MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!
Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 3.11: NHỮNG THU HOẠCH TỪ VIENNA
Tình hình đối thủ lớn của nó là Đảng xã hội Thiên chúa giáo dường như ngược lại.
Con đường mà đảng này đã chọn là đúng và khôn ngoan, song mục tiêu lại không được rõ ràng. Trong mọi yêu cầu, nơi phong trào toàn Đức bị khuyết, thì cách đứng chân của Đảng xã hội Thiên chúa giáo lại đúng và rất có kế hoạch.
Đảng ấy đã có sự hiểu biết phải có về ý nghĩa của số đông và đã tranh thủ được chí ít cũng là một phần quần chúng nhờ công khai nhấn mạnh tính xã hội ngay từ những ngày đâu. Bằng cách định hướng cơ bản nhằm thu hút các giới tiểu thủ công nhỏ và vừa lớp dưới, đã kéo theo được đoàn người vừa trung thành vừa kiên định, lại có tinh thần xả thân. Vì đảng tránh mọi cuộc đấu tranh chống tôn giáo nên cũng rất được các cơ sở của cái tổ chức cực mạnh này, như nhà thờ chẳng hạn, ủng hộ. Thế là đảng chỉ còn có một đối thủ lớn, đích thực và duy nhất.
Đảng nhận thức được giá trị của việc tuyên truyền rộng rãi và là bậc kỳ tài trong cách thức tác động đến tận sâu thẳm trong tâm hồn của đám đông theo mình.
Tuy vậy đã không đạt đến được mục đích từng mơ ước là giải cứu cho Áo quốc vì đảng đã có hai thiếu sót và chính mục đích vốn cũng chưa thật rõ ràng.
Chủ trương bài Do Thái của phong trào mới thay vì được xây dựng trên nhận thức về chủng tộc lại đã xuất phát từ ý niệm tôn giáo.
Nguyên nhân phạm phải cái sai lầm ấy cũng còn là nguyên nhân dẫn đến sai lầm thứ hai nữa.
Mục lục
[ẩn]- I. Lời ban biên tập
- II. Lời người dịch
- III. Lời giới thiệu
- IV. Lời tựa
- V. Tập 1: Toan tính
Chương 1: Ở nhà bố mẹ Chương 2: Những năm tháng học tập và gian khó ở Vienna 2.1: Kẻ nào bị kẹt cứng giữa hàm răng lũ rắn mới biết chúng đầy nọc độc 2.2: Suy nghĩ của Hitler trong môi trường sống khổ sở và bẩn thỉu 2.3: Cuộc chạm trán đầu tiên của Hitler 2.4: Giai cấp tư sản chẳng bao giờ có thể bù đắp được tội lỗi của mình 2.5: Những suy nghĩ về thế lực xấu của Hitler 2.6: Bộ mặt quỷ quyệt của chủ nghĩa Marx 2.7: Tất cả mọi chuyện với tôi dường như quá tàn ác 2.8: Sự ghê tởm của dân Do Thái 2.9: Không thể bắt tôi từ bỏ quan điểm “căm ghét” dân Do Thái 2.10: Hitler nhìn nhận sự “rèn luyện” từ Vienna
Chương 3: Những tư duy chính trị chung thời tôi ở Vienna 3.1: Hitler: Không ai hiểu rõ chính trị hơn tôi 3.2: Cuộc cách mạng năm 1848 3.3: Lãnh đạo và nghệ thuật giải thích 3.4: Cướp đi trí tuệ của nhà báo lưu manh 3.5: Tổ chức và những con chuột dối trá hạng nhất 3.6: Mein Kampf (Tập 1) – Chương 3.6: Thế giới chẳng tồn tại cho những dân tộc yếu hèn 3.7: Nguyên nhân sụp đổ phong trào toàn Đức trên Áo 3.8: Biến động lớn trên thế giới được chỉ đạo bởi ngòi bút? 3.9: Thủ đoạn sử dụng linh mục và những người chăm sóc tâm linh 3.10: Triết lý “thiên tài” của bậc thủ lĩnh cỡ lớn? 3.11: Những thu hoạch từ Vienna
Chương 4: Munich Chương 5: Thế chiến Chương 6: Tuyên truyền chiến tranh Chương 7: Cuộc cách mạng Chương 8: Tôi bắt đầu hoạt động chính trị Chương 9: Đảng công nhân Đức
- VI. Tập 2: Phong trào xã hội chủ nghĩa Quốc gia
- VII.Kết luận
Cứ như những người đã sáng lập ra nó suy nghĩ thì muốn giải cứu Áo quốc, Đảng xã hội Thiên chúa giáo không thể đứng trên nguyên lý chủng tộc được, vì chỉ trong một thời gian ngắn nữa nhà nước nói chung tất phải bị giải thể. Song đặc biệt tình hình ở chính Vienna khi đó lại đòi hỏi, như lãnh tụ của đảng nhận định, phải cố gắng đến tối đa gạt sang bên tất cả các mômen chia rẽ và thay vào đó hãy ra sức đề cao mọi quan điểm có sức mạnh thống nhất.
Vienna hồi đó đã áp đặt mạnh tới mức, đặc biệt với những người gốc Séc, là chỉ có khoan dung đến tối đa trong mọi vấn đề chủng tộc mới giữ được họ ở lại trong một cái đảng vốn không phải là chống Đức từ đầu. Muốn giải cứu Áo quốc thì không thể không có họ. Người ta bèn tìm cách tranh thủ những người Séc làm các nghề tiểu thủ công, đặc biệt rất đông đảo ở Vienna, thông qua cuộc đấu tranh chống trào lưu kinh tế tự do kiểu Manchester, và những tưởng vậy là đã tìm được một thứ khẩu hiệu đấu tranh bài Do Thái trên cơ sở tôn giáo, vượt qua mọi khác biệt sắc tộc của Áo quốc ngày xưa.
Những tưởng đấu tranh trên cơ sở như thế cầm chắc không có gì nhiều đáng lo ngại, ở trường hợp tồi tệ nhất thì chỉ cần vẩy ít nước rửa tội là đã cùng lúc cứu vãn được cả công chuyện lẫn người Do Thái.
Cơ sở hời hợt đến thế thì chẳng bao giờ xử lý nghiêm túc và khoa học được toàn bộ vấn đề, chỉ tổ đẩy ra xa quá nhiều người, bởi họ không thể hiểu cách bài Do Thái như thế. Vậy nên sức mạnh thu hút của ý tưởng hầu như chỉ đến được những giới mà vốn hiểu biết chỉ có hạn, vì cảm xúc thuần tuý nhiều hơn là do nhận thức thật sự. Giới trí thức thì kiên quyết khước từ. Càng lúc càng lộ rõ, cứ như toàn bộ công chuyện chỉ là một thử nghiệm để người Do Thái cải tạo, thậm chí là một chút ganh tị trong cạnh tranh. Vậy là cuộc đấu tranh mất đi đặc điểm của một cuộc cống hiến trong tâm linh và cao cả hơn; nhiều người – mà không chỉ những kẻ tồi tệ nhất, thấy nó phi đạo lý và đáng nguyền rủa. Thiếu niềm tin rằng đây chính là vấn đề sống còn của cả nhân loại, mà số phận của mọi dân tộc không phải Do Thái lại phụ thuộc vào cách giải quyết vấn đề này.
Nửa vời như vậy nên lập trường bài Do Thái của Đảng xã hội Thiên chúa giáo không còn có giá.
Bài Do Thái giả vờ còn tồi tệ hơn không bài vì chắc chắn có người bị ru ngủ. Những tưởng kéo được tai đối thủ mà thành ra chính mình bị dắt mũi!
Song, người Do Thái chỉ sau một thời gian ngắn đã quen với kiểu bài Do Thái ấy tới mức, với anh ta chắc chắn thà bị bỏ quên còn hơn là bị chính sự tồn tại của mình cản đường.
Ở đây nhà nước đa sắc tộc đã phải chịu hy sinh nặng nề, song quyền lợi của người Đức cũng đã phải hy sinh còn nặng nề hơn thế.
Không được phép là “người theo chủ nghĩa dân tộc” nếu như không muốn mất đất đứng ở chính giữa Vienna. Người ta cứ tưởng nhẹ nhàng lảng tránh vấn đề ấy thì cứu được nhà nước Habsbourg, song chính như vậy lại đẩy nó nhanh đi đến diệt vong. Phong trào bị mất cái nguồn lực cần cho một đảng phái chính trị. Phong trào xã hội Thiên chúa giáo vốn đã trở thành được một đảng như bất kỳ một đảng nào khác chính là nhờ thế.
Hồi ấy tôi đã hết sức chăm chú theo dõi cả hai phong trào: phong trào này thì bởi từ nhịp đập sâu thẳm trong con tim, phong trào kia thì do bị hấp dẫn bởi con người hiếm có, ngay hồi đó đã dường như là một biểu tượng lớn của cả khối người Đức trên đất Áo quốc.
Lúc đám tang linh đình của vị thị trưởng đã qua đời bắt đầu chuyển động từ toà thị chính ra phía con đường bao quanh Ringstraβe, tôi cũng đứng lẫn trong số mấy trăm ngàn người đến xem tang lễ. Xúc động sâu sắc trong lòng như bảo tôi rằng, thế là sự nghiệp của con người này thật sự vô vọng bởi cái nhà nước này rồi cũng tiêu vong, một số phận bất khả kháng. Giá như TS Karl Lueger đã sống ở bên Đức, ắt là sẽ được xếp vào hàng những bộ óc vĩ đại của dân tộc chúng ta; song ông lại đã hoạt động ở cái nhà nước không thể chấp nhận được này, đó là nỗi bất hạnh cho sự nghiệp của ông và của chính ông.
Ông vừa mất đi, thì lửa đã vội bùng cháy trên dải đất Balcan, càng lúc càng dữ dằn, tháng này qua tháng khác; vẻ như số phận khoan dung muốn cho ông không phải thấy nó, cái mà ông vẫn từng tin là có thể ngăn chặn được.
Tôi lại thử cố tìm hiểu xem vì đâu mà một phong trào bế tắc, một phong trào thất bại và đi đến chỗ tin chắc rằng, loại trừ chuyện củng cố nhà nước trên đất Áo quốc cũ vốn là chuyện không thể có, thì những sai lầm của hai đảng như sau đây:
Phong trào toàn Đức đúng là có quan điểm nguyên tắc rõ ràng về mục đích cuộc canh tân của người Đức, song lại không may mắn khi chọn đường đi. Phong trào có tính dân tộc, song tiếc rằng lại không đủ tính xã hội để tranh thủ số đông. Tính bài Do Thái cũng lấy nhận thức đúng về ý nghĩa của vấn đề chủng tộc làm cơ sở chứ không dựa vào các ý niệm tôn giáo. Nhưng, việc nó đấu tranh chống chỉ một đức tin nhất định thì lại là sai. Sai cả về thực tiễn lẫn chiến thuật.
Phong trào xã hội Thiên chúa giáo hình dung mục đích cuộc tái sinh của người Đức không rõ ràng, nhưng hiểu và may mắn tìm được đường đi cho mình như thể một đảng phái. Nắm được ý nghĩa của vấn đề xã hội, song lầm lạc trong đấu tranh chống người Do Thái và không có khái niệm gì về sức mạnh của tư tưởng dân tộc.
Giá như Đảng xã hội Thiên chúa giáo, với nhận thức khôn ngoan về quần chúng lại có thêm ý niệm vê ý nghĩa của vấn đề chủng tộc như của phong trào toàn Đức nữa, thì chính nó cuối cùng cũng theo chủ nghĩa dân tộc. Hoặc giá như phong trào toàn Đức thêm vào nhận thức đúng đắn của nó về mục đích vấn đề Do Thái và về tầm quan trọng của tư tưởng dân tộc, cả sự khôn ngoan trong thực tiễn của Đảng xã hội Thiên chúa giáo nữa và đặc biệt, lập trường của cái đảng ấy về chủ nghĩa xã hội thì ắt sẽ trở thành cái phong trào mà như tôi đã tin tưởng hồi đó, đủ khả năng can thiệp thành công vào số phận của người Đức.
Lại đã không được thế, phần lớn nhất do tự bản chất của nhà nước Áo quốc.
Vì tôi không tin vào bất cứ đảng nào khác nữa nên về sau tôi đã quyết định không gia nhập một tổ chức nào hết trong số các tổ chức đã có, thậm chí còn không cùng đấu tranh với họ. Ngay hồi đó tôi đã cho rằng tất cả các phong trào chính trị đều có chỗ khiếm khuyết và không có khả năng, không thể làm nổi một cuộc tái sinh ở quy mô lớn chứ không chỉ ở vẻ ngoài cho dân tộc Đức.
Ác cảm của tôi đối với nhà nước của dòng họ nhà Habsbourg không ngừng gia tăng. Tôi càng bắt đầu chú tâm đặc biệt đến các vấn đề chính trị đối ngoại thì niềm tin của tôi càng có thêm cơ sở, là các hình thái nhà nước ấy rồi sẽ trở thành cái hoạ cho dân tộc Đức. Cuối cùng tôi cũng càng thấy rõ là số phận của dân tộc Đức không còn được quyết định từ nơi đó nữa, mà phải là ở trong nước. Không chỉ nói về các vấn đề chính trị chung, mà về mọi hiện tượng của toàn bộ đời sống văn hoá cũng hoàn toàn như vậy.
Ở đây cũng thế, trên lĩnh vực các công việc thuần tuý văn hoá hay nghệ thuật, nhà nước Áo cũng cho thấy đủ mọi đặc điểm của một trạng thái mệt mỏi, chí ít cũng là của một sự vô nghĩa đối với dân tộc Đức. Thường thấy nhiều nhất trên lĩnh vực kiến trúc. Vì vậy nghệ thuật xây dựng mới không thể có thành quả đặc biệt lớn trên Áo quốc. Tính từ khi mở rộng con đường bao quanh Ringstraβe, chí ít cũng ở Vienna, không có công trình nào đáng kể nữa so với những kế hoạch vẫn không ngừng cất cánh trên nước Đức.
Vậy là tôi bắt đầu cùng lúc hai cuộc sống; kiến thức và chân lý đã bắt tôi phải trải qua một trường học thật nghiệt ngã song cũng giàu thu hoạch trên Áo quốc, chỉ duy trái tim thì cứ ở tận đâu đâu.
Càng nhận ra chỗ trống rỗng của cái nhà nước ấy, thấy chẳng còn có thể cứu vãn nó thì càng bất bình day dứt, song cũng càng tin chắc nó chỉ còn là nỗi bất hạnh của dân tộc Đức, hoàn toàn là thế.
Tôi tin là với cái nhà nước ấy, cứ cái gì là Đức thật sự tất nó phải hạn chế và ngăn cản; còn ngược lại, cứ cái gì không phải là Đức hẳn nó rồi sẽ khuyến khích.
Tôi rất ngán khối sắc tộc tụ hội ở thủ đô, ngán vô cùng cái khối pha trộn ấy, nào người Séc, người Ba Lan, người Hung, người Ruthenen (tến gọi xưa những người Ucraina sống tại nền quân chủ Áo – Hung, ND), người Sécbia, người Croatia, và lẫn lộn giữa họ, những con khuẩn vĩnh hằng của nhân loại – người Do Thái và lại người Do Thái.
Tôi thấy cái thành phố khổng lồ ấy như thể là hiện thân của tệ loạn luân.
Tiếng Đức của tôi thời còn trẻ là thứ phương ngữ mà ở Niederbayern họ cũng nói, tôi không có ý định quên nó đi mà cũng chẳng có ý muốn học lây thứ biệt ngữ của Vienna. Càng nán lại lâu ở cái thành phố ấy thì càng căm ghét cái đám hổ lốn sắc tộc xa lạ, nó đã bắt đầu gặm nhấm cái di sản văn hoá cổ xưa ấy của người Đức.
Tuy nhiên với tôi, ý nghĩ rằng nhà nước này còn tồn tại dài dài, tỏ ra khá nực cười.
Vào thời đó, Áo quốc như là một bức tranh ghép hình mà chất keo kết dính các hình đã cũ nát và dễ vỡ; chừng nào chưa ai đụng tới nó thì tác phẩm nghệ thuật này còn tiếp tục giả vờ như vẫn hiện hữu được mãi, song nếu có va chạm thì nó sẽ vỡ ra muôn mảnh ngay. Câu hỏi luôn là, bao giờ thì cú va chạm nọ sẽ đến.
Bởi trái tim tôi đập, không bao giờ vì Áo quốc quân chủ mà luôn luôn chỉ vì nước Đức, cho nên với tôi, giờ sụp đổ của cái nhà nước ấy chỉ có thể là lúc khởi đầu để giải thoát dân tộc Đức.
Vì tất cả các lý do ấy mà tôi càng ngày càng nung nấu khát khao, cuối cùng sẽ đến cái nơi mà những ước mơ và những mối tình thầm kín đã từng thu hút tôi từ những tháng năm tôi còn trẻ.
Tôi mong mỏi sau này rồi sẽ là một kỹ thuật viên ngành xây dựng có tên tuổi, và trong phạm vi nhỏ hay lớn thì còn tuỳ theo số phận, được trung thực phục vụ dân tộc.
Rốt cuộc tôi muốn được chia sẻ cái may mắn được sống và tác động ở đó, nơi mà năm xưa tôi đã phải từ đó ra đi vì khát vọng cháy bỏng nhất trong tôi, đúng như vậy, là sáp nhập chốn quê hương yêu dấu của tôi vào tổ quốc chung, vào vùng lãnh thổ của người Đức.
Lắm người cho đến tận ngày nay vẫn chưa ý thức được tầm vóc của cái khát vọng ấy. Tôi chỉ xin nói với những ai mà số phận, hoặc đã không cho hưởng hoặc đã nghiệt ngã tước đi mất cái may mắn ấy. Xin nói với tất cả những ai bị tách ra khỏi đất mẹ đã phải chống chọi – dù chỉ để cố giữ lấy chút di sản ngôn ngữ thiêng liêng, đã từng bị bắt bớ tù đầy chỉ vi trung thành với tổ quốc, những ai lúc này đây vẫn đang đau đáu mong đợi từng giờ cái ngày lại được về sống giữa lòng đất mẹ. Xin nói với tất cả những con người mà tôi biết ấy: Các người sẽ hiểu tôi!
Chỉ ai tự cảm nhận được tận sâu thẳm trong tâm, người Đức là như thế, mà lại không được thuộc về chính tổ quốc thân yêu của mình thì mới có thể biết đến và đo được cái niềm khát khao vào mọi lúc mọi thời vẫn không ngừng cháy bỏng trong tâm khảm của những đứa con đã phải lìa xa đất mẹ. Nó dằn vặt người ta, chẳng để cho ai được yên hưởng hạnh phúc, chừng nào mà cánh cửa ngôi nhà của bố mẹ còn rộng mở, để cho dòng máu chung được thấy lại hoà bình và no ấm trong vùng lãnh thổ chung.
Dù sao trước sau gì Vienna vẫn cứ là cái trường học nghiệt ngã nhất nhưng cũng lại cơ bản nhất của đời tôi. Lúc đến, tôi hãy còn là một cậu bé. Lúc đi, tôi đã thành người trầm tĩnh và đúng mực. Tôi đã thu hoạch được ở đó cái cơ sở cần cho một thế giới quan ở phạm vi rộng và một tầm nhìn chính trị ở phạm vi hẹp; đương nhiên là sau đó tôi còn phải bổ sung cho chi tiết, song cái cơ sở đó thì tôi sẽ chẳng bao giờ quên được. Giá trị đích thực của những năm tháng miệt mài học hỏi đó, cũng đương nhiên, chỉ bây giờ tôi mới đánh giá được đúng và đủ.
Vậy nên tôi đã xử lý cả thời kỳ ấy có phần sâu kỹ, bởi lẽ chính nó đã ban phát cho tôi bài học đầu đời về quan điểm ở những vấn đề mà sau này lại thuộc về cơ sở của cái đảng, lúc mới sinh còn nhỏ bé đến cực kỳ, vậy mà chỉ sau năm năm đã vụt lớn thành cả một phong trào quần chúng rộng khắp. Tôi không biết là về vấn đề Do Thái, về nền dân chủ xã hội, thậm chí về toàn bộ chủ nghĩa v.v… lập trường của tôi đã có thể ra sao? Nếu như đã không sẵn có ngay từ buổi sớm mai ấy cái vốn liếng ban đầu đó, mà vì áp lực của số phận và cũng nhờ tự học, tôi đã tự tạo được cho mình.
Vì, dù bất hạnh của dân tộc có gợi mở cùng suy ngẫm về các nguyên nhân nội tại của sự sụp đổ cho cả ngàn ngàn người đi nữa, thì cũng chẳng bao giờ có thể hình thành cái chính xác tỷ mỷ kia, vốn đã phải mất nhiều năm lăn lộn làm chủ số phận mới có được.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét