Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (18)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 2.10: HITLER NHÌN NHẬN SỰ “RÈN LUYỆN” TỪ VIENNA
Ngay cả một người ở tuổi ba mươi cũng sẽ phải học rất nhiều trong suốt cuộc đời mình, nhưng những cái đó chỉ mang tính chất bổ sung và lấp đầy cái khung mà anh ta xây dựng từ những triết lý đã được anh ta tiếp nhận về cơ bản. Khi anh ta học thì việc học đó không phải là làm thay đổi những nguyên lý mà chỉ là sự nghiên cứu bổ sung, và những người ủng hộ của anh ta sẽ không có cảm giác những gì anh dạy họ từ trước tới nay là sai lầm. Trái lại là đằng khác: sự phát triển có hệ thống và nhìn thấy được ở người lãnh đạo sẽ làm những người ủng hộ thấy hài lòng, bởi lẽ với việc học đó, người lãnh đạo chỉ có làm cho những triết lý của họ sâu sắc hơn mà thôi. Và trong mắt họ điều này mà bằng chứng cho tính đúng đắn của những quan điểm mà họ có từ trước tới giờ.
Một nhà lãnh đạo buộc phải từ bỏ những triết lý của mình vì nhận ra nó hoàn toàn sai lầm, chỉ hành xử đúng chuẩn mực xã hội nếu, khi nhận ra sai sót trong cách nhìn trước đây của mình, anh ta sẵn sàng chuốc lấy những hậu quả sau cùng. Trong trường hợp như vậy, tối thiểu anh ta cũng phải thôi không tiến hành bất kỳ hành động chính trị công khai nào nữa. Bởi lẽ khi đã một lần phạm phải sai lầm thì hoàn toàn có khả năng điều đó sẽ xảy ra lần thứ hai. Và không một khả năng nào cho phép anh ta giữ lại cái quyền tiếp tục đòi hỏi, chứ đừng nói là yêu cầu, sự tin tưởng từ những người đồng chí của mình.

Hitler tự hào mình học được nhiều điều tại Vienna.
Cái cách người ta xem thường sự đúng mực xã hội ngày nay được chứng thực qua sự thoái hóa của lũ tiện dân tự thấy mình có đủ lý do để tham gia hoạt động chính trị ngay thời điểm đó.
Tôi đã cẩn thận tránh mọi sự xuất hiện trước công chúng, mặc dù tôi cho rằng mình đã nghiên cứu về chính trị sâu sắc hơn bất kỳ kẻ nào. Chỉ có trong phạm vi rất nhỏ với rất ít người tôi mới nói tới những thứ khiến tôi thấy hấp dẫn hay xúc động trong lòng. Điều này có nhiều mặt tốt: tôi học được cách bớt diễn thuyết và tìm hiểu quan điểm của mọi người cũng như nguyên nhân thường là hết sức nguyên thủy đã khiến họ cảm thấy bất bình. Và tôi tự rèn luyện bản thân mà không hề mất thời gian hay cơ hội tiếp tục con đường học vấn của mình. Chắc chắn là không có nơi nào trên nước Đức lại cho tôi cơ hội rèn luyện thuận lợi như ở Vienna.
Mục lục
 [ẩn]
Cùng một thời điểm, những tư tưởng chính trị về nền quân chủ Danube có tính khái quát và toàn diện hơn những tư tưởng về nước Đức cũ, không tính các vùng của nước Phổ, Hamburg và bờ biển phía Bắc. Trong trường hợp này, không nghi ngờ gì, tôi hiểu rằng, dưới tên gọi “đế quốc Áo”, cái vùng đất của Đế chế Habsurg vĩ đại ấy, vốn là kết quả của quá trình bình ổn nước Đức, không chỉ là nguyên nhân lịch sử của sự hình thành đất nước này mà hơn thế nữa, số dân của nó còn thể hiện thứ quyền lực mà nhiều thế kỷ nay đã thổi vào cấu trúc này, hiểu theo nghĩa chính trị chỉ là thứ nhân tạo, một đời sống văn hóa bên trong. Theo thời gian, sự sinh tồn và tương lai của đất nước này ngày càng phụ thuộc vào việc có bảo vệ được tế bào hạt nhân của Đế chế đó hay không.
Nếu những vùng đất cha truyền con nối từ xưa là trái tim của Đế chế, liên tục đưa dòng máu tươi tuần hoàn khắp cơ thể sống văn hóa và chính trị thì Vienna chính là khối óc và ý chí.
Chỉ riêng vẻ bề ngoài cũng đủ để ta có lý do để gán cho thành phố này thứ quyền lực thống trị của một vị nữ hoàng hợp nhất các nhóm người, và với vẻ đẹp rạng ngời nàng khiến chúng ta quên đi những triệu chứng tồi tệ của tuổi già đang tiềm ẩn trong toàn bộ cấu trúc này.
Đế chế có thể run rẩy và rung lên dưới trận chiến đẫm máu của các dân tộc khác nhau, nhưng những người nước ngoài, và nhất là người Đức lại chỉ nhìn thấy gương mặt yêu kiều quyến rũ của thành phố này mà thôi. Điều khiến sự dối trá này lớn hơn bao giờ hết là thành Vienna khi đó dường như tham gia vào một quá trình có thể coi là sự phục hưng cuối cùng và dễ nhìn thấy nhất của mình. Dưới sự lãnh đạo của một thị trường thực sự tài năng, nơi cư ngụ của các vị hoàng đế thuộc chế độ cũ một lần nữa thức tỉnh trước tuổi trẻ diệu kỳ. Con người Đức vĩ đại cuối cùng sinh ra trong một dân tộc đã chiếm Ostmark làm thuộc địa không được chính thức xếp vào hàng ngũ những người sẽ trở thành chính khách; nhưng với tư cách thị trưởng thành Vienna, một thành phố quan trọng và là nơi ở của hoàng tộc, Tiến sĩ Lueger đã tạo ra hết thành tích đáng này tới thành tích khác trong tất cả các lĩnh vực kinh tế và và văn hóa chính trị của thành phố, nhờ thế đã củng cố sức mạnh cho vùng trung tâm của cả Đế chế, và gián tiếp trở thành một chính khách vĩ đại hơn tất cả những người được gọi là “nhà ngoại giao” từ trước tới giờ.
Nếu như vì thế mà khối các dân tộc được gọi là “nước Áo” cuối cùng sẽ diệt vong, điều đó không hề làm giảm một chút nào năng lực chính trị của những người Đức trong đế chế Ostmark cũ, nhưng đó lại là kết quả tất yếu cho thấy không thể dùng mười triệu người để duy trì một đất nước của năm mươi triệu dân thuộc các dân tộc khác nhau, trừ phi những tiền đề rõ ràng chác chắn được thiết lập kịp thời.
Ý tưởng của những người Áo gốc Đức còn hơn cả vĩ đại.
Đã quen với việc sống trong một đế chế vĩ đại và chưa từng hết cảm xúc với những nhiệm vụ ngắn. Là người duy nhất trong đất nước này, người mà vượt xa cả ranh giới đất đai của nhà vua chật hẹp, vẫn nhìn thấy những đường biên giới của Đế chế; thực vậy, khi số phận cuối cùng đã tách anh ta ra khỏi mảnh đất quê hương chung, anh vẫn tiếp tục đấu tranh để làm chủ nhiệm vụ lớn lao và bảo vệ cho dân tộc Đức những gì mà cha ông đã từng giành được từ phía Đông trong những cuộc đấu tranh liên miên. Trong mối liên hệ này chúng ta cần nhớ rằng điều đó đã được thực hiện với một sức mạnh bị chia cắt; bởi trái tim và trí nhớ của những con người ưu tú nhất đã không còn tình cảm với nước mẹ chung, và chỉ còn một dấu vết được để lại cho quê hương.

Nước Áo năm 1900.
Vào những lúc minh mẫn, sự sáng suốt nhận ra quyền lực tối thưọng. Nhưng theo thói quen, nó sớm bị quên lãng hay xếp xó vì khó thực hiện. Mọi ý nghĩ về một cơ cấu liên bang cho Đế chế tất sẽ thất bại bởi thiếu mất một tế bào chính trị tốt làm nên thứ quyền lực thực sự nổi bật. Thêm vào đó là những điều kiện nội tại của nước Áo khác hẳn với Đế chế Bismarck của Đức. Ở Đức, đó chỉ là vấn đề khắc phục các điều kiện chính trị, bởi lẽ luôn luôn có một nền tảng văn hóa chung. Quan trọng nhất là, ngoài những nét ngoại bang rất nhỏ, Đế chế Đức bao gồm những thành viên của một dân tộc duy nhất.
Ở nước Áo, sự thể hoàn toàn trái ngược.
Ở đây, các tỉnh riêng lẻ, trừ Hungary, đều không có nhớ gì về tầm vóc của chính mình, hoặc vì điều đó đã bị thời gian xóa khỏi trí nhớ, hay ít nhất cũng bị che đậy và làm mờ đi. Tuy thế, trong thời điểm nguyên tắc chung của các dân tộc đang hình thành, các lực lượng dân tộc trỗi dậy ở nhiều tỉnh, và việc chống lại các lực lượng ấy khó hơn bao giờ hết khi mà ngay trên đường biên bao quanh nền quân chủ bắt đầu hình các quốc gia dân tộc mà dân cư của nó, tương ứng hoặc có quan hệ vê mặt chủng tộc với dân tộc Áo, giờ đây có thể tạo ra một lực hút lớn hơn cả.
Ngay cả thành Vienna cũng không thể chịu đựng được cuộc chiến này mãi.
Khi Budapest phát triển thành một thành phố lớn, lần đầu tiên Vienna có một địch thủ mà nhiệm vụ của nó không còn là giữ gìn nền quân chủ như một tổng thể mà là củng cố sức mạnh cho một bộ phận của nền quân chủ ấy. Chỉ trong một thời gian ngắn, Prague cũng theo gương đó mà làm, rồi tới Lemberg, Laibach, v.v… Từ những thành phố nhỏ trở mình vươn lên trở thành thủ phủ của các nước thuộc Đế quốc, các trung tâm hình thành nên một đời sống văn hóa độc lập ở các nước này. Và chỉ khi đó, bản năng chính trị dân tộc mới giành được nền móng và chiều sâu tinh thần của mình. Chẳc chắn đã đến lúc sức mạnh công phá của các dân tộc riêng lẻ trở nên mạnh mẽ hơn sức mạnh cùa các lợi ích chung, và đó sẽ là sự kết thúc của Đế quốc Áo.
Sau cái chết của Joseph Đệ nhị, quá trình vận động biến đổi này càng trở nên rõ ràng. Sự phát triển mau lẹ của quá trình này phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố một phần nằm trong chính bản thân nền quân chủ, một phần là kết quả của quan điểm nhất thời về chính sách đối ngoại của Đế chế. Nếu cuộc đấu tranh nhằm bảo tồn đất nước này được tiếp tục và tiến hành một cách nghiêm túc, chỉ có một chính sách tập trung hóa kiên trì và không khoan nhượng mới có thể dẫn tới thành công. Trước hết, cần phải nhấn mạnh sự gắn kết chính thức qua việc thiết lập các nguyên tắc về ngôn ngữ chung chính thức, và bộ máy chính quyền cũng phải được cung cấp các phương tiện kỹ thuật mà thiếu nó một quốc gia thống nhất không thể tồn tại. Tương tự như vậy, một ý thức về quốc gia thống nhất chỉ có thể được nuôi dưỡng mãi mãi bằng trường học và giáo dục. Điều đó không phải là điều có thể thực hiện được trong mười hay hai mươi năm; chắc chắc phải cần hàng trăm năm; bởi lẽ trong tất cả các vân đề về thuộc địa, sự bền bỉ, kiên trì có vai trò quan trọng hơn cả sức mạnh của thời khắc.

Hallsatt (Áo) là một làng cổ nhỏ với 800 hộ dân. Nó được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1997 bởi giá trị kiến trúc đặc sắc cũng như những phát hiện khảo cổ thời đại đồ sắt từ hàng trăm năm nay.
Chắc chắn rằng việc điều hành đất nước và định hướng chính trị phải được tiến hành với sự giống nhau sát sao. Với tôi, nhận biết chắc chắn lý do tại sao điều này không xảy ra là một bài học quan trọng, hay đúng hơn là, vì sao nó không được thực hiện. Người nào phạm phải lỗi lầm đã bỏ qua điều đó sẽ phải gánh tội cho sự sụp đổ của đế chế.
Hơn bất kỳ nước nào khác, nước Áo cũ phụ thuộc rất nhiều vào tầm vóc của những nhà lãnh đạo. Thiết chế này đang cần một nhà nước dân tộc mà trong bản chất dân tộc của mình, luôn sở hữu một sức mạnh đế sống sót, bất kể ban bệ lãnh đạo của nó có kém cỏi thế nào. Một nhà nước dân tộc thuần nhất, chính vì tính trì trệ cố hữu của người dân, và sức mạnh kháng cự, đôi khi có thế vẫn trụ vững một cách đáng kinh ngạc cả trước sự điều hành hay lãnh đạo yếu kém nhất trong một thời gian dài mà không hề bị tan rã từ bên trong. Vào những thời điểm ấy như thể không còn chút sức sống này trong một cơ thể như vậy, như thể nó đã chết, nhưng rồi một ngày đẹp trời, cái cơ thể tưởng như đã chế ấy đột nhiên trỗi dậy và cho cả nhấn loại thấy những dấu hiệu kinh ngạc của một sức sống không thể dập tắt.
Tuy vậy, điều đó hoàn toàn khác với một đế chế bao gồm những dân tộc không giống nhau, được tập hợp lại không phải bởi một dòng máu chung mà là cùng một bàn tay kiểm soát. Trong trường hợp này, khả năng lãnh đạo yếu kém không tạo ra sự ngưng trệ của đất nước mà là sự thức tỉnh của mọi bản năng cá nhân hiện có trong dòng máu nhưng chưa thể bộc lộ khi vẫn còn một ý chí chi phối. Chỉ có một nền giáo dục chung kéo dài nhiều thế kỷ, những truyền thống chung, những quyền lợi chung, v.v…, mới có thể làm giảm nguy cơ này. Vì thế các quốc gia được thành lập càng non trẻ thì chúng càng phụ thuộc vào sự lớn mạnh của các nhà lãnh đạo, và nếu quốc gia ấy được tạo nên bởi những người lính ưu tú và những anh hùng tinh thần, chúng sẽ sụp đổ ngay sau khi người sáng lập vĩ đại duy nhất qua đời. Nhưng ngay cả sau hàng thế kỷ, những nguy cơ này vần không được xem là đã vượt qua được; chúng chỉ tạm ngủ yên và thường đột nhiên thức giấc ngay khi sự yếu kém của nhà lãnh đạo và sức mạnh của giáo dục cũng như những truyền thống cao cả không thể chiến thắng sự lấn tới của lời thúc giục mang tính sống còn của các bộ tộc riêng lẻ.
Đây có lẽ là lỗi râm bi thảm của Vương triều nhà Habsburg.
Chỉ vì một trong những lỗi lầm ấy, số phận đã một lần nữa giương cao ngọn đuốc soi rọi tương lai của đất nước này, và rồi nó bị dập tắt mã mãi.
Joseph Đệ nhị, Hoàng đế La mã trị vì nước Đức, trong nỗi lo sợ và bối rối, đã nhìn thấy được vương triều của mình, bị đầy tới góc tận cùng nhất của Đế chế, một ngày nào đó chắc chán sẽ biến mất giữa mớ hỗn độn sự tranh giành của các dân tộc, trừ khi vào phút cuối cùng họ đều bò qua tổ tiên và quá khứ. Với sức mạnh phi thường, người bạn của loài người này gắng hết sức không lặp lại điều sơ suất của tổ tiên và cố gắng lấy lại trong mười năm điều mà cả trăm năm nay chưa ai làm được. Nếu như ngài chỉ được ban tặng bốn mươi năm để thực hiện điều này, và nếu như hai thế hệ nối tiếp đó tiếp tục công việc ngài đã khởi xướng, điều kỳ diệu có thể xảy đến. Nhưng khi ngài mất đi, sau vỏn vẹn mười năm trên chiếc ngai vàng, kiệt quệ cả về thể chất và tâm hồn, sự nghiệp của ngài sẽ bị chôn vùi theo, chẳng còn đánh thức được ai và ngủ yên vĩnh viễn trong hầm mộ Capuchin. Những người kế nhiệm ngài không đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ, cả trong tâm trí và ý chí.
Khi những tia chớp cách mạng của một thời đại mới lóe sáng trên bầu trời châu Âu, nước Áo cũng bắt lửa và dần dần cháy sáng.
Cuộc cách mạng năm 1848 nhẽ ra có thể là một cuộc đấu tranh giai cấp ở khắp nơi, nhưng ở Áo nó lại là khởi đầu của một cuộc chiến tranh sắc tộc mới. Không thừa nhận hay quên đi nguồn gốc của mình và đặt mình vào biến mình thành kẻ phục vụ cho cuộc cách mạng, người Đức đã định đoạt số mệnh của chính mình. Họ góp phần khơi dậy tinh thần về “nền dân chủ phương Tây” mà chi trong một thời gian ngắn chính nó đã xóa bỏ những nền tảng tồn tại của họ.
Sự hình thành của cơ quan đại diện quốc hội mà không cần phải thiết lập và kết tinh một ngôn ngữ chung của đất nước đã đặt viên gạch nền đầu tiên, chấm dứt sự thống trị nền quân chủ của nước Đức. Từ thời khắc ấy, chính bản thân đất nước đã mất đi. Tất cả những gì diễn ra sau đó chỉ là sự chấm dứt mang tính lịch sử của một đế chế.

Bảo tàng Vienna.
Theo dõi quá trình tan rã ấy là một việc làm vừa đau lòng vừa mang lại nhiều bài học bổ ích. Việc thi hành bản án của lịch sử được tiến hành chi tiết dưới vô vàn hình thức. Thực tế rất nhiều người bước đi mù quáng trong những biểu hiện của sự suy tàn chi cho thấy một điều: Chúa đã mong muốn nước Áo phải diệt vong.
Tôi sẽ không bàn chi tiết ở điềm này vì đây không phải là nhiệm vụ của cuốn sách này. Tôi sẽ chi đưa ra một cái nhìn triệt để hơn với những sự kiện luôn là những nguyên nhân không bao giờ thay đổi dẫn tới sự sụp đổ của các quốc gia và dân tộc, và vì thế cũng có ý nghĩa quan trọng với thời đại cùa chúng ta, và cũng là những điều góp phần củng cố cơ sở nền tảng trong những suy nghĩ chính trị của chính bản thân tôi.
Hệ thống hai viện của người Anh được phục hồi một cách nghiêm trang trong Nghị viện và Viện nguyên lão. Chỉ trừ một việc là bản thân hai viện phần nào có điểm khác biệt. Khi Barry xây dựng các tòa nhà quốc hội của mình trên dòng sông Thames, việc làm đó đã dấn mình vào lịch sử của Đế chế Anh và lấy ra từ đó những mẫu trang chí cho một nghìn hai trăm hốc tường, thanh đỡ và cột chống trong công trình của mình. Vì thế, với các bức họa và các tác phẩm điêu khắc, hai tòa Thượng viện và Hạ viện đã trở thành Nhà Lưu danh của đất nước.
Đó chính là chỗ khó khăn đầu tiên của thành Vienna. Khi Hansen, một kiến trúc sư người Đan-mạch, hoàn thành phần cuối cùng của tòa quốc hội xây bằng đá cẩm thạch, ông ta không biết lấy gì để trang trí ngoại trừ những thứ vay mượn từ các tác phẩm mỹ thuật cổ xưa. Hình ảnh những chính khách và các triết gia La Mã và Hy Lạp giờ đây tô điểm cho nhà hát Opera của nền dân chủ Tây phương, và trong sự mỉa mai biểu trưng, cỗ xe tứ mã thời La mã cổ bay lượn khắp bốn hướng phía trên hai tòa nhà, đem lại ấn tượng bên ngoài mạnh mẽ nhất về những hoạt động diễn ra bên trong tòa kiến trúc.
Tính “đa dân tộc” đã nghiêm cấm mọi hành động nhằm tôn vẻ đẹp của lịch sử nước Áo trong công trình này và xem đó là sự khiêu khích và lăng mạ, cũng giống như trong bản thân Đế chế Đức, chỉ có dưới sấm sét cả các cuộc chiến tranh thế giới người ta mới dám dâng Tòa nhà Quốc hội của Wallot cho người Đức bằng một lời đề tặng.
Vào lúc chưa đầy hai mươi tuổi, khi tôi lần đầu tiên đặt chân tới tòa nhà hùng vĩ ở Franzensring để tham dự một phiên họp của Hạ viện với tử cách người xem và người nghe, lòng tôi tràn ngập những cảm giác xung đột nhau mạnh mẽ.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp chương 3)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét