Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (59)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 2: Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia
CHƯƠNG 7.1: KẺ CƯỚP CÓ CHỦ TÂM KHIẾN NGƯỜI TỬ TẾ TRỞ NÊN KHÓ KHĂN
Hồi đó, tôi đã đứng ở vị trí quan điểm là: Chẳng có gì khác biệt, dù họ có cười cợt hay quở mắng chúng tôi, dù họ có dựng chuyện, biến chúng tôi thành tên hề hay kẻ tội đồ, thì vấn đề chính vẫn chỉ là họ đã nhắc đến chúng tôi, luôn phải bận rộn với chúng tôi và dần dần, trong mắt những người công nhân, chúng tôi giống như thứ quyền lực đang khiến cho mọi người phải tranh luận. Còn chúng tôi thực sự là gì, và chúng tôi muốn gì, chúng tôi sẽ chỉ cho báo giới Do Thái biết vào một ngày đẹp trời khác.
Tuy nhiên, một lý do giải thích tại sao hồi đấy họ không thể phá hoại trực tiếp những đại hội của chúng tôi lại chính là sự hèn nhát không tưởng của những người lãnh đạo các phe đối lập. Trong tất cả những tình huống then chốt thì bọn họ lại phái những anh chàng kém cỏi, yếu ớt đi để rồi đa phần là đợi chờ kết quả phá phách bên ngoài các phòng họp.

Ảnh minh họa.
Chúng tôi thì hầu như lúc nào cũng được thông báo rất kỹ càng về những ý đồ của các nhà cầm quyền và không chỉ vì xuất phát từ những lý do thiết thực, chúng tôi đã cải cảm rất nhiều đồng chí của Đảng trong đội ngũ đỏ, mà còn vì những tên giật dây bên đó lại nằm trong số những kẻ chỉ giỏi khua môi múa mép, như người ta đáng tiếc là rất thường gặp trong dân tộc Đức của chúng tôi, dù trong trường hợp này thì điều đó lại rất hữu dụng cho chúng tôi. Họ không thể nào giữ được im lặng khi đã ấp được một thứ như thế và đúng là đa phần, họ chỉ quan tâm đến việc quang quác trước khi quả trứng đấy được nở ra. Thế nên chúng tôi luôn luôn chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, để các đội quân phá hoại của Cộng sản đỏ không biết được rằng, sự phản công đã đợi chúng ở rất gần.
Thời gian này buộc chúng tôi phải có trách nhiệm tự bảo vệ những đại hội mà chúng tôi tổ chức. Người ta không bao giờ có thể trông mong gì ở sự bảo vệ của chính quyền, mà ngược lại, theo kinh nghiệm thì sự bảo vệ đó lại chỉ có lợi cho bọn phá rối. Vì sự can thiệp của chính quyền, dù có nhờ cả tới cảnh sát, cùng lắm cũng chỉ là giải tán đại hội, mà như thế nghĩa là đại hội bị kết thúc. Và đó hẳn nhiên là mục đích và ý đồ của những kẻ phá rối bên phe thù địch.
Mục lục
 [ẩn]
Chắc chắn là đã hình thành một thông lệ biểu hiện cho sự phạm pháp trắng trợn nhất ở chỗ cảnh sát và đấy là điều mà người ta có thể hình dung ra được. Đó là, nếu thông qua những sự cảnh báo của chính quyền mà lộ ra rằng tồn tại nguy cơ phá hoại đại hội thì họ cũng sẽ không bắt những kẻ đe dọa đấy mà lại cấm đoán người khác, những người vô tội, cấm tổ chức đại hội. Thông minh, sáng suốt thế nào mà một viên cảnh sát tầm thường vẫn còn kiêu ngạo và tự phụ đến thế. Họ lại gọi đó là “một biện pháp phòng chống nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật”.
Một kẻ cướp có chủ tâm thì lúc nào cũng phải khiến cho người tử tế không thể thực hiện được các hoạt động chính trị và làm ăn của mình. Nhân danh nền an ninh trật tự, chính quyền nhà nước đã cúi mình trước tên kẻ cướp đó và lại còn yêu cầu người này, người kia vui lòng đừng kích động hấn. Thế là khi những đảng viên đảng Quốc xã ở những vị trí nhất định muốn tổ chức đại hội và giải thích cho các tổ chức công đoàn rằng điều này có thể dần đến sự phản đối từ phía các thành viên của họ, thì cảnh sát cũng không đời nào nhốt những kẻ đe dọa kia vào tù, mà lại cấm chúng tôi không được tổ chức đại hội. Phải, những cơ quan đại diện pháp luật lại còn trơ trẽn thông báo cho chúng tôi không biết bao nhiêu lần bằng văn bản về việc này.
Nếu người ta muốn bảo vệ mình trước những tình huống có thể xảy ra như thế thì người ta phải chú ý để mọi ý định phá hoại dù là manh nha cũng không thể thực hiện được. Nhưng có một điều cũng có thể xảy ra: Mỗi một đại hội, được bảo vệ với cả sự hồ trợ của cảnh sát, lại làm mất uy tín của những người tổ chức trong mắt đông đảo quần chúng. Những đại hội thường không có tác dụng quảng bá khi việc tổ chức được bảo đảm nhờ việc đứng dàn hàng ngang của cả một đội quân cảnh sát, khi một lực lượng có sẵn mà ai cũng có thể nhìn thấy luôn là những điều kiện tiên quyết để chiến thắng của các tầng lóp thấp trong nhân dân.
Giống như một người đàn ông quả cảm sẽ dễ chế ngự trái tim người phụ nữ hơn một kẻ hèn nhát, thì một phong trào anh dũng cũng sẽ nhanh chóng giành được trái tim của một dân tộc hơn một phong trào yếu đuối, đớn hèn, chỉ tồn tại được nhờ sự bảo vệ của cảnh sát.
Đặc biệt, xuất phát từ lý do cuối cùng này, một đảng non trẻ sẽ phải lo liệu việc tự đại diện cho sự tồn tại của mình, tự bảo vệ mình cũng như đập tan sự phá hoại, khủng bố của các thế lực thù địch.
Việc bảo vệ đại hội đã được xây dựng dựa trên:
1. Sự chỉ đạo đại hội đúng đắn, mạnh mẽ mà vẫn tâm lý.
2. Đội ngũ chỉ đạo có tính tổ chức.
Nếu những đảng viên đảng Quốc xã chúng tôi thời bấy giờ tổ chức một đại hội thì chính chúng tôi sẽ chủ trì đại hội chứ không phải ai khác. Và chúng tôi đã không ngừng nhấn mạnh cái quyền đó mọi lúc, mọi nơi. Các đối thủ của chúng tôi biết rõ rằng ai là người đã khiêu khích lúc bấy giờ, ai là người nổi cơn hung hăng và chúng tôi, dù chỉ là một tá, cũng nằm trong số nửa nghìn người ấy! Trong những đại hội thời bấy giờ, đặc biệt là những đại hội tổ chức bên ngoài München, cứ mười lăm, mười sáu đảng viên đảng Quốc xã lại phải đương đầu với năm, sáu, bảy thậm chí tám trăm người đối địch. Giá như chúng tôi vẫn không chịu đựng bất kỳ sự khiêu khích nào, còn những vị khách tới dự đại hội của chúng tôi thì biết rõ rằng, chúng tôi thà bị đánh chết còn hơn là chịu đầu hàng. Đã hơn một lần, chỉ một nhóm ít ỏi các đồng chí trong đảng đã dũng cảm đánh bại thế lực áp đảo đang gào rú và đập phá của đảng Cộng sản.

Ảnh phác họa Munchen 1925.
Chắc chắn trong những tình huống như thế, mười lăm hay hai mươi người chúng tôi cuối cùng cũng sẽ bị đàn áp. Nhưng những kẻ khác biết rằng, trước đấy, trong số chúng, ít nhất cũng phải gấp đôi, gấp ba con số kia sẽ bị đánh vỡ đầu và chúng lại không thích mạo hiểm như vậy.
Chúng tôi đã thử học hỏi kỹ thuật tổ chức đại hội của giai cấp tư sản cũng như của những tên Mác-xít và đã thực sự học được điều đó.
Những tên Mác-xít luôn luôn dùng kỳ luật thép để tư tưởng phá hoại đại hội của chúng ít nhất xuất phát từ phía giai cấp tư sản không thể hình thành. Và những tên đảng viên đảng Cộng sản ngày càng chú trọng vào những mưu đồ như vậy. Dần dần, chúng không những nổi tiếng với một trình độ điêu luyện về lĩnh vực này, mà cuối cùng còn đi xa hơn, trong những lĩnh vực to tát của đất nước, để mô tả một đại hội phi Mác-xít chính là sự khiêu khích của giai cấp vô sản, đặc biệt sau đó, những kè giật dây sẽ đánh hơi thấy rằng, trong đại hội, tội lỗi của bọn chúng có thể bị nêu ra để sự xảo trá, đê hèn từ những hành động lừa đảo, dối trá nhân dân của chúng bị phơi bày.
Thế nên, ngay khi một đại hội như thế được bố cáo, toàn giới báo chí của đảng Cộng sản sẽ gào lên một cách giận dữ, trong đó, những kẻ về nguyên tắc bị coi là xem thường pháp luật này lại chẳng hiếm khi đòi gặp chính quyền với sự thình cầu khẩn khoản đến độ như đe dọa rằng họ phải cản trở lập tức sự “khiêu khích của giai cấp vô sản” hay “cơn thịnh nộ”.
Tùy theo tầm vóc của những công chức nhà nước non nớt mà bọn Cộng sản sẽ chọn lựa ngôn ngữ phù hợp để đạt được những gì chúng muốn. Nhưng trong trường hợp ngoại lệ, nếu không phải một tay công chức bù nhìn mà có một công chức Đức chân chính từ chối cái đòi hỏi quá đáng, vô sỉ của chúng, thì sẽ lại có một yêu cầu khác rất phổ biến, đó là không chấp nhận một sự “khiêu khích của giai cấp vô sản” như thế, và sẽ đòi được tập hợp lại thành đám đông trong đại hội vào một ngày cố định, để kết thúc cuộc chơi của những kẻ tư sản, với sự trợ giúp của những bàn tay vô sản chai sạn.
Giờ thì người ta sẽ phải chứng kiến một đại hội tư sản như thế, sẽ phải nhìn chúng điều hành đại hội trong sự đau khổ, than vãn và giận dữ. Và thường thì sau những sự đe dọa như thế, một đại hội sẽ bị hủy bỏ ngay. Nhưng người ta luôn sợ hãi đến nỗi, thỉnh thoảng thay vì đến lúc tám giờ thì tám giờ bốn lăm hoặc chín giờ người ta mới đến đế khai mạc. Ông Chủ tịch sau đó phải nỗ lực, thông qua hai mươi chín lời thăm hỏi, chúc mừng, bày tò tới tất cả các “quý ông của phe đối lập” đang hiện diện rằng mình cùng những người còn lại có mặt tại đây rất vui mừng và phấn khởi sâu sắc (đúng là một sự nói dối trơn tru!) về sự viếng thăm của những người còn chưa đứng vững trên đất của mình, bởi chỉ vì qua những cuộc thào luận chung (những cuộc thảo luận mà ngay từ đầu ông ta đã trịnh trọng hứa hẹn), có thể những quan điểm được đặt gần nhau hơn, sự thấu hiểu chung có thể được thức tình và một chiếc cầu nối có thể được xây nên. Ở đó, ông Chủ tịch vẫn bảo đảm rằng không lý nào ý định của đại hội lại là quyến rũ mọi người xa rời chính những quan điểm của họ từ trước tới nay. Chắc chắn là không rồi! Mỗi người đều nên sung sướng với phong cách của riêng mình và ông ta khẩn nài mọi người để cho những người diễn thuyết được bày tỏ những bình luận, dẫn giải của mình cho đến hết, chắc chán là sẽ không mất quá nhiều thời gian đâu và đưa ra một màn kịch đáng xấu hổ về sự xung đột nội bộ giữa các anh em Đức cho cả thế giới, chứ không riêng gì những người có mặt trong đại hội thấy, ôi thật là…
Tuy nhiên, dân tộc anh em từ cánh tả gần như không hiểu gì về điều này, mà ngay khi người diễn thuyết bắt đầu, dưới sự lăng mạ thô thiển nhất, anh ta đã phải cuốn gói và người ta chẳng hiếm khi có cái ấn tượng như thể anh ta còn cảm ơn số phận về sự rút ngân cái thể thức khổ sở kia một cách nhanh chóng. Trong sự la ó huyên náo, những kẻ “đấu bò” ở những đại hội của giai cấp tư sản như thế đã phải rời “đấu trường”, nếu họ không lao xuống những bậc cầu thang với những cái đầu méo mó, điều mà cũng khá thường xuyên xảy ra.
Nhưng đối với những người Mác-xít thì đó lại là điều khá mới mẻ, khi chúng tôi, những người theo chủ nghĩa Quốc xã mở những đại hội đầu tiên của mình và đặc biệt là với cách mà chúng tôi đã làm. Họ bước vào với niềm tin có thể lặp lại một trò chơi nhỏ mà họ đã thường chơi ở chỗ chúng tôi. “Ngày hôm nay chúng ta sẽ kết thúc mọi chuyện ở đây!” Có tên đã không hét lại câu nói đó cho kẻ khác nghe khi bước vào đại hội của chúng tôi, để nhanh chóng ngồi xuống ngay trước cửa ra vào phòng họp trước khi gào tiếp cắt ngang lần thứ hai.
Trước tiên, sự chỉ đạo đại hội của chúng tôi không giống như ở các tổ chức khác. Chúng tôi không cầu xin sự nhân từ đối với bài phát biểu của mình, ngay từ đầu cũng không cam đoan với ai về một cuộc thảo luận bất tận mà khẳng định dứt khoát rằng chúng tôi chính là những người chủ trì đại hội, rằng vì thế mà chúng tôi có quyền của chủ nhà và nếu ai dám ngắt lời thì sẽ bị tống ngay ra ngoài từ chính nơi anh ta đã bước vào một cách không thương tiếc, rằng chúng tôi từ chối chịu trách nhiệm đối với một anh chàng như vậy; nếu thời gian còn thời gian thích hợp, thì chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc thảo luận, nếu không thì thôi và vị chủ trì đại hội tên là gì đó sẽ là người được quyền nói. Ngay điều đó đã khiến họ kinh ngạc.
Thứ hai, chúng tôi luôn đảm bảo một sự bảo vệ phòng họp có tính tổ chức chặt chẽ. Ở những đảng phái của giai cấp tư sản thì việc bảo vệ phòng họp như thế này hay đúng hơn là công tác tổ chức phục vụ giữ trật tự đại hội thường do những người xét về tuổi tác được phép đòi hỏi uy quyền và sự tôn trọng làm. Bởi đám đông quần chúng Mác-xít bị xúi giục tuyệt đối không quan tâm đến tuổi tác, uy quyền và sự tôn trọng nên sự tồn tại của việc bảo vệ phòng họp của giai cấp tư sản này gần như là bị vô hiệu.
Tôi đã tạo ra một tổ chức bảo vệ phòng họp ngay từ khi hoạt động đại hội lớn của chúng tôi bắt đầu, như một ban công tác phục vụ bảo vệ trật tự, về cơ bản là bao gồm những thanh niên trẻ. Một phần là những người bạn, người đồng chí mà tôi quen khi làm nghĩa vụ quân sự, những người khác là những đảng viên trẻ tuổi mà ngay từ đầu đã được hướng dần và đào tạo rằng bọn khủng bố chỉ có thể bị phá tan bởi chính bọn khủng bố, rằng trên trái đất này những người dũng cảm và quả quyết vân luôn có được thành công cho riêng mình, rằng chúng tôi đấu tranh cho một tư tưởng vĩ đại và cao thượng, một tư tưởng rất xứng đáng được che chở và bảo vệ cho đến giọt máu cuối cùng. Họ đã thấm nhuần học thuyết rằng nếu một lần lý trí giữ im lặng và vũ lực là quyết định cuối cùng, vũ khí phòng thủ tốt nhất nằm trong cuộc tấn công, và rằng tiếng gọi của đội quân lãnh đạo phải chỉ đường, dẫn lối, không phải là một câu lạc bộ thảo luận chuyên đề, mà là một đội quân đấu tranh quyết liệt đến cùng.
Và làm sao lớp thanh niên này lại không mong mỏi, khao khát một khẩu lệnh như thế?!
Thế hệ dành cho chiến dịch này đã thất vọng và chán chường đồng thời thấy ghê tởm sự đớn hèn của giai cấp tư sản như thế nào!
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét