Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (86)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 2: Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia
CHƯƠNG 13.1: KẺ NÀO KHUẤY ĐỘNG PHONG TRÀO LÀM SỤP ĐỔ NƯỚC ĐỨC?
Bất cứ ai đánh giá khả năng liên minh hiện tại của Đức từ những điểm nêu trên, đều rút ra kết luận rằng không còn sự kết hợp nào thiết thực hơn là với Anh. Hậu quả tai hại từ chính sách chiến tranh của Anh đối với Đức, chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước sự thật rằng hôm nay, lợi ích cấp thiết của Anh không còn là nhu cầu phá hủy Đức. Ngược lại, chính sách năm này qua năm khác của Anh phải chuyển hướng kiềm chế sự chạy đua không ngừng của Pháp cho vị trí bá chủ. Một chính sách liên minh không nên dựa vào những hiềm khích dĩ vãng mà phải dựa vào kinh nghiệm quá khứ. Kinh nghiệm đã dạy cho chúng ta sự hình thành liên minh vì mục đích tiêu cực sẽ bị suy tàn do yếu kém bên trong, vận mệnh các quốc gia chỉ có thể gắn kết với nhau thông qua thành công chung và lợi ích chung; nói ngắn hơn: sự tăng cường sức mạnh cho cả hai.
Sự mu muội của quần chúng nhân dân vê chính sách ngoại giao đã được thể hiện rõ thông qua các bài viết trên các tờ báo nói về “Tình hữu nghị với Đức” hô hào bởi một hay một vài các nhà ngoại giao nước ngoài, từ đó tình hữu nghị tự nhận này được xem là sự bảo đảm đặc biệt rằng những người đó sẽ đấu tranh vì một chính sách có lợi cho nhân dân chúng ta. Đây là một sự phi lý khó tin, một sự suy diễn ngu xuẩn không gì sánh bằng từ những tay chủ hiệu buôn Đức tầm thường học đòi làm chính trị. Không có một chính trị gia Anh, Mỹ, hay Ý nào có thể được xem là “Vì người Đức”. Là một chính trị gia, mọi người Anh sẽ tự nhiên hướng về nước Anh, người Mỹ hướng về nước Mỹ, và không người Ý nào sẽ sẵn sàng theo đuổi một chính sách không “Vì người Ý”. Do đó, bất cứ ai nghĩ rằng có thể xây dựng một liên minh dựa trên định hướng “Vì người Đức” của những chính trị gia, chỉ là một tên đần độn hoặc một kẻ lừa gạt. Cơ sở cho sự liên kết giữa các quốc gia không bao giờ dựa trên sự tôn trọng hoặc sự quý mến lẫn nhau, mà dựa trên lợi ích triển vọng cho hai bên tham gia. Nói cái khác: sự thật là chính trị gia Anh sẽ luôn theo đuổi chính sách “Vì người Anh”, không bao giờ là chính sách “Vì người Đức”, nhưng một số lợi ích của chính sách ‘Vì người Anh” có thể trùng khớp với lợi ích “Vì người Đức”. Dĩ nhiên , điều này chỉ xảy ra ở một vài góc độ, và một ngày nào đó có thể bị đổi ngược hoàn toàn: nhưng nhà lãnh đạo chính trị tài năng luôn luôn tìm ra trong từng thời điểm đặc biệt, những đồng minh để đạt được mục đích của họ, những người sẽ đi chung con đường tìm kiếm lợi ích riêng cho họ.

Ảnh minh họa.
Việc vận dụng những nguyên tắc trên vào thực tiên dựa vào câu trả lời cho các câu hỏi sau: Quốc gia nào hiện không hưởng lợi ích khi thế lực kinh tế và quân sự của Pháp đạt được vị trí bá chủ châu Âu bằng cách loại trừ hoàn toàn một châu Âu quy phục Đức? Và, quốc gia nào vì điều kiện tồn vong của đất nước và truyền thống chính trị trước đây nhận thấy sự phát triến của Pháp là mối đe dọa cho tương lại của họ.
Từ đó, chúng ta phải nhận thức rõ ràng rằng: kẻ thù không đội trời chung của Đức đang và sẽ mãi là Pháp. Dù bất cứ ai nắm quyền chính phủ Pháp: những kẻ theo trường phái Bourbons, Jacobin, hay Bonaparte, hoặc những tay Tư sản dân chủ, Tăng lữ cộng hòa, hoặc Bonshevist, mục tiêu chính sách ngoại giao của chúng luôn là nỗ lực chiếm hữu biên giới Rhine và củng cố vị thế của Pháp trên con sông này bằng cách phân chia và phá vỡ nước Đức.
Anh không muốn Đức trở thành một thế lực tầm cỡ thế giới, nhưng Pháp thì lại không hề muốn một thế lực nào mang tên Đức: đó chính là điểm khác biệt quan trọng. Hôm nay, chúng ta không đấu tranh vì một vị trí thế giới, hôm nay chúng ta phải đấu tranh vì sự tồn vong của Tổ quốc, vì sự thống nhất của quốc gia, vì cơm ăn áo mặc cho con cái chúng ta. Từ góc độ này, liên minh ở châu Âu chỉ còn xem xét với hai quốc gia duy nhất: Anh và Ý.
Mục lục
 [ẩn]
Anh không muốn Pháp thâu tóm mọi quyền lực quân sự một cách không trở ngại ở châu Âu, và thực thi một chính sách, bằng cách này hay cách khác, sẽ lấn át lợi ích của Anh một ngày nào đó. Anh càng không bao giờ mong Pháp, nhờ vào sở hữu trữ lượng sắt và than đá khổng lồ ở Tây Âu trở thành một cường quốc kinh tế đe dọa lợi ích của Anh. Hơn nữa, Anh càng không mong Pháp, với vị thế chính trị ở nhờ vào sự chia cắt những phần còn lại của châu Âu, ngày càng khẳng định chính sách quốc tế kiểu Pháp không chỉ khả thi mà còn có nhiều triển vọng tích cực.
Và Ý, cũng không mong Pháp củng cố thế lực thêm nữa ở châu Âu. Tương lai sung túc của Ý luôn dựa vào sự phát triển vào các hoạt động quanh khu vực Địa Trung Hải.
Nguyên nhân khiến Ý tham gia vào chiến tranh không phải vì đi theo khát vọng bành trướng của Pháp mà vi muốn quét sạch kẻ thù Adriatic. Tuy nhiên, bất kỳ sự tăng cường thêm nào của Pháp cũng trở thành trở ngại với tương lai của Ý, và chúng ta không nên tự lừa dối mình rằng mối quan hệ lâu đời giữa các quốc gia có thể hạn chế sự thù địch.
Sự suy xét chính chân và nghiêm túc nhất cho thấy hôm nay lợi ích thiết thực của hai quốc gia, Anh và Ý, không hề đối nghịch với nhu cầu sinh tồn của quốc gia Đức, mà thậm chí còn giống Đức ở một vài mức độ nào đó.
Khi đánh giá khả năng thành lập liên minh, chúng ta chắc chắn không được lơ là với ba nhân tố. Nhân tố đầu tiên phụ thuộc vào chúng ta, hai nhân tố sau phụ thuộc vào hai quốc gia đã được đề cập.
Liệu quốc gia nào sẽ liên minh với nước Đức-ngày-hôm-nay? Liệu quốc gia nào đang tìm kiếm một liên minh để hỗ trợ họ đạt được mục đích tấn công, sẽ liên kết với một quốc gia mà những nhà lãnh đạo chỉ là những tay yêu chuộng hòa bình hèn nhát và tồi tệ nhất, một quốc gia mà phần lớn dân nhân mù quáng tin theo chủ nghĩa Mác dân chủ, phản bội lại lợi ích của chính đất nước một cách không thể chấp nhận được. Liệu thế lực nào đang hy vọng xây dựng một mối quan hệ giá trị với một quốc gia để cùng nhau đấu tranh vì lợi ích chung, sẽ liên kết với một quốc gia không dám khát khao hay đủ can đảm khuấy một ngón tay để bảo vệ cho sự sinh tồn của chính quốc giá đó.
Liệu một thế lực nào sẽ tham gia vào một liên minh chỉ để bảo vệ và duy trì một quốc gia khỏi bị tan rã như Liên Minh Tam Hiệp cũ. Liệu một thế lực nào sẽ gắn kết sự sống còn của mình với một quốc gia chỉ chăm chăm quy phục, xu nịnh người ngoài nhưng lại xấu hổ ngăn chặn tinh thần dân tộc bên trong; với một quốc gia đã mất đi sự cao thượng vì chính sách của nó không xứng đáng; với một chính phủ bị chính nhân dân trong nước khinh thường nên cũng không được các nước khác coi trọng?
Không. Một thế lực muốn được kính trọng và hy vọng đạt được nhiều từ liên minh hơn là từ thù lao của các nghị sỹ tham lam sẽ không và không thể liên minh với nước Đức ngày hôm nay. Sự thiếu khả năng cho liên minh của chúng ta hiện tại là mảnh đất màu mỡ cho sự gắn kết của những kẻ thù đang cướp đoạt đất nước. Bởi vi Đức chưa bao giờ bảo vệ chính mình, trừ những sự chống đối cường điệu của các nghị sỹ được bầu chọn, phần còn lại của thế giới không có lý do gì tham gia bảo vệ chúng ta, và nguyên tắc của Chúa là không ban tặng tự do cho những dân tộc hèn nhát, mặc cho tiếng rên xiết của những tổ chức yêu nước của chúng ta. Do đó, những quốc gia không được hưởng lợi trực tiếp tự sự diệt vong của chúng ta không còn cách nào khác ngoại trừ tham gia vào chiến dịch cướp bóc của Pháp, ít nhất việc liên kết đó cũng hạn chế sự bành trướng quá mức của Pháp.
Thứ hai, chúng ta không thể bỏ qua những khó khăn trong việc tái định hướng tư tưởng của nhân dân những đất nước từng là kẻ thù của chúng ta, những người đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của công tác tuyên truyền toàn dân. Vì một dân tộc từng bị xem là “bọn người Hung”, “tên cướp”, “kẻ phá hoại” trong rất nhiều năm không thể đột nhiên sau một đêm, từ kẻ thù ngày hôm qua biến thành đồng minh vào ngày mai.
Nhưng nhân tố thứ ba xứng đáng được quan tâm nhiều hơn, vì nó có tầm quan trọng chiến lược trong việc tạo ra một liên minh tương lai ở châu Âu:
Sự diệt vong của Đức, xét từ góc độ của Anh, không mang lại lợi ích gì, nhưng lại rất thuận lợi cho thị trường chứng khoán quốc tế của bọn Do Thái. Sự phân chia giữa những nghị sỹ Anh chính thức, hay đúng hơn là nghị sỹ truyền thống, và những thế lực Do Thái thao túng thị trường chứng khoán được thể hiện rõ nhất thông qua cương vị khác nhau của họ trong chính sách ngoại giao Anh. Đối lập với lợi ích và sự thịnh vượng của Anh, Tài chính Do Thái không chỉ mong muốn tiêu diệt hoàn toàn nền kinh tế Đức mà còn mong muốn sự lệ thuộc chính trị hoàn toàn của Đức. Sự quốc tế hóa hệ thống kinh tế Đức, tức là bọn Tài chính Do thái thế giới muốn chiếm đoạt năng suất lao động của Đức, chỉ có thế hoàn thành trong một quốc gia theo chủ nghĩa Bolshevist. Nhưng lực lượng xung khích Bolshevist điều hành bởi bọn tư bản chứng khoán Do Thái thế giới, không thể vĩnh viên đập tan phong trào đấu tranh của Đức nếu không có sự giúp đỡ mật thiết từ bên ngoài. Do đó, quân đội của Pháp, phải bao vây Đức cho đến khi Quốc xã, kiệt sức từ bên trong, và biến thành một lực lượng xung kích Bolshevist cho bọn tài chính Do Thái thế giới.
Và thế là bọn Do Thái hôm nay đã trở thành kẻ khuấy động phong trào cho sự sụp đổ hoàn toàn của Đức. Bất cứ đâu trên thế giới, khi chúng ta đọc được thông tin về tấn công Đức, bọn Do Thái luôn là kẻ chủ mưu, trong thời bình cũng như trong chiến tranh, báo chí của bọn thị trường chứng khoán Do Thái và chủ nghĩa Mác luôn khuấy động một cách có hệ thống sự căm thù nước Đức cho đến khi từng quốc gia từ bỏ sự trung lập và chống lại quyền lợi của nhân dân họ, để dấn thân phục vụ liên minh Thế Chiến.

Đảng Bolshevist quyết định khởi nghĩa ở Pêtrograt.
Động cơ của bọn Do Thái đã quá rõ ràng. Một nước Đức Bolshevist, tức là sự hủy diệt những người yêu nước và trí thức quốc gia Đức sẽ buộc giai cấp lao động Đức phải chịu ách thống trị của bọn tài chính Do Thái thế giới, chỉ là bước đầu cho công cuộc thôn tính thế giới sau này của bọn Do Thái. Như đã từng diễn ra trong lịch sử, Đức là nhân vật chủ chốt trong cuộc chiến kinh khủng này. Nếu nhân dân và đất nước chúng ta trở thành nạn nhân của bọn Do Thái ngang tàng, tham lam và khát máu, cả thế giới sẽ rơi vào vòi của con bạch tuộc này, nếu Đức thoát khỏi sự bao vây này, sự đe dọa các quốc gia trên thế giới sẽ bị phá hủy.
Do đó, bọn Do Thái nhất định sẽ nỗ lực kích động chống trả bằng cách không những duy trì mà còn làm tăng thêm sự căm thù Đức của các quốc gia khác, chắc chắn chỉ một số ít trong các hoạt động đó trùng khớp với lợi ích thật sự của những người bị đầu độc bởi nó. Nhìn chung, trong những quốc gia khác nhau, bọn Do Thái sẽ sử dụng những vũ khí khác nhau dựa trên tâm lý quần chúng của quốc gia đó để mang lại hiệu quả tốt nhất và đạt được thành công. Ở đất nước chúng ta, nơi có quá nhiều sự trộn lẫn chủng tộc, bọn Do Thái có thể lợi dụng chiêu bài chủ nghĩa thế giới và tư tưởng hòa bình, nói cách khác, chúng sử dụng xu hướng quốc tế hóa làm sức mạnh cho cuộc đấu tranh, ở Pháp, chúng kết hợp với những tay khét tiếng theo chủ nghĩa Sô Vanh (Chauvin), ở Anh, chúng lợi dụng quan điểm về kinh tế và chính trị toàn cầu; nói ngắn gọn: chúng luôn tận dụng bản chất tinh thần cơ bản mỗi quốc gia. Chỉ khi chúng đã được ưu thế nhất định và về kinh tế, chính trị, chúng mới rũ bỏ sự giới hạn của các thủ đoạn trước đây và phơi bày mục đích thật của cuộc chiến. Giờ đây, công cuộc phá hủy của chúng diễn ra nhanh hơn bao giờ hết, cho đến khi chúng lần lượt biến từng quốc gia thành đống đổ nát mà từ đó chúng có thể thiết lập Đế chế Do Thái tối cao và bất diệt.
Ở Anh, và Ý, sự đối kháng giữa những quan điểm chính trị cứng rắn và chính sách thị trường chứng khoán Do thái thường trở nên rõ ràng.
Ngày nay, chỉ có ở Pháp mới tồn tại sự đồng thuật sâu sắc giữa quan điểm của bọn Do Thái kiểm soát thị trường chứng khoán và mong muốn của những tay nghị sỹ quốc gia theo chủ nghĩa Sô Vanh (Chauvin). Sự tương đồng này tạo thành mối đe dọa lớn đối với Đức. Vì thế, Pháp luôn là kẻ thù ghê gớm nhất của chúng ta. Dân tộc này, ngày càng bị ám ảnh bởi tư tưởng của bọn da đen, liên kết với mục đích thôn tính thế giới của bọn Do Thái trở thành mối đe dọa cho sự tồn tại của dòng dõi người da trắng ở châu Âu. Vì sự ô uế của dòng máu da đen trên dòng sông Rhine, giữa trung tâm châu Âu, phù hợp với lòng mong muốn trả thù độc ác và tàn bạo từ kẻ thù truyền kiếp của chúng ta, cũng như phù hợp với mục đích của bọn Do Thái xảo quyệt trơ tráo trong việc bát đầu quá trình lai tạp dòng máu châu Âu với dòng dõi hạ cấp của chúng, và dùng chủng tộc da trắng của cha ông chúng ta cho sự tồn tại bằng cách làm nhiễm độc với chủng tộc hạ cấp hơn.
Những gì mà Pháp làm ngày hôm nay, xuất phát từ sự khao khát trả thù và bị điều khiển một cách có hệ thống bởi bọn Do Thái, chính là tội ác chống lại sự tồn tại của chủng tộc da trắng và một ngày nào đó sẽ dấy lên sự báo thù từ những thế hệ nhận thấy sự ô uế chủng tộc này chính là tội ác căn nguyên của loài người.
Tuy nhiên đối với Đức, sự nguy hiểm từ Pháp buộc chúng ta phải hạ tầm tư tưởng của mình và liên kết với những quốc gia cũng bị đe dọa như chúng ta, những người sẽ không bao giờ chịu đựng hoặc dung thứ cho tham vọng bá chủ của Pháp.
Trong tương lai, chỉ có hai thế thức ở châu Âu có thể thành lập liên minh với Đức: đó là Anh và Ý.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét