MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!
Tập 2: Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia
CHƯƠNG 11: CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC
Năm 1921 đã có nhiều tác động đặc biệt quan trọng đối với tôi và phong trào.
Sau khi gia nhập vào Đảng Lao Động Đức, ngay lập tức tôi nắm giữ vai trò quản lý bộ phận tuyên truyền. Tôi cho rằng đây chính là bộ phận quan trọng nhất vào lúc này. Hiện tại, việc nhồi nhét những vấn đề của tổ chức vào não của mọi người không quan trọng bằng việc truyền tải những ý tưởng của Đảng đến càng nhiều người càng tốt. Công tác tuyên truyền cần phải đi trước để chuẩn bị về mặt nhân lực cho công tác tổ chức sau này. Hơn nữa, tôi là kẻ thù của việc tổ chức quá hấp tấp và mô phạm. Điều này chỉ luôn tạo ra một bộ máy chết chứ không phải một tổ chức sống. Bởi vì tổ chức là một thực thể xuất phát từ cuộc sống hữu cơ, từ sự phát triển hữu cơ. Những tư tưởng bén rễ trong đầu óc của nhiều người sẽ luôn hướng tới tạo dựng một trật tự vĩ đại hơn, và một giá trị vĩ đại sẽ được đâm chồi từ đây. Ở đây, dĩ nhiên chúng ta cũng phải tính đến sự mềm yếu của loài người, thứ khiến cho một cá nhân, đặc biệt lúc ban đầu, theo bản năng sẽ ngờ vực một trí tuệ cao siêu. Nếu một tổ chức chỉ là được truyền lệnh một cách máy móc từ cấp trên, luôn tồn tại một mối đe dọa to lớn khi nhà lãnh đạo được bổ nhiệm mà không đủ phẩm chất hoặc năng lực quá yếu kém, vì đố kỵ sẽ kìm hãm sự phát triển của những nhân tố tài năng trong tổ chức. Nguy cơ xuất hiện trong những tình huống như thế, đặc biệt trong một hoạt động mới khởi xướng, sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc.
Do đó, việc thiết thực đầu tiên cần làm là phổ biến ý tưởng bằng công tác tuyên truyền từ trọng tâm rồi cẩn trọng tìm kiếm và đánh giá nguồn nhân lực để chọn lựa những người có khả năng lãnh đạo. Đôi khi những người có vẻ ngoài tầm thường hóa ra lại là những nhà lãnh đạo bẩm sinh.
Nhưng sẽ là một sai lần hoàn toàn để đánh giá một trí tuệ uyên bác là bằng chứng cho khả năng và năng lực để trở thành một nhà lãnh đạo.
Sự thật thì ngược lại.
Mục lục
[ẩn]- I. Lời ban biên tập
- II. Lời người dịch
- III. Lời giới thiệu
- IV. Lời tựa
- V. Tập 1: Toan tính
- VI. Tập 2: Phong trào xã hội chủ nghĩa Quốc gia
Chương 1: Thế giới quan và Đảng Chương 2: Phân biệt 3 quan điểm của Nhà nước Chương 3: Người có quốc tịch và công dân Chương 4: Tính cá nhân tư tưởng Nhà nước nhân dân Chương 5: Thế giới quan và Tổ chức Chương 6: Cuộc đấu tranh trong thời gian đầu - Ý nghĩa của diễn thuyết Chương 7: Cuộc đấu tranh với mặt trận Cộng sản Chương 8: Kẻ mạnh là kẻ có quyền lực nhất Chương 9: Những tư tưởng cơ bản về ý nghĩa và tổ chức của Sư đoàn bão táp S.A 9.1: Hội “chuyên chính nhân dân” ra đời thế nào? 9.2: Cuộc cách mạng thành công nếu tiến hành phân rã quân đội? 9.3: Ham muốn chính trị thiên tài 9.4: Làm sao chiếm được trái tim của một dân tộc? 9.5: Cột chống quan trọng nhất của quyền lực? 9.6: “Ngày của người Đức” tại Koburg 9.7: Vùng Koburg và những tên khủng bố đỏ
Chương 10: Chủ nghĩa Liên bang chỉ là giả tạo Chương 11: Công tác tuyên truyền và công tác tổ chức Chương 12: Vấn đề công đoàn Chương 13: Chính sách Liên minh Đức hậu Thế chiến Chương 14: Định hướng phương Đông hay chính sách phương Đông Chương 15: Quyền được phòng thủ khẩn cấp
- VII.Kết luận
Những học thuyết gia tài năng hiếm khi là những nhà lãnh đạo vĩ đại, vì sự thông thái của học thuyết gia và những nhà sáng lập chỉ đơn thuần tác động đến nhận thức và thiết lập các luật lệ trừu tượng đúng đắn, trong khi nhà tổ chức trước tiên phải là một nhà tâm lý. Anh ta phải nắm được bản chất của con người và phải thấu hiểu họ. Anh ta không được đánh giá quá cao cũng như quá thấp bản chất con người. Ngược lại, anh ta phải tận dụng được sự yếu kém, bản năng và những tính cách khác từ mỗi người để tạo thành một tổ chức có sự sống, thấm nhuần quyền lực mạnh mẽ, vững chắc, từ đó, đủ năng lực để đấu tranh cho tư tưởng mở đường cho sự thành công của nó.
Tuy nhiên, tìm được một học thuyết gia là một lãnh đạo tài ba còn hiếm hơn. Vì nhà lãnh đạo phải thiên về là một người khuấy động phong trào, một sự thật khó được chấp nhận bởi những người chỉ chuyên làm công việc khoa học. Điều đó vẫn có thể hiểu được. Một người khuấy động phong trào thể hiện được khả năng truyền đạt tư tưởng cho quần chúng nhân dân phải luôn là một nhà tâm lý, thậm chí anh ta có thể là một kẻ mị dân. Anh ta sẽ vẫn thích hợp cho công việc lãnh đạo hơn là những học thuyết gia thanh cao sống xa hoạt động của nhân dân. Vì lãnh đạo nghĩa là: có khả năng lay động quần chúng nhân dân. Năng khiếu công thức hóa các tư tưởng không tác động đến năng lực trở thành lãnh đạo. Thật là vô ích khi tranh luận giữa việc tạo dựng tư tưởng hướng vào nhân loại và việc áp dụng chúng vào thực tiễn, cái nào vĩ đại hơn. Ở đây, cũng như trong đời sống, một người sẽ hoàn toàn vô nghĩa nếu không có những người khác. Học thuyết vĩ đại nhất cũng trở thành vô nghĩa và vô giá trị nếu người lãnh đạo không thể hướng quần chúng nhân dân đi theo nó. Và ngược lại, một nhà lãnh đạo thiên tài và nhiệt tình sẽ gặt hái được gì nếu học thuyết vĩ đại không hướng vào cuộc đấu tranh của nhân loại? Thế nhưng, sự kết hợp giữa một học thuyết gia, một nhà tổ chức, và một nhà lãnh đạo trong một con người, đều hiếm gặp nhất trên thế giới, sẽ tạo thành một lãnh tụ kiệt xuất.
Như đã đề cập, tôi cống hiến mình cho công tác tuyên truyền trong thời gian đầu gia nhập Đảng. Việc cần làm chính là từng bước tập hợp một lực lượng nòng cốt cho học thuyết mới, và từ đó chuẩn bị nhân lực cung cấp cho thành phần nòng cốt của một tổ chức.
Khi một phong trào nuôi dưỡng mục tiêu phá hủy thế giới và lập nên một cái khác, bộ phận lãnh đạo phải quán triệt các nguyên tắc sau:
Mỗi phong trào trước tiên phải phân chia nguồn nhân lực ra thành hai nhóm lớn: những người ủng hộ và các thành viên.
Nhiệm vụ của công tác tuyên truyền là thu hút người ủng hộ, nhiệm vụ của tổ chức là tuyển chọn thành viên.
Người ủng hộ là người hiếu và chấp nhận mục đích của một phong trào, thành viên là người đấu tranh vì nó.
Người ủng hộ là người tuân theo học thuyết của phong trào thông qua công tác tuyên truyền. Thành viên là người làm việc cho tổ chức để tuyển thêm người ủng hộ từ đó biến họ thành thành viên.
Vì người ủng hộ chỉ cần thụ động nhận thức một tư tưởng, trong khi thanh viên đòi hỏi sự chủ động ủng hộ và bênh vực, trong mười người ủng bộ chỉ có nhiều nhất từ một đến hai thành viên.
Trở thành người ủng hộ chỉ đơn thuần dựa trên sự hiếu biết, trong khi thành viên phải đủ dũng cảm tự mình bảo vệ và truyền bá những điều anh ta tin tưởng.
Việc am hiểu thụ động một học thuyết thích hợp cho số đông nhân loại vì bản chất chủ yếu của loài người là lười biếng và nhút nhát. Việc trở thành thành viên đòi hỏi một tinh thần chủ động, và do đó chỉ áp dụng với số ít người.
Công tác tuyên truyền phải nhắm đến những người ủng hộ, trong khi công tác tổ chức phải sốt sáng trong việc tìm kiếm những nhân tố giá trị nhất trong những người ủng hộ để biến họ thành thành viên. Do vậy, công tác tuyên truyền không cần quan trọng hóa từng cá nhân được hướng dẫn, hay chú trọng đến năng lực, khả năng, sự thấu hiểu hay phẩm chất của người ủng hộ, trong khi tổ chức phải cẩn thận tuyển chọn trong quần chúng những phẩm chất này để đem thắng lợi đến cho phong trào.
Công tác tuyền truyền cố gắng tác động học thuyết vào tất cả mọi người; công tác tổ chức trong phạm vị của mình bảo đảm chỉ tuyển chọn những người không đe dọa đến việc truyền bá tư tưởng sau này.
Công tác tuyên truyền ghi sâu trong quần chúng nhân dân bản chất của tư tưởng và chuẩn bị cho thời điểm chín muồi của sự thắng lợi của tư tưởng, trong khi công tác tổ chức đạt được thắng lợi dựa trên sự bền bỉ, có hệ thống và liên minh của những người ủng hộ hăng hái và có khả năng gánh vác sự nghiệp đấu tranh giành thắng lợi.
Một tư tưởng càng sớm dành được thắng lợi khi công tác tuyên truyền đến quần chúng nhân dân càng hiệu quả và công tác tổ chức đấu tranh càng độc quyền, mạnh mẽ và vững chắc.
Một tư tưởng càng sớm dành được thắng lợi khi công tác tuyên truyền đến quần chúng nhân dân càng hiệu quả và công tác tổ chức đấu tranh càng độc quyền, mạnh mẽ và vững chắc.
Do đó, số lượng những người ủng hộ không thể quá lớn, nhưng số lượng thành viên có thể lớn theo tỷ lệ.
Khi công tác tuyên truyền tác động một học thuyết đến toàn thể quần chúng, công tác tổ chức có thể biến kết quả này thành hiện thực thông qua một nhóm người. Công tác tuyên truyền và công tác tổ chức, hay nói cách khác, những người ủng hộ và các thành viên, sẽ gần kết với nhau trong cùng một mối quan hệ. Công tác tuyên truyền càng tốt, công tác tổ chức càng tinh gọn; và càng có nhiều người ủng hộ, số lượng thành viên càng khiêm tốn hơn; và ngược lại: công tác tuyên truyền càng kém cỏi, công tác tổ chức càng phải cồng kềnh, và số lượng người ủng hộ cho một phong trào càng ít thì số lượng thành viên của nó càng phải tăng lên, nếu nó thực sự muốn thành công.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét