Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (61)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 2: Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia
CHƯƠNG 7.3: HITLER VẼ HÌNH DÁNG LÁ CỜ THẾ NÀO?
Bản thân tôi luôn luôn ủng hộ những màu sắc cổ, không chỉ vì chúng là điều thiêng liêng nhất mà tôi biết đối với một người lính như tôi, mà còn vì chúng có sự tác động về mặt thẩm mỹ hợp với cảm xúc của tôi hơn cả. Tôi đã phải từ chối không có ngoại lệ vô vàn các bản phác thảo mà các giới trong phong trào non trẻ lùi tới, và phần lớn đều đã vẽ hình chữ thập ngoặc lên lá cờ trước kia. Bản thân tôi, với tư cách là người lãnh đạo, không muốn tự công khai ngay bản phác họa riêng của mình, vì biết đâu sẽ có một người khác mang đến một bản phác thào tốt như thế hoặc có thể còn tốt hơn thế thì sao. Sự thật thì cũng có một nha sĩ từ Starnberg đã chuyển đến một bản phác thảo không tồi chút nào, mà bản phác thảo đó lại tương đối gần với ý tưởng của tôi, chỉ có một vấn đề, đó là hình chữ thập ngoặc với hai lưỡi liềm cong lại được vẽ trong một ô vuông màu trắng.

Adolf Hitler.
Trong lúc chờ đợi, tôi đã tự vẽ ra hình dáng cuối cùng của lá cờ, sau không biết bao nhiêu lần thử; một lá cờ từ một chiếc khăn nền đỏ với một mảng tròn trắng và ở giữa là hình chữ thập ngoặc màu đen. Sau nhiều lần thử, tôi đã tìm ra một mối quan hệ rõ ràng giữa kích cỡ của lá cờ và kích cỡ của hình tròn trắng cũng như hình dáng và điểm mạnh của hình chữ thập ngoặc. Và nó được giữ nguyên như thế.
Với cùng ý tưởng đó, những đôi băng tay được yêu cầu ngay đối với các đội quân giữ gìn trật tự, một chiếc sẽ là màu đỏ, trên đó cũng có hình tròn màu trắng với chữ thập ngoặc màu đen.
Mục lục
 [ẩn]
Cả huy hiệu của Đảng cũng được thiết kế theo hướng giống nhau: một hình tròn màu trắng trên nền đỏ và ở giữa là dấu thập ngoặc màu đen. Một người thợ kim hoàn ở München, anh Gahr đã mang tới bàn thiết kế đầu tiên có thể ứng dụng được và nó cũng là bản được giữ lại sau này.
Vào giữa mùa hè năm 1920, lá cờ mới lần đâu tiên được ra mắt công chúng. Nó vô cùng phù hợp với phong trào trẻ của chúng tôi. Lá cờ cũng trẻ và mới như phong trào của nó vậy. Không một ai nhìn thấy lá cờ này trước đấy; nó đã tạo nên sức tác động giống như một ngọn lửa đang bừng cháy thời bấy giờ. Bản thân chúng tôi đã cảm nhận thấy sự vui sướng như trẻ thơ khi một cô đảng viên trung thành đã triển khai bản phác thảo và chuyển lá cờ đến trong lần đầu tiên. Chỉ ngay vài tháng sau, chúng tôi đã có ở München sáu người xin làm thành viên đội quân phục vụ và đội quân mỗi lúc một đông thêm này đang ngày càng góp phần vào việc quảng bá biểu tượng của phong trào.
Đây đúng là một biểu tượng thực sự! Không chỉ qua những màu sác được tất cả chúng tôi yêu thích, những màu sắc đã từng giành lấy danh dự cho dân tộc Đức, đã chứng thực nổi sợ của chúng tôi trước quá khứ, chúng còn là hiện thân hoàn hào nhất cho mong muốn và khát vọng mà phong trào của chúng tôi vươn tới.
Với tư cách là những đảng viên Quốc xã, chúng tôi đã nhìn thấy chương trình hành động của mình trong lá cờ này. Chúng tôi thấy được trong màu đỏ tư tưởng xã hội chủ nghĩa của phong trào, ở màu trắng là tư tưởng quốc xã và trong hình chữ thập ngoặc là nhiệm vụ của cuộc đấu tranh giành thắng lợi của những người Arier gốc Đức, đồng thời là chiến thắng của tư tưởng lao động sáng tạo và xây dựng, những người đã và sẽ muôn đời chống đối dân Do Thái.
Hai năm sau, khi từ đội quân phục vụ ban đau, hàng ngàn người đã tạo nên một đội quân chiến đấu và tuyên truyền đông đảo, thì có vẻ như đã tới lúc cần có thêm một biểu tượng thật đặc biệt cho thắng lợi của tổ chức vũ trang thuộc thế giới quan non trẻ, đó là một lá cờ hiệu. Cả lá cờ này cũng do tôi phác thảo và sau đó giao cho một đảng viên già trung thành là thợ cả kim hoàn, ông Gahr, để triển khai và hoàn thiện. Từ đó, lá cờ hiệu là một phần biểu tượng và huy hiệu cho cuộc đấu tranh của chủ nghĩa Quốc xã.
Công tác đại hội mà trong năm 1920 đã không ngừng tăng lên cuối cùng cũng dẫn tới việc, cứ ít tuần là chúng tôi có khi phải tổ chức đến hai đại hội. Mọi người đã rất ngạc nhiên trước những tranh áp phích, biểu ngữ của chúng tôi, những phòng họp lớn nhất của thành phố lúc nào cũng đông kín người và hàng vạn người theo chủ nghĩa Mác-xít bị cuốn hút đã tìm thây con đường quay lại với cộng đồng của mình, để trở thành những chiến sĩ chiến đấu cho một vương quốc Đức tự do đang tới gần.

Rạp xiếc Krone.
Công chúng ở München đã biết tới chúng tôi. Người ta nói về chúng tôi, từ “đảng viên đảng Quốc xã” trở nên phổ biến, quen thuộc hơn nhiều, kèm theo ý nghĩa là một chương trình hành động. Cả những người ủng hộ, giờ cũng là những thành viên của đảng Quốc xã, bắt đầu trưởng thành không ngừng, cho đến mùa đông năm 1920-1921, chúng tôi đã có thể xuất hiện trước công chúng với tư cách là một đảng mạnh.
Lúc bây giờ, ngoài những đảng Mác-xít ra, không có đảng nào, trước hết là không có đảng quốc gia nào có thể đưa ra những đại hội quần chúng như chúng tôi. Phòng họp tại tâng hầm Kindl- Keller ở München chứa năm ngàn người đã hơn một lần đông đến nghẹt thở và chỉ có một nơi hội họp duy nhất mà chúng tôi vẫn chưa dám tới gần, đó là Rạp xiếc Krone.
Cuối tháng một năm 1921 lại xuất hiện một nỗi lo lớn đối với nước Đức. Hiệp định Paris dưới hình thức của nền độc tài London cần phải thực hiện, trong đó, nước Đức đã cam kết trả một khoản tiền điên rồ hàng trăm tỷ đồng vàng.
Một Hiệp hội lao động xuất hiện từ lâu tại München được gọi là Hiệp hội dân tộc muốn nhân dịp này mời chúng tôi tham dự một cuộc biểu tình phản đối chung có qui mô lớn hơn. Thời gian rất gấp rút còn tôi thì vẫn lưỡng lự, cố gắng trì hoãn đế chỉ thực hiện những quyết định đã được thông qua. Thật là căng thẳng. Đầu tiên, người ta nhắc đến một đại hội tại quảng trường Quốc vương Königsplatz, nhưng lại thôi không tiến hành, vì họ sợ sẽ bị Cộng sản đánh, thế là họ lại dự kiến một cuộc biểu tình trước đại sảnh Thống soái Feldherrnhalle, nhưng họ lại vẫn không làm và cuối cùng, họ đề nghị một đại hội chung ở phòng họp Kindlkeller tại München. Thế rồi từng ngày từng ngày trôi qua, những đảng lớn đã không hề chú ý tới sự kiện đáng sợ đó và Hiệp hội lao động cuối cùng cũng không thể tự quyết định một thời điếm cố định cho đại hội mà họ định tổ chức.
Thứ ba, ngày 1 tháng 2 năm 1921, tôi yêu cầu khẩn trương có một quyết định cuối cùng. Thế là họ đã dỗ dành và thuyết phục tôi chờ tới thứ tư. Đến thứ tư, tôi khăng khăng đòi có thông tin rõ ràng rằng liệu đại hội có được tổ chức hay không và nếu có, thì vào thời gian nào? Câu trả lời vẫn lại không chắc chắn và lảng tránh, đó là, người ta “dự định” huy động Hiệp hội lao động, trong tám ngày nữa tổ chức một đại hội vào ngày thứ tư.
Điều đó đã khiến tôi mất kiên nhẫn và tôi quyết định thực hiện đại hội biểu tình một mình. Trưa thứ tư, tôi đọc cho thư ký đánh máy nội dung tấm áp phích trong vòng mười phút và đồng thời cho thuê Rạp xiếc Krone trong ngày tiếp theo, ngày thứ năm, mùng 3 tháng 2.
Lúc bấy giờ, đó là một quyết định hết sức liều lĩnh. Không chỉ vì việc có thế thu hút người tới dự đầy căn phòng khổng lồ đó hay không, mà đại hội còn có nguy cơ bị phá hoại. Đội quân bảo vệ, giữ trật tự của chúng tôi đã không đủ người để phục vụ đủ cho phòng họp quá to đó. Tôi cũng đã không mường tượng ra cụ thể về khả năng nếu bị quấy phá sẽ thế nào. Hồi đó, tôi cho là có nhiều công việc khó khăn hơn trong Rạp xiếc, chứ không phải trong một phòng họp bình thường. Nhưng hóa ra mọi chuyện đã diễn ra ngược lại. Trong cái nhà biếu diễn xiếc khổng lồ đó, thực sự người ta lại dể dàng đè bẹp đội quân phá hoại hơn là trong một phòng họp chật chội, chen chúc nhau.
Có một điều chắc chắn là: Mỗi một sự thất bại có thể tác động tới chúng tôi trong một khoảng thời gian rất lâu. Bởi chỉ cần một sự phá hoại thành công là vinh quang bấy lâu nay chúng tôi gây dựng sẽ đổ vỡ hết và điều đó sẽ khích lệ các phe đối địch của chúng tôi tiếp tục cố gắng giành lẩy thằng lợi về mình. Rồi nó có thể dẫn đến sự phá hoại những đại hội tiếp theo của chúng tôi, đó là điều mà mãi sau nhiều tháng trời và sau những cuộc đấu tranh gian khố nhất, chúng tôi mới có thể vượt qua.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét