MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!
Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 8: TÔI BẮT ĐẦU HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ
Tôi trở lại Munich từ cuối tháng mười một 1918. Tiểu đoàn dự bị của tôi lúc ấy đã vào tay các “hội đồng quân nhân”. Mọi sự thể ngán đến đỗi nếu được, tôi sẽ quyết định đi ngay. Cùng với Schmiedt Ernst là một đồng đội chung thuỷ, tôi đến Traunstein (thành phố huyện lỵ ở Thượng Bavaria phía Đông hồ Chiemsee nổi tiếng, ND) và nán lại đó chờ giải thể trại.
Tháng ba 1919 chúng tôi quay về Munich. Ở đây cũng không giữ được trại mà buộc phải làm cách mạng tiếp. Cái chết của Eisner (Kurt, 1867-1919, nhà văn, nhà xã hội dân chủ; thủ tướng Bavaria 1918-1919, sau đó bị ám sát, ND) đã thúc đẩy sự việc tiến triển mà cuối cùng là chế độ độc tài của các hội đồng, hay đúng hơn là ách thống trị quá độ của người Do Thái, mục đích trước mắt mà những kẻ phát động cả cuộc cách mạng này vẫn từng mơ màng.
Biết bao nhiêu kế hoạch đã lướt qua đầu tôi khi ấy. Có thể làm được gì đây, suy nghĩ mất bao nhiêu ngày thế mà rồi, cân đi nhắc lại, cuối cùng vẫn cứ đành phải tỉnh táo nhận thấy là: mình, kẻ vô danh, vốn chẳng có chút tiên đề nào để mà hành động cho bất kỳ một mục tiêu nào. Vì đâu mà hồi ấy tôi lại đã không thể quyết vào một đảng nào đó trong các đảng đã có, tôi sẽ còn nói về chuyện này.
Trong diễn tiến của cuộc cách mạng cứ như thể vi hành xử của tôi mà hội đồng trung ương lần đầu mất đồng thuận. Họ định bắt tôi sáng sớm hôm 27 tháng tư 1919. Nhưng khi ba chú bé thấy khẩu cacbin đã giương lên tức thì hết dũng cảm, lỉnh cho nhanh.
ít ngày sau khi Munich được giải phóng, có lệnh buộc tôi trình diện trước tiểu ban điều tra về các quá trình cách mạng ở ngay trung đoàn bộ binh số 2.
Đó là hoạt động tích cực đầu tiên ít nhiều thuần tuý chính trị của chính tôi.
Mục lục
[ẩn]- I. Lời ban biên tập
- II. Lời người dịch
- III. Lời giới thiệu
- IV. Lời tựa
- V. Tập 1: Toan tính
Chương 1: Ở nhà bố mẹ Chương 2: Những năm tháng học tập và gian khó ở Vienna 2.1: Kẻ nào bị kẹt cứng giữa hàm răng lũ rắn mới biết chúng đầy nọc độc 2.2: Suy nghĩ của Hitler trong môi trường sống khổ sở và bẩn thỉu 2.3: Cuộc chạm trán đầu tiên của Hitler 2.4: Giai cấp tư sản chẳng bao giờ có thể bù đắp được tội lỗi của mình 2.5: Những suy nghĩ về thế lực xấu của Hitler 2.6: Bộ mặt quỷ quyệt của chủ nghĩa Marx 2.7: Tất cả mọi chuyện với tôi dường như quá tàn ác 2.8: Sự ghê tởm của dân Do Thái 2.9: Không thể bắt tôi từ bỏ quan điểm “căm ghét” dân Do Thái 2.10: Hitler nhìn nhận sự “rèn luyện” từ Vienna
Chương 3: Những tư duy chính trị chung thời tôi ở Vienna 3.1: Hitler: Không ai hiểu rõ chính trị hơn tôi 3.2: Cuộc cách mạng năm 1848 3.3: Lãnh đạo và nghệ thuật giải thích 3.4: Cướp đi trí tuệ của nhà báo lưu manh 3.5: Tổ chức và những con chuột dối trá hạng nhất 3.6: Mein Kampf (Tập 1) – Chương 3.6: Thế giới chẳng tồn tại cho những dân tộc yếu hèn 3.7: Nguyên nhân sụp đổ phong trào toàn Đức trên Áo 3.8: Biến động lớn trên thế giới được chỉ đạo bởi ngòi bút? 3.9: Thủ đoạn sử dụng linh mục và những người chăm sóc tâm linh 3.10: Triết lý “thiên tài” của bậc thủ lĩnh cỡ lớn? 3.11: Những thu hoạch từ Vienna
Chương 4: Munich Chương 5: Thế chiến Chương 6: Tuyên truyền chiến tranh Chương 7: Cuộc cách mạng Chương 8: Tôi bắt đầu hoạt động chính trị Chương 9: Đảng công nhân Đức
- VI. Tập 2: Phong trào xã hội chủ nghĩa Quốc gia
- VII.Kết luận
Sau đó vài tuần lại được lệnh phải đi dự một “lớp huấn luyện” dành cho binh sĩ. Nơi đây người lính sẽ được bồi dưỡng một số các cơ sở cần phải có của tư duy công dân. Với tôi thì giá trị của cả cái đợt ấy là đã có dịp để làm quen với dăm người bạn cùng chí hướng, để bàn bạc sâu về tình hình trước mắt. ít nhiều tất cả đều tin rằng, tự các phe đảng của cái tội ác tháng mười một, phe trung ương và phe xã hội dân chủ, mà thành ra vô phương cứu vãn nước Đức trước cuộc sụp đổ đang đến gần. Lại ngay đến những thứ gọi viễn ảnh “tư sản dân tộc” cũng vậy, gì thì gì chứ dù thiện chí nhất đi thì vẫn chẳng biết điều chỉnh cách nào. Thời gian sau đó đã chứng minh cách nhìn của chúng tôi là đúng.
Vậy là trong nhóm nhỏ chúng tôi bàn nhau việc thành lập một đảng mới. Những ý tưởng cơ bản chập chờn trong đầu chúng tôi khi đó chính là những cái mà sau này được thực hiện trong “Đảng công nhân Đức”. Tên của phong trào mới thành lập ngay từ đầu phái cho phép đi đến được quảng đại quần chúng; bởi lẽ nếu không có tính chất này thì toàn bộ công việc sẽ là thừa, vô ích. Cuối cùng chúng tôi đi đến tên “Đảng cách mạng xã hội” khi cho rằng những quan điểm xã hội của tổ chức mới này thực sự có nghĩa là một cuộc cách mạng.
Thế nhưng nguyên nhân sâu xa cho vấn đề này là như sau:
Dù cho trước đây tôi đã quan tâm rất nhiều tới các vấn đề kinh tế thì dẫu sao vẫn luôn chỉ dừng ở những giới hạn xuất phát từ những vấn đề xã hội. Chỉ sau này cái khuôn khổ đó mới mở rộng ra được nhờ việc kiểm tra lại chính sách liên minh của Đức. Thực ra phần lớn nó là kết quả của cả việc đánh giá sai nền kinh tế lẫn sự không rõ ràng về những cơ sở có thể để nuôi sống nhân dân Đức trong tương lai. Thế nhưng tất cả những ý nghĩ này lại dựa trên ý niệm rằng trong bất cứ trường hợp nào thì nguồn tư bàn vẫn chi là kết quả của lao động và vì thế như chính nó, sẽ chịu sự hiệu chỉnh của những nhân tố mà hành động của con người có thể thúc đẩy hay ngăn cản. Vậy ý nghĩa quốc gia của tư bản cũng nằm ở đó, cho nên chính tư bản cũng hoàn toàn phụ thuộc vào độ lớn, tính tự do và quyền lực nhà nước, nghĩa là quốc gia, sao cho chỉ riêng cái tính gắn kết này đã phải dẫn đến sự thúc đẩy nhà nước và quốc gia từ phía nguồn tư bản này, xuất phát đơn giản từ bản năng sinh tồn hoặc tiếp tục sinh sản. Vậy sự phụ thuộc này của tư bản vào nhà nước độc lập tự do bắt nó phải bảo đảm cho quốc gia cái tự do, quyền lực, sức mạnh, v.v…
Qua đó nhiệm vụ của nhà nước đối với tư bản là tương đối đơn giản và rõ ràng: nó chỉ cần lo sao cho tư bản luôn chỉ là nô bộc của nhà nước chứ không lầm tưởng mình là ông chủ của nhà nước. Lập trường đó có thể giữ được theo hai đường biên: ở mặt này là bảo tồn một nền kinh tế quốc gia độc lập và sung sức, ở mặt khác là bảo vệ các quyền xã hội của người lao động.
Khác biệt của cái tư bản thuần tuý này ở tư cách là kết quả cuối cùng của lao động sáng tạo đối với một tư bản mà sự tồn tại và bản chất của nó hoàn toàn chỉ dựa trên sự đầu cơ, trước đây tôi chưa nhận thức được với độ rõ ràng đáng có. Muốn vậy tôi phải có cái hích đầu tiên, nhưng nhất thời nó chẳng đến.
Giờ đây, điều đó được lo liệu đến mức kỹ càng nhất qua một trong số những quí ông đang tham gia đọc cái bài giảng đã nêu: Gottfried Feder (1883-1941, chính trị gia, từ 1919 là đảng viên Đảng công nhân Đức mà sau này là đảng Nazi NSDAP, có rất nhiều ảnh hưởng lên Hitler, nhất là nhờ thuyết “Chế ngự nô lệ lãi suất tiền tệ”, nhưng tôi mất ảnh hưởng khi Hitler tìm sự trợ giúp của giới doanh nhân, ND).
Lần đầu tiên trong đời, tôi nhận được sự giải thích mang tính nguyên lý về tư bản chứng khoán và cho vay quốc tế.
Sau khi tôi nghe bài giảng đầu tiên của Feder, trong đầu tôi lập tức bừng lên ý tưởng, đến bây giờ mới tìm ra được con đường đi tới một trong những điều kiện cơ bản nhất để thành lập một đảng mới.
Công lao của Feder, trong mắt tôi, dựa vào điểm là, một khi đã xác định với tính bạo tàn đến nhẫn tâm cái tính chất cả đâu cơ lẫn kinh tế quốc dân của tư bản chứng khoán và cho vay, thì sẽ bóc trần ra được đến gốc rễ cái điều kiện cổ xưa của lãi suất. Cách trình bày của ông là đúng trong tất cả các vấn đề cơ bản đến mức những nhà phê bình về chúng ngay từ đâu đã ít tranh luận về tính đúng đắn của ý tưởng về mặt lý thuyết, mà trái lại chỉ nghi ngờ khả năng tiến hành chúng trên thực tiễn. Cái mà trong con mắt những người khác là điểm yếu của những điều mà Feder trình bày, thì trong mắt tôi lại là điểm mạnh.
Nhiệm vụ của người lập kế hoạch không phải là xác định các mức độ khác nhau về tính thực thi của một việc, mà là làm sáng tỏ việc đó ở chính cái tư cách ấy; nghĩa là: anh ta ít cần lo về con đường, mà lo về mục tiêu. Nhưng ở đây là tính đúng đắn mang tính nguyên lý của một ý tưởng chứ không phải độ khó của việc thực thi nó. Một khi người lập kế hoạch gắng tính đến cái gọi là “tính hợp lý” và “tính sát thực” thay cho chân lý tuyệt đối, công việc của anh ta sẽ ngừng là kim chỉ nam cho loài người đang đi tìm kiếm, mà thay vào đó lại trở thành cái thực đơn của thường nhật. Người lập kế hoạch cho một phong trào phải xác định mục tiêu của nó, chính trị gia hướng tới việc thực thi nó. Theo đó, trong tư duy của mình, người này bị quyết định bởi chân lý muôn thuở, người kia bằng các hành động bởi thực tại tương ứng. Cái vĩ đại của người này nằm ở tính đúng đắn tuyệt đối ý tưởng trừu tượng của anh ta; cái vĩ đại của người kia lại ở lập trường đúng đắn trước những sự kiện đã cho và sự ứng dụng hữu ích của chúng, với mục tiêu của người lập kế hoạch được anh ta dùng làm kim chỉ nam. Trong khi người ta được phép coi thành công của các kế hoạch và hành động của chính trị gia là thuốc thử cho ý nghĩa của anh ta, nghĩa là Sự Trở Thành Thực Tiễn của những cái này, thì sự thực thi ý định cuối cùng của người lập kế hoạch chẳng bao giờ xảy ra, bởi phải chăng có lẽ ý tưởng của loài người muốn nắm bắt chân lý sẽ có thể lập nên những mục tiêu trong như gương, nhưng sự hoàn thành chúng tới mức tuyệt đối lại sẽ thất bại bởi tính không hoàn chỉnh và sự khiếm khuyết chung của loài người. Nếu như ý tưởng trừu tượng càng đúng đắn và vì thế càng vĩ đại hơn, thì việc hoàn thành trọn vẹn nó cũng càng khó thực hiện hơn, chừng nào nó còn phụ thuộc vào con người như vậy. Bởi thế nên tầm quan trọng của người lập kế hoạch cũng không được đo theo việc hoàn thành các mục tiêu của anh ta, mà ở tính đúng đắn của chúng và ảnh hưởng mà chúng tác động lên sự phát triển của loài người. Nếu nó không vậy thì những người sáng lập ra các tôn giáo không được kể vào những con người vĩ đại nhất Trái đất này, bởi lẽ việc thực hiện các ý định luân lý của họ không bao giờ là hoàn toàn dù chỉ gần như vậy. Ngay đạo về ái tình trong tác động của nó cũng chỉ là một phản xạ yếu ý muốn của cái con người thanh cao sáng lập ra nó; duy ý nghĩa của nó lại nằm ở tính đúng đắn mà con người cố gắng đạt được trong sự phát triển chung của loài người về văn hóa, phẩm cách và đạo đức.
Sự khác biệt quá lớn giữa nhiệm vụ của người lập kế hoạch và nhà chính trị cũng là nguyên nhân, tại sao hầu như không bao giờ thấy sự hợp nhất hai người này trong một cá nhân. Điều này đặc biệt đúng với cái gọi là chính trị gia “thành đạt” ở tầm cỡ nhỏ mà hoạt động của anh ta thực ra thường chỉ là một “nghệ thuật của cái có thể”, như Bismarck hơi khiêm tốn định nghĩa chính trị. Nếu một “chính trị gia” như vậy càng tự do hơn trong việc đánh giá các ý tưởng vĩ đại, anh ta sẽ đạt tới các thành công dễ hơn và thường cũng luôn nhanh hơn. Tất nhiên qua đó chúng cũng chịu cái tính thoáng qua của trần thế và đôi khi sẽ chẳng sống lâu hơn cha đẻ của chúng. Về đại thể, tác phẩm của những chính trị gia như vậy là chẳng có nghĩa gì cho hậu thế, bởi lẽ các thành tựu của họ ở thời hiện đại chỉ dựa trên việc xa lánh tất cả những vấn đề và ý tưởng thực sự lớn và triệt để mà chúng sẽ có giá trị lớn cho các thế hệ mai sau.
Việc thực hiện các mục tiêu có giá trị và ý nghĩa cho tương lai xa như vậy, thường ít đáng giá cho người bảo vệ chúng và chỉ hiếm khi được thông cảm ở quảng đại quần chúng; với họ sự giảm giá bia hay sữa dễ hiểu hơn là những kế hoạch tương lai nhìn xa trông rộng mà việc thực hiện chúng chỉ đến sau này và lợi ích của nó hoàn toàn chỉ mãi hậu thế mới vận dụng được.
Vậy là chỉ từ một chút phô trương nhất định, luôn là láng giềng của ngu dốt, mà phần lớn các chính trị gia xa lánh tất cả mọi dự kiến thực sự nặng ký cho tương lai để không làm mất thiện cảm chốc lát của đám đông. Thành công và tầm quan trọng của một chính trị gia như vậy rồi chi duy nhất dành cho hiện tại mà hoàn toàn chẳng để cho hậu thế. Chẳng vì thế mà những cái đầu nhỏ này phải thấy xấu hổ; chúng hài lòng.
Với người lập kế hoạch tình hình lại khác. Với anh ta, tầm quan trọng hầu như luôn nằm ở tương lai bởi lẽ chẳng hiếm khi anh ta là cái mà người ta gọi là “người sống trong tháp ngà”. Bởi vì một khi nghệ thuật của chính trị gia thực sự là một nghệ thuật của cái có thể, thì người lập kế hoạch thuộc về những người mà với họ ta biết là họ chỉ làm Chúa hài lòng nếu họ đòi và muốn cái không thể. Anh ta hầu như luôn từ chối sự công nhận của hiện tại, nhưng vì thế lại gặt hái vinh danh của hậu thế, nếu như các ý tưởng của anh ta là bất tử.
Trong những giai đoạn dài dài của nhân loại đôi khi vẫn có lần xảy ra là nhà chính trị kết hôn với người lập kế hoạch. Thế nhưng nếu sự kết hợp này càng về nội tâm thì những phản kháng chống lại tác động từ nhà chính trị cũng càng lớn hơn. Anh ta không còn làm theo những đòi hỏi sáng tỏ ngay với mỗi tiểu thị dân tầm thường nhất, mà cho những mục tiêu mà chỉ ít người hiểu. Bởi thế cuộc sống của anh ta rồi bị giằng xé giữa yêu và ghét. Phản đối từ hiện tại mà anh ta không hiểu nổi, vật lộn với sự công nhận của hậu thế mà anh ta làm vì nó.
Bởi lẽ những công trình mà một người dành cho tương lai càng lớn thì hiện tại càng khó lĩnh hội chúng, nên cuộc đấu tranh cũng khốc liệt hơn và thành công thì lại càng hiếm hơn nữa. Nhưng nếu dẫu vậy mà trong hàng thế kỷ, nó vẫn mỉm cười với một người thì có lẽ ở thời gian sau, sẽ có một vầng hào quang nhỏ của vinh quang đến bừng lên quanh anh ta. Tất nhiên những con người vĩ đại này chỉ là các vận động viên môn chạy đường dài của lịch sử; vòng nguyệt quế của thời hiện tại chỉ chạm tới trán người anh hùng đang đi vào cõi chết.
Tuy nhiên phải liệt vào số họ những nhà đấu tranh vĩ đại ở thế giới này, những người chẳng được hiện tại hiểu đến, nhưng lại sẵn sàng đấu võ đến cùng trong cuộc tranh luận vì những ý tưởng và lý tưởng của mình. Họ thuộc số những người có thời sẽ đến gần nhất trái tim nhân dân, làm cho mọi người cảm động đầy hàm ơn, và đặc biệt trong những ngày ảm đạm lại có thể kích động các trái tim tan nát và những tâm hồn tuyệt vọng.
Thuộc số này không chỉ có các nhà lãnh đạo nhà nước thực sự lớn, mà tất cả mọi nhà cải cách vĩ đại khác. Ngoài Friedrich Đại đế ở đây còn có cả Martin Luther (1483-1546, nhà sáng lập ra Đạo Tin lành Đức; 1505 vào nhà tu kín Erfurt để nghiên cứu thần học; 1512 giáo sư triết học Đại học Wittenberg, qua tìm hiểu kỹ lưỡng những xu hướng cải cách mà đi đến những quan niệm mới về Thiên Chúa giáo để không chấp nhận những hành lễ cụ thể ở đó; 1919 công khai khước từ nhà thờ Thiên Chúa giáo; 1521 ngay trước vua Karl V tại nghị viện tuyên bố không quay lại, rồi được chúa của mình là Friedrich der Weisen bảo vệ; 1522 dịch lại toàn bộ kinh thánh để đến 1534 hoàn thành. ND) cũng như Richard Wagner (1813-1883, nhà soạn nhạc nổi tiếng Đức, ảnh hưởng nhiều nhất tới trường phái siêu lãng mạn, quyết định chủ yếu tới trường phái lãng mạn muộn, phần nào bị đánh giá là dân tộc chủ nghĩa, ND).
Khi tôi nghe bài giảng đầu của Gottfried Feder về “Chế ngự nô lệ lãi suất tiền tệ”, tôi hiểu ngay rằng ở đây vấn đề xoay quanh một chân lý mang tính lý thuyết lẽ ra phải có ý nghĩa vô cùng lớn lao cho tương lai dân tộc Đức. Sự tách biệt rõ ràng giữa tư bản chứng khoán với nền kinh tế quốc dân cho ta khả năng chống lại sự quốc tế hoá nền kinh tế Đức mà không đồng thời qua cuộc đấu tranh chống tư bản, đặc biệt đe dọa tới cơ sở cho một sự tự bảo tồn độc lập dân tộc. Với tôi, sự phát triển của nước Đức đã quá ư rõ ràng trước mắt để tôi không thể không biết rằng, phải mở ra cuộc đấu tranh cam go nhất, không còn là chống các dân tộc thù địch mà là chống tư bản quốc tế. Trong bài giảng của Feder tôi đã cảm nhận một lời nói vĩ đại cho cuộc vật lộn đang tới gần này.
Và ngay ở đây, sự phát triển sau này cũng chứng minh là cảm giác của chúng tôi hồi đó đúng biết bao. Ngày hôm nay thì chúng tôi không còn bị những cái đầu ma lanh của các chính trị gia tư sản của chúng ta cười nhạo nữa; ngày nay chính họ, chừng nào họ không phải là những kẻ lừa dối một cách chủ tâm, cũng thấy là, tư bản chứng khoán quốc tế không chỉ là kẻ gây hấn chiến tranh lớn nhất, mà chính lúc này đây, sau khi cuộc giao tranh kết thúc lại không ngừng biến hoà bình thành địa ngục.
Cuộc đấu tranh chống tư bản tài chính và cho vay quốc tế trở thành điểm quan trọng nhất trong chương trình cuộc đấu tranh của dân tộc Đức vì tự do và độc lập kinh tế của mình.
Còn về lời phản bác của cái gọi là những người thực hành, thì có thể trả lời như sau: Tất cả những lo ngại về những hệ quả kinh tế kinh khủng của việc thực thi một sự “Chế ngự nô lệ lãi suất tiền tệ” là thừa; bởi lẽ đầu tiên là các đơn thuốc kinh tế cho đến nay là hết sức xấu cho dân tộc Đức, việc xác định lập trường về những vấn đề tự khẳng định quốc gia làm chúng ta nhớ nhiều đến các bài phản biện của những chuyên gia như vậy ở thời trước, chẳng hạn của đoàn bác sĩ Bavaria nhân câu hỏi về việc tiến hành xây dựng đường sắt. Tất cả những lo ngại khi ấy của cái nghiệp đoàn khả kính đó sau này ai cũng biết là chẳng đúng: những hành khách ở các chuyến tàu mới do “ngựa hơi nước” này kéo không chóng mặt, cả những người đứng xem cũng không ốm, và người ta còn đã bỏ qua được việc xây những hàng rào để chắn cho mọi người khỏi phải thấy cái thiết bị mới này – chỉ có những hàng rào trong đầu các vị được gọi là “chuyên gia” này là vẫn còn đọng mãi ở hậu thế.
Nhưng thứ nữa là người ta phải nhớ rằng: Mỗi ý tưởng và ngay cả ý tưởng hay nhất cũng sẽ trở nên nguy hiểm khi nó cứ tưởng rằng mình là mục đích tự thân, tuy thực ra lại chỉ là một phương tiện để đến đó – tuy nhiên với tôi và với tất cả những người dân tộc chủ nghĩa xã hội (Nationalsozialisten, gọi tắt là Nazi, ND) chân chính chỉ có một học thuyết duy nhất: dân tộc và tổ quốc.
Điều mà chúng ta phải đấu tranh, đó là việc bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của chủng tộc và dân tộc chúng ta, sự nuôi dưỡng con em chúng ta và giữ sạch dòng máu chúng ta, độc lập và tự do của tổ quốc mà dân tộc ta chúng đã chín mùi để thực hiện cái nhiệm vụ mà Chúa Sáng Tạo Vũ Trụ đã trao cho nó.
Mỗi suy nghĩ và mỗi ý tưởng, mỗi học thuyết và tất cả mọi tri thức chỉ nhằm phục vụ mục tiêu này. Từ quan điểm này thì phải kiểm tra lại tất cả mọi thứ và phải sử dụng theo tính tiện ích của nó hay chối từ. Như vậy chẳng có học thuyết nào có thể sơ cứng thành chủ nghĩa chết, bởi lẽ tất cả mọi thứ chỉ nhằm phục vụ cuộc sống mà thôi.
Vậy là những kiến thức của Gottfried Feder là nguyên cớ để tôi đào sâu suy nghĩ về lĩnh vực mà cho đến lúc đó tôi còn ít quen biết.
Tôi lại bắt đầu học và mãi bây giờ mới hiểu nội dung điều mà công trình cả cuộc đời gã Do Thái Karl Marx muốn nói. Mãi cho đến giờ tôi mới hiểu cuốn “Tư bản” của hắn, cũng hệt như cuộc đấu tranh của nền xã hội dân chủ chống lại nền kinh tế quốc dân, mà thực ra cuộc đấu tranh này lại chỉ chuẩn bị cái nền tảng cho sự thống trị của tư bản tài chính và chứng khoán mà thôi.
Nhưng ở một khía cạnh khác thì những bài giảng đó cũng đã có tác động lớn lao cho tôi sau này.
Một ngày kia tôi xin phát biểu. Một trong số những người tham gia tự thấy mình phải đứng về phía lũ Do Thái, rồi bắt đầu nói dài dòng để bảo vệ chúng. Điều này kích động tôi lên tiếng phản công. Phần lớn những người tham gia lớp học đồng tình với lập trường của tôi. Kết quả là ít ngày sau tôi được điều động về một trung đoàn Munich làm cái mà khi đó gọi là “sĩ quan huấn luyện”.
Vào thời gian này thì kỷ luật ở quân đội còn khá yếu. Đó là do những ảnh hưởng muộn của thời kỳ hội đồng quân nhân. Rất cẩn trọng và rất lâu người ta mới chuyển được, từ sự tuân lệnh “tự nguyện” – như người ta hay nói một cách mỹ miều về cái chuồng lợn thời Kurt Eisner (xem chú thích ở trên, ND), đưa về ký luật quân sự và quan hệ trên dưới. Tương tự chính bản thân quân đội phải học cách cảm nhận và suy nghĩ về dân tộc và tổ quốc. Theo hai hướng này là các lĩnh vực công tác mới của tôi.
Tôi bắt đầu với tất cả đam mê và tình yêu. Bỗng dưng lại mở ra cho tôi cơ hội được nói trước đám đông người nghe; và điều trước đây tôi luôn chỉ đơn giản giả thiết từ cảm xúc thuần tuý chứ chẳng hề biết, thì nay là đúng: tôi có khả năng “diễn thuyết”. Ngay cả giọng nói cũng đã hay hơn nhiều, đến mức ít nhất thì đâu đâu ở những phòng nhỏ của tiểu đội, người ta đều đủ hiểu tôi.
Chẳng có nhiệm vụ nào có thể làm cho tôi hạnh phúc hơn những nhiệm vụ này, bởi lẽ trước khi giải ngũ, tôi còn có thể làm những việc có ích ở cái thể chế mà nó gắn vào trái tim tôi tới mức vô tận: trong quân đội.
Tôi cũng còn kể ra được thành công: trong quá trình đọc các bài giảng của mình, tôi đã đưa hàng trăm, thậm chí hàng ngàn các đồng đội trở về lại với dân tộc và tổ quốc mình. Tôi đã “dân tộc hóa” quân đội và bằng cách đó đã giúp củng cố kỷ luật chung.
Ở đây tôi làm quen được với một loạt các đông đội cùng chí hướng mà sau này cùng nhau xây nền tảng cho phong trào mới.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét