Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (5)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 1: Ở NHÀ BỐ MẸ
Ngày hôm nay, dường như số phận đã ưu ái tôi khi chọn thành phố Braunau bên dòng sông Inn là nơi tôi sinh ra. Thành phố nhỏ bé này nằm ở ranh giới giữa hai bang của nước Đức nên ít ra thế hệ trẻ bọn tôi cũng phải gắng hợp nhất bằng mọi giá và xem đó là sự nghiệp cả đời.

Bên dòng sông Inn, nơi mà Hitler từng sinh sống.
Nước Áo-Đức phải trở về đất mẹ Đức vĩ đại, nhưng không phải vì bất kỳ toan tính kinh tế nào. Không, ngàn lần không, ngay cả khi xét từ góc độ kinh tế, sự hợp nhất đó chẳng ích lợi gì. Đúng thế, ngay cả khi việc đó là có hại thì nhất thiết vẫn phải tiến hành. Mỗi dòng máu đều đòi một đế chế. Nước Đức sẽ không bao giờ có quyền can dự vào chính trị vùng thuộc địa trừ khi đứa con của Đức lại trở về với mẹ trong một ngôi nhà chung. Chỉ khi nào Đế chế còn lại một người Đức cuối cùng mà không thể đảm bảo được bánh mì hàng ngày cho anh ta, lúc đó mới có giành lấy đất đai ngoại bang từ chính nỗi thống khổ của người dân chúng ta. Lưỡi kiếm của họ sẽ trở thành cày cuốc cho chúng ta và bánh mì cho thế hệ tương lai sẽ mọc lên từ nước mắt của cuộc chiến tranh. Vì thế, với tôi, cái thành phố vùng biên giới này là biểu tượng của một sứ mệnh vĩ đại. Nói cách khác, nó là lời nhắc nhở tôi về ngày hôm nay. Hơn một trăm năm trước, vùng đất tầm thường này đã được trao sứ mệnh lưu danh sử sách, chí ít là trong lịch sử nước Đức, bởi đây là nơi chứng kiến một thảm họa bi kịch làm chấn động khắp nước Đức. Vào lúc nỗi sỉ nhục quốc gia lên đến đỉnh điểm thì chính tại đây, Johannes Palm, một dân thường, một người bán sách, một người theo chủ nghĩa dân tộc không thỏa hiệp và một người căm thù quân Pháp, đã hy sinh cho nước Đức mà ông ta yêu say đắm ngay cả khi đất nước đang trong cơn hoạn nạn. Ông đã kiên quyết từ chối khai báo các cộng sự cũng đồng thời là cấp trên của mình. Ông làm nhớ đến Leo Schlageter. Giống như Schlageter, ông đã bị chính một thành viên trong chính phủ tố cáo. Cái tiếng tăm chẳng ai thèm muốn ấy đã thuộc về một tên cảnh sát trưởng ở Ausburg. Đó cũng là một ví dụ về hình ảnh bọn quan chức chính phủ trong đế chế của ngài Severing.
Mục lục
 [ẩn]
Cái thành phố bé nhỏ bên dòng sông Inn này, nơi ánh lên những tia hy vọng của những số phận Đức thống khổ, nơi thuộc về Bavaria từ trong máu thịt nhưng lại là đất của bọn Áo, cũng chính là nơi bố mẹ tôi sống trong những năm 1880. Bố tôi là một công chức mẫn cán còn mẹ tôi thì dành cả đời để chăm sóc gia đình và hiến dâng cho bọn trẻ chúng tôi tất cả sự chăm sóc và tình yêu thương bất tử. Tôi không nhớ nhiều lắm về những ngày tháng sống ở đây vì chỉ vài năm sau, bố tôi buộc phải rời bỏ cái thành phố bé nhỏ mà ông hằng yêu quý, chuyển xuống vùng hạ lưu sông Inn để nhận một công việc mới tại Passau.
Ngày đó, việc di chuyển liên tục là chuyện thường thấy ở các cán bộ hải quan nước Áo. Ít lâu sau, bố tôi được cử tới Linz. Tại đó ông về hưu và sống bằng trợ cấp hưu trí. Ấy thế nhưng điều đó không có nghĩa là thoải mái với một người già cả như bố tôi. Là con trai của một nông dân nghèo, khi còn trẻ, ông không thể chịu nổi việc ngồi ở nhà. Chưa đầy mười ba tuổi, ông đã khoác ba lô trốn khỏi nhà ở vùng Waldviertel. Bất chấp lời khuyên ngăn của những người cùng làng dày dặn kinh nghiệm, ông tự tìm đường tới Vienne và học cách kinh thương tại đó. Đó là vào những năm 1850. Một quyết định liều lĩnh, lên đường chỉ với ba gunđơn làm lộ phí và lao vào những thứ mình không hề biết. Ở tuổi mười bảy, ông kết thúc giai đoạn tập sự nhưng chẳng lấy thế làm hài lòng. Trái lại là đằng khác. Ông đã vượt qua quãng thời gian vất vả và đăng đẳng, những khó nhọc bất tận và bao đau đớn, nhờ thế càng thêm quyết tâm từ bỏ việc buôn bán để trở thành một điều gì đó tốt đẹp hơn. Trước kia, chàng trai nghèo coi linh mục là biểu tượng của sự cao quy nhất mà con người đạt được, giờ đây giữa thành phố lớn, ông đã mở rộng tầm mắt hơn và thấy rằng cao quý nhất là trở thành một viên chức. Bằng tất cả lòng kiên trì của một chàng trai trẻ, mới mười bảy tuổi nhưng đã già đi bởi những lo toan và vất vả, ông đã theo đuổi đến cùng quyết định của mình và cuối cùng đã trở thành viên chức nhà nước. Sau gần hai mươi ba năm, ông đã đi tới đích. Như vậy, ông dường như đã hoàn thành lời thề từ thời thơ ấu: không bao giờ trở về nơi chôn rau cắt rốn nếu chưa làm được điều gì cho bản thân.
Mục tiêu đã đạt được nhưng chẳng ai còn nhớ tới cậu bé của những ngày xưa, và tới ông, ngôi làng xưa cũng trở nên xa lạ.

Chân dung ảnh Hitler còn nhỏ (trái) và ảnh lúc 12 tuổi (phải).
Cuối cùng, khi về hưu ở tuổi năm mươi sáu, ông không thể nào chịu nổi một ngày nhàn rỗi ngồi không. Ông mua một trang trại gần khu chợ làng Lambach vùng thượng Áo, ở đó ông tự làm việc và như thế, tiếp nối quãng đời cần cù lao động, ông lại trở về với công việc mà tổ tiên đã từng làm.
Cũng chính vào thời gian đó, trong tôi hình thành mẫu hình lý tưởng đầu tiên. Những cuộc rong chơi ngoài trời, quãng đường dài đi bộ tới trường, và nhất là sự giao du với mấy cậu bạn to con, điều mà đôi khi vẫn làm mẹ tôi khổ tâm, đã biến tôi thành một người không thể ở nhà. Dù rằng khi đó tôi hiếm khi suy nghĩ nghiêm chỉnh xem sau này sẽ làm nghề gì nhưng rõ là tôi không thể đồng tình với định hướng nghề nghiệp của bố tôi trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tôi tin rằng kể cả khi đó tài hùng biện của tôi được nảy nở qua những lần tranh cải ít nhiều có phần hung dữ với bạn cùng lớp. Tôi trở thành một kẻ đầu sỏ; ở trường, tôi học hành dễ dàng và có thể nói là rất tốt, nhưng mặt khác tôi lại là học sinh hay gây rắc rối. Thời gian rảnh, tôi học hát ở tu viện Lambach. Đó chính là cơ hội tuyệt vời làm cho tôi đâm ra mê mẩn sự tráng lệ, uy nghi của các lễ hội hoành tráng ở nhà thờ. Ý tưởng muốn trở thành cha trưởng tu viện đến với tôi tự nhiên như khi xưa bố tôi từng muốn làm linh mục, một mẫu hình cao quý đáng thèm muốn nhất trên đời. Ít nhất thì ý định đó cũng kéo dài một thời gian. Tuy nhiên, chính vì bố tôi, với những lý do có thể thông cảm được, tỏ ra không thể đánh giá cao tài hùng biện của cậu con trai ngỗ ngược, hay chí ít cũng đưa ra những kết luận có lợi cho tương lai của con mình, nên ông đã không thể, lẽ tất nhiên rồi, có chút thông cảm nào với những ý tưởng của tuổi trẻ. Ông lo ngại quan sát sự xung đột của bản chất tự nhiên.

Alois Hitler: cha của Hitler và Adolf Hitler.
Cũng tình cờ, niềm khao khát vươn tới mẫu hình lý tưởng của tôi sớm tan biến, bất luận thế nào, và nhường chỗ cho những hy vọng phù hợp với tính khí của tôi hơn. Trong khi lục lọi thư viện của bố, tôi tình cờ tìm thấy rất nhiều sách về quân sự trong đó có một ấn phẩm nổi tiếng viết về cuộc chiến Đức-Pháp thời những năm 1870-1971. Ấn phẩm gồm hai số báo trong một tạp chí định kỳ của thời đó mà tới giờ vẫn là thứ tôi thích đọc. Chẳng bao lâu, cuộc chiến vĩ đại và anh hùng đã trở thành những trải nghiệm nội tâm sâu sắc nhất trong đời tôi. Kể từ đó tôi ngày càng say mê tất cả những gì liên quan tới chiến tranh theo mọi cách, hay những gì viết về đời sống của người lính.
Ở góc độ khác, sự thay đổi này thật quan trọng đối với tôi. Lần đầu tiên, trong nhận thức của tôi nảy ra nhiều câu hỏi, dẫu rằng còn có phần lộn xộn, buộc tôi phải trả lời: Có sự khác nhau nào – và nếu có thì khác ở điểm nào – giữa những người Đức tham gia các trận chiến và những người Đức khác? Tại sao nước Áo lại tham gia chiến tranh? tại sao bố tôi và những người khác không chiến đấu?
Liệu chúng ta có giống như những người Đức khác?
Liệu chúng ta có thuộc về cùng một nơi hay không? Lần đầu tiên, trí óc non nớt của tôi day dứt bởi những câu hỏi đó. Tôi đặt ra những câu hỏi thận trọng và nhận được câu trả lời rằng không phải người Đức nào cũng có cái may mắn được thuộc về Đế chế Bismarck.
Điều này vượt quá khả năng hiểu biết của tôi.
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét