm thước đo cho tuyên truyền được nữa.
Tuyên truyền là một phương tiện để nhắm đến mục tiêu trong chiến tranh, mà chiến tranh lại là cuộc đấu tranh vì sự sống còn của dân tộc Đức, thế thì chỉ có thể từ đó mà suy ra các nguyên tắc cơ bản phải có! Đến khi ấy, nếu đem được chiến thắng đến sớm hơn thì những thứ vũ khí man rợ nhất vẫn cứ là nhân đạo, và đẹp thì chỉ có những phương sách nào hỗ trợ giữ được phẩm giá của tự do cho dân tộc.
Đó là lập trường duy nhất có thể có lúc tuyên truyền chiến tranh trong cuộc chiến sống còn.
Một khi những điểm gọi là thước đo như thế đã rõ thì không còn có thể bấp bênh lúc dùng đến nó và hình thái của nó – vì nó cũng chỉ là một thứ vũ khí, thậm chí một thứ thực sự khủng khiếp trong tay người biết dùng.
Vấn đề thứ hai có ý nghĩa cũng quyết định là: Tuyên truyền cho ai? Cho giới trí thức có học hay là đám quần chúng ít học?
Bao giờ tuyên truyền cũng hướng vào quần chúng!
Với trí thức hoặc giả với những người, hỡi ôi, lâu nay vẫn tự nhận là trí thức, chẳng có vấn đề tuyên truyền mà phải là thuyết giảng khoa học. Song tuyên truyền lại quá ít khoa học trong nội dung, về cách thể hiện nó đại khái chỉ là thứ nghệ thuật áp phích. Nghệ thuật trên áp phích tuỳ khả năng của người thiết kế, lưu ý nội dung bằng hình thức và màu sắc. Áp phích triển lãm nghệ thuật chỉ lưu ý người xem đến nghệ thuật triển lãm, càng thành công thì áp phích càng có tính nghệ thuật cao. Áp phích còn phải gợi ra cho người xem tự hình dung lấy ý nghĩa của triển lãm, tuyệt nhiên không thể thay thế được nghệ thuật triển lãm. Ai quan tâm đến nghệ thuật thì phải xem áp phích cho kỹ hơn, những người này tuyệt nhiên không chỉ xem lướt qua triển lãm được. Xem thật kỹ, đắm mình vào từng tác phẩm thế rồi dần dần tự đánh giá lấy.
Tình trạng cũng tương tự ở những vấn đề mà ngày nay ta vẫn gọi là tuyên truyền.
Nhiệm vụ của tuyên truyền không phải là để đào tạo từng người về mặt khoa học, mà chỉ ra cho quần chúng thấy những thực tế, quá trình, tất yếu v.v… nào đó, mà chỉ qua đó rồi ý nghĩa sẽ phải lọt dần vào tầm ngắm của số đông.
Nghệ thuật chỉ nằm ở chỗ ưu tiên làm cách nào để rồi sẽ thành một tín điều chung là thực tế ấy có thật, quá trình ấy là tất yếu, tất yếu ấy là đương nhiên v.v… Vì tự thân nó lại không phải và cũng không có thể là tất yếu, vì nhiệm vụ của nó hệt như của áp phích là phải lôi kéo được sự chú ý của đám đông, chứ không phải là thuyết giảng khoa học cho người còn ít hiểu biết hoặc đang ham học hỏi để hiểu biết, nên tác động của nó nhiều phần phải nhằm vào cảm xúc là chính và chỉ hướng vào cái gọi là hiểu biết rất hãn hữu.
Tuyên truyền gì thì cũng phải dân dã, phải điều chỉnh mức độ trí tuệ sao cho vừa khớp với khả năng tiếp thu của kẻ đầu óc hạn hẹp nhất trong số người mà tuyên truyền hướng tới. Như vậy quần chúng định nhằm vào càng đông thì phải đặt mức trí tuệ thuần tuý càng thấp. Nhưng khi tuyên truyền muốn đứng vững được trong một cuộc chiến mà vấn đề là phải tác động vào cả một dân tộc thì cho dù có thận trọng, cố gắng tránh, không quá ư trí tuệ đến mấy đi nữa thì vẫn cứ là chưa đủ.
Phần khoa học tải thừa càng khiêm tốn, càng để tâm đến và chỉ để tâm đến cảm xúc của quần chúng thì thành công càng thêm thấu suốt. Mà đó lại chính là minh chứng cho tính đúng đắn hay là không đúng đắn, chứ không phải cho sự thể là đã thoả mãn được đôi ba học giả hoặc dăm bảy chàng trai vẫn ham hố mỹ học.
Nghệ thuật của tuyên truyền chính là ở chỗ nắm được thế giới quan theo xúc cảm của đám đông, biết tìm ra con đường có hình thái tâm lý đúng để giành lấy sự quan tâm rồi giành lấy trái tim của quần chúng. Thế mà có những vị chín lần thông thái của chúng ta lại chẳng hiểu, chỉ chứng tỏ hoặc họ lười suy nghĩ, hoặc họ tự huyễn quá nông cạn.
Hiểu được tất yếu phải hướng nghệ thuật thu hút của tuyên truyền rồi, thì từ cái hiểu biết ấy mà có bài học sau:
Là sai nếu định gán cho tuyên truyền cái đa dạng, ví dụ của giảng dạy khoa học.
Khả năng tiếp thu của đám đông hạn chế lắm, hiểu đã ít mà lại quên nhiều. Suy từ thực tế đó ra, muốn hiệu quả thì phải giới hạn bớt đi, thu về chỉ rất ít điểm, diễn đạt xúc tích mà dễ hiểu, sao cho người cuối cùng cũng có thể qua đó hình dung ra điều định nói. Nếu lại hy sinh cái nguyên tắc cơ bản ấy vì muốn cho phong phú, thì tác động sẽ rã ra từng mảng rời rạc, bởi lẽ với lượng ấy nội dung sẽ hoặc là khó tiêu hoặc là khó nhớ. Như vậy kết quả đạt được giảm dần đi và cuối cùng sẽ triệt tiêu.
Nội dung phải thể hiện càng nhiều thì xét tâm lý càng phải chọn chiến thuật cho đúng.
Chẳng hạn, bêu riếu đối thủ như trong các chuyện cười trước hết của người Áo quốc, người Đức dứt khoát là sai. Bởi lẽ đến lúc người ta gặp được đối thủ tức thì có ngay một ấn tượng khác, rồi hệ luỵ thật khôn lường. Trước áp lực chống trả trực tiếp của đối thủ, đến lượt nhà nước tự thấy, thì ra lâu nay chính mình bị lỡm bởi những kẻ nói năng dại dột kia và như vậy thay vì củng cố được ý chí hoặc chi sức bền bỉ chiến đấu thôi, thì tác dụng lại ngược lại. Người ta đã mất lòng tin.
Đổi lại, phía người Anh, người Mỹ lại đã có một phương sách tuyên truyền chiến tranh rất đúng đán về mặt tâm lý. Họ để cho dân tộc họ hình dung ra người Đức như thể những kẻ man rợ, chuộng điên cuồng phá phách; họ chuẩn bị trước cho binh sĩ quen dần với những điều khủng khiếp của chiến tranh để sau này khỏi thất vọng. Đến khi người lính phải đối mặt với thứ vũ khí khủng khiếp nhất, anh ta sẽ chỉ thấy là điều chính phủ đã nói bây giờ được xác nhận, anh ta càng tin ở những gì chính phủ nói là đúng và càng căm thù kẻ địch. Tác động tàn bạo của vũ khí đến từ phía địch, anh ta thấy chính là minh chứng cho thói man rợ “điên cuồng phá phách” của kẻ thù tàn độc như đã từng nghe nói và không khỏi thoáng có lúc tiếc, đáng ra thì vũ khí của mình có thể, thậm chí phải tác động còn khủng khiếp hơn thế.
Người lính Anh không cảm thấy bị phía nhà mình lừa dối. Người lính Đức, tiếc thay, ngược lại, cuối cùng anh ta thấy chối, thì ra tất cả những gì được nghe từ phía bên mình lại toàn là trò lên gân, bịp bợm. Và hệ luỵ là cứ ngỡ tuyên truyền kiểu ấy thì rồi sẽ lừa được cả con lừa ít đần độn nhất (hay là con người ít bất thường nhất), mà không hề biết rằng chỉ đến nhà tâm lý học tài ba nhất vào cái việc ấy cũng vẫn còn gặp khó khăn nữa là.
Tức thị, vì hoàn toàn thiếu hiểu biết đúng đắn tâm lý học mà kiểu tuyên truyền chiến tranh của người Đức đã thành một ví dụ có một không hai về “giải thích” vận động để dẫn đến các tác động thực sự nghịch chiều.
Ai chịu mở to mắt nhìn, và cảm xúc cũng chưa bị vôi hoá đến đỗi chẳng còn nghiền ngẫm được, thì hẳn là suốt bốn năm rưỡi trời nghe đối phương ào ạt tuyên truyền đã thấy có rất nhiều điều để học.
Tồi tệ nhất chính là cách hiểu tiên đề tiên quyết của hoạt động tuyên truyền, cụ thể là lập trường nguyên tắc chủ quan, một chiều trước từng vấn đề mà nó phải xử lý. Sai trên lĩnh vực này ngay từ đầu cuộc chiến tranh, sai suốt từ trên xuống dưới, nên người ta có quyền nghi ngờ, liệu có đúng chỉ vì dốt nát mà lắm điều vô lý đến thế chăng.
Nói gì đây về một tấm áp phích chẳng hạn, đáng lẽ phải đề cao một nhãn xà phòng, thì lại cũng bảo các nhãn khác “tốt”?
Chỉ còn có thể lắc đầu ngao ngán.
Quảng cáo chính trị cũng hệt vậy thôi.
Nhiệm vụ của tuyên truyền chẳng hạn không phải là so đo cân nhắc những thứ quyền khác nhau, mà là nhấn mạnh chỉ một thứ quyền mà nó phải đại diện. Không có nhiệm vụ khách quan khảo sát ngay cả chân lý, khi thấy lại thuận cho những người khác, để rồi giáo điều thành thật đưa ra trước quần chúng, mà phải không ngừng nghỉ phục vụ cho chính cái của mình.
Tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của chiến tranh, chính là sai tận gốc nếu lại đi từ quan điểm cho rằng không thể chỉ buộc tội một mình nước Đức đã gây thảm hoạ, mà đúng hơn, phải đổ tất cả trách nhiệm cho đối thủ, cho dù không đúng thế, mà thực tình thì diễn biến chính là như thế.
Hệ luỵ của sự nửa vời này ra sao?
Quảng đại quần chúng nhân dân đâu phải chỉ rặt các nhà ngoại giao, các học giả về luật pháp nhà nước, những bậc trí giả biết đường phân xử cả mà lại chính là những đứa trẻ thiên về dao động hay hoài nghi, thiếu vững vàng. Nếu như do tuyên truyền của mình mà chỉ lấp lánh một chút thôi cái lý cũng được phía bên kia thừa nhận, thì đã có cơ sở để mà nghi ngờ cái lý của mình. Quần chúng không thể phân định được cái phi lý của phía bên kia đến đâu thì hết để cho cái lý của mình bắt đầu. Ở trường hợp này họ đâm ra bấp bênh chẳng tin, nhất là nếu như đối phương không làm cũng cái điều ngốc nghếch ấy, mà họ lại chất hết mọi tội lỗi lên đầu đối thủ. Còn gì dễ hiểu hơn, thế rồi cuối cùng dân mình lại tin ở tuyên truyền của địch hơn là của ta, bởi lẽ nó chặt chẽ hơn, nhất quán hơn. Lại là ở một dân tộc vốn xưa nay vẫn chuộng đến mức gần như nghiện khách quan như dân tộc Đức! Bởi ở nơi đó bây giờ ai ai cũng cố tìm cách chỉ để đừng có bất công với địch, cho dù dân tộc mình và nhà nước mình có bị cáo buộc cực nặng, có bị đe doạ bởi nguy cơ huỷ diệt.

Tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của chiến tranh, chính là sai tận gốc nếu lại đi từ quan điểm cho rằng không thể chỉ buộc tội một mình nước Đức đã gây thảm hoạ...
Quần chúng chẳng hề biết là những người cầm cân nẩy mực lẽ đương nhiên đâu có nghĩ thế.
Tuyệt đại đa số nhân dân vì đã được sắp đặt, điều chỉnh nên “đàn bà” đến nồi từ tư duy đến hành động ít theo đắn đo suy ngẫm mà theo cảm nhận, cảm tính nhiều hơn.
Mà cảm nhận không phức tạp, rất đơn giản, rất nhất quán, không nhiều biệt hoá, chỉ có tích cực hay tiêu cực, yêu hay ghét, có lý hay phi lý, sự thật hay dối trá. Không bao giờ có nửa thế này nửa thế kia, hoặc phần nào, v.v…
Tuyên truyền của người Anh đặc biệt quan tâm đến và cũng đã nắm được tất cả những điều đó một cách thực sự điêu luyện. Thực sự không có chuyện nửa vời gây nghi ngờ.
Dấu hiệu của sự tinh thông về tính nguyên thuỷ trong cảm nhận của quần chúng nằm ngay ở cái cách tuyên truyền kích động hợp với tình trạng ấy – không đắn đo mà cũng thật tài tình, nhằm tạo tiên đề để giữ vững tinh thần trên trận tuyến, ngay cả những khi bị thua đau. Và còn ở cách đóng đanh kẻ thù Đức như là kẻ duy nhất có tội gây chiến: một điều dối trá mà cách đưa đã đơn phương, vô điều kiện, trâng tráo, ngạo mạn lại đã tính đến cả thiên hướng cảm tính và luôn luôn quá khích của đám đông nên cũng đã chiếm được lòng tin.
Cái cách tuyên truyền này hiệu quả đến đâu thì sự kiện cho thấy hiển hiện nhất là sau bốn năm, nó không chỉ có thể tác động được để kẻ thù nghiêm ngặt giữ đến cùng, mà thậm chí còn bắt đầu gặm nhấm cả vào chính nhân dân chúng ta.
Việc tuyên truyền của chúng ta không đạt được thành công này chẳng làm ai thực của ngạc nhiên. Nó đã chứa mầm mống cho tính không hiệu quả ngay từ tính mang hai nghĩa trong nội tâm của mình. Cuối cùng thì ngay từ nội dung của mình, ít xác suất là nó sẽ gây được ấn tượng cần thiết ở quần chúng. Chỉ có các “vị lãnh đạo nhà nước” đâu bã đậu của chúng ta mới dám hy vọng rằng, với loại nước rửa bát nặng mùi của những người theo chủ nghĩa hoà bình, nó thành công trong việc mê hoặc người ta đi đến cửa tử.
Bởi vậy, cái sản phẩm tồi tệ này là vô dụng, thậm chí có hại. Nhưng tất cả cái thiên tài của bố cục tuyên truyền sẽ chẳng dẫn đến một thành công nào, nếu như không luôn đặc biệt lưu ý tới một nguyên tắc cơ bản. Đó là giới hạn về ít nhất và lặp lại điều đó mãi mãi. Ở đây tính kiên trì cũng như với biết bao thứ khác trên thế gian này là điều kiện đầu tiên và cũng quan trọng nhất dẫn đến thành công.
Chính trong lĩnh vực tuyên truyền này không bao giờ người ta được để cho lũ duy mỹ học hay kẻ khoe khoang dần dật: không ở lũ đầu, bởi vì nếu không thì nội dung về hình dáng và sức thể hiện trong thời gian ngắn nhất sẽ chỉ tập trung phát triển sức hút cho các hội trà đạo văn chương, chứ không thích hợp với quần chúng; còn ở lũ thứ hai người ta phải lo lắng giữ gìn, bởi lẽ do chúng thiếu cảm xúc cá nhân tươi mát nên luôn đi tìm những kích thích mới lạ. Với loại người này chỉ sau thời gian ngắn mọi thứ đều trở nên chán ngấy; họ mong thay đổi và không bao giờ hiểu cách đi vào những nhu cầu của thế giới xung quanh mà họ chưa thuộc kỹ hay thậm chí lĩnh hội chúng. Họ luôn là những nhà phê bình đầu tiên cho tuyên truyền hay đúng hơn là về nội dung của nó, mà với họ thì cái này tỏ ra quá cổ kính, quá nhàm chán, rồi thì lại quá lỗi thời. Họ luôn muốn cái mới, đi tìm sự phong phú đa dạng và qua đó trở thành những kẻ tử thù thực sự của bất cứ phép chinh phục chính trị quần chúng hiệu quả nào. Bởi lẽ một khi việc tổ chức và nội dung sự tuyên truyền bắt đâu hướng vào các nhu cầu của nó, thì chúng đánh mất ngay mọi sự đoàn kết nhất trí và thay vi thế, hoàn toàn tan rã.
Tuy nhiên tuyên truyền chẳng nhầm mục đích liên tục cung cấp cho các quý ông kiêu ngạo những thay đổi thú vị mà là thuyết phục, cụ thể là thuyết phục quần chúng. Nhưng với sự trì độn của mình thì quần chúng lại luôn cần một thời gian nhất định, ngay khi chỉ để sẵn sàng chú ý đến một việc gì, và chỉ sau hàng ngàn lần lặp lại các khái niệm đơn giản nhất, cuối cùng chúng mới dành bộ nhớ của mình cho nó.
Mỗi sự thay đổi không bao giờ được phép làm biến đổi nội dung của cái mà qua tuyền truyền muốn mang đến và phải luôn nói ra cùng điều đó khi đến kết. Vậy chắc phải rọi sáng từ thường dùng từ các phía khác nhau, duy chỉ mỗi khi lặp lại thì hồi kết của mỗi lần quan sát lại phải nằm ở chính từ thường dùng đó. Chỉ có vậy thì tuyên truyền mới có thể và sẽ tác động được bằng một cách đồng bộ và nhất trí.
Chỉ với cái đường nét lớn này, mà ta không bao giờ được phép rời xa, cho phép cái thành công cuối cùng chín muồi, khi luôn nhấn mạnh đều đặn và bền bỉ. Rồi người ta sẽ có thể kinh ngạc mà xác định rằng, một tính kiên trì như thế sẽ dẫn đến những kết quả vĩ đại đến mức nào, hầu như chẳng hiểu được vì sao.
Mỗi sự quảng cáo, dù đó thuộc lĩnh vực thương mại hay chính trị, chỉ mang lại thành công khi vận dụng nó lâu dài và với tính thống nhất hài hoà.
Ngay ở đây thì ví dụ về tuyên truyền chiến tranh của kẻ thù cũng là tấm gương: giới hạn về một số ít những giác độ, tính toán hoàn toàn cho quần chúng, được theo đuổi bằng tính kiên định chẳng hề biết mệt mỏi. Trong toàn bộ cuộc chiến tranh chỉ dùng những ý tưởng cơ bản và dạng thực thi một khi đã được nhận ra là đúng, mà không bao giờ tiến hành một sự thay đổi dù chỉ là nhỏ nhất. Lúc dầu nó có vẻ điên rồ trong những lời khẳng định hỗn hào của mình, sau đó là khó chịu nhưng cuối cùng lại được tin. Sau bốn năm rưỡi ở Đức nổ ra một cuộc cách mạng mà những từ thường dùng của nó xuất phát từ tuyên truyền chiến tranh của kẻ thù.
Nhưng ở Anh người ta còn lĩnh hội cái này: đó chính là với thứ vũ khí tinh thần này thì thành công có thể đạt được sẽ chi thấy vận dụng cho quần chúng, nhưng thành công lại sẽ hào phóng trả giá cho mọi phí tổn.
Ở đó tuyên truyền được coi là thứ vũ khí thượng hạng, trong khi ở ta nó chỉ là miếng cơm manh áo thừa cặn dành cho các chính khách thất nghiệp và là vị trí đóng quân xa chỗ hiểm nguy dành cho các vị anh hùng khiêm nhường.
Thành công của họ dĩ nhiên, khi lấy tổng, chỉ là con số không.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét