MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!
Tập 2: Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia
CHƯƠNG 10.3: THẾ NÀO LÀ MỘT NHÀ NƯỚC LIÊN BANG?
Trong những năm gần đây, đôi lúc có những vụ việc đã đi quá xa đến nỗi những phạm vi dân tộc cùng với những cuộc cãi vã một cách mù quáng thuộc các giáo phái đã không nhận ra dù chỉ một Dân sự điên rồ trong những hành động của họ, từ thực tế là các tờ báo của bọn Mác-xít vô thần, theo nhu cầu, đều bất ngờ trở thành những kẻ biện hộ cho các cộng đồng tín ngưỡng, để đăng đầy tin trang này hay trang khác bằng việc truyền tải qua lại những ý kiến phát biểu đôi lúc thực sự là rất ngu xuẩn và qua đó, làm khơi gợi ngọn lửa giận dữ bùng lên đến cực độ.
Nhưng ngay với một dân tộc, như dân tộc Đức, cũng đã thường xuyên chứng tỏ trong lịch sử của mình rằng, họ có thể tiến hành những cuộc chiến tranh tới giọt máu cuối cùng cho những bóng ma ảo tưởng, thì bất kỳ một sự kêu gọi chiến đấu nào như thế cũng đều nguy hiểm chết người. Bằng cách đó, dân tộc của chúng tôi đã luôn bị đánh lạc hướng khỏi những vấn đề trong thực tế về sự tồn tại của nó. Trong khi chúng tôi tự cắn xé nhau trong những cuộc cãi vã tồn giáo thì phần kia của thế giới đã được phân bổ. Và trong khi phong trào dân tộc còn phân vân xem liệu mối nguy hiểm về những kẻ theo chủ nghĩa ủng hộ Giáo hoàng là người nắm quyền tuyệt đối có lớn hơn mối nguy hiểm về bọn Do Thái hay là ngược lại, thì bọn Do Thái đã phá hoại cơ sở, nền tảng chủng tộc về sự tồn tại của chúng tôi và bằng cách đó, sẽ hủy diệt dân tộc tôi mãi mãi. Chừng nào cái loại chiến sĩ “dân tộc” còn dính dáng, thì chừng đấy tôi chỉ có thể nguyện ước chân thành từ đáy lòng mình cho phong trào quốc xã và cho cả dân tộc Đức, rằng: Hỡi Chúa Trời, xin hãy bảo vệ họ trước những người bạn như thế và họ cũng sẽ tự giải quyết được xong xuôi những kẻ thù của họ.
Mục lục
[ẩn]- I. Lời ban biên tập
- II. Lời người dịch
- III. Lời giới thiệu
- IV. Lời tựa
- V. Tập 1: Toan tính
- VI. Tập 2: Phong trào xã hội chủ nghĩa Quốc gia
Chương 1: Thế giới quan và Đảng Chương 2: Phân biệt 3 quan điểm của Nhà nước Chương 3: Người có quốc tịch và công dân Chương 4: Tính cá nhân tư tưởng Nhà nước nhân dân Chương 5: Thế giới quan và Tổ chức Chương 6: Cuộc đấu tranh trong thời gian đầu - Ý nghĩa của diễn thuyết Chương 7: Cuộc đấu tranh với mặt trận Cộng sản Chương 8: Kẻ mạnh là kẻ có quyền lực nhất Chương 9: Những tư tưởng cơ bản về ý nghĩa và tổ chức của Sư đoàn bão táp S.A 9.1: Hội “chuyên chính nhân dân” ra đời thế nào? 9.2: Cuộc cách mạng thành công nếu tiến hành phân rã quân đội? 9.3: Ham muốn chính trị thiên tài 9.4: Làm sao chiếm được trái tim của một dân tộc? 9.5: Cột chống quan trọng nhất của quyền lực? 9.6: “Ngày của người Đức” tại Koburg 9.7: Vùng Koburg và những tên khủng bố đỏ
Chương 10: Chủ nghĩa Liên bang chỉ là giả tạo Chương 11: Công tác tuyên truyền và công tác tổ chức Chương 12: Vấn đề công đoàn Chương 13: Chính sách Liên minh Đức hậu Thế chiến Chương 14: Định hướng phương Đông hay chính sách phương Đông Chương 15: Quyền được phòng thủ khẩn cấp
- VII.Kết luận
Cuộc chiến được tuyên truyền, kích động một cách rất láu cá bởi bọn Do Thái trong những năm 1919/20/21 và tiếp sau đó, giữa chủ nghĩa liên bang và chủ nghĩa thống nhất đã buộc phong trào quốc xã, trong khi chối từ nó hoàn toàn, còn phải lên tiếng đưa ra quan điểm về những vấn đề cơ bản của nó trong đó. Nước Đức nên là một Nhà nước liên bang hay một nhà nước thống nhất và người ta thực sự hiểu được gì về hai khái niệm đó? Với tôi, dường như câu hỏi thứ hai có tầm quan trọng hơn, bởi nó không chỉ là cơ sở chủ yếu để hiểu được toàn bộ vấn đề, mà còn vì nó chứa đựng bản chất rõ ràng, trong sạch và mang tính hòa giải.
Thế nào là một nhà nước Liên bang?
Nhà nước Liên bang được hiểu là một liên hiệp các quốc gia có chủ quyền, những quốc gia này tự nguyện hợp nhất lại với nhau vì chủ quyền của họ và tại đó, trao lại cho khối liên hiệp ấy phần chủ quyền riêng kia của mình, phần mà để tạo điều kiện và bảo đảm cho sự tồn tại của một liên hiệp chung.
Nhưng trong thực tế, cách trình bày trên lý thuyết này hoàn toàn chẳng đúng với bất kỳ một nhà nước liên bang nào đang tồn tại trên trái đất ngày nay. ít nhất là đối với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, nơi mà chủ quyền lãnh thổ của phần lớn nhất những nhà nước riêng biệt hoàn toàn không được nhắc đến, trong khi rất nhiều nước trong số ấy, theo thời gian, lại được vẽ vào trong lãnh thổ chung của khối hợp chủng quốc này, có thể nói như vậy. Vì thế, trong những nhà nước riêng biệt thuộc khối hợp chủng quốc Hoa Kỳ thì đa phần các ban đều liên quan ngày càng nhiều đến những vùng lãnh thổ lớn hơn hay nhỏ hơn, được tạo nên bởi những nguyên nhân thuộc công tác quản lý, bị phân chia ranh giới nhiều lần bằng một thước đo, những lãnh thổ mà trước đây không có và cũng hoàn toàn không thể có chủ quyền nhà nước riêng. Bởi những nhà nước này không thành lập ra Hợp chủng quốc, mà chính Hợp chủng quốc đã tạo nên một phần lớn những nhà nước được gọi là như thế. Những quyền tự trị to lớn được cho phép, hay nói đúng hơn là được ban tặng cho các lãnh thổ riêng không chỉ phù hợp với toàn bộ bản chất của nhà nước liên bang này, mà trên hết, còn phù hợp với quy mô lãnh thổ, những kích thước về mặt không gian của nó gần như không thua kém gì với diện tích của một lục địa. Vì thế, trong chừng mực khi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ còn liên quan đến vấn đề này, chúng tôi không thể nói về chủ quyền quốc gia của các ban được, mà chỉ có thể nói về những quyền đã được thiết lập và bảo đảm căn cứ theo hiến pháp, và có lẽ nói đúng hơn là những đặc quyền.
Sự trình bày phía trên cũng không đầy đủ và có thể áp dụng được cả đối với nước Đức. Mặc dù ở Đức, không nghi ngờ gì, những nhà nước riêng biệt đã tồn tại trước tiên và thực tế là tồn tại với tư cách những quốc gia và từ đó, Đế chế Đức đã được tạo dựng nên. Nhưng việc lập nên Đế chế này cũng không phải là thành công dựa vào lòng tự nguyện hay sự tham gia bình đẳng của các nhà nước riêng biệt, mà thông qua tác động của quyền lãnh đạo của một nhà nước trong số đó, nhà nước của người Phổ. Ngay sự khác biệt lớn giữa các nhà nước Đức, từ quan điểm chỉ là về lãnh thổ, đã không cho phép bất kỳ sự so sánh nào với sự hình thành của các nhà nước liên bang, ví dụ như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Sự khác biệt về quy mô, kích cỡ giữa những quốc gia nhỏ bé nhất trong liên bang Đức trước đây với những quốc gia lớn hơn hay thậm chí lớn nhất, đã chỉ ra sự không đồng nhất về các thành tựu và cả sự không cân sức về tỷ lệ đóng góp vào quá trình xây dựng Đế chế, vào sự hình thành nên nhà nước liên bang.
Thực sự thì người ta cũng không thể nói về một chủ quyền thực sự ở phần lớn những nhà nước này, bốn từ “chủ quyền nhà nước” chẳng thể có nghĩa gì khác ngoài ý nghĩa của một cụm từ theo nghĩa hành chính. Trên thực tế, không chỉ có quá khứ, mà cả hiện tại cũng đã dọn sạch vô vàn những “nhà nước chủ quyền” được gọi như vậy và qua đó cũng chứng minh một cách rõ ràng nhất sự yếu kém của những vùng lãnh thổ “có chủ quyền” độc lập này.
Ở đây không thể khẳng định về phương diện lịch sử là những nhà nước này đã được hình thành như thế nào, nhưng có thể nói rằng, gần như không bao giờ chúng trùng khớp với ranh giới bộ tộc. Chúng thuần khiết là những hiện tượng chính trị, vươn rộng gốc rễ của mình phần lớn vào thời gian đau buồn nhất của Đế chế Đức và đã tự tạo điều kiện và vì thế, ngược lại, cũng đã được tạo điều kiện làm tan vỡ Tổ quốc của chúng tôi, ít nhất trong tất cả những điều này thì hiến pháp của Đế chế cũ cũng đã chiếu cố một phần nào đó, trong chừng mực là hiến pháp này tại Hội đồng liên bang đã không cho phép những nhà nước riêng biệt có những sự đại diện giống nhau, mà phân cấp tương ứng phù hợp với quy mô, phạm vi, tầm quan trọng thực sự cũng như thành tựu của những nhà nước riêng biệt đã đóng góp trong việc tạo dựng nên Đế chế.
Ở đây không thể khẳng định về phương diện lịch sử là những nhà nước này đã được hình thành như thế nào, nhưng có thể nói rằng, gần như không bao giờ chúng trùng khớp với ranh giới bộ tộc. Chúng thuần khiết là những hiện tượng chính trị, vươn rộng gốc rễ của mình phần lớn vào thời gian đau buồn nhất của Đế chế Đức và đã tự tạo điều kiện và vì thế, ngược lại, cũng đã được tạo điều kiện làm tan vỡ Tổ quốc của chúng tôi, ít nhất trong tất cả những điều này thì hiến pháp của Đế chế cũ cũng đã chiếu cố một phần nào đó, trong chừng mực là hiến pháp này tại Hội đồng liên bang đã không cho phép những nhà nước riêng biệt có những sự đại diện giống nhau, mà phân cấp tương ứng phù hợp với quy mô, phạm vi, tầm quan trọng thực sự cũng như thành tựu của những nhà nước riêng biệt đã đóng góp trong việc tạo dựng nên Đế chế.
Chỉ có một phần nhỏ nhất chịu từ bỏ chủ quyền mà những nhà nước riêng biệt cần phải nhượng lại để tạo điều kiện thành lập Đế chế xuất phát từ sự tự nguyện, còn đa phần trên thực tế, hoặc là bằng một cách nào đó, những nhà nước này không hề có chủ quyền hoặc chúng bị sức mạnh áp đảo của Phổ gây sức ép. Nhưng đồng thời, Bismarck đã không hành động dựa trên nguyên tắc cơ bản là trao cho Đế chế thứ có thể lấy đi từ các nhà nước riêng biệt, mà chỉ đòi hỏi những nhà nước này để có được những thứ mà Đế chế nhất định cần đến. Một nguyên tắc cơ bản vừa đúng mực vừa khôn ngoan là một nguyên tắc mà một mặt, sẽ quan tâm, lưu ý đến thói quen và truyền thống nhiều nhất, mặt khác, nhờ đó, sẽ đảm bảo mức độ cảm tình lớn và sự sẵn sàng cộng tác cho Đế chế mới ngay từ ban đầu. Thế nhưng, sẽ hoàn toàn sai lầm về cơ bản nếu gán cho quyết định của Bismarck với niềm tin chắc chắn của ông rằng, Đế chế vì thế mà sở hữu đủ những chủ quyền trong mọi thời điểm. Bismarck không hề có niềm tin chắc chắn ấy; mà ngược lại, ông chỉ muốn trì hoãn điều mà ở hiện tại rất khó thực hiện và khó chịu đựng và duy trì cho đến tương lai. ông đặt hy vọng ở một sự tác động cân bằng chậm rãi theo thời gian và ở sức ép của sự phát triển mà ông tin là trong một quá trình lâu dài sẽ có thể xảy ra hơn là một nỗ lực phá tan ngay những sự kháng cự hiện tại của những nhà nước riêng biệt. Theo cách đố, ông đã thể hiện và chứng minh một cách xuất sắc nhất sự tài ba vĩ đại trong nghệ thuật làm chính trị gia của mình. Bởi trong thực tế, chủ quyền của Đế chế luôn luôn tăng lên nhờ có chủ quyền những nhà nước riêng biệt. Thời gian đã biến những điều mà Bismarck trông đợi ở nó thành hiện thực.
Với sự tan vỡ của nước Đức và sự phá hoại hình thức nhà nước quân chủ thì sự phát triển này đã bắt buộc thúc đẩy nhanh. Bởi những nhà nước Đức riêng biệt đã coi sự tồn tại của mình do tính chất cơ sở theo nguồn gốc ít hơn là những nguyên nhân chính trị thuần túy, nên tầm quan trọng của những nhà nước riêng biệt này hiện tại chắc hẳn phải bị co cụm lại thành những điều không có ý nghĩa gì, trong đó, hiện thân cơ bản nhất của sự phát triển về mặt chính trị của những nhà nước này, hình thức nhà nước quân chủ và triều đại của chúng, đã bị ngăn chặn. Qua đó, một số lượng đáng kể những “hình thái nhà nước” này đã mất đi mọi tính ổn định, bền vững bên trong với phạm vi lớn đến nỗi mà chúng phải từ bỏ sự tiếp tục tồn tại của chính nhà nước mình và phải liên kết với những nhà nước khác bắt nguồn chỉ từ những mục đích hoặc tự nguyện nhập vào những nhà nước lớn hơn; đó chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự vô cùng yếu kém về chủ quyền của những nước nhỏ này trên thực tế và cũng là sự đánh giá thấp do chính những công dân của nó đã nhận định.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét