Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Hiến pháp: yêu cầu và kiến nghị?

Nguyễn Gia Kiểng

“...Phong trào dân chủ cần một cuộc thảo luận rốt ráo và thẳng thắn để đạt tới đồng thuận nếu không muốn bị chia rẽ và tê liệt vào lúc mà lịch sử đang có dấu hiệu sắp sang trang...”


Kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992 do 72 nhân sĩ chủ xướng, gọi tắt là Kiến nghị 72 theo yêu cầu của chính các vị này, đã được hơn 5000 người ký tên ủng hộ vào lúc bài này được viết ra. Đó là một kết quả tích cực, tương tự như Tuyên Ngôn 8406 trước đây, trong đó một số đông đảo người Việt Nam đã công khai lên tiếng muốn chấm dứt độc quyền của ĐCSVN.
Kiến nghị 72 đã chia rẽ các bạn tôi thành hai phe, một phe ủng hộ và một phe không ủng hộ. Điều đáng nói cả hai phe đều có những nhận định gần như nhau.
Trước hết là về hiến pháp.
Hiến pháp là hợp đồng sống chung của một dân tộc. Nó xác định chúng ta muốn sống với nhau như thế nào và xây dựng với nhau tương lai chung nào. Nó có thể được viết thành văn bản hay không nhưng nó bao giờ cũng là điều quan trọng nhất đối với một quốc gia. Từ đó có ít nhất hai hệ luận.
Hệ luận thứ nhất là mọi người Việt Nam phải có chỗ đứng và tiếng nói ngang nhau khi thảo luận về hiến pháp. Không được có tiếng nói tương đương với bị loại bỏ, chỉ có tiếng nói phụ họa tương đương với bị khinh bỉ và áp bức. Như vậy thảo luận về hiến pháp là quyền trên đó ta không thể nhân nhượng. Không thể có quan hệ xin-cho. Không ai có thể chối cãi một thực tế là đảng cộng sản có bạo lực và đã dựa vào bạo lực này để tước đoạt nhiều quyền cơ bản của nhân dân, cư xử không khác một lực lượng chiếm đóng. Chúng ta không thể phủ nhận thực trạng đáng phẫn nộ này trong khi chưa thay đổi được nó, nhưng không phủ nhận không có nghĩa là chấp nhận. Trên hiến pháp không thể có vấn đề yêu cầu và kiến nghị. Một bản lên tiếng chung phù hợp hơn. Vả lại chúng ta đều biết rằng ban lãnh đạo cộng sản sẽ bỏ ngoài tai tất cả.
Hệ luận thứ hai là hiến pháp không phải là một văn bản mà ta có thể viết ra sau một vài ngày tìm hiểu và suy nghĩ. Tại mọi nước dân chủ phát triển, như nước Pháp nơi tôi đang sống, đều có những chuyên gia về luật hiến pháp. Tôi được biết một vài người trong họ. Đó là những người sau khi dành hàng chục năm để học hỏi và nghiên cứu về luật hiến pháp đã dành phần còn lại của đời mình để quan sát ảnh hưởng của từng chọn lựa của hiến pháp trên xã hội và rút kinh nghiệm. Tuy vậy họ rất thận trọng khi nói về hiến pháp. Đọc qua bảy kiến nghị và nhất là bản Dự Thảo Hiến Pháp 2013 người ta có thể thấy rõ là sự thận trọng đó đã vắng mặt trong Kiến nghị 72. Bản kiến nghị đã có thể soạn thảo một cách ngắn gọn và thuyết phục hơn.
Có những điều dù rất quan trọng cũng không cần và không nên đưa vào hiến pháp vì chỉ là những vấn đề hoặc thủ tục hoặc của một giai đoạn.
Hòa giải và hòa hợp dân tộc là điều tối cần thiết. Anh em Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên chúng tôi đã là những người đầu tiên sau ngày 30/04/1975 chủ trương lập trường này và đã gặp nhiều khó khăn nhưng chúng tôi vẫn kiên định. Vấn đề quan trọng đến nỗi chúng tôi đã đề nghị một đạo luật được biểu quyết qua trưng cầu dân ý. Chúng tôi chỉ có thể hoan nghênh những ai chủ trương hòa giải dân tộc. Nhưng dầu sao đó cũng chỉ là vấn đề của một giai đoạn lịch sử chứ không phải là một điều để đưa vào hiến pháp.
Thủ tục bầu cử cũng thế, chỉ nên là đối tượng của một luật bầu cử chứ không phải là của hiến pháp vì có những điều bắt buộc phải thay đổi, thí dụ như sau một cải tổ hành chính cần thiết, và không thể sửa đổi hiến pháp quá thường xuyên. Vả lại cách bầu cử quốc hội trong dự thảo hiến pháp này cũng không ổn. Thí dụ như qui định phải thu thập đủ 10.000 chữ ký ủng hộ để được ra ứng cử là quá đáng, gần như là một sự cấm đoán cho những người không có hàng tỷ đồng để vận động. Hay qui định hễ một sắc tộc thiểu số nào có quá 20% dân số trong một tỉnh thì phải có một thượng nghị sĩ trong khi mỗi tỉnh chỉ có hai thượng nghị sĩ. Làm thế nào để xác định sắc tộc –vĩnh viễn từ thế hệ này qua thế hệ khác hay có thể thay đổi?- của mỗi người? Không dễ, không cần và không nên. Trong một hệ thống bầu cử lương thiện và tự do một cộng đồng đông đảo, dù sắc tộc hay tôn giáo hay văn hóa, tự nhiên có trọng lượng.
Đó chỉ là vài thí dụ điển hình.
Và bên cạnh những điều đúng Dự Thảo Hiến Pháp 2013 của Kiến nghị 72cũng có những chọn lựa rất vội vã.
Chế độ tổng thống được đưa ra như một lẽ tự nhiên. Do một tình cờ lịch sử hai nước dân chủ mà chúng ta tiếp xúc nhiều nhất là Mỹ và Pháp lại cũng là hai nước dân chủ phát triển duy nhất trên thế giới theo chế độ tổng thống. Từ đó nảy sinh ra một phản xạ quen thuộc của trí thức Việt Nam là nghĩ ngay tới chế độ tổng thống khi nói về dân chủ, dù đây là một chế độ vừa dở vừa nguy hiểm. Nó rất dễ đưa tới tham nhũng và độc tài, hoặc xung đột bế tắc giữa lập pháp và hành pháp. Chế độ tổng thống của Pháp được tất cả các chuyên gia hiến pháp đánh giá là một sai lầm to lớn của tướng De Gaulle. Mỹ là nước duy nhất trên thế giới mà chế độ tổng thống đã thành công, nhưng đó chủ yếu là nhờ hai yếu tố: một xã hội dân sự vốn rất mạnh từ thời lập quốc và một tổ chức tản quyền rất dứt khoát. Trong trường hợp một nước nghèo, chưa có truyền thống dân chủ, xã hội dân sự còn rất yếu, lại tập trung quyền hành như Việt Nam chế độ tổng thống gần như chắc chắn đưa tới độc tài và tham nhũng. Vả lại chính chúng ta cũng  đang nếm hương vị đầu tiên của một chế độ tổng thống với ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiều quyền lực hơn cả bộ chính trị đảng cộng sản. Ai hài lòng?
Một thiếu sót lớn khác của Kiến nghị 72 là không hề nói đến tản quyền. Các chính quyền địa phương, mà đơn vị cơ sở là xã theo dự thảo hiến pháp của kiến nghị, chỉ có những quyền hành chính không đáng kể. Mặc nhiênKiến nghị 72 chấp nhận mô hình tập quyền trung ương. Trái với một thành kiến sai nhưng khá lan tràn tại Việt Nam, công thức tập quyền trung ương không bảo đảm thống nhất đất nước mà còn đưa tới chênh lệch giữa các vùng và tệ sứ quân như ta có thể đã bắt đầu thấy. Tản quyền là xu hướng áp đảo của thời đại này và là kết luận của hơn hai thế kỷ thử nghiệm dân chủ. Thật đáng ngạc nhiên khi nhóm Kiến nghị 72 không biết đến. Càng ngạc nhiên hơn nữa khi họ đồng thời cũng đề nghị một quốc hội gồm hai viện (với một thượng nghị viện trong đó mỗi tỉnh đều có hai đại biểu dù dân số khác nhau). Tại sao phải có hai viện? Thực ra thượng viện chỉ có ở những nước tản quyền và có mục đích để các địa phương dù trọng lượng kinh tế và dân số khác nhau vẫn có được tiếng nói ngang nhau trong một số trường hợp. Thượng viện, có thể gọi là viện lãnh thổ, chỉ có lý do hiện hữu ở những nước tản quyền. Không có tản quyền thì thượng viện vô nghĩa và vô ích.
Thể chế chính trị, chính quyền trung ương cũng như các chính quyền địa phương, là những đề tài quan trọng và phức tạp vượt khuôn khổ của bài này. Tôi sẽ đề nghị một số tài liệu để độc giả có thể tham khảo (1). Những nhận xét trên đây chỉ có mục đích minh họa một nhận định: hiến pháp là điều rất hệ trọng cần được nghiên cứu và thảo luận đến nơi đến chốn. Không thể vội vã viết ra một hiến pháp.
Còn một điểm khác được đưa ra không kèm theo giải thích nhưng rất cần được thảo luận vì những nhận thức và tư duy mà nó chứa đựng. Kiến nghi 72 chủ trương trở lại với quốc hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, giữ nguyên cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ và bản Tiến Quân Ca làm quốc ca. Một cách ngắn gọn họ chủ trương trở lại với những biểu tượng của chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chế độ của miền Bắc trước đây và của cả nước từ tháng 4-1975 đến tháng 7-1976. Đây không phải là lần đầu tiên mà đề nghị này được đưa ra.
Nhưng chế độ VNDCCH có gì là tốt để đáng được lập lại? Đó là chế độ ngay khi thành lập năm 1945 đã thẳng tay tàn sát hàng trăm ngàn người yêu nước trong các đảng phái quốc gia chỉ vì họ không phải là người cộng sản. Đó cũng là chế độ đã giết hại 172.008 người (2) trong đợt Cải Cách Ruộng Đất 1955-1956; theo định nghĩa quốc tế đây là một tội ác đối với nhân loại (3); đã khủng bố văn nghệ sĩ – như trong vụ Nhân Văn – Giai Phẩm- làm thui chột trí tuệ và óc sáng tạo; đã quyết định cuộc nội chiến Nam - Bắc làm sáu triệu người bị chết và tàn phế. Đó là chế độ đã dìm cả miền Bắc trong một cảnh nghèo khổ cùng cực cho tới 1975. Đó cũng là chế độ đã ký công hàm 14/9/1958 gián tiếp nhìn nhận chủ quyền Trung Quốc trên Hoàng Sa và Trường Sa. Và đó cũng là chế độ đã thi hành chính sách hạ nhục và bỏ tù tập thể  đối với miền Nam sau ngày 30/4/1975. Đó là một chế độ khủng bố độc hại. Trên nhiều mặt nó còn không bằng, hay tệ hơn tùy cách nhìn, chế độ cộng sản hiện nay. Có gì là xứng đáng và chính đáng?
Danh xưng "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" tự nó cũng đã sai về ngữ pháp. Nó là sản phẩm của một giai đoạn trong đó ảnh hưởng Hán văn trong tiếng Việt còn nặng khiến nhiều người đặt tính từ trước danh từ. Ngày nay tiếng Việt đã phát triển nhiều rồi và đã thoát khỏi ảnh hưởng của tiếng Hán, người ta nói Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam chứ không ai nói Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nữa. Có thể duy trì một sai lầm ngữ pháp ngay trong quốc hiệu không?
Hơn nữa cụm từ "dân chủ cộng hòa" cũng không vô tư. Cũng như cụm từ "dân chủ nhân dân" nó có nghĩa là dân chủ kiểu Stalin và là một khái niệm được các chế độ cộng sản chế tạo ra và sử dụng trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh để phản bác cái mà họ gọi là "dân chủ tư bản", nghĩa là dân chủ như cả thế giới hiểu hiện nay mà nhóm Kiến Nghị 72 cũng muốn đạt tới. Nhóm Kiến Nghị 72 hình như không biết điều này. Không những đề nghị quốc hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa bản "Dự thảo hiến pháp 2013" của nhóm trong điều 1 còn xác định Việt Nam là một nước "dân chủ cộng hòa". Về điểm này bản "Dự thảo sửa đối hiến pháp 1992" của chính quyền cộng sản còn tỏ ra cảnh giác hơn, nó chỉ nói  "nước CHXHCNVN là một nước dân chủ".
Còn cờ đỏ sao vàng? Cũng như lá cờ vàng ba sọc đỏ của miền Nam trước đây nó đã phủ lên quan tài của hàng triệu người trong đó có những người rất lương thiện, rất yêu nước và rất đáng quí trọng. Nhưng cờ đỏ là biểu tượng của các chế độ cộng sản. Nếu đã đồng ý từ giã chủ nghĩa cộng sản để xây dựng dân chủ thì có lý do gì để giữ cờ đỏ? Phong trào dân chủ đã khổ sở với "phe cờ vàng", liệu trong tương lai nó có khổ sở vì "phe cờ đỏ" không?
Vấn đề nền tảng là chúng ta quan niệm hòa giải dân tộc như thế nào. Hòa giải dân tộc chủ yếu là hàn gắn những vết thương của cuộc nội chiến và những đổ vỡ do những biện pháp phân biệt đối xử sau ngày 30/4/1975 của chế độ Việt Nam Nam Chủ Cộng Hòa. Hòa giải dân tộc có nghĩa lý gì khi vẫn áp đặt sự tôn vinh chế độ VNDCCH? Đó chỉ là hòa giải trịch thượng kiểu "các anh phải chấp nhận quốc hiệu, quốc kỳ, quốc ca của chúng tôi vì chúng tôi đã chiến thắng; và vì chúng tôi đã chiến thắng nên chúng tôi hoàn toàn đúng, các anh hoàn toàn sai". Một đề nghị hòa giải như thế chẳng hòa giải được với ai mà chỉ như thêm sự thóa mạ vào vết thương, to add insult to injury như một thành ngữ tiếng Anh. Càng khó chấp nhận vì nó không đúng. Chế độ Việt Nam Cộng Hòa là một chế độ tồi dở, nhưng chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một chế độ gian ác. Mà có đúng là "chúng tôi" đã chiến thắng không, hay tất cả chúng ta đều chỉ là những nạn nhân bị lôi kéo vào một thảm kịch? Tại sao không nhìn nhau như những người anh em bình đẳng?
Các bạn tôi ủng hộ Kiến Nghị 72 lý luận rằng dù sao đây cũng là một thái độ dũng cảm, bởi vì một số đông đảo những người đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong guồng máy đảng và nhà nước cộng sản đã công khai kêu gọi bỏ điều 4 và đề nghị một chế độ dân chủ thực sự, dù không hoàn chỉnh. Họ chỉ đúng một phần thôi. Xã hội Việt Nam đã thay đổi nhiều trong những năm qua, không phải do thiện chí dân chủ hóa của chính quyền, trái lại đàn áp đã tăng hẳn mức độ thô bạo trong thời gian gần đây, mà do hậu quả tự nhiên của sự tiếp xúc với thế giới và do sự phát triển của các phương tiện giao thông và truyền thông hiện đại. Một thế hệ mới đã nhâp cuộc và sự phản kháng cũng như đồng thuận dân chủ đã lên một mức độ mới. Trước đây những lập trường như trở lại với quốc hiệu VNDCCH, với tên đảng Lao Động, làm đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh v.v. dù rất hời hợt về lý luận cũng còn có tác dụng nói lên sự sai lầm của chế độ và kích thích sự phản biện. Nhưng ngày nay còn có người Việt Nam nào cần được động viên như vậy? Những lập luận này đi rất sau mức độ đồng thuận hiện nay của cuộc vận động dân chủ và còn có thể có tác dụng ngược là đem lại cho chế độ, và những người đang cầm quyền, một sự chính đáng lịch sử mà thực ra họ không có. Sự dũng cảm cũng chỉ ở mức độ giới hạn vì chính quyền đã tuyên bố cho phép đóng góp mọi ý kiến, kể cả ý kiến bỏ điều 4. Vả lại phần lớn các vị này cũng đã nghỉ hưu và không còn gì để mất. Khi nói tới sự dũng cảm chúng ta nên trước hết nghĩ đến những người đã dám đứng thẳng lên dõng dạc đòi tự do và dân chủ dù đã phải trả những giá rất nặng. Sự quyến luyến với chế độ VNDCCH chắc chắn là không đến từ một suy luận nghiêm chỉnh nào mà chỉ vì các vị của Kiến nghị 72 đã trưởng thành trong chế độ này và thấy ở đó một phần của chính mình. Nhưng sự dũng cảm thực sự cần có để có thể hòa giải dân tộc và cùng bắt tay nhau xây dựng dân chủ chính là sự dũng cảm để vuợt lên trên chính mình và quá khứ của mình để cùng nhau quả quyết nhìn về phía trước. Sự dũng cảm này vẫn chưa thể hiện trong Kiến Nghị 72.
Cuối cùng thì ích lợi thực sự của Kiến Nghị 72 có lẽ là một báo động. Còn rất nhiều ngộ nhận trên những điểm rất cơ bản, về mức độ đoạn tuyệt với quá khứ phải có để hòa giải dân tộc, về những khái niệm chính trị, cũng như về những chọn lựa cho tương lai. Phong trào dân chủ cần một cuộc thảo luận rốt ráo và thẳng thắn để đạt tới đồng thuận nếu không muốn bị chia rẽ và tê liệt vào lúc mà lịch sử đang có dấu hiệu sắp sang trang.
Nguyễn Gia Kiểng
(tháng 02/2013)
(1) Nhân dịp thảo luận về hiếp pháp tôi đã yêu cầu ban biên tập Thông Luận cho đăng lại ba bài tham luận ngắn sau đây như những ý kiến để thảo luận:
- Chế độ chính trị cho một nước Việt Nam dân chủ đa nguyên – Dự án chính trị Thành Công Thế Kỷ 21 của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên- 2001
- Phản xạ tổng thống - Tổ Quốc Ăn Năn, Nguyễn Gia Kiểng – 2000
- Hiến pháp, chuyện của các luật sư? - Tổ Quốc Ăn Năn, Nguyễn Gia Kiểng - 2000
(2) Đặng Phong –Lich sử kinh tế Việt Nam - tập II, chương 3 –NXB Lao Động, 2002
(3) Tòa án quốc tế Nuremberg năm 1945 xử tội ác Quốc Xã Đức, tiếp nối tuyên ngôn chung của Anh, Pháp và Nga năm 1915, định nghĩa "tội ác đối với nhân loại" là bao gồm các hành vi giết hại, tiêu diệt, nô lệ hóa, lưu đày… đối với thường dân vì những lý do chính trị, tôn giáo, chủng tộc.

Nguồn: http://www.ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=2347:hien-phap-yeu-cau-va-kien-nghi&catid=44&Itemid=301

Chiến tranh trên mạng: cuộc chiến không tuyên chiến?


"…Với những đơn vị như 61398, chính quyền Trung Quốc đang bắt đầu một cuộc đua nguy hiểm vì trận chiến trên lãnh vực tin học tiến bộ không ngừng và gia tăng với tốc độ chóng mặt. Cuộc chiến tranh không tuyên chiến trên mạng này tuy chưa gây ra án mạng nhưng có thể gây thiệt hại rất nhiều về tiền bạc…”


Ngày 18/2/2013, công ty Mandiant của Mỹ công bố một băng truyền hình (video) và một báo cáo dày 76 trang PDF, với tựa đề APT1: Exposing One of China’s Cyber Espionage Units (APT1: Trưng bày một trong những đơn vị gián điệp trên mạng của Trung Quốc), cho biết chính Quân đội Nhân dân Trung Quốc đứng đằng sau những cuộc tấn công trên mạng vào các cơ quan công quyền và công ty tư nhân của Hoa Kỳ.
    Cũng nên biết Mandiant là một công ty chuyên ngành về an ninh mạng nổi tiếng tại Hoa Kỳ. APT1 là chữ viết tắt của Advanced Persistent Threat 1 (Đe dọa dai dẳng nâng cao số 1) do Mandiant đặt ra để điềm chỉ đơn vị phụ trách công việc tấn công mạng vào các cơ quan và công ty của Hoa Kỳ.
    Ngay sau báo cáo này được công bố, qua nhật báo China Daily, Bộ quốc phòng Trung Quốc phản đối những cáo buộc của công ty Mandiant. Hồng Lỗi (Hong Lei), người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc, cũng lên tiếng bác bỏ những thông tin sai lạc của công ty Mandiant và cho biết chính Trung Quốc cũng là nạn nhân của những cuộc tin tặc phần lớn đến từ Hoa Kỳ.
    Tin ai ?
Trung Quốc : tác giả những vụ tấn công trên mạng
    Trước đó một tuần, tờ Washington Post, số ra ngày 10-2-2013, cho biết Hội Đồng Tình Báo Quốc Gia (NIC-National Intelligence Council) Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo mật của ủy ban Giám Định Tình Báo Quốc Gia (NIE-National Intelligence Estimate) chỉ rõ chính quyền Trung Quốc đứng đằng sau một chiến dịch tấn công qui mô trên mạng vào hệ thống tin học của các định chế kinh tế và thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ nhằm đánh cắp thông tin liên quan đến những lãnh vực chiến lược quan trọng như năng lượng, tài chánh, không gian, xe hơi và kỹ thuật tin học. Báo cáo của công ty Mandiant vừa kể trên củng cố thêm nhận định này.
    Cũng nên biết, báo cáo của ủy ban Giám Định Tình Báo Quốc Gia là kết quả của một công trình hợp tác giữa 16 cơ quan tình báo của chính quyền Hoa Kỳ. Báo cáo của NIE cho biết ngoài Trung Quốc, còn có ba quốc gia khác tham gia vào những cuộc tấn công tin học này là Nga, Do Thái và Pháp, nhưng với một cường độ thấp hơn rất nhiều. Thiệt hại gây ra bởi những cuộc tấn công đánh cắp này lên đến hàng chục tỷ USD (từ 25 đến 100 tỷ USD), tương đương với từ 0,1 đến 0,5% tổng sản lượng gộp (GDP) của Hoa Kỳ. Trước đe dọa này, chính quyền Obama chắc chắn phải có thái độ cứng rắn hơn vì những biện pháp trừng phạt hiện nay quá nhẹ nhàng như phản đối chính thức, trục xuất ngoại giao, không cấp giấy phép nhập cảnh hay tố cáo trước Cơ Quan Thương Mại Thế Giới (WTO).

Sơ đồ tổ chức của đội ngũ hacker Trung Quốc

    Thật ra các chính quyền dân chủ phương Tây đều biết người Trung Quốc sử dụng công nghiệp gián điệp tin học để đọc lén hay đánh cắp thư và tư liệu của các công ty nghiên cứu, sản xuất và thương mại lớn của họ từ lâu, nhưng không có bằng chứng cụ thể. Đây là lần đầu tiên, bản báo cáo của công ty Mandiant chỉ rõ ai đứng sau lưng những cuộc tấn công gián điệp tin học vào những quyền lợi nền tảng của các xã hội phương Tây.
    Trả lời phỏng vấn báo New York Times, số ra ngày 19-2-2013, Kevin Mandia, chủ tịch công ty Mandiant, cho biết ông có đầy đủ dữ kiện để xác định những người trong đơn vị APT1 nói tiếng Hoa có chức quyền cho Bộ quốc phòng mà chính quyền Trung Quốc rất khó chối cãi. Đây là kết quả hợp tác làm việc với 141 công ty nạn nhân của các vụ tin tặc từ năm 2006 đến nay (115 công ty tại Hoa Kỳ, 2 tại Canada, 5 tại Anh, 2 tại Thụy Sĩ, 1 tại Pháp, 1 tại Bỉ, 1 tại Luxembourg, 1 tại Na Uy, 3  tại Do Thái, 1 tại Liên bang các vương quốc ả rập, 3 tại Ấn Độ, 1 tại Nhật Bản, 2 tại Đài Loan, 2 tại Singapore và 1 tại Nam Phi).
    Với sự cho phép của các công ty nạn nhân, nhân viên của công ty Mandiant đã theo dõi những cuộc xâm nhập của tin tặc vào hệ thống thông tin nội bộ và từ đó gài bẫy để truy tìm nơi xuất phát. Sau sáu năm điều tra, công ty Mandiant đã thu thập hơn 3.000 dấu tích (tên miền, địa chỉ IP, chữ ký MD5…) cho thấy những tin tặc này làm việc trong Đơn vị 61398, một đơn vị bí mật chuyên ngành về tấn công tin học trên mạng, trực thuộc Phòng Nhì Bộ tổng tham mưu Đệ tam của Bộ quốc phòng Trung Quốc, mà các chuyên viên Mandiant đặt tên là APT1 (Advanced Persistent Threat 1).
    Để có những dẫn chứng cụ thể, công ty Mandiant đã cử người đến trụ sở nơi xuất phát những cuộc tấn công trên mạng tại Trung Quốc quan sát, chụp ảnh và theo dõi ngày giờ ra vào của nhân viên làm việc tại nơi này. Trụ sở của đơn vị tin tặc bị phát hiện nằm trong một cao ốc màu trắng 12 tầng, số 208 đường Đại Đồng (Datong), khu Gaoqiaozhen, Phố Đông, vừa được xây dựng xong năm 2007 với một diện tích văn phòng rộng 130.000 m2. Nội dung bản báo cáo đưa ra những không ảnh và hình ảnh liên quan đến nơi làm việc, kể rõ mục tiêu đánh cắp, kỹ thuật chiếm đoạt, cách thức làm việc và khả năng chuyên môn của những tin tặc. Không những thế, bản báo cáo còn trưng ra những khung hình (screen) lấy từ những điện thư của ít nhất ba tin tặc. Một cách tóm tắt, chính quyền Trung Quốc đứng sau lưng Đơn vị 61398 để thu thập tin tức : 97% những hệ thống tin học sử dụng để theo dõi được viết bằng chữ Hán và 98% địa chỉ IP (Internet Protocol) xâm nhập xuất phát từ Trung Quốc như Comment Crew, nhóm Thượng Hải…
    Theo báo cáo của Mandiant, Đơn vị 61398 tuyển chọn những chuyên viên thông thạo Anh ngữ trong các lãnh vực an ninh tin học và thông tin mạng. Những chuyên viên tin tặc này làm việc trong hệ thống bốn máy chủ (server) tại Thượng Hải, trong số đó hai máy đặt tại quận Phố Đông (Pudong) nơi công ty China Telecom vừa trang bị xong hệ thống cáp điện quang (optical fiber) cho bộ quốc phòng và những đơn vị trực thuộc.
    Phần lớn nạn nhân của Đơn vị 61398 này là những công ty có trụ sở đặt tại những quốc gia nói tiếng Anh liên quan đến những lãnh vực chiến lược của Trung Quốc. Thiệt hại của 141 công ty nạn nhân rất đáng kể, hàng trăm dữ liệu thông tin TB (terabytes) đã bị đánh cắp. Trung bình mỗi công ty nạn nhân bị theo dõi trong suốt 365 ngày (một năm) và bị cướp khoảng 6,5 TB dữ liệu ; công ty bị theo dõi lâu nhất là 1.764 ngày (5 năm). Kỹ thuật chiếm đoạt thông tin của đơn vị gián điệp tin học này là sau khi cài trùng độc (virus) gài mồi  (spearphishing) vào những điện thư giả mạo trong hệ thống điện thư mạng Getmail và Magipet của các công ty nạn nhân, tin tặc có thể đọc và chép nội dung những trao đổi về quyền sở hữu trí tuệ, lịch trình giao dịch thương mại, những thỏa thuận chiến lược… của ban giám đốc trong suốt nhiều tháng và nhiều năm, để sau đó cung cấp cho các công ty có liên hệ buôn bán với các công ty nạn nhân thuộc bốn lãnh vực chiến lược ưu tiên (năng lượng, môi trường, khoa học và kỹ thuật) của kế hoạch 5 năm thứ 12 của Trung Quốc.
    Với những chứng cớ quá hiển nhiên vừa kể trên, chính quyền Trung Quốc rất khó chối cãi những âm mưu bất chính của mình. Vấn đề là hiện nay chưa có một định chế hay một khế ước quốc tế chế tài những vi phạm quyền thông tin trên mạng.
Làm sao ngăn chặn ?
    Báo cáo của Mandiant cho thấy trong lãnh vực tình báo tin học, cho dù được sự hỗ trợ tích cực trực tiếp của chính quyền, những đơn vị tin tặc chuyên nghiệp của Trung Quốc vẫn bị sa bẫy như những tay mơ (hoppy). Bị theo dõi trong suốt 6 năm, những tin tặc trong đơn vị 61398 không hề hay biết mình bị theo dõi, không những thế còn bị cướp điện thư và khung hình máy vi tính bị chụp. Điều này cho thấy kỹ thuật tin tặc của Trung Quốc không mạnh như nhiều người tưởng, chỉ một công ty bảo vệ tin học tư nhân của Hoa Kỳ thôi cũng đủ để làm lộ tẩy ý đồ bất chính của chính quyền Trung Quốc.
    Từ lâu Hoa Kỳ biết rất rõ những cuộc tấn công trên mạng vào những định chế công quyền và tư quyền tại Mỹ xuất phát từ Trung Quốc, nhưng vì những lý do ngoại giao và thương mại, các chính quyền Hoa Kỳ đã làm ngơ và chỉ âm thầm tung ra những biện pháp ngăn chặn (contaiment). Chỉ gần đây sau khi những vụ tấn công quá lộng hành và quá lộ liễu của Trung Quốc vào Hoa Kỳ, chính quyền của tổng thống Obama mới tung ra một thông báo, như báo cáo của ủy ban Giám Định Tình Báo Quốc Gia (NIE) trong tháng 2-2013 vừa qua. Trước đó, trong tháng 10-2012, một ủy ban thuộc Hạ viện Mỹ nêu đích danh hoạt động của hai công ty truyền thông lớn nhất của Trung Quốc là Huawei và ZTE đe dọa đến an ninh quốc gia và yêu cầu các công ty Hoa Kỳ chấm dứt mọi quan hệ với hai công ty này. ZTE bị truy tố bán những kỹ thuật thông tin của Hoa Kỳ cho Iran, trong khi Huawei bị tố cáo vi phạm luật pháp của Hoa Kỳ.
    Cuối năm 2012 vừa qua, Bộ quốc phòng Hoa Kỳ  cũng cho biết sẽ nhân lên gấp năm số nhân viên làm việc trong ngành bảo vệ an ninh tin học của Hoa Kỳ, từ 900 lên 4.900 người trong những năm tới, đặc biệt trong việc bảo vệ sự lưu chuyển thông tin chiến lược về quốc phòng và cung cấp năng lượng. Hiện nay Tòa Bạch Ốc đang soạn thảo một chỉ thị cho phép tổng thống Obama quyền trả đũa những cuộc tấn công tình báo trên mạng, như đã từng cho phép tổng thống quyền sử dụng máy bay không người lái (drone) tấn công vào sào huyệt và hạ sát những lãnh tụ quân khủng bố.
    Thật ra, từ dưới thời tổng thống George Bush, Bộ quốc phòng Hoa Kỳ đã chuẩn bị một cuộc chiến tranh tin học với chương trình Stuxnet với sự cộng tác của Do Thái. Trong những năm 2009-2010, chương trình Stuxnet này đã làm hư hõng 40.000 hệ thống tin học sử dụng kỹ thuật Scada của Siemens trên thế giới, trong đó có 30.000 máy tính của trung tâm nguyên tử Bouchehr nhằm làm chậm lại chương trình khai triển vũ khí nguyên tử của Iran. Gần đây một độc trùng thứ hai mang tên Flame, mạnh hơn Stuxnet gấp nhiều lần đang phá hoại những thông tin liên quan đến quá trình nâng cấp uranium của Iran. Tổng thống Obama đã từng xác quyết dưới nhiệm kỳ của ông, Iran không có khả năng chế tạo bom nguyên tử.
    Cũng nên nhắc lại, kỹ thuật tấn công trên mạng đã tiến rất nhanh trong những năm gần đây : từ kỹ thuật khóa cổng vào (denial access) làm tê liệt hệ thống internet trong nhiều giờ hay nhiều ngày như tại Estonia và Georgia, đến kỹ thuật dội bom trên mạng (cyberbomb) của Trung Quốc làm chậm lại hệ thống điện lực của Hoa Kỳ, hay xâm nhập vào hệ thống điện thư gmail của những nhà đối lập Trung Quốc và Đạt Lai Lạt Ma… Hoa Kỳ đang phát triển nhiều loại độc trùng khác để theo dõi hay làm tê liệt hệ thống tin học của đối phương.
    Trước đây, năm 2009, công ty Google của Hoa Kỳ đã từng tố cáo tin tặc Trung Quốc xâm nhập vào hệ thống thông tin của họ để chiếm đoạt thông tin trao đổi nội bộ và nhằm theo dõi những người bất đồng chính kiến chống đối. Trong những năm 2011 và 2012, hệ thống tin học của các chính quyền Hoa Kỳ, Canada, Pháp… và các công ty dầu lửa lớn thường xuyên bị tin tặc Trung Quốc tấn công. Những công ty sản xuất vũ khí tiên tiến nhất của Hoa Kỳ như General Dynamics, Northop Grumman, Raytheon, United Technologies, Martin Lockheed, Boeing... cũng bị tin tặc Trung Quốc tấn công. Gần đây các cơ quan báo chí lớn như New York Times, Washington Post, Wall Street Journal… cho biết tin tặc Trung Quốc cố gắng xâm nhập vào hệ thống tin học nội bộ để khống chế và làm chậm lại những nguồn thông tin. Và mới đây các công ty tin học lớn như Microsoft, Apple, Oracle, Facebook, Twitter của Hoa Kỳ cũng bị tin tặc Trung Quốc tấn công. Đó là chưa kể tin tặc Trung Quốc đã xâm nhập, khống chế và cướp đoạt luôn những trang mạng của những cơ quan hay tổ chức tư nhân chống lại quyền lợi của Trung Quốc tại khắp trên thế giới, trong đó trang mạng cũ của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (thongluan.org) là một thí dụ. Sự lộng hành của tin tặc Trung Quốc đã vượt quá mức chịu đựng !
    Trong cuộc chạy đua tấn công và xâm nhập trên mạng, coi chừng gậy ông đập lưng ông vì không ai biết cái gì sẽ xảy ra nếu không nắm vững kỹ thuật tin học. Giống như một nhà khoa học chế tạo ra một robot sinh hoạt y như người thật, nếu không biết khống chế robot có thể vượt khỏi sự kiểm soát của người sáng chế và trở thành nguy hiểm cho xã hội. Hay trường hợp các loại máy bay tàng hình, nếu không có một chương trình theo dõi đường bay ngoài hệ thống radar, chúng có thể tấn công trở lại nếu người lái máy bay trở mặt.
    Với những đơn vị như 61398, chính quyền Trung Quốc đang bắt đầu một cuộc đua nguy hiểm vì trận chiến trên lãnh vực tin học tiến bộ không ngừng và gia tăng với tốc độ chóng mặt. Cuộc chiến tranh không tuyên chiến trên mạng này tuy chưa gây ra án mạng nhưng có thể gây thiệt hại rất nhiều về tiền bạc, và tới một mức độ nào đó nếu không bị kiểm soát nó sẽ gây chết chóc hàng loạt nếu những vi trùng độc khống chế, làm bế tắc các hệ thống điều tiết năng lượng, điện lực, giao thông và quyền tuyên chiến.
Nguyễn Văn Huy

(tháng 2/2013)

Nguồn: http://www.ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=2348:chi-n-tranh-tren-m-ng-cu-c-chi-n-khong-tuyen-chi-n&catid=44&Itemid=301

Sinh viên Luật khoa KIẾN NGHỊ về việc sửa đổi Hiến pháp 1992

Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2013.

Kiến nghị này được gửi đến toàn thể nhân dân Việt Nam với tư cách là những người nắm giữ quyền lập hiến, đồng thời gửi tới Quốc hội và Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 với tư cách là những cơ quan chủ trì việc thảo luận sửa đổi Hiến pháp của nhân dân.

Chúng tôi, những công dân Việt Nam, đồng thời là những sinh viên và cựu sinh viên Luật, nhất trí ký tên vào bản kiến nghị này với tất cả tinh thần ái quốc và pháp quyền.

Chúng tôi tin rằng, Việt Nam đang đứng trước một trong những cơ hội lớn trong lịch sử để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn thông qua việc sửa đổi Hiến pháp. Và để thiết kế được một bản Hiến pháp tốt cũng như tôn trọng tính thiêng liêng của Hiến pháp, quy trình lập hiến và nội dung của Hiến pháp nhất thiết phải đảm bảo một số tiêu chuẩn tối thiểu.

Trên cơ sở đó, chúng tôi kiến nghị hai vấn đề sau đây:

1. Kiến nghị bãi bỏ thời hạn góp ý sửa đổi Hiến pháp 

Theo Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23-11-2012 của Quốc hội về việc “tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, thời gian lấy ý kiến nhân dân “bắt đầu từ ngày 02 tháng 01 năm 2013 và kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2013”, có nghĩa là ba tháng. 

Chúng tôi cho rằng, việc hạn chế thời gian lấy ý kiến nhân dân đối với một trong những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia như vấn đề sửa đổi Hiến pháp, là bất hợp lý.

Thứ nhất, việc đặt ra khoảng thời gian lấy ý kiến nhân dân đồng nghĩa với việc chỉ có những ý kiến được nêu ra và gửi tới các cơ quan có thẩm quyền trong khoảng thời gian đó mới được tiếp nhận và xem xét đưa vào dự thảo Hiến pháp, mọi ý kiến ngoài khoảng thời gian đó đều không có giá trị. Như vậy thời hạn đó đã hạn chế cơ hội của nhân dân trong việc đóng góp để xây dựng một bản Hiến pháp hoàn thiện nhất có thể.

Thứ hai, khoảng thời gian ba tháng mà Quốc hội đưa ra để lấy ý kiến nhân dân trùng với dịp mà người dân phải dành nhiều thời gian cho Tết Dương lịch 2013 và Tết Nguyên đán Quý Tỵ, do vậy, thời gian thực tế mà nhân dân có thể dành để góp ý Hiến pháp không còn nhiều.

Thứ ba, và quan trọng nhất, chúng tôi cho rằng quyền lập hiến là quyền tự nhiên của nhân dân, Hiến pháp cũng là bản thỏa ước của nhân dân với nhau về việc định ra những thiết chế chung cho xã hội (hay còn gọi là khế ước xã hội) và nhân dân mới là chủ thể của quy trình lập hiến, nên nhân dân có quyền góp ý cho dự thảo Hiến pháp sửa đổi cho đến khi Hiến pháp sửa đổi được thông qua trên cơ sở phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đa số nhân dân.

Vì vậy, chúng tôi kiến nghị Quốc hội bãi bỏ thời hạn lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp sửa đổi được nêu trong Nghị quyết số 38/2012/QH13.

2. Kiến nghị ghi nhận và tổ chức để nhân dân thực hiện quyền phúc quyết Hiến pháp 

Quyền phúc quyết Hiến pháp là quyền quyết định đối với Hiến pháp của nhân dân, thông thường được tiến hành thông qua thủ tục trưng cầu dân ý. Trên thực tế, quyền phúc quyết Hiến pháp đã được thừa nhận tại Điều 21, Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và là quy định phổ biến tại các quốc gia văn minh trên thế giới. Mặc dù vậy, qua các bản Hiến pháp và các lần sửa đổi, bổ sung sau này, quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân Việt Nam không còn được ghi nhận.

Quyền lập hiến là quyền tự nhiên thuộc về nhân dân và vì vậy quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân cũng là đương nhiên. Nhân dân là chủ sở hữu của Hiến pháp, với ý nghĩa của Hiến pháp là một thỏa thuận của nhân dân với nhau về việc lập ra một nhà nước và thiết kế những nguyên tắc cùng chung sống trong một xã hội. Hiến pháp là của nhân dân và hướng tới phục vụ lợi ích của nhân dân. Do đó, nhân dân là người phải trực tiếp quyết định các nội dung của Hiến pháp. Việc ghi nhận và tổ chức để nhân dân thực hiện quyền phúc quyết đối với Hiến pháp là việc tất yếu phải thực hiện và đây chính là thời điểm cần phải thực hiện việc này.

Từ quyền lập hiến thuộc về nhân dân mới sinh ra các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, được nhân dân quyết định trao cho nhà nước để quản lý xã hội. Bản thân Hiến pháp hiện hành cũng đã quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Điều đó có nghĩa là, nhân dân có quyền quyết định đối với việc phân bổ quyền lực nhà nước. Việc Quốc hội - một bộ phận của nhà nước - nắm giữ quyền lập hiến, quyết định Hiến pháp thay cho nhân dân, là không phù hợp với nguyên tắc này.

Bên cạnh đó, theo quy định hiện hành, việc sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ được tiến hành theo thể thức: Quốc hội biểu quyết thông qua một Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp 1992, và Nghị quyết này của Quốc hội sẽ làm thay đổi nội dung Hiến pháp. Điều này không hợp lý ở chỗ, Nghị quyết của Quốc hội là văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn Hiến pháp, do đó không có giá trị thay đổi nội dung Hiến pháp.

Chúng tôi cho rằng, một bản Hiến pháp ban hành mà không thông qua thủ tục phúc quyết sẽ mất đi phần lớn ý nghĩa vốn có và không được nhân dân cũng như cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Trên cơ sở đó, chúng tôi kiến nghị:

(i) Bổ sung quy định ghi nhận quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân vào dự thảo Hiến pháp sửa đổi.

(ii) Tiến hành thủ tục để nhân dân phúc quyết Hiến pháp trong lần sửa đổi này một cách dân chủ, công bằng và minh bạch. Việc Hiến pháp hiện hành không quy định thủ tục phúc quyết Hiến pháp không cản trở thủ tục này được tiến hành, bởi phúc quyết Hiến pháp là quyền tự nhiên, vốn có của nhân dân.

Lời kết:

Hiến pháp là vấn đề hệ trọng mang tính sống còn của một quốc gia, quyết định tới tương lai đất nước cũng như tương lai của mỗi cá nhân và các thế hệ người Việt Nam sau này. Do đó, việc sửa đổi Hiến pháp cần được tiến hành dựa trên những chuẩn mực khoa học và tinh thần trách nhiệm cao nhất. Với tư cách là những người có chuyên môn về pháp luật, bên cạnh tư cách công dân Việt Nam, chúng tôi - những sinh viên và cựu sinh viên Luật - mong muốn đóng góp trí tuệ và tâm huyết của mình nhằm xây dựng một bản Hiến pháp có giá trị nền tảng cho sự phát triển của đất nước trong một tầm nhìn dài hạn. 

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ:

Đợt 1:

1. Trần Ngọc Cảnh - cựu sinh viên lớp KT29E, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2004-2008; sáng lập viên, Admin Diễn đàn SinhVienLuat.vn; Luật gia.

2. Trịnh Hữu Long - cựu sinh viên lớp KT29A, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2004-2008; sáng lập viên, Admin Diễn đàn SinhVienLuat.vn; Phóng viên. 

3. Trần Duy Bình - cựu sinh viên lớp KT26B, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2001-2005; cựu học viên sau đại học, khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Luật gia.

4. Hoàng Duy Tiến - cựu sinh viên lớp KT27E, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2002-2006.

5. Nguyễn Hùng Cường - cựu sinh viên lớp QT28A, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2003-2007.

6. Trần Long - sinh viên lớp 3404, Phó Chủ nhiệm CLB Kĩ năng luật, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2009-2013.

7. Phạm Công Trình - sinh viên lớp 3417, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2009-2013.

8. Trương Thị Thu Hà - cựu sinh viên lớp QT33A, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2008-2012. 

9. Nguyễn Như Chính - cựu sinh viên lớp KT29D, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2004-2008. 


Đợt 2:

10. Vũ Vinh Quang - cựu sinh viên lớp KT33D, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2008-2012.

11. Nguyễn Thế Quân - cựu sinh viên lớp KT33A, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2008-2012.

12. Huỳnh Bá Hải - cựu sinh viên lớp LH 92, mã số sinh viên LH 92546, Khoa Luật, Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, niên khóa 1992-1997; sinh năm 1972, nguyên quán: Quảng Nam.

13. Phạm Lê Vương Các - sinh viên lớp AUF35, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, niên khóa 2010-2014.

14. Nguyễn Văn Đài - cựu sinh viên lớp KT15B, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 1990-1995;  Nguyên phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Phúc (nhiệm kỳ 1998-2002), nguyên thành viên Đoàn Luật sư Hà Nội, Nguyên Trưởng Văn phòng Luật sư Thiên Ân.

15. Đào Văn Dần - cựu sinh viên lớp HC21B, Khoa Hành chính, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 1996-2000; số điện thoại: 0934200400.

16. Lê Minh Thừa - sinh viên lớp HC36B, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, niên khoá 2011-2015.

17. Hoàng Sơn Phú - cựu sinh viên lớp HC19A, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 1994-1998.

18. Lê An - Thạc sĩ, cựu sinh viên Luật khóa 1992-1995, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.


19. Vũ Thị Thu Thủy - sinh viên lớp LKT 10-03, Viện Đại học Mở Hà Nội, niên khóa 2010-2014.

20. Lương Văn Bình - sinh viên lớp 3616, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2011-2015.

21. Trương Minh Tịnh - cựu sinh Viên năm thứ 3, Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, niên Khóa 1972-1975.

22. Lê Văn Hồi - cựu sinh viên lớp HC32D, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2007-2011; Luật gia.

23. Trịnh Trọng Thủy - sinh năm 1976, cựu sinh viên  lớp K5b Tại chức, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 1995-1999.

24. Võ Minh Khương - cựu sinh viên lớp Q5A, Đại học Luật TP.HCM, niên khóa 2006-2010.

Cập nhật hồi 12h30, ngày 25-2-2013, giờ Việt Nam.


Tiếp tục cập nhật...

Nguồn: http://hienphap.kiennghi.net/

DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (17)


Đợt 17:
  1. Văn Tạo, GS, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, Hà Nội
  2. Trịnh Thanh Tùng, hoạ sĩ, TP HCM
  3. Đinh Quang Tuy, lao động phổ thông,NamĐịnh
  4. Hoàng Văn Chiến, nghề tự do, Hà Nội
  5. Trần Văn Luyện, sĩ quan dự bị, Thái Bình
  6. Lê Thị Thanh, lao động phổ thông, Hà Nội
  7. Hoàng Thị Thoa, giáo viên, Hà Nội
  8. Nguyễn Văn Phú, công nhân, Thanh Hóa
  9. Trần Vũ Thanh Trúc, sinh viên, Thanh Hóa
  10. Phạm Văn Thảo, lao động phổ thông,NamĐịnh
  11. Hồ Thị Hường, lao động phổ thông, Nghệ An
  12. Vũ Hiến, lao động phổ thông, HàNam
  13. Phạm Vũ Hào, lao động phổ thông, HàNam
  14. Hoàng Văn Đường, nghề tự do,NamĐịnh
  15. Phạm Văn Thoán, nghề tự do,NamĐịnh
  16. Hoàng Văn Lang, nghề tự do,NamĐịnh
  17. Bùi Duy Thiện, kinh doanh, Hà Nội
  18. Nguyễn Văn Nghĩa, công nhân, Thái Bình
  19. Nguyễn Văn Hoàn, nhân viên,NamĐịnh
  20. Lê Văn Trình, lao động phổ thông,NamĐịnh
  21. Đinh Văn Phát, lao động phổ thông,NamĐịnh
  22. Nguyễn Văn Đoàn, lao động phổ thông,NamĐịnh
  23. Nguyễn Văn Tâm, lao động phổ thông,NamĐịnh
  24. Nguyễn Văn Viên, lao động phổ thông,NamĐịnh
  25. Tòng Văn Tháp, lao động phổ thông,NamĐịnh
  26. Đỗ Văn Đình, lao động phổ thông, Thái Bình
  27. Hoàng Như Quỳnh, nghề tự do, Hà Nội
  28. NguyễnNamAn, sinh viên, Hà Nội
  29. Phạm Thùy Linh, sinh viên, Hà Nội
  30. Phạm Đức Huy, công nhân, Hà Nội
  31. Phạm Khánh Huyền, học sinh, Hà Nội
  32. Nguyễn Thị Liên, cán bộ, Hà Nội
  33. Nguyễn Thị Thoan, sinh viên,NamĐịnh
  34. Phạm Thị Nguyệt, nhân viên văn phòng, Hưng Yên
  35. Nguyễn Đăng Doanh, sinh viên, Thái Bình
  36. Nguyễn Thị Thủy, nghề tự do, Thái Bình
  37. Nguyễn Văn Báu, hưu trí, Hà Nội
  38. Nguyễn Hằng Nga, kế toán, Hà Nội
  39. Trần Thị Nhung, làm ruộng,NamĐịnh
  40. Phạm Bá Thống, lái xe, Hà Nội
  41. Nguyễn Thị Nga, kế toán, Hà Nội
  42. Vũ Thị Thu, làm ruộng,NamĐịnh
  43. Ngô Thị Tuyết, kinh doanh, Hà Nội
  44. Vũ Thị Loan, làm ruộng,NamĐịnh
  45. Nguyễn Hoài Thu, dược sĩ, Hà Nội
  46. Đỗ Anh Tuấn, học sinh, Hà Nội
  47. Nguyễn Văn Quyết, học sinh, Hà Nội
  48. Nguyễn Văn Hiến, sinh viên,NamĐịnh
  49. Trần Văn Tuấn, công nhân, Thái Bình
  50. Nguyễn Hữu Đan, sinh viên, Thái Bình
  51. Đinh Văn Toan, lao động tự do,NamĐịnh
  52. Phạm Văn Toàn, lao động tự do, Hà Nội
  53. Hoàng Thị Thơm, nội trợ, HàNam
  54. Đặng Lan Phương, giáo viên, Hà Nội
  55. Phạm Thị Thúy, sinh viên, Thái Bình
  56. Nguyễn Thị Hân, lao động tự do, Hà Nội
  57. Lê Thị Thành, hưu trí,NamĐịnh
  58. Ngô Thị Báu, hưu trí, Hà Nội
  59. Vũ Ánh Đức, nghề tự do, Hà Nội
  60. Nguyễn Văn Nam, học sinh, Hà Nội
  61. Nguyễn Văn Lập, hưu trí, Hà Nội
  62. Nguyễn Thị Thu Hiền, học sinh, Hà Nội
  63. Nguyễn Đức Hải, học sinh, Hà Nội
  64. Nguyễn Thị Vinh, nghề tự do, Hà Nội
  65. Phạm Thị Hiền, hưu trí, Hà Nội
  66. Đỗ Thị Cúc, nghề tự do, Hà Nội
  67. Nguyễn Văn Quang, sinh viên, Hà Nội
  68. Nguyễn Tiến Khanh, sinh viên, Hà Nội
  69. Trần Minh Quang, hưu trí, Hà Nội
  70. Nguyễn Thị Mỹ Thanh, sinh viên, Hà Nội
  71. Phạm Quang Tiến, nghề tự do, Thái Bình
  72. Nguyễn Mai Trang, nghề tự do, Thái Nguyên
  73. Trần Khánh Linh, học sinh, Hà Nội
  74. Hoàng Đình Quý, công nhân, Nghệ An
  75. Lương Thị Tuyết, nghề tự do,NamĐịnh
  76. Nguyễn Thị Thảo, nghề tự do, Phú Thọ
  77. Nguyễn Thị Hiền, nghề tự do, Phú Thọ
  78. Nguyễn Thị Hoan, nghề tự do, Phú Thọ
  79. Trần Văn Hùng, nghề tự do, Hà Nội
  80. Trần Văn Hồng, nghề tự do, Hà Nội
  81. Trương Thị Tâm, kinh doanh, Hà Nội
  82. Hoàng Quỳnh, nghề tự do, Hà Nội
  83. Phan Thị Hoa, kinh doanh, Hà Nội
  84. Nguyễn Văn Băng, kinh doanh, Hà Nội
  85. Nguyễn Thị Lài, nghề tự do,NamĐịnh
  86. Trần Đức Phú, học sinh, Hà Nội
  87. Nguyễn Văn Phú, sinh viên, Hà Nội
  88. Bùi Thế Ngọc, học sinh, Hà Nội
  89. Ngô Thục Hiền, học sinh, Hà Nội
  90. Nguyễn Thị Bích Huệ, kinh doanh, Phú Thọ
  91. Vũ Hải Đông, kinh doanh,NamĐịnh
  92. Nguyễn Thị Duy, kinh doanh,NamĐịnh
  93. Nguyễn Văn Thắng, nghề tự do,NamĐịnh
  94. Nguyễn Xuân Thắng, sĩ quan về hưu, Thái Bình
  95. Ngô Thị Nhàn, nghề tự do, Hà Nội
  96. Lê Bích Hương, bác sĩ, Hà Nội
  97. Nguyễn Thị Kim Oanh, nhân viên, Hà Nội
  98. Mai Phương Thảo, công nhân, Hà Nội
  99. Nguyễn Cao Trí, công nhân, Hà Nội
  100. Nguyễn Thị Hiền, hưu trí, Hà Nội
  101. Ngô Đức Thành, hưu trí, Hà Nội
  102. Vũ Mộng Lộc, kinh doanh, Hà Nội
  103. Phan Văn Chung, lái xe, Phú Thọ
  104. Phương Thu, nghề tự do, Hà Nội
  105. Ngô Quốc Hưng, nghề tự do, Hà Nội
  106. Nguyễn Công Từ, lái xe, Nam Định
  107. Lê Thị Bình, kế toán, Nam Định
  108. Nguyễn Thị Nhung, hưu trí, Hà Nội
  109. Đào Hữu Mẫm, hưu trí, Hà Nội
  110. Lưu Văn Luân, thợ điện, Nam Định
  111. Phạm Văn Phi, kỹ sư, Nam Định
  112. Đặng Thị Hồng, nghề tự do, Phú Thọ
  113. Nguyễn Văn Chiến, nghề tự do, Nam Định
  114. Nguyễn Tuấn Thắng, cơ khí xây dựng, Hà Nội
  115. Trần Thanh Hải, lao động phổ thông, Hà Nội
  116. Trần Thanh Hương, kinh doanh, Hà Nội
  117. Trần Thị Thảo, giáo viên, Hà Nội
  118. Trần Thị Tuyết, kế toán, Hà Nội
  119. Phạm Xuân Mạnh, kinh doanh, Hà Nội
  120. Trần Viết Nhĩ, lao động phổ thông, Hà Nội
  121. Nguyễn Văn Nhật, lao động phổ thông, Nam Định
  122. Nguyễn Thúy Kiều, kinh doanh, Thái Nguyên
  123. Phạm Giang Nam, kinh doanh, Hà Nội
  124. Trần Thị Giang, lao động phổ thông, Ninh Bình
  125. Nguyễn Thị Hiến, lao động phổ thông, Nam Định
  126. Thái Quang Vũ, giáo viên, Sài Gòn
  127. Mai Xuân Cường, lao động phổ thông, Thanh Hóa
  128. Mai Văn Tuyến, nghề tự do, Nam Định
  129. Phạm Văn Đức, nghề tự do, Nam Định
  130. Phạm Văn Hoàng, nghề tự do, Ninh Bình
  131. Phan Thị Hoa, nghề tự do, Nam Định
  132. Nguyễn Thị Thanh, nghề tự do, Nam Định
  133. Phạm Thu Hiền, lao động phổ thông, Nam Định
  134. Nguyễn Thị Hậu, nông dân, Hà Nội
  135. Đặng Văn Dũng, nghề tự do, Thái Bình
  136. Ngô Văn Diện, quản lý, Hà Nội
  137. Hoàng Văn Tuấn, kinh doanh, Hà Nội
  138. Phạm Thị Phương, lao động phổ thông, Hà Nội
  139. Nguyễn Thị Hạ, lao động phổ thông, Hà Nội
  140. Đặng Văn Chung, lao động phổ thông, Hà Nội
  141. Nguyễn Thu Nhường, lao động phổ thông, Hà Nội
  142. Dương Văn Thắng, lao động phổ thông, Hà Nội
  143. Nguyễn Đức Huy, học sinh, Hà Nội
  144. Dđinh Thị Thủy, học sinh, Nam Định
  145. Võ Thị Sánh, ngân hàng, Hà Nội
  146. Ngô Thị Yến, sinh viên, Hà Nội
  147. Đặng Văn Duẩn, nhân viên kinh doanh, Hà Nội
  148. Lê Thị Thơm, nghề tự do, Nam Định
  149. Phạm Thị Tin, lao động phổ thông, Nam Định
  150. Nguyễn Xuân Phúc, lao động phổ thông, Phú Thọ
  151. Trần Thị Thơm, sinh viên, Nam Định
  152. Trần Thị Ninh, sinh viên, Hà Nội
  153. Phạm Thị Tuyết, kinh doanh, Nam Định
  154. Vũ Văn Tuân, sinh viên, Nam Định
  155. Phạm Thị Oanh, kế toán, Nam Định
  156. Lương Thị Ngân Giang, kế toán, Phú Thọ
  157. Lương Thị Hiệp, nhân viên văn phòng, Phú Thọ
  158. Nguyễn Thị Hoa, công nhân, Hà Nội
  159. Nguyễn Thị Thanh Thanh, sinh viên, Yên Bái
  160. Nguyễn Thị Giáp, nội trợ, Hà Nội
  161. Phạm Thị Tiến, nghề tự do, Hà Nội
  162. Mai Thị Thương, dược sĩ, Nam Định
  163. Nguyễn Thị Thoa, sinh viên, Thái Bình
  164. Vũ Thanh Mỹ, sinh viên, Hà Nội
  165. Ngô Thị Thêu, nghề tự do, Nam Định
  166. Nguyễn Thị Sim, lao động phổ thông, Nam Định
  167. Phạm Thị Thơm, giáo viên, Hà Nội
  168. Đặng Văn Duẩn, nghề tự do, Hà Tĩnh
  169. Nguyễn Văn Trường, nghề tự do, Hà Tĩnh
  170. Trần Thị Nhung, nghề tự do, Hà Nam
  171. Ngô Trọng Đại, nghề tự do, Nam Định
  172. Bùi Thị Tuất, nghề tự do, Nam Định
  173. Nguyễn Tiến Trường, nghề tự do, Hà Nội
  174. Ngô Văn Thắng, nghề tự do, Thanh Hóa
  175. Phan Thị Hoa, nghề tự do, Nam Định
  176. Trịnh Thị Thu Hằng, nghề tự do, Phú Thọ
  177. Nguyễn Thị Huệ, nghề tự do, Hưng Yên
  178. Mông Thị Lý, hưu trí, Hà Nội
  179. Vũ Thị Oanh, nghề tự do, Thanh Hóa
  180. Ngô Thị Hạnh, nghề tự do, Thái Bình
  181. Đào Minh Tuấn, lao động phổ thông, Hà Nội
  182. Trần Thị Nhung, sinh viên, Nam Định
  183. Vũ Thị Hiền, công nhân, Hải Dương
  184. Bùi Thị Hà Trang, nghề tự do, Hưng Yên
  185. Nguyễn Văn Tuấn, lao động phổ thông, Nam Định
  186. Đặng Thị Ngà, nghề tự do, Hà Nam
  187. Nguyễn Thị Thập, lao động phổ thông, Hà Nam
  188. Nguyễn Xuân Phúc, nghề tự do, Hà Nam
  189. Nguyễn Thị Huyên, nghề tự do, Phú Thọ
  190. Phạm Thanh Thủy, công nhân, Hà Nội
  191. Bùi Văn Tuyên, công nhân, Hà Nội
  192. Trần Thị Hường, nghề tự do, Nam Định
  193. Phan Thị Huế, nghề tự do, Nam Định
  194. Nguyễn Văn Kiên, sinh viên, Nam Định
  195. Trần Thanh Mai, nghề tự do, Hà Nội
  196. Trần Thị Nhung, làm ruộng, Nam Định
  197. Phạm Thanh Tuấn, sinh viên, Thái Bình
  198. Vũ Văn Ngân, lao động phổ thông, Hà Nội
  199. Trương Văn Hưng, nghề tự do, Hà Nội
  200. Trần Văn Thắng, kỹ sư, Nam Định
  201. Ngô Kỳ Tài, họa sĩ, Nam Định
  202. Nguyễn Thị Chung, nội trợ, Hà Nội
  203. Đỗ văn Phong, nghề tự do, Thái Bình
  204. Trần Văn Thủy, kinh doanh, Thái Bình
  205. Lê Văn Triều, nghề tự do, Nam Định
  206. Nguyễn Thị Duyên, sinh viên, Hà Nội
  207. Hồ Thị Phương, kinh doanh, Hà Nội
  208. Nguyễn Thị Len, nghề tự do, Hà Nam
  209. Phạm Quang Trung, nghề tự do, Hà Nam
  210. Đinh Văn Thiên, nghề tự do, Hà Nam
  211. Nguyễn Thị Mỹ, lao động phổ thông, Hà Tĩnh
  212. Nguyễn Văn Hùng, nghề tự do, Phú Thọ
  213. Trần Văn Xuân, lái xe, Thái Bình
  214. Vũ Thị Hồng Duyên, sinh viên, Thái Bình
  215. Vũ Thaành Chi, thợ kim hoàn, Thái Binh
  216. Nguyễn Thị Nguyệt, nghề tự do, Nam Định
  217. Nguyễn Văn Việt, sinh viên, Nam Định
  218. Nguyễn Thị Kiều Oanh, sinh viên, Lạng Sơn
  219. Nguyễn Xuân Toàn, lái xe, Lạng Sơn
  220. Ngô Thị Ngà, kinh doanh, Lạng Sơn
  221. Nguyễn Xuân Cường, sinh viên, Lạng Sơn
  222. Nguyễn Thị Vinh, kinh doanh, Lạng Sơn
  223. Nguyễn Xuân Tùng, nghề tự do, Lạng Sơn
  224. Nguyễn Thị Lụa, sinh viên, Nam Định
  225. Nguyễn Xuân Bình, công nhân, Lạng Sơn
  226. Nguyễn Thị An, kinh doanh, Lạng Sơn
  227. Nguyễn Xuân Thắng, nghề tự do, Lạng Sơn
  228. Nguyễn Thị Tươi, nghề tự do, Lạng Sơn
  229. Nguyễn Thị Thảo, sinh viên, Lạng Sơn
  230. Nguyễn Thị Phương, sinh viên, Lạng Sơn
  231. Trần Văn Lượng, kỹ sư, Nam Định
  232. Nguyễn Thị Kim Thanh, nghề tự do, Hà Nội
  233. Phạm Thu Hà, học sinh, Hà Nội
  234. Mai Văn Khánh, kinh doanh, Hà Nội
  235. Phùng Thị Diệu Linh, sinh viên, Hà Nội
  236. Đỗ Thị Vui, nghề tự do, Nam Định
  237. Phạm Minh Đáp, sinh viên, Thanh Hóa
  238. Phạm Thị Dung, sinh viên, Thanh Hóa
  239. Đỗ Thị Nhung, sinh viên, Hà Nội
  240. Nguyễn Thị Nụ, công nhân, Nam Định
  241. Nguyễn Thị Chanh, sinh viên, Nam Định
  242. Trần Thị Nhung, sinh viên, Nam Định
  243. Lê Danh Duẩn, công nhân, Hà Nội
  244. Trần Thế Vinh, công nhân, Hà Nội
  245. Phạm Đình Long, công chức, Hà Nội
  246. Nguyễn Ngọc Tất, sinh viên, Hà Nội
  247. Nguyễn Văn Lâm, sinh viên, Hà Nội
  248. Nguyễn Văn Hoàng, kinh doanh, Hà Nội
  249. Trần Văn Phố, sinh viên, Hà Nội
  250. Tăng Thị Phương, giáo viên, Hà Nội
  251. Lương Văn Thiện, nhân viên, Hà Nội
  252. Dương Thu Thủy, học sinh, Hà Nội
  253. Nguyễn Mai Anh, nghề tự do, Hà Nội
  254. Nguyễn Thị Chiên, nghề tự do, Hà Nội
  255. Trần Văn Anh, nghề tự do, Thái Binh
  256. Đinh Thị Tươi, bác sĩ, Thanh Hóa
  257. Nguyễn Văn Huân, nghề tự do, Hà Nội
  258. Phạm Tôn Tẫn, sinh viên, Hà Nội
  259. Phạm Thị Liên, nhân viên văn phòng, Hà Nội
  260. Trần Văn Lượng, kỹ sư, Thái Bình
  261. Phan Văn Đoàn, quản lý, Hà Nam
  262. Nguyễn Văn Thu, kỹ sư, Thanh Hóa
  263. Trương Ngoc Anh, lái xe, Hà Nội
  264. Cao Quang Thiện, lái xe, Nam Định
  265. Đỗ Kim Ngân, nghề tự do, Phú Thọ
  266. Phạm Thanh Sim, nghề tự do, Phú Thọ
  267. Lê Văn Nam, lái xe, Nam Định
  268. Đinh Văn Thuyên, lái xe, Nam Định
  269. Phạm Văn Huy, sinh viên, Hà Nam
  270. Nguyễn Đức Quân, lái xe, Nam Định
  271. Đinh Xuân Hải, nghề tự do, Hà Nội
  272. Dương Thị Thao, công nhân, Hà Nội
  273. Nguyễn Văn Năm, hưu trí, Hà Nội
  274. Trần Trọng Thiềm, công nhân, Hà Nội
  275. Trần Tuấn Hưng, sinh viên, Nam Định
  276. Nguyễn Công Nhân, kỹ sư, Hải Phòng
  277. Vũ Thị Hương, nghề tự do, Hà Nội
  278. Nguyễn Tiến Dũng, điện lực, Ninh Bình
  279. Nguyễn Đức Chính, sinh viên, Hà Nội
  280. Nguyễn Văn Quang, sinh viên, Phú Thọ
  281. Nguyễn Văn Chỉ, nghề tự do, Hà Nội
  282. Nguyễn Văn Dũng, lao động phổ thông, Hà Nam
  283. Đặng Hữu Hùng, sinh viên, Nghệ An
  284. Lê Thị Ly Na, sinh viên, Nghệ An
  285. Mai Văn Trung, kỹ sư, Nam Định
  286. Nguyễn Văn Linh, kiến trúc sư, Thái Bình
  287. Nguyễn Minh Thu, sinh viên, Hà Nội
  288. Phan Thúc Định, công nhân, Nam Định
  289. Hà Hữu Hoàn, kỹ sư, Thái Binh
  290. Nguyễn Thị Ngọc Hồng, y tá, Nghệ An
  291. Nguyễn Thị Thùy, thu ngân, Hà Nội
  292. Vũ Thị Nhài, sinh viên, Hà Nội
  293. Phạm Văn Toàn, lái xe, Nam Định
  294. Nguyễn Công Sợ, nghề tự do, Phú Thọ
  295. Phạm Thanh Tuấn, sinh viên, Thái Bình
  296. Nguyễn Văn Viên, công nhân, Nam Định
  297. Trần Phúc Thắng, nhân viên, Hà Nội
  298. Nguyễn Trung Hiếu, kỹ sư, Hà Nội
  299. Lê Văn Hội, kỹ sư, Hà Nội
  300. Trần Thị Hằng, lao động phổ thông, Hà Nội
  301. Nguyễn Văn Luyện, kiến trúc sư, Hà Nội
  302. Đinh Thế Linh, kỹ sư, Hà Nội
  303. Vũ Văn Phúc, sinh viên, Hà Nội
  304. Trần Văn Dương, kỹ sư, Hà Nội
  305. Đào Thị Dung, lao động phổ thông, Hà Nội
  306. Nguyễn Thị Quý, sinh viên, Hà Nội
  307. Vũ Văn Yên, họa sĩ, Hà Nội
  308. Trần Văn Huy, sinh viên, Ninh Bình
  309. Hoàng Văn Diệu, sinh viên, Nghệ An
Nguồn: http://www.boxitvn.net/bai/45128