MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!
Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 3.6: THẾ GIỚI CHẲNG TỒN TẠI CHO NHỮNG DÂN TỘC YẾU HÈN
Đối ngược với nó là nền dân chủ Đức thực sự với việc tự do lựa chọn lãnh tụ, với nghĩa vụ phải hoàn toàn nhận mọi trách nhiệm về hành động và quyền hạn của mình. Trong nền dân chủ này không có biểu quyết đa số về từng vấn đề riêng lẻ, mà chỉ có quyết định duy nhất của một người, người với khả năng và cuộc sống của mình đứng ra bảo đảm cho nó.
Nếu có người phản đối rằng: trong những điều kiện như thế khó mà tìm ra người dám hy sinh cá nhân mình cho một nhiệm vụ quá nhiều rủi ro như vậy, thì chỉ có thể có một câu trả lời mà thôi: Lạy Chúa, chính ở đó là ý nghĩa của một nền dân chủ Đức, sao cho không phải là kẻ quá nhiều tham vọng, chẳng giỏi nhất, không đủ tư cách và hèn nhát về đạo đức, bằng đường vòng lại có thể vào được vị trí lãnh đạo đồng bào mình; mà chỉ ngay qua độ lớn của trách nhiệm gánh chịu đã làm cho những kẻ bất tài và ươn hèn phải lánh xa.
Nếu mặc dù thế, một ngày kia vẫn có kẻ như vậy thử lẻn vào, thì người ta vẫn dễ dàng tìm ra hắn và quát: “Cút đi, thằng khốn hèn hạ kia! Hãy rụt chân lại, mi chỉ làm bẩn các bậc thang mà thôi, bởi lẽ lối vào điện Pantheon của lịch sử không dành cho những kẻ ươn hèn, mà chỉ dành cho các vị anh hùng!”.
Tôi đi đến quan điểm này sau hai năm tới dự nghị viện Vienna.
Sau đó tôi chẳng đến đó nữa.
Mục lục
[ẩn]- I. Lời ban biên tập
- II. Lời người dịch
- III. Lời giới thiệu
- IV. Lời tựa
- V. Tập 1: Toan tính
Chương 1: Ở nhà bố mẹ Chương 2: Những năm tháng học tập và gian khó ở Vienna 2.1: Kẻ nào bị kẹt cứng giữa hàm răng lũ rắn mới biết chúng đầy nọc độc 2.2: Suy nghĩ của Hitler trong môi trường sống khổ sở và bẩn thỉu 2.3: Cuộc chạm trán đầu tiên của Hitler 2.4: Giai cấp tư sản chẳng bao giờ có thể bù đắp được tội lỗi của mình 2.5: Những suy nghĩ về thế lực xấu của Hitler 2.6: Bộ mặt quỷ quyệt của chủ nghĩa Marx 2.7: Tất cả mọi chuyện với tôi dường như quá tàn ác 2.8: Sự ghê tởm của dân Do Thái 2.9: Không thể bắt tôi từ bỏ quan điểm “căm ghét” dân Do Thái 2.10: Hitler nhìn nhận sự “rèn luyện” từ Vienna
Chương 3: Những tư duy chính trị chung thời tôi ở Vienna 3.1: Hitler: Không ai hiểu rõ chính trị hơn tôi 3.2: Cuộc cách mạng năm 1848 3.3: Lãnh đạo và nghệ thuật giải thích 3.4: Cướp đi trí tuệ của nhà báo lưu manh 3.5: Tổ chức và những con chuột dối trá hạng nhất 3.6: Mein Kampf (Tập 1) – Chương 3.6: Thế giới chẳng tồn tại cho những dân tộc yếu hèn 3.7: Nguyên nhân sụp đổ phong trào toàn Đức trên Áo 3.8: Biến động lớn trên thế giới được chỉ đạo bởi ngòi bút? 3.9: Thủ đoạn sử dụng linh mục và những người chăm sóc tâm linh 3.10: Triết lý “thiên tài” của bậc thủ lĩnh cỡ lớn? 3.11: Những thu hoạch từ Vienna
Chương 4: Munich Chương 5: Thế chiến Chương 6: Tuyên truyền chiến tranh Chương 7: Cuộc cách mạng Chương 8: Tôi bắt đầu hoạt động chính trị Chương 9: Đảng công nhân Đức
- VI. Tập 2: Phong trào xã hội chủ nghĩa Quốc gia
- VII.Kết luận
Những năm qua, trung đoàn nghị viện góp phần chính làm cho sự suy yếu ngày càng gia tăng của nhà nước Habsbourg cổ lỗ. Nếu như tác động của nó càng phá vỡ sự thống trị của chất Đức, thì cũng ngày càng thấy cái hệ thống này bị các dân tộc sử dụng để chống lại nhau. Còn chính trong hội đồng đế quốc thì điều đó luôn xảy ra nhờ vào công sức của người Đức và dĩ nhiên qua đó cuối cùng là bằng công sức của cả đế quốc; bởi vì vào bước chuyển giao thế kỷ (chuyển từ thế kỷ 19 sang thế kỷ 20 – ND) thì ngay kẻ ngu si nhất cũng thấy, sức lôi cuốn của nền quân chủ chẳng còn khắc phục được những nỗ lực tách ra của các bang.
Trái lại:
Các phương tiện mà nhà nước dùng để gìn giữ nó càng nghèo nàn bao nhiêu, thì sự khinh miệt chung đối với nó càng to lớn bấy nhiêu. Không chỉ ở Hungary, mà ở từng tỉnh Xlavơ, người ta cũng ít cảm thấy sự đồng nhất với nền quân chủ chung tới mức, sự yếu kém của nó hoàn toàn không được cảm nhận như nỗi nhục của chính mình. Người ta thậm chí còn vui mừng vì những dấu hiệu như vậy về sự già nua đang đến gần; dẫu sao thì người ta kỳ vọng vào cái chết của nó hơn là sự hồi phục.
Ở nghị viện, sự sụp đổ hoàn toàn còn ngăn chặn được nhờ việc thoái lui vô liêm xỉ và thoả mãn (của nó, ND), và cũng nhờ cả sức ép, mà người Đức phải trả giá, qua việc sử dụng – càng khéo léo càng tốt, các dân tộc để chống lại nhau. Riêng có đường hướng chung cho phát triển thì vẫn chống người Đức. Đặc biệt kể từ khi sau vụ nhường ngôi, Erzherzog (chức thái tử Áo quốc, ND) Franz Ferdinand bắt đầu được sắp xếp cho có chút ít ảnh hưởng hơn, thì việc Séc hoá (được lệnh từ trên xuống) đi vào kế hoạch và trật tự. Với tất cả phương tiện có thể có, bậc đế vương tương lai này của nền lưỡng quân chủ cố gắng thúc đẩy việc phi Đức hoá và tự mình khuyến khích nó, hoặc ít nhất cũng bảo vệ nó. Vậy là qua đường vòng chế độ quan chức nhà nước chậm chạp nhưng chắc chắn tới mức không hề nao núng, những địa phương thuần Đức bị kéo vào khu vực nguy hiểm của ngôn ngữ hỗn hợp. Ngay ở vùng Hạ Áo quốc, quá trình này cũng bắt đầu càng ngày càng tiến triển nhanh hơn; và đối với nhiều người Séc, Vienna đã trở thành đô thị lớn nhất của họ.
Ý tưởng chủ đạo người hùng mới này của nhà Habsbourg, mà gia đình ông ta chỉ còn nói tiếng Séc là chính (vợ Erzherzog, với tư cách trước đây là nữ công tước Séc, chi được làm lễ cưới không chính thức cùng thái tử; bà này vốn xuất thân từ giới có truyền thống chống Đức), là dần lập nên một nhà nước Xlavơ ở Trung Âu để tạo nên sự an toàn, chống lại nước Nga dựa trên cơ sở Gia tô giáo chính thống. Qua đó tín ngưỡng, như vẫn thường xảy ra trong nhà Habsbourg, được dùng làm công cụ phục vụ cho một ý tưởng chính trị thuần tuý; thêm vào đó còn có một ý nghĩ – ít nhất là xét từ giác độ Đức – đen đủi.
Kết cục, xét trên nhiều phương diện, còn buồn hơn người ta tưởng: Cả nhà Habsbourg lẫn nhà thờ Gia tô giáo nhận được phần thưởng vốn mong đợi.
Nhà Habsbourg mất ngai vàng, Roma mất một nhà nước to lớn. Bởi lẽ một khi vương miện cũng dùng các giờ phút tôn giáo để phục vụ những cân nhắc chính trị của mình thì nó đồng thời gợi nên một ý nghĩ, mà lúc đầu dĩ nhiên chính nó cũng chẳng hề cho là có thể nảy ra được.
Từ nỗ lực bằng tất cả mọi phương tiện để huỷ diệt tận gốc chất Đức ở nền quân chủ trước đây, tại Áo quốc bùng lên phong trào toàn Đức như là câu trả lời.
Vào những năm tám mươi, chủ nghĩa tự do mang tính Manchester với quan điểm cơ bản là Do Thái cũng đạt được đỉnh điểm, nếu chẳng muốn nói là đã vượt quá ngưỡng đó rồi. Trái lại, phản ứng – như mọi sự ở Áo quốc cổ, trước hết không đến từ những giác độ xã hội, mà lại từ quan điểm dân tộc. Bản năng tự bảo tồn buộc chất Đức phải đứng lên bảo vệ ở mức độ quyết liệt nhất. Ở tuyến hai, cả những cân nhắc kinh tế cũng dần dần bắt đầu mang đến ảnh hưởng quyết định. Vậy là từ mớ hỗn độn chính trị nói chung, hình thành nên hai thực thể đảng phái, cái này nhiều tính dân tộc, cái kia nhiều tính xã hội hơn, nhưng cả hai đều rất lý thú và mang tính giáo dục hết sức cho tương lai.
Sau kết cục nặng nề của cuộc chiến tranh năm 1866, nhà Habsbourg nung nấu ý chí trả thù trên chiến trường. Chỉ có cái chết của hoàng đế Max von Mexiko (Đại công tước Áo Ferdinand Maximilian Joseph von Österreich, 1832-1867, chết tại Mehico, trong cuộc chiến tranh Mehico, được người Pháp đưa lên làm hoàng đế Mehico từ 1864-1867, ND) mà cuộc thám hiểm bất hạnh của ông phải quy cho Napoleon III., và việc người Pháp bỏ rơi ngài vẫn giữ mãi nỗi phẫn nộ nói chung, ngăn cản bước đi đến gần nhau hơn với nước Pháp. Tuy nhiên khi đó nhà Habsbourg vẫn ở thế mai phục. Nếu như cuộc chiến tranh 1870/71 không trở thành một chiến tháng độc đáo như thế, thì triều đình Vienna chắc còn dám mở trò chơi đẫm máu để trả thù cho Sadovva (tên làng gần thành phố Königsgratz, nay là Hradec Králové thuộc Séc, nơi diễn ra trận đánh mà Phổ thắng ngày 3. 7.1866 để quyết định cho cuộc chiến Áo – Phổ, ND). Nhưng khi những câu chuyện anh hùng, kỳ lạ đến khó tin nhưng lại là sự thực, từ chiến trường về đến, thì vị quân chủ “thông thái nhất” mọi thời, nhận ra được cái giờ bất lợi và cố làm bộ mặt thánh thiện nhất có thể, để lao vào cuộc chơi ác.
Cuộc đấu tranh anh dũng của hai năm này mang lại một kỳ tích còn vĩ đại hơn, bởi lẽ ở nhà Habsbourg sự thay đổi quan điểm chắng bao giờ ứng với niềm đam mê từ trái tim, mà với điều thôi thúc từ các mối quan hệ. Nhưng nhân dân Đức ở Ostmark lại bị niềm hân hoan của chiến thắng lôi kéo, và hết sức xúc động thấy sự trỗi dậy giấc mơ của cha ông trở thành hiện thực huy hoàng.
Bởi lẽ người ta chẳng lầm: người Áo mang ý thức thật sự Đức, ngay ở Königsgratz thì kể từ giờ phút này cũng nhận ra điều kiện vừa bi ai nhưng vừa cần thiết để dựng nên một đế chế, không còn gắn liền với tình trạng tiều tuỵ rữa nát của liên bang cũ, mà điều đó cũng chẳng còn đúng nữa. Anh ta trước hết cũng học cách cảm nhận sâu xa nhất từ tận đáy lòng rằng nhà Habsbourg cuối cùng thì cũng đã kết thúc sứ mạng lịch sử của mình và đế quốc mới nay chỉ được phép bầu người nào lên làm hoàng đế, nếu như người đó, với ý chí anh hùng của mình về “vương miện của dòng Rhein” có thể chưng diện một bộ mặt khả kính. Nhưng còn hơn thế phải ngợi khen số phận, bởi lẽ nó đã thực hiện việc sinh ra mầm non này cho một vương triều mà với Friedrich dem Groβen (Friedrich đại đế hay Friedrich II., 1712-1786, vua Phổ, được xem là người đại diện cho chính thể chuyên chế khai sáng, ND) từ thời xa xưa nó đã ban tặng một biểu tượng sáng chói cho sự nổi dậy.
Nhưng, sau cuộc chiến tranh vĩ đại nhà Habsbourg bằng quyết tâm cuối cùng bắt đầu cố gắng huỷ diệt tận gốc, chậm rãi nhưng kiên trì cái chất Đức nguy hiểm của nền lưỡng quân chủ (mà quan điểm nội tại của nó chẳng thể nghi ngờ được – bởi lẽ điều đó phải là kết cục của chính sách Xlavơ hoá), khi đó nổi lên sức đề kháng của dân tộc đã được xác định cho hồi kết rồi, lên đến mức mà lịch sử hiện đại Đức chưa hề biết tới.
Lần đầu tiên, những người mang ý tưởng dân tộc chủ nghĩa và yêu nước trở thành kẻ phiến loạn.
Những kẻ phiến loạn chẳng phải để chống quốc gia, mà cũng không phải chống nhà nước theo chính thể, mà kẻ phiến loạn chống lại một thể loại chính phủ, mà theo niềm tin của họ thì chính nó sẽ dẫn dân tộc mình tới sự suy tàn.
Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại Đức, chủ nghĩa yêu nước thường mang tính vương triều tách ra khỏi tình yêu tổ quốc và dân tộc.
Đó là công lao của phong trào toàn Đức những người Áo gốc Đức trong những năm chín mươi khi họ đã xác định rõ ràng và đơn nhất rằng, một uy quyền nhà nước chỉ có quyền đòi hỏi được tôn trọng và bảo vệ khi nó tương ứng với các quyền lợi của một dân tộc, ít nhất là không làm hại dân tộc này.
Nếu một dân tộc, qua các phương tiện bạo lực của chính phủ bị dẫn tới suy tàn, thì sự phiến loạn của mỗi thành viên dân tộc này không chỉ là quyền lợi, mà còn là nghĩa vụ nữa.
Tuy nhiên câu hỏi, bao giờ có trường hợp như thế, không được quyết định bởi các luận văn lý thuyết, mà qua bạo lực và – sự thành công.
Bởi lẽ mỗi bạo lực chính phủ dĩ nhiên đòi hỏi cho mình nghĩa vụ bảo vệ uy quyền nhà nước, nên dù nó có xấu đến đâu chăng nữa và phản bội lợi ích dân tộc có đến cả ngàn lần, thì bản năng tự bảo tồn dân tộc nhằm đánh tan một thế lực như vậy, để giành tự do hay độc lập, cũng phải dùng chính thứ vũ khí mà đối thủ đã dùng để cố gắng giữ mình. Bởi vậy cuộc chiến đấu sẽ được tiến hành với các phương tiện “hợp pháp”, chừng nào cái thế lực phải đánh đổ cũng dùng chúng; nhưng nó cũng chẳng ngần ngại dùng những thứ bất hợp pháp, nếu như kẻ đàn áp dùng đến chúng.
Nhưng nói chung, không bao giờ được phép quên rằng, việc gìn giữ một nhà nước hay thậm chí một chính phủ là mục đích tối thượng của sự tồn tại những con người, và là việc gìn giữ loài người.
Nhưng nếu một khi chính loài người gặp nguy cơ bị đàn áp hay thậm chí bị loại bỏ, thì câu hỏi về tính hợp pháp chi đóng vai trò phụ. Có thể xảy ra là, trong cách thức hành động của mình, thế lực cầm quyền dùng đến cả ngàn lần những phương tiện gọi là “hợp pháp”, thế nhưng bản năng tự bảo tồn của những kẻ bị áp bức thì luôn là sự biện minh cho cuộc chiến bằng mọi thứ vũ khí.
Chỉ từ chấp nhận câu nói này thì đã thấy những ví dụ lịch sử to lớn từ các cuộc đấu tranh vì tự do, chống lại những vụ nô lệ hoá các dân tộc trên trái đất này từ trong và cả ngoài.
Quyền con người bẻ gãy quyền nhà nước.
Nhưng nếu một dân tộc trong cuộc đấu tranh của mình bị thua, thì dĩ nhiên là bởi trên cán cân số phận, nó đã bị hẫng lên đối lại niềm khát khao được tiếp tục tồn tại trên trái đất. Bởi vì nếu ai không sẵn sàng hay không có khả năng tranh đấu cho sự tồn tại của mình, thì thiên ý muôn đời công bâng đã quyết định hồi kết cho kẻ đó.
Thế giới chẳng tồn tại cho những dân tộc yếu hèn.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét