Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (31)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 4: MUNICH
Đầu năm 1912, cuối cùng thì tôi cũng đến Munich.
Tôi biết về thành phố kỹ đến mức cứ tưởng như mình đã ở đây từ nhiều năm rồi. Điều đó xuất phát từ lý do là từ thời tôi còn đi học, mỗi bước đi đều đã hướng về thủ phủ này của nền nghệ thuật Đức. Nếu ta chưa biết Munich, ta không chỉ chưa biết nước Đức. Không, là ta chưa biết trước hết nền nghệ thuật Đức, nếu ta chưa biết Munich.
Dù sao đi nữa thì thời tiền chiến này là quãng thời gian hạnh phúc và thoả mãn nhất, vượt xa mọi thời khác của cuộc đời tôi. Dẫu cho thu nhập của tôi vẫn còn rất thấp thì tôi cũng chẳng sống để được vẽ, mà chỉ vẽ để qua đó bảo đảm khả năng cho cuộc đời tôi, nói đúng hơn là, qua đó cho phép tôi được tiếp tục học. Tôi tin chắc rằng, những mục tiêu mà tôi đã tự đặt ra cho mình thì dẫu sao cũng phải đạt cho được một. Và duy chi điều đó thôi đã cho phép tôi dễ dàng và vô tư chịu đựng mọi lo toan nho nhỏ khác trong đời sống thường nhật.

Hitler in Munich.
Tuy nhiên, thêm vào đấy còn có tình yếu thầm lặng mà tôi dành cho thành phố này hơn mọi nơi tôi đã biết, hầu như ngay từ phút đầu đến đó. Một thành phố Đức! Khác biệt biết bao so với Vienna. Tôi thấy choáng váng ngay khi chỉ cần thoáng nghĩ đến cái thành Babylon đầy chủng tộc kia. Thêm nữa, thổ âm ở đây rất gần gũi với tôi, đặc biệt khi tôi tiếp xúc với người Niederbayern (người vùng Hạ Bavaria, ND) tôi luôn có thể nhớ lại thời trai trẻ của mình. Có hàng ngàn hay hơn thế những thứ mà từ thâm tâm tôi đã và dần cảm thấy yêu mến và quý trọng. Nhưng cuốn hút tôi nhiều nhất là sự hôn phối tuyệt diệu giữa sức mạnh hoang sơ với không khí nghệ thuật của nó, cái tuyến duy nhất này từ Hofbräuhaus (nhà Hofbräu, là một lâu đài bia nổi tiếng toàn cầu của Munich, từ xa xưa vốn là xưởng bia Hofbräu, nẳm ở khu phố cổ, gần Platzl, ND) đến Odeon (Quảng trường Odeon, nằm ở khu phố cổ. Mang tên này vì từ 1827 có phòng hoà nhạc Odeon do vua Ludwig I. xây ở phía nam quảng trường, ND); từ Oktoberfest (Oktoberfest là Hội bia tháng mười, cũng còn gọi theo tiếng thổ âm là d’Wiesn, một trong những lễ hội dân gian lớn nhất hành tinh, tổ chức hàng năm từ 1810. Mỗi năm đón khoảng trên sáu triệu khách và các xưởng bia Munich sản xuất loại bia với gia vị đặc biệt và lượng cồn khoảng 6-7% có tên là Wiesn Märzen dành cho lễ hội đó, ND) đến Pinakothek (bảo tàng nghệ thuật Munich gồm ba bảo tàng con: Alte Pinakothek – Pinakothek cũ trưng bày tác phẩm của các hoạ sĩ thời Trung cổ đến thế kỷ 18; Neue Pinakothek – Pinakothek mới, thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20; Pinakothek der Moderne – Pinakothek thời hiện đại, thế kỷ 20 và 21, ND) v.v… Việc tôi ngày nay gắn bó với thành phố này hơn bất cứ địa điểm nào khác trên thế giới, chắc còn có lý do ở sự kiện là nó đã và vẫn gắn chặt tới mức không ai tách nổi với bước đường phát triển chính cuộc đời tôi; thế nhưng việc ngay từ thời đó tôi đã cảm nhận được diễm phúc của một sự thoả mãn nội tâm thực sự thì chỉ có thể quy về phép màu mà Wittelsbacherresidenz (dinh Wittelsbacher, khu biệt thự, một trong những địa danh nổi tiếng nhất thành phố Munich, xây từ 1508 đến 1518, gồm kiến trúc các thời phục hưng, Barock, Rococo và chủ nghĩa kinh điển. Đó vốn là nơi ở và làm việc của vua chúa và giới quý tộc Bavaria, bằng chứng cho nền văn hoá cung đình Bavaria. Nó nằm ở khu phố cổ, ND) tuyệt diệu gây ra ở những ai không chỉ có khối óc tính toán mà còn được Chúa trời ban cho một tâm hồn đầy cảm xúc.
Mục lục
 [ẩn]
Ngoài công việc chuyên môn, cái lôi cuốn tôi nhiều nhất ở đây vẫn là việc nghiên cứu các sự kiện chính trị thường nhật, trong đó đặc biệt là những quá trình thuộc về chính sách đối ngoại. Tôi đến với chúng qua chính sách liên minh đường vòng của Đức mà ngay từ thời tôi còn ở Áo quốc tôi đã nhất thiết cho rằng là sai. Tuy nhiên khi ở Vienna tôi còn chưa thật rõ về toàn thể phạm vi sự tự huyễn hoặc của đế quốc. Khi đó tôi thiên về giả thiết – hay có lẽ cũng chỉ tự nói với mình như lời xin lỗi – rằng có thể ngay ở Berlin người ta đã biết là trên thực tế người yếu và ít đáng tin cậy đến mức nào, nhưng do những nguyên nhân ít nhiều bí ẩn vẫn nén điều hiểu thấu này lại để trợ giúp chính sách liên minh mà chính đích thân Bismarck trước đây đã lý giải và việc đột nhiên cắt đứt không thể là điều đáng mong, vì không muốn gây sự khiếp đảm cho phía nước ngoài đang sốt ruột chờ đợi hoặc làm những tên thiển cận bên trong phải lo ngại.
Dĩ nhiên cái cách ứng xử, trước hết trong chính quần chúng, chỉ sau thời gian ngắn đã làm tôi hãi hùng thấy ngay rằng niềm tin này là sai. Một cách ngạc nhiên, ở đâu tôi cũng nhận thấy rằng chính ngay đến giờ lẽ ra phải rất thông thạo lại chẳng hề có một chút khái niệm gì về bản chất của nền quân chủ Habsbourg. Lại chính trong quần chúng, người ta bị giam trong cơn điên khùng rằng có thể coi các “đồng chí trong liên minh” như là một thế lực đáng nể mà trong giờ phút lâm nguy chắc chắn sẽ đưa ra ngay được người của mình. Trong quảng đại quần chúng, người ta luôn coi nền quân chủ như là một nhà nước “Đức” và cũng có thể từ đó lập nên sự nghiệp. Người ta cho rằng, ngay ở đây lực lượng cũng có thể đến số hàng triệu, hệt như ở chính Đức chẳng hạn mà hoàn toàn quên rằng, thứ nhất: từ lâu Áo quốc đã ngưng là một thể chế nhà nước Đức; và còn cả điểm thứ hai: những mối quan hệ nội tại của đế chế này ngày càng tiến sâu vào giai đoạn giải thể.
Khi đó tôi biết về cái thực thể nhà nước này kỹ hơn cái gọi là “giớ ngoại giao” chính thức đó, cái giới mù quáng, luôn gần như vậy, chao đảo rơi vào tai ương; bởi lẽ tâm trạng của nhân dân luôn chi là cửa cống công luận cho cái mà từ trên người ta rót xuống. Nhưng từ trên người ta đang cùng “các đồng chí trong liên minh” chăm bẵm tệ sùng bái như chăm bẵm con bò vàng. Chắc người ta hy vọng rằng có thể dùng sự nhã nhặn thay cho thứ người ta đang thiếu là sự ngay thẳng. Ở đó người ta luôn coi lời nói là giá trị sẵn có.
Ở Vienna đôi khi tôi đã điên lên khi thấy sự khác biệt xuất hiện giữa các bài diễn văn chính thức của các vị lãnh đạo nhà nước với nội dung báo chí Vienna. Mà khi đó Vienna vẫn còn là, ít nhất theo bề ngoài, một thành phố Đức. Tuy nhiên sự thể mới khác biệt làm sao khi người ta đi từ Vienna hay rõ hơn nữa là từ vùng Áo quốc tính Đức tới những tỉnh lẻ Xlavơ của đế quốc. Người ta chỉ cần cầm lên tay các tờ báo Praha để biết, ở đó toàn bộ cái trò ảo thuật của liên minh tay ba được đánh giá như thế nào. Ở đó chẳng còn gì khác hơn cho cái “công trình tài ba mang tính lãnh đạo nhà nước” ngoài lời chế diễu và mỉa mai thấm thía. Người ta hoà nhã nhất khi hai vị hoàng đế ôm hôn nhau thân thiện, nhưng vẫn chẳng hề giấu giếm rằng liên minh này sẽ biến mất vào cái ngày mà có người cố gắng đưa nó từ Schimmer des Nibelungen Ideals (nguyên văn: mờ ảo của các tư tưởng Nibelungen – truyền thuyết Đức, tạm dịch lý luận, ND) vào thực tế.
Nhưng sau đó vài năm người ta mới bối rối làm sao khi vào cái giờ cuối cùng phải đến đó, lúc liên minh được thử thách, thì Italia lại rút khỏi liên minh để “hai người đồng chí” tự kéo cày, rồi cuối cùng thậm chí lại thành kẻ thù của nhau. Việc trước đây người ta dám tin rằng, dù chỉ một phút, Italia sẽ cùng chiến đấu với Áo quốc, thì với bất cứ ai nếu không bị phép ngoại giao làm mù mắt, đều đơn giản là không thể tin nổi. Tuy nhiên duy nhất ở Áo quốc thì mọi thứ lại diễn ra chẳng khác đi, dù chỉ một sợi tóc.
Ở Áo quốc, những người mang ý tưởng liên minh chỉ là những người thuộc nhà Habsbourg và người Đức. Những người nhà Habsbourg do từ mưu toan và bất buộc, những người Đức từ niềm tin đầy thiện ý và sự ngu xuẩn về chính trị. Từ niềm tin đầy thiện ý, bởi lẽ họ tưởng nhầm, qua liên minh tay ba đã mang được cho chính đế quốc Đức một cống hiến vĩ đại, giúp củng cố và bảo vệ nó. Tuy nhiên lại từ ngu xuẩn về chính trị, vì điều nói trên là không đúng, mà trái lại qua đó họ chỉ giúp buộc chặt đế quốc vào một thây ma nhà nước mà nó sẽ kéo cả hai xuống vực, nhưng trước hết vì chỉ qua liên minh này mà chính họ càng ngày càng bị phi Đức hóa. Bởi lẽ trong khi người nhà Habsbourg qua liên minh với đế quốc tin rằng mình có thể chắc là an toàn trước sự hòa trộn từ phía này và đáng tiếc còn coi đó là đúng, thì rõ ràng họ dám thực thi chính sách đối nội dần dần lấn át chất Đức dễ dàng hơn và ít rủi ro hơn. Không chỉ có việc người ta hoàn toàn chẳng cần phải sợ “tính khách quan”, mà mặt khác người ta có thể bất cứ lúc nào cũng lập tức làm chính đám người Đức ở Áo quốc với tiếng nói bất bình đang muốn cất lên để chống lại cái cách Xlavơ hoá (có thể là) quá hèn hạ, phải câm họng ngay, khi lưu ý tới liên minh.
Người Đức ở Áo quốc liệu còn phải làm gì nữa khi chính đám người Đức của đế quốc lại thể hiện sự công nhận và tin cậy với chính phủ Habsbourg? Liệu anh ta phải chống đối, để rồi sẽ bị sỉ nhục là kẻ phản bội chính dân tộc mình trước toàn bộ công luận Đức chăng? Chính anh ta, người từ hàng thập niên nay đã chịu những hy sinh chưa từng có nhất cho dân tộc mình!
Nhưng liệu liên minh này có giá trị gì, một khi trước tiên chất Đức đã bị xoá bỏ khỏi nền quân chủ Habsbourg? Liệu cái liên minh tay ba có phụ thuộc vào chính việc giữ địa vị thống trị của người Đức ở Áo quốc chăng? Hay người ta thực sự tin là còn có thể chung sống trong một liên minh với đế quốc Habsbourg Xlavơ?
Lập trường của giới ngoại giao chính thức của Đức cũng như toàn bộ công luận không chỉ ngu trước vấn đề đa dân tộc ở Áo quốc, mà đơn giản là điên! Người ta tạo dựng một liên minh, cố thích nghi tương lai và sự an toàn của một dân tộc 70 triệu dân vào đó và từ năm này sang năm khác ngắm nhìn cái cơ sở duy nhất cho liên minh này bị đối tác kiên trì phá huý một cách có kế hoạch và chắc chắn. Một ngày kia tất sẽ chi còn lại một “hợp đồng” với giới ngoại giao Vienna và sự trợ giúp của một đế quốc cho liên minh sẽ biến mất.
Với Italia, trường hợp này xảy ra ngay từ đầu.

Hình vẽ Munich năm 1912.
Lẽ ra, nếu như ở Đức người ta chỉ cần nghiên cứu kỹ hơn lịch sử và khảo sát sâu hơn tâm lý học dân tộc, thì người ta chẳng bao giờ có thể tin rằng, một lúc nào đó chính phủ Italia và hoàng cung Vienna sẽ đứng chung trong một chiến hào. Italia lẽ ra đã biến thành một núi lửa trước khi một chính phủ dám gửi chỉ một người lính Italia ra mặt trận vì cái bị ghét đến cuồng nhiệt là nhà nước Habsbourg, chỉ trừ trường hợp khi nó là kẻ thù. Tôi đã từng thấy, nhiều hơn một lần, ngọn lửa của sự khinh bỉ tột độ và căm thù ghê gớm mà người Italia “ưu ái” dành cho nhà nước Áo quốc, bừng lên ở Vienna. Những tội mà nhà Habsbourg đã gây ra với nền độc lập tự do Italia trong nhiều thế kỷ qua là quá lớn để người ta, dẫu cho ý chí có muốn chăng nữa, có thể hầu quên đi. Nhưng điều đó chẳng bao giờ tồn tại, cả trong nhân dân lẫn ở chính phủ Italia. Bởi vậy với Italia chỉ có hai khả năng trong cuộc chung sống với Áo quốc: hoặc liên minh hoặc chiến tranh.
Bằng cách chọn cái thứ nhất, ta tạo bình yên cho mục hai.
Đặc biệt kể từ khi mối quan hệ với Nga càng ngày càng xô tới một cuộc xung đột gần như chiến tranh, thì chính sách liên minh đối với Đức là hoàn toàn vô nghĩa và nguy hiểm.
Đó là trường hợp kinh điển, ở đó thể hiện sự thiếu vắng bất kỳ một đường hướng suy nghĩ lớn và đúng đắn nào.
Tại sao người ta lại cứ phải lập liên minh? Chắc rằng vì qua đó bảo vệ được tốt hơn tương lai của đế quốc, còn nếu chỉ một mình thì chẳng được. Nhưng tương lai này của đế quốc lại chẳng có gì khác hơn là sự bảo đảm khả năng tồn tại của dân tộc Đức.
Nhưng khi đó câu hỏi chỉ có thể là: sự sống của dân tộc Đức trong một tương lai gần phải được tổ chức như thế nào, và làm sao người ta có thể bảo đảm những cơ sở cần thiết và sự an toàn cần có trong khuôn khổ mối tương quan lực lượng chung của châu Âu?
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét