Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (27)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 3.8: BIẾN ĐỘNG LỚN TRÊN THẾ GIỚI ĐƯỢC CHỈ ĐẠO BỞI NGÒI BÚT?
Báo chí lại thường hay lờ tịt đi hoặc giả cắt xén vụn vặt, khiến nội dung mất liên tục, ý nghĩa của diễn từ bị méo mó, thậm chí mất hẳn; chỉ còn phô ra trước công luận một thứ hình ảnh rất xấu xa về các quan điểm của phong trào mới. Thành thử lời từng vị nói ra hoàn toàn vô nghĩa; ý nghĩa vốn nằm ở trong cái mà người ta đọc ra được từ chính các vị: Đây chỉ là trích lục diễn từ, đã xé lẻ như vậy ắt chỉ còn có thể và tất phải tác động vô nghĩa. Mà cái diễn đàn duy nhất, nơi các vị lên tiếng, thật sự cũng chỉ đếm được vỏn vẹn có năm trăm ông nghị – chỉ điều này thôi cũng đã nói lên quá đủ.

Chưa từng có bao giờ mà những biến động lớn nhất trên thế giới này lại được chỉ đạo bởi ngòi bút!
Tuy nhiên cái sau đây mới lại là cái tồi tệ nhất:
Phong trào toàn Đức chỉ có thể tính đến thành công nếu như ngay từ ngày đầu tiên đã nhận ra được là – ở đây không có vấn đề đảng mới mà chỉ có vấn đề thế giới quan mới. Chỉ có thế giới quan mới mới đem lại nội lực để vào cuộc chiến đầy cam go ấy. Cũng chỉ những cái đầu sáng giá nhất và gan dạ nhất mới xứng tầm thủ lĩnh.
Mục lục
 [ẩn]
Khi cuộc đấu tranh vì một thế giới quan lại không do những nhân vật chính sẵn sàng xả thân cầm đầu thì chỉ một thời gian ngắn sau đó sẽ không thể tìm ra được những chiến sĩ dũng cảm đến mức dám hy sinh tính mạng. Chỉ vì sự tồn tại của riêng mình thì chẳng còn gì nhiều cho cái chung.
Để có được tiền đề ấy thì từng người lại cần biết là phong trào mới sẽ chỉ đem lại danh dự và vinh quang cho mai sau thôi chứ chưa đem lại được gì cho hiện tại. Phong trào càng sắp đặt nhiều chức trách, vị thế dễ với tới thì càng lắm kẻ tầm thường kéo nhau đến, để rồi cuối cùng bè lũ cơ hội chính trị ấy áp đảo hẳn về số lượng. Người chiến sĩ trung thành không còn nhận ra được cái phong trào gốc nữa và sẽ bị những kẻ đến sau kiên quyết khước từ, xem như “người ngồi không đúng chỗ”, chỉ hay quấy nhiễu, thêm khó chịu. Tuy nhiên, vậy là “sứ mạng” của một phong trào kiểu ấy đã được hoàn tất.
Do phong trào toàn Đức đã nguyện sẽ hết mình vì nghị viện, tự nó lại cũng có “nghị viên” thay vì thống lĩnh và chiến binh. Tức là tự nó đã tụt xuống trình độ của một trong những phe đảng chính trị sự vụ tầm thường, không còn sức để, với ý chí tử vì đạo, chống chọi với số phận vần còn đầy rẫy bất trắc. Thay vì chiến đấu, bây giờ nó cũng học “ăn nói”, học “thương lượng”. Song rồi chẳng bao lâu, vị nghị viên mới kia đã cảm thấy ngay rằng, với nhiệm vụ chiến đấu đến cùng cho thế giới quan mới toàn bằng vũ khí “tinh thần” của phép hùng biện, chẳng có gì nguy hiểm, thật sự còn thú vị hơn nhiều so với lao đầu vào một cuộc chiến có thể mất mạng, mà kết cục lại không chắc chắn, và dù thế nào đi nữa thì cứ vẫn chẳng được gì.
Vì người lúc này đã ngồi trong nghị trường cho nên ở bên ngoài đám người ủng hộ đêm ngày khắc khoải hy vọng, trông chờ phép màu. Lẽ đương nhiên phép màu không tới và cũng chẳng bao giờ tới được. Thế cho nên chẳng mấy chốc người hết kiên nhẫn; còn vì một lẽ nữa, những gì mà người được nghe thốt ra từ miệng các ông nghị đâu có ứng với lòng mong mỏi của cử tri. Dễ hiểu điều này, báo chí thù nghịch vốn thận trọng lắm, họ muốn giới thiệu với dân một hình ảnh trung thực về tác động của các vị đại diện cho toàn dân của nước Đức.
Các vị đại diện mới cho dân càng bén mùi đấu tranh “cách mạng ôn hoà” trong nghị viện và trong các hội đồng cấp bang, thì lại càng ít vị thấy mình sẵn sàng quay về với cái việc có phần nguy hiểm hơn thế, là đi giải thích trong những tầng lớp nhân dân rộng rãi.
Thế cho nên việc hội họp với quần chúng, con đường duy nhất thật sự có hiệu quả, bởi cá nhân trực tiếp tác động vào dân và cũng chỉ như vậy mới thu hút được đại bộ phận dân, cứ luôn luôn bị gạt lùi lại phía sau.
Khi mà bàn bi a nơi phòng họp đã dứt khoát bị thay thế bởi diễn đàn chốn nghị trường, để rồi từ diễn đàn ấy mọi diễn từ chẳng được rót thẳng xuống đến dân, mà lại chỉ dành cho các nhân vật quan trọng nhất trong cái đám gọi là “đã được dân bầu”, thì ôi thôi, phong trào toàn Đức đâu còn là một phong trào của người dân nữa; nó tụt hạng, chẳng mấy lâu sau đó, thành một thứ câu lạc bộ của những cuộc luận bàn mang tính hàn lâm, đáng xem trọng nhiều hay ít thì còn tuỳ.
Vì vậy, ấn tượng xấu do báo chí loan truyền tuyệt nhiên không còn được hoạt động hội họp cá nhân của từng vị đính chính, thành thừ cuối cùng cái từ “toàn Đức” đâm ra nghe chối tai trong quảng đại quần chúng.
Bởi xin tất cả các vị hiệp sĩ và những con người thời thượng lố lăng văn hay chữ tốt hãy chịu khó nghe cho: chưa từng có bao giờ mà những biến động lớn nhất trên thế giới này lại được chỉ đạo bởi ngòi bút!
Không, công việc dành cho ngòi bút chỉ là tạo dựng cơ sở lý luận.
Còn sức mạnh, cái sức mạnh đã từng lay chuyển đến cả những khối băng đồ sộ, tôn giáo hay chính trị, của lịch sử thì tự ngàn xưa vốn vẫn chỉ có thể là sức mạnh của lời lẽ nói ra miệng.
Quảng đại quần chúng trước hết và khi nào cũng chỉ chịu tác động ghê gớm của lời nói. Mọi phong trào lớn thảy đều là phong trào của dân, là những đợt phun trào núi lửa của đam mê và xúc cảm tự trong lòng người, được khuấy động bởi bàn tay nghiệt ngã của nữ thần đói khát hoặc bởi ngọn đuốc của lời nói bùng cháy trong quần chúng, chứ không phải bởi thứ nước mát ngọt ngào của các vị bậc thầy mỹ học hay các vị anh hùng trong phòng khách.
Chỉ giông bão của đam mê cháy bỏng mới xoay chuyển được số phận của người dân, và chỉ người vốn đã mang sẵn đam mê trong tâm hồn mới thức tỉnh được đam mê.
Chỉ đam mê mới gợi mở được cho người có nó, từng lời lẽ như tiếng búa gõ để mở cánh cửa đi vào trái tim của nhân dân.

Hitler công nhận chỉ có đam mê mới gợi mở được cho người có nó. Như ông từng đam mê việc vẽ tranh.
Kẻ không có đam mê, kẻ miệng khoá, Trời không chọn để làm người nói ra ý định của Trời.
Vì vậy xin mỗi người viết hãy chịu khó ngồi lại bên lọ mực của mình – nếu có đủ hiểu biết và năng lực, bởi đã không được sinh ra để làm thủ lĩnh.
Vì vậy một phong trào với những mục tiêu lớn phải biết lo, cố gắng không để mất liên hệ với quảng đại quần chúng.
Phải soát xét từng vấn đề trước hết dưới quan điểm ấy và phải ra từng quyết định theo chiều hướng ấy.
Phải tránh tất cả những gì làm mất đi, thậm chí chỉ làm yếu đi, khả năng tác động vào quần chúng – chẳng phải vì “mị dân” đâu, không, mà đơn giản chỉ vì nhận thức: không có sức mạnh ghê gớm của quảng đại quần chúng thì sẽ không có một ý tưởng nào, cho dù cao quý đến đâu, có thể thành hiện thực.
Con đường đi đến đích phải do duy nhất thực tế khắc nghiệt xác định. Trên thế gian này, không muốn đi những lối cam go, dù muốn hay không thường vẫn có nghĩa là từ bỏ mục đích.
Vì phong trào toàn Đức, thiên về quan điểm nghị trường, đã chuyển trọng tâm hoạt động từ dân vào nghị viện nên nó đã đánh mất tương lai và chỉ thu được những thành quả rẻ tiền trước mắt.
Nó đã chọn cách đấu tranh nhẹ nhàng, vậy nên không còn giá trị liên quan đến thắng lợi cuối cùng.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét