Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (88)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 2: Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia
CHƯƠNG 13.3: ĐÂU LÀ CHÍNH SÁCH LIÊN MINH TÍCH CỰC?
Hôm nay, quan điểm quyền lực chính trị và bản năng tự vệ của dân tộc vẫn chưa được hồi sinh mạnh mẽ, là do sai lầm của những tay phình trị gia bất tài nhưng lại tự bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, từ năm 1918, đã điều hành đất nước đi đến diệt vong.
Vâng, nếu chúng ta thương tiếc cho đất nước ngày hôm nay, chúng ta nên tự hỏi: Làm sao để cải thiện tình thế? Liệu có phải sự ủng hộ yếu ớt của nhân dân đối với các quyết định của chính phủ, những quyết định hiếm khi tồn tại là dấu hiệu thiếu sức sống của một quốc gia, hay hơn nữa là bằng chứng về sự thất bại hoàn toàn trong việc tận dụng nguồn tài nguyên quý giá này? Làm sao để chính phủ của chúng ta khơi lại tình thần tự cường, sự kháng cự mạnh mẽ, sự phẫn nộ sâu sắc của nhân dân ta?
Năm 1919, khi nước Đức bị đè nặng bởi Hiệp ước Hòa bình, lẽ ra chúng ta nên hy vọng rằng rõ ràng qua công cụ áp bức vô hạn này, sự khát khao tự do của Đức càng được tăng cường. Những hiệp ước hòa bình với mục đích trừng phạt các dân tộc, thường dấy lên hồi trống cho sự nổi loạn.

Ảnh minh họa.
Hiệp ước hòa bình Versailles có tác dụng gì?
Công cụ áp bức vô hạn này và sự nhục nhã đáng khinh, trong tay của một chính phủ thiện chí, sẽ trở thành công cụ để thổi bùng ngọn lửa yêu nước. Bằng một chiến lược tuyên truyền thông minh khai thác những sự độc ác tàn bạo này, sự thờ ơ của một dân tộc sẽ chuyển thành sự căm phẫn, sự căm phẫn sẽ chuyển thành cơn thịnh nộ dữ dội.
Từng điều khoản trong Hiệp ước phải được đốt cháy trong tâm trí và cảm xúc của dân tộc ta, cho đến khi sáu triệu con người, cả đàn ông và đàn bà, đều mang cùng một nỗi nhục và một nỗi căm phẫn sôi sục như biển lửa để tôi luyện một ý chí cứng rắn như thép, khi đó toàn dân sẽ cùng gào lên “Trả quân đội lại cho chúng tôi”.
Vâng, bạn thân mến, đó là cách một hiệp ước hòa bình sẽ làm. Vũ khí tuyên truyền vĩ đại nhất nằm trong sự áp bức vô hạn và nỗi ô nhục mà Hiệp ước mang lại, sẽ làm thức tỉnh tinh thần uể oải của một quốc gia và mang lại sức sống cho nó.
Mục lục
 [ẩn]
Vì vậy, từ quyển sách về lòng của trẻ em đến tờ bào cuối cùng của đất nước, mọi nhà hát, rạp chiếu phim, mọi cột dán quảng cáo, mọi bảng hiệu đều phải được tận dụng cho sứ mạng vĩ đại này, cho đến khi lời cầu nguyện nhút nhát mà những tổ chức yêu nước gửi lên thiên đàng: “Thượng đế, xin hãy giải thoát chúng con” được chuyển vào đầu đứa bé nhỏ nhất thành một lời yêu cầu cháy bỏng: “Lạy Chúa toàn năng, hãy phù hộ cho quân đội của chúng con khi thời khắc đến, Lạy chúa, xin hãy phán xét liệu chúng con có xứng đáng được tự do. Thượng đế, xin hãy phù hộ cho cuộc chiến của chúng con”.
Mọi cơ hội đều bị bỏ qua, chúng ta đã không làm gì cả.
Vậy thì, ai sẽ ngạc nhiên khi dân tộc của chúng ta không được như mong đợi. Phần còn lại của thế giới chỉ xem chúng ta như một con rối, một con chó trung thành, vui sướng liếm tay người vừa mới quất roi vào nó.
Dĩ nhiên, khả năng thành lập liên minh với các quốc gia khác bị cản trờ bởi sự thờ ơ của nhân dân, nhưng trên hết là do chính phủ của chúng ta. Sự thối nát của chúng khiến cho, sau tám năm thực thi sự áp bức không giới hạn, sự khao khát tự do chỉ tồn tại mờ nhạt.
Để có thể thực hiện được một chính sách liên minh tích cực, chúng ta phải lấy lại uy thế trước những quốc gia khác, và phải có một chính phủ đủ thẩm quyền, không phải là tay sai cho ngoại bang và tên đốc công của chính dân tộc mình, mà phải là sứ giả của ý chí quốc gia.
Nếu dân tộc chúng ta có được chính phủ ý thức được sứ mệnh, sáu năm đã không trôi qua trước khi một chính sách ngoại giao can đảm của Quốc xã tìm được sự ủng hộ tương xứng từ quần chúng nhân dân khao khát tự do.
Trở ngại thứ hai, khó khăn trong việc chuyển từ kẻ thù sang đồng minh thân cận, có thể được giải quyết như sau:
Tâm lý chống Đức ở các quốc gia khác, phát triển thông qua công tác tuyên truyền trong chiến tranh, chắc chắn sẽ tiếp tục tồn tại cho đến khi Đức quốc xã, bằng sự hồi sinh tinh thần dân tộc của tất cả nhân dân Đức, trở thành một quốc gia có vị thế trên bàn cờ chính trị châu Âu, và thể hiện được khả năng của mình. Chỉ khi chính phủ và nhân dân hoàn toàn thể hiện được khả năng liên minh, một hay những thế lực khác, có cùng lợi ích với chúng ta, mới có thể nghĩ đến việc xây dựng một hệ thống tuyên truyền để thay đổi tư tưởng của quần chúng. Điều này tất nhiên cần nhiều năm làm việc liên tục để đạt được mục đích. Bởi vì cần phải có một khoảng thời gian dài để thay đổi công luận của một đất nước, và không ai dám hành động như thế nếu như anh ta không hoàn toàn bị thuyết phục bởi hiệu quả của nó trong tương lai. Không ai sẽ muốn thay đổi nhận thức và cảm xúc của nhân dân dựa trên sự huênh hoang của một tay được xem là bộ trưởng nước ngoài, mà không có sự bảo đảm hữu hình cho những lợi ích của định hướng mới. Nếu không, điều này sẽ dẫn tới sự rối loạn hoàn toàn trong tư tưởng của quần chúng. Sự bảo đảm đáng tin nhất cho khả năng thiết lập liên minh tương lai với một quốc gia không dựa vào sự ba hoa của từng thành viên trong chính phủ, mà vào sự bền hữu hình của chính sách rõ ràng và thiết thực của chính phủ, và vào sự ủng hộ của dư luận với định hướng tương tự. Sự tin tưởng của quần chúng vào chính sách này sẽ được tăng cường hơn nữa nếu chính phủ tổ chức một công tác tuyên truyền tích cực nhằm giải thích nỗ lực của nó và bảo đảm sự ủng hộ của quần chúng.
Do đó, một đất nước, trong trường hợp của, chúng ta, sẽ đủ năng lực liên minh nếu cả chính phủ và công luận đêu nhiệt tình quyết định theo đuổi cuộc đấu tranh giành tự do. Đây là nền tảng cho việc tái định hướng công luận của các quốc gia khác, từ đó trong công cuộc bảo vệ lợi ích của mình, họ sẵn lòng đi cùng con đường với một cộng sự thích hợp với họ, nói cách khác, sẵn lòng hình thành một liên minh.
Nhưng vẫn còn một vấn đề cần phải thảo luận trong mối liên kết này: vì sự chuyển đổi một thái độ nào đó của một dân tộc là một công việc khó khăn, và lúc đầu, sẽ không có nhiều người hiểu được, ngay lập tức nó sẽ trở thành tội ác và sự ngu ngốc khi tạo ra sai lầm để những thế lực chống đối có thể sử dụng điều này khi một vũ khí chống lại chúng ta.
Chúng ta phải nhận thức được rằng cần phải có một khoảng thời gian nhất định trước khi quần chúng có thể thấu hiểu mục đích bên trong của chính phủ, bởi vì không thể giải thích mục tiêu cuối cùng của công tác chính trị, chung ta chỉ có thể dựa vào niềm tin mù quáng của quần chúng hoặc bản năng trực giác của giai cấp lãnh đạo ưu việt. Nhưng vì nhiều người không có giác quan thứ sáu chính trị sáng suốt và vì không thể giải thích nguyên nhân chính trị, một phần giai cấp lãnh đạo trí thức sẽ luôn chống lại những xu hướng mới do không thể hiểu. Vì thế, sự chống đối của những nhân tố thủ cựu sốt sắng này sẽ tăng lên.
Vì lý do này, nhiệm vụ tối cao của chúng ta là bảo đảm không để lọt bất cứ vũ khí nào vào tay những kẻ gây rối bằng sự nghiệp thấu hiếu lẫn nhau giữa những quốc gia, đặc biệt trong trường hợp của chúng ta, chúng ta luôn phải đối mặt với những lời nói lảm nhảm phi thực tế và hoang đường của bọn yêu nước khoác lác và những tay tư sản nhỏ bé học đòi làm chính trị. Một người có suy nghĩ chín chắn và nghiêm túc sẽ không phủ nhận rằng việc hô hào cho một binh chủng mới, cho sự phục hồi thuộc vân vân… địa chỉ là những chuyện tầm phào ngu ngốc, không hề có giá trị áp dụng thực tiễn. Các hành xử thiếu suy nghĩ trong các cuộc họp chống đối của những những tay nghị sỹ, một số thì ngây thơ, một số thì điên loạn, nhưng tất cả âm thầm tiếp tay cho những kẻ thù, đang được khai thác ở Anh không thể xem là có lợi cho Đức. Và thế là chúng ta đang lãng phí sức lực vào một cuộc minh chứng phù phiếm để chống lại Chúa và toàn bộ thế giới và quên đi nguyên tắc đầu tiên cho mọi thành công: Bất kỳ điều gì anh làm, hãy làm đến cùng. Bằng cách than vãn chống lại năm hay mười quốc gia, chúng ta đã sao lãng việc tập trung tất cả năng lực ý chí và sức mạnh thể chất để giáng một đòn chí tử vào tâm của kẻ thù bỉ ổi, và đã hy sinh khả năng củng cố sức mạnh của chúng ta trong cuộc chiến này bằng một liên minh.
Một lần nữa, đây lại là nhiệm vụ của phong trào Quốc xã xã hội chủ nghĩa. Chúng ta phải dạy cho quần chúng bỏ qua những chuyện lặt vặt để nhìn thấy những điều vĩ đại hơn, đừng sa đà vào những chuyện không thích hợp, và không bao giờ được quên rằng hôm nay mục đích đấu tranh của chúng ta là vì sự sinh tồn của dân tộc, và kẻ thù mà chúng ta phải tiêu diệt chính là thế lực đang cướp đi sự sống của chúng ta.
Có thể chúng ta sẽ phải chịu nhiều đau khổ. Nhưng những nỗi đau này không phải là cái cớ cho những lý do chống đối và cãi nhau ồn ào và vô nghĩa với cả thế giới thay vì tập trung mọi nguồn lực tấn công kẻ thù độc ác nhất.
Hơn nữa, người Đức không có quyền để đổ lỗi cho phần còn lại của thế giới khi mà chính họ không trừng trị những tên tội phạm đã phản bội và bán đứng đất nước. Thực ra, chúng ta không cần đứng từ xa nguyền rủa chống lại Anh, Ý, vân vân… trong khi trên chính đất nước chúng ta, bọn vô lại, bị kẻ thù mua chuộc, tuyên truyền phá hoại, bẻ gãy tay, đập nát xương sống của chúng ta, rồi bán đấu giá Quốc xã què quặt với giá ba mươi đồng bạc.
Kẻ thù đã làm đúng như dự đoán, chúng ta nên học từ cách thức và hành động của chúng.
Những ai không có được quan điểm ở cấp độ này, nên luôn nhớ rằng chỉ còn cách duy nhất là từ bò, bởi vì chúng ta sẽ không thể hình thành được bất kỳ liên minh nào trong tương lai. Vì nếu chúng ta không liên minh với Anh, bởi vì họ cướp thuộc địa của ta, hay với Ý vì họ chiếm Nam Tyrol, với Ba Lan hay Tiệp Khắc, thì sẽ không còn khả năng liên minh nào ngoại trừ với Pháp, kẻ đã cướp Alsace và Lorraine của ta. Không còn nghi ngờ liệu liên minh cuối cùng có phục vụ cho lợi ích của nhân dân Đức hay không. Nhưng nếu một ý kiến như vậy được ai đó đưa ra, chúng ta cần phải nghi ngờ liệu hắn là một kẻ ngờ nghệch hay là một tên lừa gạt gian trá. Nếu đó là những nhà lãnh đạo, tôi luôn tin vào giả thuyết thứ hai.

Hitler và chú chó được huấn luyện.
Vì thế, sự thay đổi nhận thức của những cá nhân, những người từng là kẻ thù của chúng ta nhưng lại có những lợi ích phù hợp với chúng ta, theo tính toán, có khả năng xảy ra rất cao, nếu sức mạnh nội tại cũng như ý chí bảo vệ sự sinh tồn chứng tỏ chúng ta là một đồng minh đáng giá; ngoài ra, những phong trào nguy hiểm hay thậm chí hành động tàn bạo của chúng ta không được tạo điều kiện cho quân địch lợi dụng tuyên truyền để chống lại quan điểm thành lập liên minh với kẻ thù trước đây.
Trở ngại thứ ba khó giải quyết nhất.
Liệu những người đại diện cho lợi ích thật sự của các đất nước, có khả năng trở thành đồng minh của chúng ta, có bị thuyết phục và chấp nhận chống lại tham vọng của bọn Do Thái, kẻ thù ghê gớm nhất của các quốc gia độc lập? Ví dụ, liệu các chính trị gia truyền thống của Anh có phá hủy sự ảnh hưởng của bọn Do Thái hay không?
Vấn đề này, như tôi đã đề cập, rất khó để giải đáp thỏa đáng. Có quá nhiều nhân tố để hình thành phán quyết cuối cùng. Dù vậy, vẫn có một sự thật hiển nhiên: Trong một đất nước, mà quyền lực của chính phủ được thiết lập vững chắc và hoàn toàn phục vụ lợi ích của nhân dân, thế lực Do Thái quốc tế không thể tổ chức hiệu quả một sự cản trở chống lại những quan điểm chính trị.
Cuộc đấu tranh, với những lý do sâu xa khó hiểu (bản thân tôi cũng không tin vào những điều này), mà Phát xít Ý đang phát động để chống lại ba vũ khí chính của bọn Do Thái, là dấu hiệu tốt nhất đã gián tiếp chỉ ra rằng nanh độc của thế lực siêu nhà nước đó đang bị nhổ ra. Việc cấm đoán các hội Tam điểm bí mật, ngăn chặn các tờ báo siêu quốc gia, và không ngừng tiêu hủy chủ nghĩa Mác giúp cho Chính phủ Ý, trong vài năm, mang lại ngày càng nhiều lợi ích cho người dân Ý, không cần quan tâm đến tiếng rít của bọn dân độc Do Thái.
Ở Anh, tình hình không được thuận lợi như thế. Trong một đất nước có “nền dân chủ tự do nhất” thỏa sức áp dụng nền chuyên chính gián tiếp thông qua dư luận. Và thậm chí khi đã có một cuộc đấu tranh liên tục giữa những người bênh vực cho lợi ích quốc gia Anh và bọn khởi xướng nền độc tài Do thái.
Sau chiến tranh, lần đầu tiên sự mâu thuẫn này đã trở nên gay gắt nhất khi chính trị gia Anh và bọn Báo chí hình thành hai quan điểm khác nhau về vấn đề Nhật Bản. Ngay sau chiến tranh, tình trạng căng thẳng cố hữu của Mỹ và Nhật lại xuất hiện. Dĩ nhiên, các thế lực ở châu Âu không thế làm ngơ trước mối đe dọa chiến tranh mới. Ở Anh, dù có mối quan hệ thân cận, vẫn không tránh khỏi sự ganh tỵ với sự tăng trưởng của Hợp chủng quốc Hoa kỳ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc tế và quyền lực chính trị. Quốc gia thuộc địa trước kia, đứa con của mẫu quốc, dường như đã trở thành ông chủ mới của thế giới. Hoàn toàn dễ hiểu khi hôm nay, Anh nên đánh giá lại những liên minh cũ, và các chính trị gia Anh nên cảm thấy lo lắng cho một giai đoạn, khi đó người ta không nói “Anh cai trị những con sóng” mà chuyển thành: “Biển cả thuộc về Hoa Kỳ”.
Tấn công Gã khổng lồ Bắc Mỹ hùng mạnh với những vùng đất chưa khai thác dồi dào tài nguyên, khó hơn một Đức quốc xã bị chèn ép. Một ngày nào đó khi xúc xác số phận được gieo, Anh sẽ phải chịu kết cuộc bi đát, nếu chiến đấu một mình. Vì thế, Anh đã nhanh chóng với lấy một bàn tay da vàng và bám víu vào một liên minh, xét về khía cạnh chủng tộc là không thể chấp nhận được, nhưng xét về khía cạnh chính trị, đó là khả năng duy nhất để củng cố vị thế toàn cầu của Anh nhằm đương đầu với châu lục Mỹ cực thịnh.
Mặc dù họ từng kề vai sát cánh trên mặt trận châu Âu, nhưng khi chính phủ Anh đã quyết định không kết thúc liên kết với một đồng minh châu Á, thì toàn bộ báo chí Do Thái đều chống lại ý tưởng liên minh với Nhật. Làm sao chúng ta có thể giải thích sự việc cho đến năm 1918, Báo chí Do Thái ủng hộ chính sách chống Quốc xã Đức của chính phủ Anh, nhưng sau đó, đột nhiên chuyển hướng và thế hiện sự bất trung với chính phủ?
Sự diệt vong của Đức không mang lại lợi ích cho Anh, nhưng lại là mối quan tâm hàng đầu của bọn Do Thái, cũng như hôm nay, tiêu diệt Nhật Bản không mang nhiều lợi ích đến cho Anh bằng cho tham vọng bành trướng của bọn lãnh đạo phong trào vì một đế chế Do Thái toàn cầu. Trong khi Anh khó nhọc duy trì vị trí trên thế giới, bọn Do Thái tổ chức tấn công để xâm chiếm nó.
Chúng xem châu Âu hiện tại là công cụ dẽ sai bảo trong tay, bằng cách gián tiếp thông qua cái gọi là Nền dân chủ phương Tây hay bằng sự thống trị trực tiếp của Chủ nghĩa Bolshevist Do Thái. Nhưng không chỉ thế giới cũ bị sa bẫy, tân thế giới cũng khó tránh khỏi số kiếp. Chính bọn Do Thái là người nắm quyền các thế lực trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Mỗi năm, chúng càng tăng thêm sự thao túng đất nước với dân số một trăm hai mươi triệu người, duy nhất Ford vĩ đại (Tái bản lần hai dùng “chỉ một vài” thay cho “duy nhất Ford vĩ đại”), nỗi ô nhục của chúng, vẫn giữ được độc lập hoàn toàn.
Bọn Do Thái thể hiện kỹ năng điêu luyện trong việc thao túng dư luận và sử dụng nó như một công cụ chiến đấu cho tương lai của chúng.
Tất cả những gã lãnh đạo vĩ đại của bọn Do Thái đều tự tin về ngày định mệnh được tiên tri trong Kinh thánh và người Do Thái sẽ tiêu diệt tất cả các quốc gia khác trên thế giới.
Trong một số lớn những đất nước bị mất chủ quyền trở thành thuộc địa Do Thái, một quốc gia độc lập có thể phá vỡ toàn bộ kế hoạch vào phút chót. Vì một thế giới theo chủ nghĩa Bolshevist chỉ có thể tồn tại khi nó đàn áp tất cả mọi thứ.
Chỉ cần một quốc gia duy nhất duy trì được sức mạnh và lòng tự hào dân tộc, đế chế toàn cầu của bọn thống đốc Do Thái, như bất kỳ một chính thể độc tài nào, sẽ bị đè bẹp bởi quyền lực của tư tưởng quốc gia.
Sau một nghìn năm thích nghi, bọn Do Thái bây giờ đã biết rất rõ chúng có thể làm suy yếu các dân tộc châu Âu, và biến họ thành những chủng tộc lai căng, nhưng chúng khó lòng làm điều tương tự với một quốc gia châu Á như Nhật. Hôm nay, chúng bắt chước người Đức và người Anh, người Mỹ và người Pháp, nhưng không thể tiếp cận được với người da vàng châu Á. Vì thế chúng đấu tranh tiêu diệt Nhật bằng sức mạnh của các quốc gia khác, nhấm tự giải thoát khỏi sự đe dọa của kẻ thù, trước khi chúng giành lấy quyền lực của quốc gia cuối cùng vào tay và biến thành một chế độ độc tài chống lại loài người.
Trong một nghìn năm lịch sử, chúng luôn khiếp sợ quốc gia Nhật Bản, do đó, chúng càng muốn tiêu diệt Nhật trước khi thiết lập chế độ độc tài. Vì thế, chúng kích động các quốc gia chống lại Nhật như chúng đã từng làm với Đức, và có thể tình huống sau sẽ xảy ra: trong khi các chính trị gia Anh vẫn đang đấu tranh để xây dựng liên minh với Nhật, bọn báo chí Anh-Do Thái lại yêu cầu chiến đấu chống đồng minh, và chuẩn bị cho cuộc chiến hủy diệt dưới chiêu bài Dân chủ với khẩu hiệu: “Lật đổ chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa quân phiệt Nhật”.
Vì thế, ngày nay ở Anh, bọn Do Thái không chịu phục tùng chính sách của quốc gia.
Do đó, cuộc chiến chống lại mối đe dọa Do Thái toàn cầu một ngày nào đó cũng sẽ bắt đầu ở Anh. Và một lần nữa, phong trào Quốc xã Xã hội chủ nghĩa có một sứ mệnh to lớn phải đảm nhiệm. Chúng ta phải khai sáng quan điểm của nhân dân về các quốc gia khác, và phải liên tục nhắc nhở họ về kẻ thù thật sự của thế giới ngày hôm nay. Thay vì sự căm thù chủng tộc Aryan của những quốc gia không hề gần gũi với chúng ta, nhưng với những quốc gia có cùng dòng máu, có nhiều nét tương đồng trong nền văn minh, chúng ta phải khuấy động sự phẫn nộ dành cho kẻ thù của nhân loại, kẻ đem lại bất hạnh cho chúng ta.
Phong trào Quốc xã Xã hội chủ nghĩa, ít nhất trên đất nước mình, phải nhận ra kẻ thù nguy hiểm và đấu tranh chống lại chúng sẽ là ngọn lửa soi đường cho một thời kỳ mới và tốt hơn cho những quốc gia khác, cũng như thể hiện sự bảo vệ chủng tộc Aryan trong cuộc chiến sống còn.
Cuối cùng, cầu mong lẽ phải dẫn đường cho chúng ta, ý chí tăng thêm sức mạnh cho chúng ta. Cầu mong nhiệm vụ thiêng liêng cho chúng ta quyết tâm, và quan trọng hơn cả, cầu mong niềm tin sẽ bảo vệ chúng ta.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét