Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (32)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 4.1: CÓ 4 CON ĐƯỜNG ĐỂ TRÁNH MỘT TƯƠNG LAI ĐÁNG SỢ
Khi quan sát kỹ các điều kiện cho hoạt động ngoại giao của nghệ thuật điều hành nhà nước Đức, người ta phải đi đến nhận thức sau:
Nước Đức có mức gia tăng dân số hàng năm gần 900.000 người. Khó khăn nuôi sống đội quân những công dân mới này ngày càng tăng và sẽ kết thúc bằng thảm hoạ, nếu không tìm ra được phương tiện và đường lối để sớm tránh khỏi nguy cơ chết đói này.
Có bốn con đường để tránh một tương lai đáng sợ như vậy:
1. Người ta theo gương nước Pháp hạn chế một cách nhân tạo sự gia tăng sinh sản và qua đó đối mặt được với nạn dư thừa dân số.

Hitler: Có bốn con đường để tránh một tương lai đáng sợ.
Ngay chính thiên nhiên cũng thường đi đến một sự hạn chế sinh sản ở một số nước hay chủng tộc nhất định trong những thời đói kém ghê gớm hay thiên tai ác liệt; tuy nhiên lại theo những phương cách cả khôn ngoan lẫn nhẫn tâm. Đó là không ngăn cản chính khả năng sinh sản, mà ngăn cản sự tiếp tục tồn tại của loài vừa sinh ra, bằng cách cho chúng chịu những sự thử thách và thiếu thốn ghê gớm sao cho mọi thứ thiếu sức lực, yếu đuối đều bắt buộc phải quay về cái nôi hư không vĩnh hằng. Và những thứ vượt qua được các khó khăn của sự-tồn tại, đã được nó (thiên nhiên, ND) thử nghiệm cả ngàn lần và vì rất khó khăn nên giờ đây quá thích hợp để sinh sản tiếp, mà sau đó sự lựa chọn kỹ càng lặp lại từ đầu. Bằng cách hành xử rất thô bạo như vậy đối với từng cá thể, nó (thiên nhiên, ND) bảo vệ chính chủng tộc và các loài mạnh mẽ, thậm chí gia tăng chúng lên những khả năng tối đa.
Song qua đó thì việc giảm số lượng lại là sự tăng cường cho cá thể và cuối cùng là cho sự củng cố giống loài.
Mục lục
 [ẩn]
Thế nhưng sự việc sẽ khác đi khi con người dự định tiến hành tự hạn chế số lượng của mình. Anh ta không được gọt từ thớ gỗ của thiên nhiên, mà mang “nhân tính”. Anh ta giỏi giang hơn nữ hoàng tàn bạo này của mọi sự thông thái (thiên nhiên, ND). Anh ta không hạn chế việc tiếp tục tồn tại của từng cá thể mà hơn thế – hạn chế chính sự sinh sôi. Với anh ta điều đó có vẻ như nhân đạo và hợp lý hơn con đường ngược lại, bởi lẽ anh ta luôn thấy trước mắt mình là bản thân chứ không phải chủng tộc. Nhưng đáng tiếc là các hậu quả cũng trái ngược:
Trong khi thiên nhiên, bằng cách cho tự do sinh đẻ và bắt việc tiếp tục tồn tại của từng cá thể phải chịu sự ngặt nghèo nhất, từ số quá đông các cá thể chọn ra những cái quý nhất làm thứ đáng sống và như thế cho phép chúng thành kẻ mang sứ mệnh; thì con người hạn chế sinh đẻ nhưng lại cố gắng hết sức sao cho mỗi sinh linh khi ra đời sẽ được duy trì bằng mọi giá. Đối với anh ta, sự hiệu chỉnh này cho ý chí Chúa có vẻ như có cả thông thái lẫn nhân tính, và anh ta vui mừng vi đã thêm một lần nữa vượt trội hơn so với thiên nhiên, thậm chí còn chứng minh được sự khiếm khuyết của nó. Dĩ nhiên chú vượn của tạo hoá này lại ghét nghe hoặc thấy rằng: song trên thực tế tuy con số được hạn chế nhưng cũng vì thế mà cả giá trị từng cá thể bị suy giảm.
Bởi lẽ sinh sản ngay khi chính nó bị hạn chế và số trẻ sinh ra giảm, thay cho cuộc đấu tranh sinh tồn chỉ cho phép kẻ khoẻ mạnh và cường tráng nhất được sống, dĩ nhiên xuất hiện chứng nghiện muốn “cứu” kẻ yếu nhất, thậm chí bệnh tật nhất, qua đó gieo mầm mống cho một thế hệ kế cận tất là càng ngày càng thảm hại hơn, nếu sự nhạo báng thiên nhiên và ý chí của nó như thế cứ tiếp diễn.
Nhưng cuối cùng rồi sẽ là, một ngày kia dân tộc đó sẽ biến mất khỏi Trái đất; bởi lẽ trong khoảng thời gian nhất định, loài người chắc có thể coi thường các định luật muôn thuở về ý chí duy trì nòi giống, tuy nhiên sự báo thù phải đến chẳng chóng thì chầy. Một giống mạnh hơn sẽ đuổi những kẻ yếu đi, bởi vì ý chí muốn sống ở dạng tối hậu của nó nhất định sẽ luôn bẻ gẫy mọi xiềng xích nực cười về cái gọi là tính nhân đạo của từng người thay cho tính nhân đạo của thiên nhiên – nó tiêu diệt kẻ yếu để ban tặng chỗ cho kẻ mạnh.
Vậy là, ai muốn bảo đảm sự tồn tại cho dân tộc Đức bằng con đường tự hạn chế sinh sản chính là đã cướp đi tương lai của nó.
2. Con đường thứ hai là, như chúng ta ngày nay hay nghe phát biểu và tán dương: thực dân hoá nội tại. Đó là kiến nghị do nhiều người nêu lên với dụng ý tốt, nhưng lại hay bị phần lớn mọi người hiểu nhầm, gây nên mối hại lớn tới mức người ta chỉ có thể mường tượng hoặc nghĩ ra được mà thôi.
Chẳng nghi ngờ gì nữa, độ phì nhiêu của đất có thể gia tăng. Nhưng chỉ đến một giới hạn nhất định chứ không vô hạn được. Vậy, trong một thời gian nhất định có thể cân bằng giữa gia tăng dân số Đức bằng tăng hiệu quả sử dụng đất mà chẳng sợ nạn đói. Tuy nhiên điều đó đòi hỏi lại phải đối mặt với sự thật là các yêu cầu cuộc sống nói chung tăng nhanh hơn là chính dân số. Đòi hỏi của con người về ăn mặc tăng mỗi năm và chẳng theo một tỷ lệ nào so với yêu cầu của tổ tiên ta trước đây một trăm năm. Vậy sẽ là điên khùng nếu cho rằng, tăng sản xuất cũng tạo điều kiện cho tăng dân số: Không; điều đó chỉ đúng ở mức độ nhất định, khi ít nhất một phần số sản phẩm dư ra của đất đai được dùng hết nhằm thoả mãn nhu cầu gia tăng của con người. Dù cho ngay chính khi một mặt có hạn chế tối đa, mặt khác chăm chỉ đến cực độ, thì ở đây vào lúc nào đó vần đi đến một giới hạn mà đất đai tự nó đặt ra. Cho dù có chăm chỉ đến mấy nữa, cũng sẽ không đạt được việc có thể kiếm lời thêm nhiều hơn từ nó, và khi đó tai hoạ một lần nữa lại xuất hiện. Trước hết là nạn đói, xảy ra khi mất mùa. Khi dân số tăng, nó xảy ra thường xuyên hơn – nó chỉ không xảy ra khi những năm được mùa hiếm hoi nhất đổ đầy các vựa lúa. Nhưng rồi cuối cùng cũng sẽ đến lúc không dẹp được nghèo đói nữa, và nó trở nên bạn đồng hành thường xuyên của dân tộc. Bấy giờ thiên nhiên lại phải trợ giúp và chọn ra những người mà nó đã lựa để cho sống tiếp, hoặc con người lại phải tự giúp chính mình: nghĩa là anh ta sử dụng sự hạn chế sinh sản bằng cách nhân tạo và nó có những hậu quả nặng nề, như đã nói trên, cho nòi giống.
Tuy nhiên người ta vẫn có thể phản bác là tương lai này đang đứng trước toàn thể nhân loại theo cách này hay cách khác và bởi thế mà dĩ nhiên từng dân tộc một cũng chẳng thể tránh được.
Điều đó thực tình là đúng nếu nhìn sơ qua. Tuy nhiên ở đây vẫn nến ngẫm nghĩ như sau:
Chắc chắn đến một thời điểm nhất định, toàn thể nhân loại (do không còn khả năng khác, bắt buộc phải tiếp tục cân bằng với sự liên tục tăng dân số) ngừng sự sinh sôi nảy nở – hoặc để thiên nhiên quyết định hoặc qua việc tự giúp, khi có thể, dĩ nhiên bằng con đường đúng hơn ngày hôm nay – để tạo mức cân bằng cần thiết. Nhưng điều này sẽ đúng cho mọi dân tộc, trong khi hiện tại có những chủng tộc bị đói khổ đến vậy, bởi vì họ không đủ sức lực để bảo đảm cho mình số đất đai cần cho họ trên cái thế giới này. Bởi lẽ sự vật vẫn thế, trên Trái đất này hiện vẫn còn đất với diện tích vô cùng lớn đang nằm yên không sử dụng và chỉ chờ người đến khai khẩn. Nhưng tương tự, cũng đúng là đất đai này chẳng do thiên nhiên chỉ trao riêng cho một dân tộc hay chủng tộc nhất định ở tư cách là bảo tồn diện tích bảo lưu dành cho tương lai, mà nó là đất đai cho người dân cái dân tộc nào có đủ sức mạnh để chiếm lấy nó và có đủ tính chuyên cần để khai khẩn nó.
Thiên nhiên chẳng hề biết đến biên giới chính trị. Trước hết nó rải con người lên Trái đất rồi đứng nhìn cuộc chơi tự do của các lực lượng. Sau đó kẻ mạnh nhất về lòng dũng cảm và tính chuyên cần, với tư cách đứa con ngoan nhất của nó, nhận quyền làm ông chủ của sự sống.
Nếu một dân tộc chi giới hạn ở thực dân hoá nội tại do bởi các chủng tộc khác giữ chặt những diện tích đất đai ngày càng lớn hơn, đến một lúc nào đó nó bắt buộc phải chiếm lấy, vì những dân tộc còn lại vẫn luôn gia tăng. Trường hợp này sẽ xảy ra, và dĩ nhiên càng sớm hơn, nếu không gian sống thuộc quyền sử dụng của dân tộc đó càng hẹp. Nhưng vì, đáng tiếc nói chung, quá thường xuyên các dân tộc giỏi nhất, hay chính xác hơn là duy nhất các dân tộc thực sự văn minh, là những người nắm giữ tất cả mọi tiến bộ của loài người, trong cơn mù quáng hoà bình chủ nghĩa của mình đã quyết định khước từ việc xâm chiếm đất đai mới để tự hài lòng với sự thực dân hoá “nội tại”, chấp nhận để các dân tộc thấp kém tự giữ cho mình những diện tích sống bao la. Điều đó sẽ dẫn đến những hậu quả sau:
Những chủng tộc văn hoá cao hơn, song ít nhẫn tâm hơn, với thời gian phải tự hạn chế sinh sản vì có đất đai hạn hẹp, trong khi những dân tộc văn hoá thấp hơn và dĩ nhiên về bản chất tàn bạo hơn do diện tích sống bao la nên cũng sẽ có khả năng sinh sản đi đến vô độ. Nói cách khác: Qua đó một ngày kia, thế giới sẽ rơi vào quyền sở hữu của cái loài người văn hoá thấp kém hơn, nhưng hiệu dụng hơn.
Khi đó thì trong một tương lai dù cho là khá xa chỉ có hai khả năng: Hoặc thế giới được điều hành theo những ý tưởng của nền dân chủ hiện đại của chúng ta, khi đó trọng tâm của mỗi quyết định phụ thuộc vào các chủng tộc nhiều hơn về con số; hay thế giới lại được thống trị theo các định luật của trật tự sức mạnh thiên nhiên, khi đó các dân tộc có ý chí dã man, và dĩ nhiên không phải là cái dân tộc biết tự hạn chế, sẽ thắng.
Thế nhưng việc cái thế giới này hiện vẫn còn bị điều khiển bởi những cuộc đấu tranh cam go nhất vì sự tồn tại, thì chẳng ai nghi ngờ được. Cuối cùng thì mãi mãi chỉ cơn nghiện của sự tự tồn tại là thắng. Dưới nó, cái gọi là “nhân đạo tính” sẽ tan ra như là biểu hiện của hỗn hợp gồm ngu dốt, hèn hạ và sự lầm tưởng mình hiểu biết hơn mọi người, hệt như tuyết dưới ánh nắng mặt trời cuối xuân. Trong cuộc đấu tranh muôn thuở – loài người đã lớn lên. Trong hòa bình muôn thuở – nó sẽ tàn tạ.
Tuy nhiên với người Đức chúng ta thì ngay vì thế, khẩu hiệu “thực dân hoá nội tại” đã là khủng khiếp, bởi lẽ nó sẽ gia tăng ngay ở trong chúng ta ý kiến là đã tìm ra phương tiện cho phép có thể “đạt tới” sự tồn tại cuộc sống mê muội êm dịu của ý tưởng theo chủ nghĩa hoà bình. Học thuyết này, một khi được chúng ta coi là nghiêm chỉnh, sẽ có nghĩa là kết cục của nỗ lực gìn giữ trên cái thế giới này vị trí mà chúng ta xứng đáng được hưởng. Cũng hệt như khi người Đức trung bình đi tới niềm tin rằng, cũng bằng con đường này có thể bảo đảm cuộc sống và tương lai, nên sẽ tan biến mọi cố gắng để thể hiện một cách tích cực và qua đó duy nhất hiệu quả tính sống còn của dân tộc Đức. Nhưng với một lập trường như vậy thì mỗi chính sách đối ngoại thật sự hữu hiệu sẽ được xem là đưa dân tộc Đức cùng tương lai của nó xuống mồ.
Khi nhận thức ra những hậu quả này, chẳng tình cờ là trước tiên, người Do Thái luôn luôn là kẻ cố gắng và biết cách tiêm những đòn suy nghĩ nguy hiểm chết người như thế vào dân tộc chúng ta. Hắn hiểu quá rõ điểm yếu của kẻ khác để biết rằng, kẻ đó sẽ cám ơn bất cứ tên Tây mũi lõ (Tây Ban Nha, ND) mua thầy bán bạn nào và tự biến chính mình thành vật hiến khi tên này biết cách chứng minh rằng, đã tìm ra được biện pháp để biến cuộc đấu tranh cam go, không khoan nhượng vì sự tồn tại trở nên vô bổ và thay cho nó, qua lao động, đôi khi chỉ cần qua duy nhất mồi người ngồi rồi “tuỳ thích”, mà thành ông chủ của cái hành tinh này.

Trường Đại học Khoa học Ứng dụng - München (Munich) được thành lập vào năm 1971
Khó nói cho đủ sắc bén là bất kỳ công cuộc thực dân hóa nội tại nào của người Đức cũng nhằm để trước tiên xóa sổ các rối ren xã hội, trên hết trút bỏ chỗ đứng chân cho tệ nạn đầu cơ nói chung, song lại không bao giờ có thể đủ để bảo đảm chắc chắn nền móng và đất đứng mới cho tương lai của dân tộc.
Hành động khác đi thì chỉ một thời gian ngắn sau không những chẳng còn đất mà lực cũng chẳng còn.
Cuối cùng lại còn phải thấy như sau:
Thực dân hóa nội tại mà lại giới hạn chỉ nội trong một diện tích đất đai hẹp nhất định rồi cùng lúc hạn chế dân số, tất sẽ dẫn đến một vị thế chính trị quân sự cực kỳ bất lợi cho dân tộc.
Địa bàn cư trú của một dân tộc rộng hay hẹp, chỉ chừng đó thôi đã là một nhân tố có thể quyết định an ninh của dân tộc đối với bên ngoài. Không gian có trong tay càng lớn thì khả năng được bảo vệ tự nhiên càng lớn. Vì lẽ quyết định chống bằng quân sự các dân tộc co cụm trên địa bàn hẹp bao giờ cũng nhanh hơn, tức là dễ hơn, đặc biệt hiệu quả và hoàn thiện hơn so với khi chống lại các nhà nước có lãnh thổ rộng bao la. Tức là, nước lớn bao giờ cũng tự nhiên ít nhiều được bảo vệ vì lẽ nếu nhẹ dạ tấn công nó thì chỉ có thể thắng sau cuộc chiến rất lâu dài và quyết liệt, chưa nói rủi ro có thể quá lớn do xâm lược liều lĩnh, trừ phi vì những lý do thật đặc biệt. Như thế tầm cỡ to lớn của đất nước đã là một cơ sở để giữ tự do và độc lập cho dân tộc; còn ngược lại, bé nhỏ chỉ dễ khêu gợi cho người ta xâm chiếm.
Trong thực tế thì cả hai khả năng để tạo cân bằng giữa dân số gia tăng với đất đai vẫn đều không được những giới gọi là quốc gia chấp nhận. Tất nhiên lập trường ấy có những lý do khác những gì đã nói trên kia. Không chấp nhận hạn chế sinh sản trước tiên vi cảm nhận đạo lí; phản đối thực dân hóa nội tại vì thấy tấn công vào giới đại địa chủ như thế cũng là bắt đầu cuộc chiến chống chế độ tư hữu nói chung. Với cái dạng mà đặc biệt bản thông điệp cứu rỗi thứ hai đã được đề xuất thì quả thật người ta dễ cho là như thế.
Nhìn chung thì với đám đông rộng rãi phản kích như vậy không được khôn ngoan lắm mà cũng không nhằm trúng cốt lõi của vấn đề.
Vậy chi còn có hai con đường để bảo đảm công ăn việc làm cho dân số gia tăng.
3. Tìm kiếm đất đai mới để giãn mấy triệu thừa hàng năm, và như vậy vẫn duy trì được dân tộc trên nền tảng tự nuôi mình. Hay là:
4. Chuyển qua tạo ra công nghiệp và thương mại cho nhu cầu ở bên ngoài, để có thu nhập mà trang trải cho đời sống.
Vậy: hoặc đất đai hoặc chính sách thực dân và thương mại.
Cả hai con đường từng đã được xem xét từ nhiều phía khác nhau, được rà soát, được đề xuất, được giành giật để rồi, cuối cùng, đi con đường thứ hai.
Đương nhiên, con đường lành mạnh đáng lẽ là con đường thứ nhất.
Kiếm đất đai mới để di số dân thừa có vô vàn cái lợi, đặc biệt nếu không chi nhìn thấy hiện tại mà nhìn cả vê tương lai.
Chưa hề bao giờ, khả năng duy trì một giới nông dân khỏe mạnh làm nền móng cho toàn dân tộc được đánh giá cao cho xứng tầm. Lắm nỗi khổ của chúng ta ngày hôm nay chính là hệ quả của mối quan hệ không được lành mạnh giữa dân nông thôn và dân thành thị.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét