Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (74)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 2: Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia
CHƯƠNG 10: CHỦ NGHĨA LIÊN BANG CHỈ LÀ GIẢ TẠO
Mùa đông năm 1919, cả mùa xuân cùng mùa hè năm 1920, đảng non trẻ của chúng tôi đã buộc phải đưa ra quan điểm về một vấn đề đã trở nên có tầm quan trọng vô cùng to lớn từ ngay trong cuộc chiến.
Ở Tập một, tôi đã chỉ ra trong những mô tả ngắn gọn những dấu hiệu nhận biết đã trở nên quá rõ ràng đối với bản thân tôi bằng cách thức tuyên truyền đặc biệt về nguy cơ sụp đổ của Đức mà cả người Anh cũng như người Pháp đã tiến hành nhằm xé toạc vết rạn nứt giữa miền Bắc và miền Nam. Mùa xuân năm 1915, những tờ rơi đầu tiên tuyên truyền có tính hệ thống chống lại người Phổ như những người chịu trách nhiệm duy nhất về cuộc chiến tranh đã xuất hiện.

Adolf Hitler.
Cho tới năm 1916, hệ thống này đã đạt tới một sự phát triển hoàn thiện, tinh vi đến xảo trá. Và ngay sau một thời gian ngắn, sự xúi giục dân Nam Đức chống lại dân Bắc Đức, được tính toán dựa trên những bản năng hẹp hòi, ti tiện nhất, bắt đầu đơm hoa kết trái. Đó là sự chỉ trích mà người ta phải đưa ra để chống lại những vị trí có thẩm quyền lúc bấy giờ, trong Chính phủ cũng như trong Bộ tư lệnh quân đội – hay đúng hơn là trong các sở chỉ huy của vùng Bayern – sự chỉ trích mà những cơ quan này sẽ không thể giũ sạch được, vì trong sự mù quáng và xao lãng nhiệm vụ của mình, họ đã không can thiệp với sự quyết tâm cần thiết để chống lại điều đó. Đúng như vậy, người ta đã không hành động gì! Ngược lại, ở những vị trí khác nhau, nhìn có vẻ như người ta còn không hề cảm thấy khó chịu hay miễn cưỡng gì và có lẽ lại còn đủ hẹp hòi, thiển cận mà tin rằng, thông qua một hình thức tuyên truyền như thế, sẽ không chỉ chặn đứng con đường phát triển hướng tới sự thống nhất của dân tộc Đức mà còn tự động cản trở việc tăng cường lực lượng liên bang. Gần như chưa bao giờ trong lịch sử, một sự cố tình chểnh mảng lại mang đến những hậu quả khủng khiếp như thế. Sự yếu đuối mà người ta gán cho dân Phổ đã đụng đến toàn nước Đức. Và hậu quả của nó là việc thúc đẩy sự sụp đổ mà có lẽ không chỉ phá hủy chính nước Đức mà trước hết còn phá hủy những quốc gia riêng lẻ.
Trong thành phố, nơi sự thù ghét bị kích động một cách giả tạo đối với người Phố đang bùng lên mạnh mẽ nhất thì cuộc cách mạng được coi là đầu tiên chống đối triều đình được kế thừa từ triều đại trước lại nổ ra.
Mục lục
 [ẩn]
Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu tin rằng, sự sản sinh ra bầu không khí chống Phổ này chỉ được coi là việc tuyên truyền chiến tranh thù địch và những lý do bào chữa cho cái dân tộc đang bị bao trùm bởi bầu không khí đó lại không hề tồn tại. Cái cách tổ chức nền kinh tế chiến tranh không thể tin nổi của chúng tôi đã giám hộ và – cướp bóc toàn bộ lãnh thổ của Đế chế Đức trong sự tập trung hóa gần như điên rồ, là một trong những nguyên nhân chính của sự xuất hiện tư tưởng chống Phổ kia. Bởi đối với một người dân tầm thường bé nhỏ thì các tập đoàn quân sự đã có trụ sở chính tại Berlin được đồng nhất với Berlin và Berlin thì lại đồng nghĩa với người Phổ. Hầu như không một cá nhân nào thời bấy giờ nhận thức được rằng, những kẻ tổ chức ra cái viện ăn cướp này, được biết đến là các tập đoàn quân sự, không phải là người Berlin hay người Phổ, lại càng không phải là người Đức. Anh ta chỉ nhìn thấy được cái lỗi lầm rành rành trước mắt cũng như những sự xâm phạm kéo dài của cái cơ sở đáng ghét này tại thủ đô và dĩ nhiên, sau đó là trút toàn bộ sự căm ghét của mình sang thủ đô đồng thời lên đầu người Phổ, hơn thế, không có một phía nhất định nào có hành động phản đối lại điều đó, mà thậm chí lối hiểu đấy còn âm thầm được chào đón một cách tươi cười.
Tên Do Thái quá khôn ngoan để ngay lúc đó có thể hiểu được rằng, chiến dịch cướp bóc bi ổi mà hắn tổ chức ra để chống lại người Đức dưới lớp vỏ bọc là những tập đoàn quân sự sẽ có thể đánh thức sự chống đối và rõ ràng là phải như vậy. Chừng nào sự chống đối chưa chặn họng tên Do Thái thì chừng đó hắn chưa cần phải khiếp sợ nó. Nhưng để cản trở một sự bùng nổ của đông đảo quần chúng đã bị khiến cho tuyệt vọng và căm phẫn theo hướng đó thì có lẽ là chẳng có phương thuốc cứu chữa nào tốt hơn ngoài việc để cho cơn giận của họ bừng phát theo cách khác rồi theo hướng đó mà tận dụng nó.
Nếu như dân Bayern chống lại người Phổ và người Phổ chống lại dân Bayern càng nhiều thì càng tốt! Cuộc chiến nóng bỏng nhất của cả hai phía lại có ý nghĩa là một nền hòa bình được bảo đảm nhất đối với bọn Do Thái. Bằng cách đó, sự chú ý chung đã hoàn toàn bị đánh lạc hướng bởi lũ sâu mọt quốc tế phá hoại dân tộc mà có vẻ như người ta đã quên mất chúng. Và nếu nguy cơ dường như đang hiện ra, đó là, những người chín chắn và thấu đáo cũng có mặt vô số tại Bayern lại nhắc nhở mọi người phải sáng suốt, có suy nghĩ, thận trọng và kín đáo, cũng như qua đó, một cuộc chiến ác liệt có khả năng sẽ được hạ nhiệt, thì bọn Do Thái ở Berlin chỉ cần trình diễn một màn khiêu khích mới rồi sau đó cứ việc chờ đợi kết quả. Ngay tức khắc, tất cả những kẻ hưởng lợi từ sự tranh cãi, hằn thù giữa miền Bắc và miền Nam nước Đức sẽ lao vào mọi tình huống như thế và cứ phồng mồm mà thổi cho đến khi sức nóng của cơn thịnh nộ lại bùng lên thành ngọn lửa mãnh liệt.
Việc tên Do Thái đã khiến cho những con người xuất thân gốc Đức phải thường xuyên bận rộn và đánh lạc hướng họ thời bấy giờ, để trong lúc đó, có thể cướp bóc họ một cách triệt để hơn, quả là một trò tình vi và tài tình của bọn Do Thái.
Sau đó cuộc cách mạng nổ ra.
Cho tới năm 1918, hay chính xác hơn là cho tới tháng mười một năm đó, khi mà một người dân tầm thường, đặc biệt là một anh tiểu tư sản và công nhân ít học vẫn chưa thể nhìn nhận đúng đắn được diễn biến cũng như những hậu quả không thể tránh khỏi của cuộc chiến giữa những bộ tộc Đức với nhau, mà trước tiên là ở Bayern, thì đáng lẽ chí ít, cái bộ phận tự xưng là “quốc gia” cũng phải nhận ra được nó trong cái ngày nổ ra cuộc cách mạng mới phải. Bởi ngay khi cuộc chiến vừa thành công thì tại Bayern, cả nhà lãnh đạo và người tổ chức cuộc cách mạng cũng đã trở thành đại diện bảo vệ cho những lợi ích của người dân Bayern. Tên Do Thái quốc tế Kurt Eisner bắt đầu khơi mào cho người Bayern chống người Phổ. Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, chính tên phương Đông này, kẻ đã không ngừng lang thang nay đây mai đó trên toàn nước Đức với tư cách một tên phóng viên báo chí thấp hèn, rất có thể là người cuối cùng thích hợp để bảo đảm cho lợi ích của người Bayern và có thể Bayern lại là điều thờ ơ nhất đối với chính hắn, sự thờ ơ luôn tồn tại trên thế gian của Chúa.

Kurt Eisner.
Bằng cách chĩa mũi nhọn của cuộc cách mạng nổi dậy tại Bayern một cách hoàn toàn có chủ tâm chống lại phần còn lại của Đế chế, Kurt Eisner hoàn toàn không hành động gì từ phía góc độ của Bayern, mà chỉ với tư cách là người được ủy quyền của bọn Do Thái. Hắn đã lợi dụng những bản năng và sự thù ghét có sẵn của người dân Bayern để giúp hắn có thể phá hoại nước Đức của chính họ một cách dễ dàng hơn. Đế chế đổ nát sẽ nhanh chóng trở thành con mồi cho bọn Bônsêvích vờn giỡn.
Ngay cả sau cái chết của Kurt Eisner, cái mưu đồ mà hẳn áp dụng vẫn tiếp tục được thực hiện. Chủ nghĩa Mác-xít đã trút xuống những quốc gia riêng lẻ cùng những kẻ thống trị tại Đức những lời nhạo báng, khinh miệt nhất, giờ đây xuất hiện với tư cách một “đảng độc lập” và đột nhiên khẩn khoản kêu gọi những cảm xúc và bản năng đã cắm sâu gốc rễ vào các triều đại và những quốc gia riêng lẻ.
Cuộc chiến của nền Cộng hòa nghị viện chống lại quân giải phóng đang kề cận là mục tiêu hàng đầu được tuyên truyền đẩy lên với tư cách là “cuộc chiến của những công nhân Bayern chống lại quân đội Phổ”. Chỉ qua đó, người ta cũng có thể hiểu được rằng vì sao tại Munchen, khác hẳn với những lãnh thổ khác của Đức, sự đàn áp nền Cộng hòa nghị viện đã không khai sáng được đông đảo quần chúng mà hơn thể, còn dẫn tới một sự chua chát, gay gắt và hằn thù lớn hơn đối với người Phổ.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét