Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (11)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 2.3: CUỘC CHẠM TRÁN ĐẦU TIÊN CỦA HITLER
Những gì tôi biết về Dân chủ Xã Hội từ thời trẻ cực kỳ ít ỏi và hoàn toàn không chính xác.
Tôi hết sức hài lòng vì Đảng Dân chủ Xã hội đã xúc tiến cuộc đấu tranh đòi phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín. Bởi lẽ ngay cả khi đó trí thông minh mách bảo tôi rằng điều đó chắc chắn sẽ làm suy yếu chế độ Habsburg mà tôi vô cùng căm ghét. Tôi tin chắc chắn rằng Đế quốc Áo không thể nào giữ được, trừ khi tiêu diệt được hết người Đức ở đó, nhưng ngay cả những đánh đổi trong quá trình từng bước sla-vơ hóa các nhân tố Đức cũng không đem lại một sự bảo đảm nào cho khả năng sống sót thật sự của cái đế chế ấy, bởi lẽ thứ quyền lực mà bọn người sla-vơ dùng để duy trì đất nước hoàn toàn mơ hồ. Với niềm tin ấy, tôi hoan nghênh mọi sự phát triển mà theo quan điểm của tôi, chắc chắn sẽ dẫn đến sự sụp đổ của một nhà nước không thể chấp chận được, cái nhà nước đã kết án tử hình mười triệu người dân Đức. Tòa tháp Babel vô hình càng gặm mòn và phá hoại tổ chức của Quốc hội bao nhiêu, giờ khắc tan rã không tránh khỏi của cái Đế chế kiểu Babylon càng tới gần bấy nhiêu, và cùng với nó sẽ là những giờ phút tự do của những người Áo gốc Đức chúng ta. Chỉ có bằng cách ấy mới có thể khôi phục mối Liên minh chính trị Đức – Áo với nước mẹ ngày xưa.

Tòa tháp Babel mà Hitler mô tả.
Do vậy hành động này của Đảng Dân chủ Xã hội không hề khiến tôi phật lòng. Và cái thực tế nó đã cố hết sức để cải thiện điều kiện sống của người lao động, dường như đã lên tiếng ủng hộ hơn là chống lại. Điều làm tôi khó chịu nhất là cái thái độ thù địch mà Đảng Dân chủ Xã hội dành cho cuộc đấu tranh giữ gìn và bảo về những giá trị Đức, sự tranh thủ đáng hổ thẹn lũ người sla-vơ mà chúng gọi là “đồng chí”, những kẻ một mặt chấp nhận lời tuyên ngôn về tình thương trong chừng mực nó phải gắn chặt với sự nhượng bộ thực tế, nhưng mặt khác lại giữ cái thái độ ngạo mạn, trịch thượng, ban phát cho lũ ăn mày khó ưa phần thưởng xứng với chúng.
Mục lục
 [ẩn]
Vì thế, mặc dù mười bảy tuổi tôi nhưng tôi hầu như chưa biết đến cái từ “chủ nghĩa Marx” trong khi đó với tôi, khái niệm “Dân chủ Xã hội” và chủ nghĩa xã hội là hai khái niệm đồng nhất với nhau. Ở đây, một lần nữa lại cần đến bàn tay của số phận giúp tôi mở mắt để thấy được sự phản bội chưa từng có ở con người.
Cho đến lúc đó, tôi mới chỉ biết về Đảng Dân chủ xã hội với tư cách một người ngoài cuộc bàng quang đứng ngó nghiêng mấy cuộc biểu tình với đông đảo quần chúng tham gia, mà không nhìn thấu được, dẫu chỉ là thoáng qua nhất, cái tâm tính của những đảng viên của đảng này cũng như bản chất học thuyết của chúng; nhưng giờ đây, chỉ với một cuộc gặp bất thình lình, tôi được tiếp xúc với những sản phẩm của nền giáo dục và “triết lý” kiểu Dân chủ xã hội ấy. Trong vài tháng, tôi đã thu được những điều lẽ ra phải mấy hàng chục năm mới có được: tôi có cơ hội biết đến ả gái điếm thâm độc nhưng lại khoác vẻ ngoài của đức hạnh xã hội và tình bằng hữu anh em, để từ đó nuôi niềm hy vọng rằng lòng nhân ái sẽ giải thoát thế giới một cách nhanh nhất, bởi nếu không thế giới sẽ sớm mất hết tình người.
Cuộc chạm trán đầu tiên với các đảng viên Đảng Dân chủ Xã hội diễn ra khi tôi đang là một công nhân xây dựng.
Ngay từ ban đầu mọi chuyện đã không được hay ho cho lắm. Lúc đó tôi quá bận rộn với số mệnh của chính mình tới mức tôi chẳng mấy bận tâm về những người xung quanh. Quần áo hầu như vẫn nghiêm chỉnh, lời ăn tiếng nói vẫn được trao dồi, và lối hành xử thì vẫn không thay đổi. Tôi kiếm việc làm chỉ để khỏi chết đói, để có cơ hội được tiếp tục học hành, dẫu thật là chậm chạp. Có lẽ tôi đã không hề bận tâm tới môi trường mới của mình nếu như vào ngày thứ ba hay thứ tư gì đó, không xảy ra một sự kiện buộc tôi ngay lập tức phải nhận một vị trí. Người ta yêu cầu tôi gia nhập Đảng.
Thực tế là tôi chẳng hề biết gì về tổ chức công đoàn cả. Tôi chẳng thể chứng minh được sự hiểu biết ấy nếu có thì có lợi hay có hại nữa. Khi người ta bảo tôi phải tham gia, tôi đã từ chối. Lý do của tôi khi đó là tôi không hiểu mọi chuyện, rằng tôi sẽ không để bị ép phải tham gia bất kỳ thứ gì. Có lẽ lý do đầu tiên của tôi đã khiến tôi không bị người ta quẳng đi. Có lẽ người ta hy vọng có thể biến đổi tôi hay bẻ gãy sự kháng cự của tôi trong vài tuần gì đó. Trong mọi trường hợp, họ đều phạm sai lầm nghiêm trọng. Sau hai tuần tôi không hề tham gia, ngay cả khi tôi muốn làm thế. Trong hai tuần ấy, tôi bắt đầu hiểu rõ hơn những người xung quanh mình, và không một thế lực nào trên thế giới có thể buộc tôi phải gia nhập một tổ chức mà các thành viên của nó xuất hiện trước mắt tôi trong theo cái cách thiếu thiện chí đến vậy.
Trong những ngày đầu tôi đã rất giận dữ.
Buổi trưa, một vài công nhân đến mấy quán rượu gần đó còn những người khác ở lại công trường và ăn bữa trưa, như thường lẽ, hết sức đạm bạc. Đó là những người đàn ông đã có gia đình được vợ mang cho món súp bữa trưa được đựng trong những cái bát trông thật thảm hại. Càng đến cuối tuần, số người ở lại ăn trưa càng đông, lý do tại sao thì mãi về sau tôi mới biết. Trong những lúc ăn trưa ấy, người ta bàn luận về chính trị.
Tôi uống chai sữa và ăn mẩu bánh mì đã bị mốc một vài chỗ, cẩn thận dò xét những người bạn mới hay suy ngẫm về số phận khổ sở của mình. Tuy vậy, tôi vẫn nghe được rất nhiều điều; và thường thì có vẻ như mọi người cố tình tiến gần đến chỗ tôi, có lẽ là để bắt tôi phải tham gia. Trong mọi trường hợp, những điều tôi được nghe khiến tôi giận dữ cùng cực. Những con người này đã khước từ mọi thứ; khước từ đất nước vốn là phát minh của “bọn tư sản” (sao mà tôi buộc phải nghe đến cái từ này nhiều thế!); khước từ mảnh đất quê hương đã bị biến thành công cụ để bọn tư sản bóc lột người lao động; khước từ những luật lệ được dùng làm phương tiện để đàn áp người vô sản; khước từ trường học đã biến thành nơi nuôi dưỡng người ta thành nô lệ và chủ nô; khước từ tôn giáo đã bị biến thành phương tiện khiến con người trở nên đần độn cho kẻ khác dễ bóc lột hơn; khước từ thứ đạo lý thực chất là triệu chứng của căn bệnh chỉ biết ngoan ngoãn và ngu dốt chịu đựng; và còn khước từ vô số những thứ khác. Hoàn toàn không tìm thấy bất kỳ điều gì đi qua bùn lầy của vực thẩm đáng sợ ấy.

Hitler từng làm việc tại công trường.
Thoạt đầu, tôi cố giữ im lặng. Nhưng cuối cùng, tôi không thể chịu được nữa. Tôi bắt đầu nhập cuộc và chống lại. nhưng tôi buộc phải thừa nhận rằng mọi chuyện hoàn toàn vô vọng cho tới khi tôi có được những hiểu biết rõ ràng và chắc chắn về những điểm gây tranh cãi. Và thế là tôi bắt đầu kiểm tra nguồn gốc bọn tư bản và có thể thu được cái mà chúng tưởng là sự thông thái. Tôi nghiên cứu sách vở hết cuốn này đến cuốn khác.
Từ lúc đó, những cuộc thảo luận nơi làm việc thường rất sôi nổi. Tôi phản bác, và ngày qua ngày lại càng biết nhiều điều hơn những kẻ đối lập với mình, cho tới một ngày chúng đã sử dụng thứ vũ khí có thể chế ngự lý trí một cách dễ dàng nhất: khủng bố và bạo lực. Một vài kẻ diễn thuyết của phe đối lập buộc tôi lựa chọn hoặc phải rời khỏi công trường ngay lập tức hoặc chúng sẽ quẳng tôi xuống đất từ dàn giáo. Bởi lẽ tôi hoàn toàn đơn độc và sự kháng cự dường như vô vọng, tôi, giờ đây đã có nhiều kinh nghiệm hơn, quyết định chọn cách thứ nhất.
Tôi ra đi lòng đầy căm phẫn, nhưng cùng lúc đó tôi hết sức bối rối bởi tôi thật sự không thể hoàn toàn quay lưng với công việc ấy. Sau cơn giận đầu tiên, cái tính ương ngạnh đã lấy lại quyền kiểm soát trong tôi. Tôi quyết định đến làm ở một công trường khác bất chấp những gì đã xảy ra. Quyết định ấy càng được củng cố bởi chỉ vài tuần sau đó, khi tôi dã tiêu hết số tiền tiết kiệm ít ỏi từ đồng lương, tôi lại bị siết chặt trong vòng tay nhẫn tâm của “Thần đói nghèo”. Tôi buộc phải trở lại cho dù có muốn hay không đi nữa. Câu chuyện cũ lại lặp lại và kết cục chẳng khác lần đầu là mấy.
Tôi đấu tranh với nơi sâu kín nhất tâm hồn: những kẻ này có phải là con người không, có xứng đáng thuộc về một dân tộc vĩ đại hay không?
Thật là một câu hỏi đau đớn; bởi lẽ nếu câu trả lời là có, cuộc đấu tranh vì dân tộc của tôi thật sự không xứng đáng với những gian khổ và hy sinh mà những người ưu tú nhất trong số chúng ta phải chịu đựng vì lợi ích của lũ người cặn bã đó; còn nếu câu trả lời là không, dân tộc của chúng ta thật sự đán thương và thảm hại làm sao giữa các dân tộc khác.
Trong những ngày suy nghĩ và nghiền ngẫm ấy, tôi đã nghĩ nhiều về số đông những kẻ không còn thuộc về dân tộc mình và chứng kiến đám người đó ngày càng phình lên gần tới số lượng của một đội quân đáng sợ.
Với những cảm xúc đã thay đổi, giờ đây tôi chăm chú dõi theo những hàng người biểu tình của tần lớp lao động thành Vienna khi họ vai kề vai diễu hành bên nhau. Trong hai tiếng đồng hồ, tôi đứng đó, hồi hộp nhìn ngắm dòng người đông đúc như một con rồng khổng lồ chầm chậm uốn mình qua các phố. Trong nỗi lo âu đè nặng tâm can, cuối cùng tôi rời khỏi nơi đó và thong thả cuốc bộ về nhà. Trên đường về, tôi nhìn thấy tờ Công nhân Nhật báo trong một hiệu thuốc lá, tờ báo được coi là cơ quan ngôn luận chủ yếu của Đảng Dân chủ Xã hội nước Áo cũ. Nó vẫn có mặt ở các quán cà-fê dành cho những người ít tiền, nơi tôi vẫn thường tới để đọc báo; nhưng tới lúc đó tôi chưa từng dành quá hai phút vào những trang báo mà giọng điệu của nó với tôi giống như sự đả kích về đạo đức. Thất vọng vì cuộc biểu tình, tôi bị sai khiến bởi một giọng nói bên trong buộc phải mua và đọc tờ báo ấy một cách cẩn thận. Tối đó tôi đã làm như thế, cố nén cơn cuồng giận cứ thi thoảng dâng lên bởi thứ dung dịch cô đặc của những lời dối trá.

Cuộc biểu tình trước Nghị viện Vienna năm 1918.
Hơn cả bất cứ lý thuyết nào, việc đọc hàng ngày tờ báo của Đảng Dân chủ Xã hội đã giúp tôi tìm hiểu bản chất bên trong của các quá trình tư duy ấy.
Bởi lẽ thật là khác biệt giữa những lời lẽ đẹp đẽ về tự do, về cái đẹp với những chân lý giá trị trong cái thứ lý thuyết chằng qua là một mớ hỗn độn những ngôn từ bịp bợm nhưng ngoài mặt lại thể hiện một sự hiểu biết uyên thâm và khổ công tích lũy, một chuẩn mực đạo lý về lòng nhân đạo đáng ghê tởm – tất cả những thứ đó được viết ra với sự xúc phạm không thể tin nổi cùng những lời tiên tri đoán chắc – và với tờ nhật báo đầy dã tâm, bằng những hành vi đê hèn, đã sử dụng mọi thủ đoạn vu khống, lừa bịp mọi người bằng sự điêu luyện bậc thầy có thể bẻ gãy những thanh rầm làm bằng sắt, tất cả đều nhân danh niềm tin về một lòng nhân ái mới. Tờ báo này nhắm tới những kẻ ngu ngốc ở tầng lớp giữa, chứ không phải là những kẻ ở tầng lớp trên, có giáo dục, “có địa vị”, những kẻ không cùng phía với quần chúng nhân dân.
Với tôi, khi mê mải với những thứ lý thuyết và báo chí của học thuyết hay tổ chức này cũng là khi tôi tìm đường quay về với dân tộc tôi. Điều trước đây với tôi dường như là vực thẳm không thể vượt qua giờ đây lại trở thành nguồn nuôi dưỡng tình yêu ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét