Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (22)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 3.3: LÃNH ĐẠO VÀ NGHỆ THUẬT GIẢI THÍCH
Khó khăn của trường hợp đặc biệt này dẫn tôi tới việc xem xét kỹ càng hơn nữa bản chất vấn đề, điều vốn đã xuất hiện từ thời trẻ.
Điều đầu tiên mà cũng là điều gây cho tôi nhiều suy nghĩ nhất là sự thiếu hụt rõ ràng bất cứ trách nhiệm nào của một cá nhân.
Nghị viện đi đến một nghị định nào đó mà dù cho nó có thể dẫn đến nguy hại thế nào chăng nữa – không ai chịu trách nhiệm cho việc đó, chẳng có ai phải báo cáo về nó cả.
Bởi lẽ đó là nhận trách nhiệm ư, khi mà sau một vụ đổ vỡ như vậy thì chính phủ mắc lỗi từ chức? Hay liên minh thay đổi, thậm chí giải tán nghị viện?
Liệu bao giờ có thế hoàn toàn quy trách nhiệm cho một đa số người đang lung lay chăng?
Phải chăng mỗi ý nghĩ về trách nhiệm phải gắn cho một cá nhân?

Adolf Hitler.
Nhưng liệu trên thực tế, người ta có thể quy trách nhiệm cho cá nhân lãnh đạo một chính phủ về những hành động mà bước hình thành và việc thực thi hoàn toàn đặt vào tài khoản ý chí và xu hướng của nhiều người?
Hoặc: Phải chăng đó là nhiệm vụ của vị lãnh đạo nhà nước, thay vì chỉ đẻ ra ý tưởng sáng tạo hay những kế hoạch, lại chỉ chú trọng vào nghệ thuật giải thích, để cho một đàn cừu với những cái đầu bã đậu hiểu được tính thiên tài các bản phác thảo của ông ta, và sau đó nài nỉ xin sự đồng tình dễ dãi của họ?
Liệu đó có phải là tiêu chuẩn cho vị lãnh đạo nhà nước, là ông ta có nghệ thuật thuyết phục ngang bằng nghệ thuật của sự khôn ngoan lãnh đạo nhà nước trong việc đề ra những hướng lớn hay những quyết định?
Mục lục
 [ẩn]
Liệu đã chứng minh được sự thiếu năng lực của một lãnh tụ qua sự kiện ông ta không thành công với việc thuyết phục đa số một đám người, được ghép lại nhờ những sự ngẫu nhiên nhiều hay ít sạch sẽ hơn, để họ theo một ý tưởng nhất định?
Liệu mỗi hành động thiên tài ở thế giới này có phải là sự phản kháng rõ rệt của thiên tài đó chống lại tính trơ ỳ của đám đông?
Nhưng vị lãnh đạo nhà nước phải làm gì khi ông ta không thành công với việc nịnh hót để giành được sự ủng hộ của đám đông này cho những kế hoạch của mình?
Hay ông ta phải mua chúng?
Hay ông ta, do sự ngu dốt của đồng bào mình, phải từ bỏ việc thực thi những nhiệm vụ được coi là hệ trọng cho đất nước; rút lui, hay dẫu sao vẫn cứ nên ở lại?
Trong trường hợp này, liệu nhân cách có thật đi đến mâu thuẫn không giải quyết nổi, giữa nhận thức và nghi thức, hay nói đúng hơn là chính kiến trung thực chăng?
Ở đây đâu là biên giới cách biệt trách nhiệm của tính cộng đồng với nhiệm vụ danh dự của cá nhân?
Liệu mỗi lãnh tụ chân chính có phải tự cấm mình không được bằng cách này hạ cấp xuống thành kẻ chợ đen chính trị chăng?
Ngược lại, phải chăng mỗi kẻ chợ đen không được phép cảm thấy thời cơ đến để “làm” chính trị do chẳng bao giờ anh ta phải nhận trách nhiệm cuối cùng, mà đó là cái không ai nhận thức được?
Liệu nguyên tắc đa số nghị viện của chúng ta có nhất thiết dẫn tới việc chủ tâm phá hủy cái ý tưởng lãnh tụ chăng?
Hay người ta tin rằng, tiến bộ trên thế giới này xuất phát từ não bộ số đông chứ không phải từ khối óc cá nhân?
Hay người ta tưởng rằng, có thể bỏ qua điều kiện này của văn minh nhân loại cho tương lai chăng?
Phải chăng trái lại, ngày nay cần điều đó hơn bao giờ hết?
Bằng cách để cho nguyên tắc nghị viện là đa số quyết định phủ nhận uy tín cá nhân, và thay vào đó là con số của cái đám nào đó, nguyên tắc này phạm tội chống lại ý tưởng cơ bản của tự nhiên về giới quý tộc, tuy nhiên ở đây quan điểm về giới quý tộc không nhất thiết bằng bất cứ cách nào thể hiện sự suy đồi hiện nay của tầng lớp mười ngàn (người, ND) ở trên.
Cái cơ quan quyền uy nghị viện dân chủ hiện đại này gây bao nhiêu hoang tàn, thì dĩ nhiên bạn đọc của những tờ báo Do Thái khó hình dung, chừng nào anh ta còn chưa suy nghĩ tự lập và chưa học được cách kiểm chứng. Trước hết nó là nguyên cớ cho việc toàn bộ đời sống chính trị bị tràn ngập bởi các hiện tượng thấp kém nhất của thời hiện tại.
Chừng nào mà lãnh tụ còn lùi bước trước hành động chính trị, chủ yếu nó không thể bao gồm năng lực và công việc sáng tạo, mà phần lớn trong việc buôn bán và mặc cả để giành sự ưu ái của đa số, thì chừng đó chính hành động này lại tương ứng với tư tướng tiểu nhân và từ đó cũng kéo theo nó.
Ngày nay một tên hoạn lợn như vậy càng có tư duy và năng lực của gã lùn hơn, nhìn nhận của chính hắn về sự thảm hại thể hiện thật của hắn càng đi vào ý thức rõ rệt hơn, thì hắn càng ca ngợi cái hệ thống chẳng hề đòi hỏi ở hắn sức lực và thiên tài của một vị khổng lồ, mà trái lại hẳn càng bằng lòng hơn với tính láu cá của anh trưởng thôn, thậm chí thích thấy một loại thông thái như vậy hơn một viên đá quý. Khi đó một kẻ ngây ngô như vậy chẳng bao giờ phải dày vò bởi trách nhiệm về hành động của mình. Về cơ bản hắn đã rũ bỏ trách nhiệm này, bởi lẽ hắn biết rất rõ, dù kết quả của việc làm cẩu thả “lãnh đạo nhà nước” của hắn có ra sao đi nữa thì kết cục của hắn vẫn đã được ghi trên số tử vi: một ngày kia hắn sẽ nhường chỗ cho một nhà tư tưởng cũng lớn hệt như vậy. Bởi lẽ đây cũng là một đặc trưng cho một sự suy vong như thế, khi số lượng các nhà lãnh đạo nhà nước tăng theo cùng tỷ lệ với sự hụt giảm của cá nhân (lãnh đạo, ND). Nhưng cá nhân phải càng ngày càng ít theo sự gia tăng sự phụ thuộc vào đa số trong nghị viện, bởi lẽ các nhà tư tưởng lớn sẽ từ chối làm tên mật thám cho những kẻ vô tích sự đần độn và khoác lác, hệt như ngược lại các đại diện cho đa số, nghĩa là cho sự ngu dốt, ghét cay ghét đáng hơn nữa bộ óc vượt trội.

Adolf Hitler là một nhà lãnh đạo nhưng ông vẫn thành lập một kết nối với hàng triệu người dân Đức rất thân thiện.
Đó luôn là một cảm giác khuây khoả cho một cuộc họp hội đồng lãnh đạo thành phố Schilda (thành phố đông Đức nổi tiếng với các trò tinh nghịch Schildbürger, ND), biết rằng đang có một lãnh tụ đứng đầu, mà sự thông thái của vị này chỉ tương đương với mức của những người hiện diện: mỗi người vẫn đều có niềm vui sướng đôi lúc cũng có thể nhét tư tưởng của mình vào được. Nhưng trước hết là: khi lúc này Hinze đã có thể là ông chủ, tại sao Peter lúc khác lại không?
Thế nhưng sâu xa nhất thì phát minh dân chủ này lại ứng với tính chất, mà gần đây đã lớn lên thành một nỗi nhục thật sự – chính là sự hèn nhát của phần lớn cái gọi là “giới lãnh đạo” của chúng ta. Hạnh phúc xiết bao, nếu như trong mọi quyết định thật sự có thể dấu mình dưới váy của cái gọi là đa số!
Ta chỉ cần một lần ngắm một kẻ cắp chính trị như vậy, khi hẳn ở mỗi công việc phải tiến hành, lại đi ăn xin sự chấp thuận của đa số, để qua đó bảo đảm được số đồng môn ti tiện cần thiết và như vậy bất cứ lúc nào cũng rũ bỏ được trách nhiệm. Nhưng đó cũng lại là nguyên nhân chính sao cho một loại hành động chính trị như vậy bị một người, có nội tâm đứng đắn và dũng cảm, ghê tởm và căm thù đến thế; trong khi ngược lại, nó thu hút tất cả các nhân cách khốn nạn. Và những ai không muốn cá nhân mình đứng ra chịu trách nhiệm cho hành động của mình, mà đi tìm cái ô che, đều là kẻ đê tiện hèn nhát. Nhưng một khi những người lãnh đạo một quốc gia lại chỉ gồm những kẻ đáng thương như vậy, thì chỉ một thời gian ngắn sau, điều đó sẽ bị trả giá nặng nề. Sau đó người ta sẽ chẳng còn có gan quyết tâm đi đến một hành động nào nữa – sẽ dễ dàng chấp nhận ngay cả sự phỉ báng dù nhục nhã nhất, thay vì cố đứng lên đi đến một quyết định, vì chẳng còn ai nữa tự nguyện sẵn sàng đưa cá nhân với cái đâu mình ra cho một quyết định nhẫn tâm.
Bởi lẽ có một điều mà không ai được phép quên: Ngay ở đây, đa số cũng chẳng bao giờ thay thế được con người. Nó không chỉ luôn luôn là đại diện cho sự ngu dốt, mà cả sự hèn hạ. Và hệt như trăm cái đầu bã đậu chẳng thể cho một cái đầu thông thái, thì từ trăm kẻ hèn nhát cũng chẳng thể đi đến quyết định anh hùng.
Nhưng nếu cá nhân lãnh tụ càng dễ nhận trách nhiệm, thì số những người ngay ở quy mô dù tội nghiệp nhất vẫn cảm thấy mình được bổ nhiệm đóng góp sức lực bất tử của mình cho đất nước. Thực vậy, họ sẽ chẳng khác được để cuối cùng cũng đến lượt đứng trong hàng và đếm số người đứng chờ trước mình với sự nuối tiếc vô cùng, và tính trước được giờ mà theo cách đánh giá con người, đưa họ ra tàu. Bởi vậy họ kỳ vọng vào mỗi sự thay đổi về vị trí trước họ, và cám ơn mỗi vụ bê bối làm cho hàng của họ đỡ dài. Nhưng nếu có ai đó không chịu nhường vị trí đã lấy, họ có cảm giác gần như phá hoại một hiệp định thần thánh vê tình đoàn kết chung. Rồi họ sẽ bức bối và không chịu yên chừng nào kẻ không biết ngượng, cuối cùng cũng bị đánh đổ, hiến cái chỗ đang còn nóng hổi đó cho cộng đồng. Hẳn chẳng nhanh chóng lấy lại được cái vị trí đó. Bởi lẽ khi một trong những kẻ súc sinh này bị buộc phải bỏ chức vụ của mình, thì y lại phải cố gắng len vào cái hàng chung của những người đứng đợi, nếu như không bị tiếng la hét, chửi rủa của những kẻ khác ngăn lại.
Hệ quả của tất cả những cái đó là sự thay đổi nhanh một cách đáng sợ ở những vị trí và chức vụ quan trọng nhất của một thể chế nhà nước như vậy, một kết quả mà trong bất cứ trường hợp nào cũng là bất lợi, nếu không muốn nói, thậm chí đôi khi là tai hoạ. Bởi lẽ giờ thì không phải chỉ kẻ ngu đần và bất tài trong phẩm cách trở thành nạn nhân, mà hơn thế là cả lãnh tụ thật sự, nếu như số phận còn đưa được một người như vậy vào vị trí đó. Chỉ cần một khi nhận ra điều này, ngay lập tức hình thành một mặt trận nhất trí nhằm phòng thủ, đặc biệt khi một cái đầu như vậy lại không xuất phát từ chính hàng ngũ mình, mà vẫn dám len lỏi vào cái xã hội thanh cao này. Về nguyên tắc, lẽ ra người ta chỉ muốn là người trong nhà với nhau thôi và ghét ở tư cách kẻ thù với bất cứ cái đầu nào mà có thể đạt tới điểm một trong cái nhóm toàn số không. Và theo hướng này thì bản năng nhạy bén hơn, dù cho về tất cả các mặt khác thì nó có yếu chăng nữa.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét