Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (36)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 5: THẾ CHIẾN
Khi còn làm thợ săn thú, trong những năm tháng thoải mái của tôi, tôi chẳng hề buồn phiền vì được sinh ra trong chính cái thời mà rõ ràng nó chỉ trao ngọn cờ vào tay những tên hàng xén hay những vị quan chức nhà nước. Cơn sóng của các sự kiện lịch sử có vẻ như thật sự đã chèo lái sao cho chỉ có “cuộc thi đua hoà bình của các dân tộc” là có tương lai, nghĩa là trong một cuộc lừa dối lẫn nhau một cách thanh bình khi gạt bỏ các phương pháp tự vệ dùng bạo lực. Các nước bắt đầu ngày càng giống nhau hơn về các dự án để chiếm dụng đất đai, cướp khách hàng hay đơn hàng của nhau và cố tìm mọi cách để kiếm lãi hơn người, và như vậy đưa mọi việc vào một kịch bản gây một tiếng kêu thật to mà cũng thật vô tư lự. Sự phát triển này chẳng những có vẻ như muốn tiếp tục, mà trong tương lai sẽ còn (theo yêu cầu chung) biến toàn thế giới thành một siêu thị lớn, ở các tiền sảnh của nó sẽ trưng bức tượng bán thân những tên đầu cơ lão luyện nhất và những vị quan chức quản lý vô hại nhất của sự bất tử. Các doanh nhân sau đó sẽ có thể đặt hàng để người Anh làm, các vị quan chức quản lý thì người Đức, thế nhưng để làm ông chủ thì phải hiến người Do Thái, bởi lẽ theo lời thú nhận của chính họ thì chưa bao giờ họ biết kiếm chi chút tiền, mà chỉ ”mất tiền” và ngoài ra lại còn nói nhiều ngoại ngữ nhất nữa.

Ảnh minh họa.
Tại sao người ta chẳng thể sinh ra trước đây cả trăm năm nhỉ? Chẳng hạn vào thời các cuộc chiến giành độc lập, khi đó người ta chẳng cần phải qua “Geschäft” (tạm dịch việc buôn bán, ND) để còn có giá một chút?!
Mục lục
 [ẩn]
Như thế, tôi thường có những suy nghĩ không vui về chuyến lữ hành trần thế được tiến hành, mà tôi cứ tưởng thế, quá chậm và xem khoảng thời gian phía trước tôi của “bình an và trật tự” như là một hành động đê tiện chẳng đáng của số phận. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã chẳng là kẻ “hoà bình chủ nghĩa” và tất cả mọi nỗ lực dạy dỗ theo hướng này đều thất bại.
Khi đó, cuộc chiến Boer (hậu sinh người nhập cư Đức – Hà Lan tại Nam Phi, ND) bừng loé lên trong tôi hệt như một tia chớp.
Hàng ngày tôi theo dõi báo chí và ngấu nghiến nuốt chửng những bức điện và báo cáo, và thế là đã đủ hạnh phúc rồi, để ít nhất được là nhân chứng từ xa cho cuộc đấu tranh anh hùng này.
Còn cuộc chiến tranh Nga – Nhật lại được tôi quan sát khi đã chín chắn nhiều hơn rồi, và cũng kỹ lưỡng hơn. Ở đó tôi đã xác định được lập trường, đa phần từ những lý do dân tộc và khi thể hiện các ý kiến của chúng ta như thế, tôi đã tự đặt mình ngay vào phe người Nhật. Tôi thấy ngay ở việc bại trận của người Nga cũng là thất bại của chế độ nô lệ Áo quốc.
Từ đó đến nay đã trôi qua nhiều năm, và cái mà thời trẻ tôi coi như là tình trạng ốm yếu đến thối rữa, thì nay tôi cảm nhận như là giờ phút lặng yên trước cơn bão tố. Ngay từ thời ở Vienna, vùng Balcan đã lơ lửng cái oi nồng khó chịu mà trận cuồng phong thường hay cho thấy, và đôi khi cũng đã loé lên một tia chớp sáng láng, nhưng lại biến mất ngay vào cõi đêm huyền bí. Nhưng rồi cuộc chiến tranh Balcan bùng lên, và với nó, cơn gió đầu tiên cuốn qua đất châu Âu đã trở nên bẳn tính. Thời gian sắp tới tác động lên con người như cơn mê sảng nặng nề, nóng cháy da như cái nắng nhiệt đới, tới mức cảm giác về tai hoạ gần đến, do nỗi lo âm ỉ nay cuối cùng đã trở thành ước vọng: Vào đoạn kịch này thì ông Trời hãy để cho số phận, vốn chẳng thể cản nữa, được tiến triển tự nhiên. Và xem kìa, tia chớp mạnh mẽ đầu tiên đã giáng xuống trái đất: cơn giông tố bát đầu nổi lên, và trong tiếng sấm của Trời đã hoà trộn tiếng gầm thét của những pháo đội Thế chiến.
Khi tin về vụ ám sát đại công tước Franz Ferdinand (1863-1914, là đại công tước Áo quốc và thái tử đế quốc Áo Hung, là con vua Karl Ludvvig Áo quốc và công chúa Maria Annunziata của Neapel – Sicil và cháu Franz Joseph I., ND) đến Munich (tôi đang ngồi nhà và chỉ láng máng nghe về tiến trình vụ việc), thì trước hết tôi cảm thấy lo rằng, có khi là viên đạn bắn ra từ nòng súng của những sinh viên người Đức, vốn căm thù vị thái tử vì công việc nô dịch liên miên, muốn giải phóng nhân dân Đức khỏi ách kẻ thù nội xâm này. Người ta có thể nghĩ ra ngay cái gì sẽ có thể là hậu quả: Một đợt bắt bớ mới mà sẽ được “viện cớ” và “bào chữa” trước toàn thế giới. Nhưng khi ngay sau đó tôi nghe thấy tên của những nghi phạm và ngoài ra còn đọc được xác nhận chúng là người Xécbi, trong tôi bắt đầu lan toả nỗi hãi hùng nhè nhẹ về bước báo oán của số phận chưa được thẩm tra này.
Người bạn lớn nhất của người Xlavơ lại ngã xuống dưới làn đạn của những tên cuồng tín Xlavơ. Ai trong những năm cuối có cơ hội liên tục quan sát mối quan hệ Áo quốc với Xécbi, người đó chắc hầu như chẳng hề có đến một phút nghi ngờ rằng, bánh xe đã làn và không gì còn cản lại được nữa.
Sẽ bất công với chính phủ Viena khi ngày nay trách mắng té tát họ về hình thức và nội dung của tối hậu thư do họ đề xuất. Không có thế lực khác nào trên thế giới có thể hành động khác được khi ở cùng vị trí và hoàn cảnh. Áo quốc có ở biên giới đông nam của mình một kẻ thù sống còn tàn nhẫn mà cứ luôn theo những chu kỳ ngày càng ngắn hơn dám thách thức nền quân chủ và chẳng bao giờ yên cho tới khi cuối cùng ắt xảy ra giờ phút thích hợp để phá tan đế quốc. Người ta có lý do để sợ rằng trường hợp này chậm nhất phải đến với cái chết của vị hoàng đế già; nhưng nếu thế thì nền quân chủ có lẽ hoàn toàn chẳng có khả năng chống đối một cách nghiêm túc. Trong những năm qua, toàn bộ nhà nước đã quá chững lại bởi nhãn quan của Franz Joseph (1830- 1916 từ nhà Habsbourg; 1848-1916 hoàng đế Áo quốc cũng như vua Hungary và Croatia 1848/67- 1916., ND) cho nên cái chết của sự thể hiện cổ xưa cho đế quốc, ngay từ đầu sẽ được quảng đại quần chúng cảm nhận như cái chết của chính đế chế. Thậm chí đó thuộc những nghệ thuật láu cá nhất của nền chính trị đặc biệt Xlavơ là gây cảm giác rằng dẫu sao thì sự tồn tại của nhà nước Áo quốc hoàn toàn dựa trên nghệ thuật đặc biệt tuyệt diệu của vị quân chủ này; một lời ve vãn mà với hoàng cung càng đáng quý hơn vì nó tương ứng ít nhất với những đóng góp thật sự của vị hoàng đế này. Người ta chẳng thể có khả năng tìm ra cái gai ngầm mai phục trong lời khen này. Người ta chẳng thấy, hay có lẽ cũng chẳng muốn thấy rằng, nếu nền quân chủ càng dựa chỉ vào cái nghệ thuật lãnh đạo siêu việt – như người ta thường nói, của “nhà quân chủ khôn ngoan nhất” mọi thời đại, thì hoàn cảnh sẽ càng phải mang tính thảm hoạ hơn nữa, nếu một ngày kia ngay ở đây số phận cũng đến gõ cửa để lấy cống vật của mình.
Phải chăng hoàn toàn có thể tưởng tượng ra cái Áo quốc cổ lỗ mà không có vị hoàng đế già nua?!

Nguời Boer tấn công tàu của Anh tại Transvaal, tháng 10 năm 1899.
Liệu bi kịch mà ngày xưa đã xảy đến với Maria Theresia (1717-1780) là nữ công tước nhà Habsbourg. Bà là đại công tước, nữ hoàng Hunggary và Bohemia (1740-1780) và thuộc những nhà quân chủ gây dấu ấn cho thời đại chế độ chuyên chế khai sáng, cũng là vợ hoàng đế Đức – La Mã Franz I. Stephan và các hoàng đế Đức – La Mã kế vị, ND) sẽ lặp lại ngay?
Không, ta sẽ thực sự bất công với các giới trong chính phủ Vienna khi ta trách họ, rằng họ cứ lao thẳng vào cuộc chiến mà lẽ ra đã có thể tránh được nó. Không thể tránh được nó đâu, cùng lắm là chỉ lùi được một hai năm là nhiều. Chỉ riêng điều đó thôi đã là hệ quả tại hại của nền ngoại giao Đức và Áo quốc khi họ luôn cố gắng đẩy ra xa cái giờ tính sổ không tránh được cho đến khi cuối cùng nó điểm vào cái thời gian chẳng thuận chút nào. Ta có thể tin chắc rằng, mỗi cố gắng vãn hồi hòa bình, chỉ đẩy cuộc chiến xảy ra vào thời điểm còn bất thuận hơn nữa.
Không, ai không muốn cuộc chiến tranh này, người đó phải dũng cảm chấp nhận các hệ quả. Mà chúng lại đã có thể là sự hy sinh Áo quốc. Chiến tranh vẫn sẽ xảy ra, duy nhất có thể không còn là cuộc chiến tất cả chống lại chúng ta mà ở dạng phá tan nền quân chủ nhà Habsbourg. Khi đó người ta phải quyết định, cùng tham gia hay chi đứng nhìn để chấp nhận số phận giáng xuống và tay không ra đi.
Nhưng chính những ai giờ đây chửi bới nhiều nhất về cái bắt đầu của cuộc chiến và đánh giá thông thái nhất, lại là những kẻ nguy hiểm nhất kín đáo giữ gìn để lái vào đó.
Nền xã hội dân chủ từ nhiều thập niên đã xúi bẩy chiến tranh khốn nạn nhất chống Nga, tuy nhiên từ các quan điểm tôn giáo thì ở trung tâm, nhà nước Áo quốc lại làm điểm tựa tích cực nhất cho chính sách Đức. Khi đó lời của chính phủ Đức là, để giữ gìn hòa bình nó luôn để lỡ cái giờ cho chiến sự nổ ra, bị lôi cuốn vào liên minh bảo vệ hòa bình thế giới và như vậy cuối cùng là vật tế cho một liên minh thế giới mà nó do cố gắng giữ gìn hòa bình thế giới lại chèo chống trước quyết tâm mở cuộc thế chiến.

Mai phục tấn công đường sắt trong cuộc chiến Boer.
Nhưng nếu như khi đó chính phủ Vienna đã trao tối hậu thư ở một dạng khác, mềm dẻo hơn, thì hoàn cảnh cũng chẳng có gì thay đổi, hay nhiều nhất cũng chỉ là, nó sẽ bị chính nhân dân tức giận mà quét sạch. Bởi lẽ trong con mắt quảng đại quần chúng thì giọng điệu của tối hậu thư còn khá trân trọng và hoàn toàn không đi quá xa hay tàn nhẫn. Ai ngày hôm nay cố gắng phủ nhận điều đó, hoặc là cái đầu bã đậu hay quên hay là kẻ dối trá chủ tâm.
Cuộc chiến đấu năm 1914 không do quần chúng; là Chúa Trời thật sự ép buộc mà được toàn dân khao khát.
Người ta muốn cuối cùng chuẩn bị một hồi kết cho sự bất ổn chung. Chỉ bằng cách đó người ta mới hiểu rằng, để đi đến cuộc đấu cam go nhất này, trên hai triệu thanh niên và những người đàn ông Đức đã tự nguyện đứng dưới cờ để sẵn sàng bảo vệ nó đến giọt máu cuối cùng.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét