MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!
Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 4.3: LIÊN MINH CÓ THẬT SỰ “DỞ HƠI” ?
Nhìn nhận theo chiều nào đi nữa thì liên minh với Áo quốc hồi đầu thế kỷ vẫn cứ là dở hơi thật sự.
Trước kia, không một ai nghĩ đến liên minh với Nga để chống Anh, cũng chẳng một ai nghĩ đến liên minh với Anh để chống Nga vì cho rằng cả hai trường hợp rồi kết cục vẫn là chiến tranh. Nghĩ rằng vốn đã có một phương sách tiện dụng là chiếm thế giới bằng “kinh tế hoà bình”, nó sẽ vĩnh viễn xoá xổ phương sách bạo lực. Song dường như lại thấy cũng không được chắc chắn, đặc biệt là vì từ phía người Anh thỉnh thoảng vẫn có những đe doạ hoàn toàn khó hiểu. Bèn quyết định xây dựng một hạm đội, tuy nhiên không phải để tấn công tiêu diệt nghị viện Anh, mà cốt để “bảo vệ” cái “hoà bình thế giới” kia, bảo vệ cuộc “hoà bình chiếm đoạt thế giới”. Nên cũng quyết định đại thể là quy mô sẽ chỉ khiêm nhường, không chỉ về số lượng con tàu, mà về cả tải trọng và trang bị của từng con tàu, cốt để cuối cùng lại một lần nữa cho thấy rõ ý đồ “hoà bình”.
Chuyện vớ vấn đi chiếm thế giới bằng “kinh tế hoà bình” đúng là chuyện tào lao nhất, thế mà được đôn lên thành nguyên lý chỉ đạo chính sách quốc gia. Càng tào lao khi họ không ngán dẫn nước Anh ra làm nhân chứng sống cho cái khả năng ấy. Những gì các vị dạy sử, viết sử ở nước ta từng “tòng phạm” thật khó sửa, song cũng chứng minh rõ, biết bao người “học” sử song chẳng hiểu, chẳng nắm được sử. Phải thấy nước Anh chính là phản chứng thuyết phục nhất: không dân tộc nào hơn được dân tộc Anh, bạo ngược khi chiếm đoạt bằng gươm rồi cũng khốc liệt lúc bảo vệ bằng gươm. Tự sức mạnh chính trị rút ra thành quả kinh tế rồi khi kinh tế đủ mạnh, lại rót nó trở vào sức mạnh chính trị: đó chẳng phải chính là đặc điểm ở nghệ thuật điều hành nhà nước của họ sao? Sẽ thật sai lầm, nếu nghĩ nước Anh đích thân hình như hèn quá, chẳng dám đổ máu của chính họ cho chính sách kinh tế của mình! Bảo người Anh không có “quân đội nhân dân”, song vấn đề đâu có ở hình thái tổ chức quân đội, mà lại ở ý chí và quyết tâm sử dụng quân đội. Người Anh luôn có đủ lực lượng cần phải có. Chừng nào họ thấy lính đánh thuê là đủ thì họ đánh bằng lính đánh thuê. Nhưng họ vẫn sẵn sàng hy sinh cả dòng máu quý giá của dân tộc họ, một khi họ thấy chiến thắng đòi hỏi phải thế. Chiến đấu quyết tâm, chiến đấu kiên trì, lãnh đạo kiên quyết thì trước sau vẫn như một.
Mục lục
[ẩn]- I. Lời ban biên tập
- II. Lời người dịch
- III. Lời giới thiệu
- IV. Lời tựa
- V. Tập 1: Toan tính
Chương 1: Ở nhà bố mẹ Chương 2: Những năm tháng học tập và gian khó ở Vienna 2.1: Kẻ nào bị kẹt cứng giữa hàm răng lũ rắn mới biết chúng đầy nọc độc 2.2: Suy nghĩ của Hitler trong môi trường sống khổ sở và bẩn thỉu 2.3: Cuộc chạm trán đầu tiên của Hitler 2.4: Giai cấp tư sản chẳng bao giờ có thể bù đắp được tội lỗi của mình 2.5: Những suy nghĩ về thế lực xấu của Hitler 2.6: Bộ mặt quỷ quyệt của chủ nghĩa Marx 2.7: Tất cả mọi chuyện với tôi dường như quá tàn ác 2.8: Sự ghê tởm của dân Do Thái 2.9: Không thể bắt tôi từ bỏ quan điểm “căm ghét” dân Do Thái 2.10: Hitler nhìn nhận sự “rèn luyện” từ Vienna
Chương 3: Những tư duy chính trị chung thời tôi ở Vienna 3.1: Hitler: Không ai hiểu rõ chính trị hơn tôi 3.2: Cuộc cách mạng năm 1848 3.3: Lãnh đạo và nghệ thuật giải thích 3.4: Cướp đi trí tuệ của nhà báo lưu manh 3.5: Tổ chức và những con chuột dối trá hạng nhất 3.6: Mein Kampf (Tập 1) – Chương 3.6: Thế giới chẳng tồn tại cho những dân tộc yếu hèn 3.7: Nguyên nhân sụp đổ phong trào toàn Đức trên Áo 3.8: Biến động lớn trên thế giới được chỉ đạo bởi ngòi bút? 3.9: Thủ đoạn sử dụng linh mục và những người chăm sóc tâm linh 3.10: Triết lý “thiên tài” của bậc thủ lĩnh cỡ lớn? 3.11: Những thu hoạch từ Vienna
Chương 4: Munich Chương 5: Thế chiến Chương 6: Tuyên truyền chiến tranh Chương 7: Cuộc cách mạng Chương 8: Tôi bắt đầu hoạt động chính trị Chương 9: Đảng công nhân Đức
- VI. Tập 2: Phong trào xã hội chủ nghĩa Quốc gia
- VII.Kết luận
Thế nhưng ở Đức qua nhà trường, báo chí, chuyện hài về bản chất người Anh và đế chế Anh, người ta lại đã dựng lên một hình ảnh để đi đến một ảo ảnh vào hàng tồi tệ nhất. Rồi điều phi lý cứ vậy từ từ truyền lan mà hệ luỵ là sự xem thường với những tác động xấu xa nhất. Xuyên tạc sâu đến mức người ta tin chắc, người Anh vốn chỉ là dân thương lái mưu mẹo mà con người thì lại ươn hèn đến khó tưởng tượng. Một đế quốc tầm cỡ đến như thế bị bêu riếu, bị bôi bác, vậy mà dường như các vị học giả uyên bác của chúng ta không nhận thức ra. Cũng có người cảnh báo. Song chẳng ai thèm nghe hoặc họ giả điếc. Tôi còn nhớ như in gương mặt kinh ngạc của các bạn tôi hồi ấy ở Flandern (phần cực Tây đồng bảng Trung Âu từ Hà Lan tới Bác Pháp, ND), khi chúng tôi được thấy cánh Tommies tận mắt. Chỉ sau vài thi đấu, đầu óc của từng người đã sáng ra: người Scotland đâu có phải như người ta vẫn tô vẽ lâu nay trong các chuyện hài và phóng sự.
Hồi ấy tôi đã bắt đâu ngẫm nghĩ về tính mục đích của hình thức tuyên truyền.
Xuyên tạc như thế tuy nhiên ít nhiều cũng có cái hay cho người đi vận động: mặc dù lấy ví dụ không đúng lại đã chứng minh được xâm chiếm thế giới bằng kinh tế là đúng. Người Anh làm được thì ta tất làm được. Đặc biệt, ta còn hơn vì ta vẫn được tiếng là thật thà hơn, chẳng có cái “xảo” riêng của người Anh. Mong mỏi nhờ đó dễ tranh thủ thiện cảm của các dân tộc nhỏ và lòng tin của các dân tộc lớn.
Nói như thế quả thật là có tội với người khác, song hồi ấy chúng tôi chưa thấy, bởi chúng tôi đang còn hoàn toàn nghiêm túc tin là thật thế, trong lúc cả thế giới đã thấy đó chỉ là chuyện hoang đường, bịa đặt để đánh bóng. Kỳ cho đến khi cách mạng đem lại một cái nhìn sâu sắc hơn, một nhận thức trung thực, chúng tôi mới giật mình ngơ ngác vô cùng.
Chỉ từ cái tào lao của cuộc “chiếm đoạt thế giới bằng kinh tế trong hoà bình” là đã rõ ra và hiểu được ngay cái tào lao của liên minh tay ba. Vậy có thể liên minh với nhà nước nào đây? Với Áo quốc thỉ hẳn nhiên là không thể phát động chiến tranh để chiếm đất, cho dù chỉ ở châu Âu. Đó chính là chỗ yếu nội tại của liên minh ngay từ ngày đầu tiên: Một Bismarck có thể vời đến cái phương sách bần cùng ấy, nhưng một hậu duệ bất tài thì quyết không thể, nhất là khi không còn nữa những tiên đề cơ bản đã có cho liên minh của Bismarck. Bismarck thời ấy vẫn tin Áo quốc là một nhà nước của người Đức. Song kể từ khi thực hiện phổ thông đầu phiếu, để cho nghị viện cai trị, nhà nước ấy đã tụt hạng, chỉ còn là một mớ bòng bong phi Đức.
Chỉ nhìn từ góc độ chủng tộc đã đủ thấy liên minh với Áo quốc chẳng thể bền. Chấp nhận hình thành một cường quốc Xlavơ mới ở sát nách nước Đức thì rồi sớm muộn gì nó cũng sẽ chống Đức chứ không chống Nga. Qua từng năm, những ai cổ vũ cho ý tưởng ấy ở trong nền quân chủ mà yếu thế đi, mất chức quyền đi, thì rồi tất liên minh cũng rỗng ruột, yếu đi theo.
Ngay từ hồi đầu thế kỷ, liên minh với Áo quốc đã sa vào tình trạng hệt như liên minh giữa Áo quốc với Italia.
Ở đây chi có hai khả năng: hoặc vẫn liên minh với nền quân chủ Habsbourg, hoặc phải chống sự đẩy lui người Đức. Song nếu lại bắt đầu cách này thì kết thúc thường là sự giành giật công khai.
Nhìn từ góc độ tâm lý cũng đã thấy giá trị của liên minh tay ba thật khiêm nhường. Càng thu về giữ nguyên hiện trạng thì tính bền của liên minh càng kém. Ngược lại, càng mạnh khi các đối tác cùng mong với đến những mục tiêu bành trướng nhất định trong tầm tay. Ở đâu cũng thế cả: sức mạnh chẳng ở thủ mà ở công.
Ngay hồi ấy từng đã có người nhận thấy tình hình đó, đáng tiếc lại không phải là “người thích hợp”. Bản ghi nhớ năm 1912 của đại tá Ludendorff ở Bộ tổng tham mưu từng đã chỉ ra các chỗ yếu đó. Lẽ đương nhiên là bị các “chính khách” xem thường, không thèm bận tâm. Vẻ như những con người rất đỗi bình thường kia sáng suốt sao được, trên nguyên tắc họ chỉ là “những nhà ngoại giao”.
May cho nước Đức là chiến cuộc năm 1914 lúc nố ra đã đi vòng qua Áo quốc, nhà Habsbourg buộc phải tham gia. Không thì đã chỉ có một mình nước Đức. Nhà nước Habsbourg không bao giờ muốn hoặc tự có ý muốn tham gia một cuộc chiến do nước Đức gây ra. Chuyện này người ta trách Italia thì hồi đó đã có Áo quốc: giữ “trung lập” thì chí ít cũng cứu được nhà nước trước cuộc cách mạng ngay từ lúc đầu. Thay vì để giúp Đức, người Xlavơ ắt sẽ đập tan nền quân chủ ngay trong năm 1914.
Liên minh với nền quân chủ vùng Đanuýp nguy hiểm khó khăn bao nhiêu, lại chỉ có rất ít người thấy.
Một là Áo quốc vốn lắm kẻ thù mà kẻ nào cũng ao ước thừa kế cái nhà nước đã xập xệ ấy. Thế rồi dần dần sinh ra căm ghét nước Đức vì cho rằng vật cản, khiến sự sụp đổ mà tứ phía cùng trông chờ kia chậm diễn ra, chính là nước Đức. Họ tin rằng chi có qua được Berlin thì mới lật nổi Viena.
Hai là như thế nước Đức đã mất những khả năng liên minh tốt nhất, giàu triển vọng. Thay vì, với Nga và cả với Italia nữa, căng thẳng đã gia tăng. Ở Roma sự thân Đức, giống như thân Áo quốc cũng đã tàn lụi, lắm khi thậm chí bùng phát đến tận trong tâm thế của người Italia cuối cùng.
Đã ngả sang chính sách thương mại và công nghiệp thì còn có cớ gì để mà gây chiến chống Nga. Chỉ kẻ thù của cả hai dân tộc mới có thể có quyền lợi sống còn trong vấn đề này. Mà thế thật, trước tiên là người Do Thái, người Mác xít, họ thường vẫn tìm mọi cách kích động để cố dấy lên một cuộc chiến tranh giữa hai nhà nước.
Cuối cùng, ba là liên minh ấy tiềm ẩn một nguy cơ vô cùng lớn cho nước Đức, bởi lẽ cái cường quốc vốn là kẻ thù của đế chế thời Bismarck, bất kỳ khi nào cũng có thể dễ dàng động viên cả một loạt quốc gia cùng chống Đức, với lời hứa rồi sẽ có phần cho từng người trên lưng anh chàng đồng minh là Áo quốc.
Chống nền quân chủ Đanuýp thì phải huy động cả khối Đông Âu, đặc biệt Nga và Italia. Sẽ không bao giờ thành được một liên minh quốc tế, vốn từng đã được nhà vua Eduard (Eduard VII., 1841-1910, vua Anh, người tích cực tạo dựng thành lập liên minh chống việc các đế quốc kình địch nhau, ND) khởi xướng, nếu như không có anh chàng đồng minh Áo quốc của người Đức làm miếng mồi nhử. Chi như vậy mới lôi kéo nổi vào mặt trận tấn công duy nhất những kẻ mà mơ ước và mục đích quá khác nhau đến vậy. Ai cũng mơ màng đi với rồi sẽ có phần. Nếu lại kéo được cả nước Thổ vào cái liên minh bất hạnh ấy làm thành viên nữa thì mặc nhiên nguy cơ nói trên càng lớn đến tột củng.
Giới tài phiệt quốc tế người Do Thái vốn cần miếng mồi nhử ấy để hoàn thành kế hoạch hằng mơ ước, là tiêu diệt cái nước Đức bướng bỉnh vẫn đứng ngoài vòng khống chế kinh tế và tài chính siêu quốc gia của họ. Chỉ có vậy mới ra đời được một khối liên minh đủ sức mạnh và sức thuyết phục, với quân số hàng triệu, để mà dồn ép anh chàng Siegfried (nhân vật chính trong huyền thoại Đức, anh hùng diệt rồng – đại diện cho cái ác, ND) có sừng có mỏ.
Tôi đã hoài nghi liên minh với nền quân chủ Habsbourg ngay từ ngày còn bên Áo quốc. Tôi suy nghĩ thêm nhiều về nó suốt một thời gian dài nhưng vẫn thấy ý kiến trước của mình là đúng.
Ngày đó tôi đã từng không ngần ngại nói toạc ra ý của mình ở từng nhóm nhỏ, nơi tôi vẫn lui tới, rằng ký kết với một cái nhà nước khốn khổ trước sau gì cũng sẽ đổ sẽ là một thảm hoạ cho nước Đức nếu không kịp buông bỏ. Tôi đã từng tin chắc nịch như thế, chẳng hề dao động dù chi giây lát cho đến tận khi giông tố của cuộc thế chiến ập đến khiến lý trí dường như bị ru ngủ và có những người, vốn chỉ quen lạnh lùng toan tính, đã vội vàng hoan hỉ. Ra mặt trận rồi, ở bất kỳ đâu mà vấn đề được bàn tới, tôi vẫn giữ ý kiến là rã được liên minh ấy càng nhanh càng tốt cho dân tộc Đức, trả giá cho nền quân chủ Habsbourg đâu phải là hy sinh, nước Đức có thể bớt được kẻ thù. Hàng triệu người đội mũ sắt đâu phải để giữ lấy một triều đại đang ngắc ngoải mà chính là để cứu vãn dân tộc Đức.
Trước chiến tranh có đôi lúc, chí ít cũng là ở một phe, thấy nổi lên thoáng chút nghi ngại về tính đúng đắn của chính sách liên minh đã được chọn, cũng thoáng thấy giới bảo thủ ở Đức bắt đầu lên tiếng cảnh báo đừng vội quá sùng tín. Chỉ có điều lời cảnh báo ấy rồi cũng như bất kỳ cái gì khác thuộc về lý trí lại chỉ như gió thoảng. Người ta văn cứ mê mải tin là đang đi đúng đường để “chiếm đoạt” thế giới – được sẽ vô cùng mà mất chẳng bao nhiêu.
“Con người không thích đáng” đâu còn cách nào khác, đành ngậm tăm đứng nhìn những “con người thích đáng” thẳng đường hành tiến đến diệt vong, kéo dân tộc thân yêu lếch thếch theo sau, tựa như trong chuyện cổ ngày xưa ở Hameln (thành phố nhỏ ở Trung Đức, xin xem thêm ở “Truyện cổ’ Grimm”, ND) có kẻ chỉ thổi tiêu mà dụ được cả đàn chuột ra ngoài thị trấn.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét