Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (3)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

LỜI GIỚI THIỆU CỦA ABRAHAM FOXMAN
Gần sáu mươi năm sau khi Đại chiến thế giới lần 2 kết thúc, “Đời tranh đấu của tôi” vẫn không bị biến thành một tư liệu lịch sử thuần túy. Mở luận thuyết trong đó đã bị gạt ra từ lâu, ảnh hưởng hiện thời của cuốn sách cũng được hạn chế tối đa nhưng nó vẫn không chấp nhận trở thành một văn bản chính trị lỗi thời. Cứ nhắc đến cuốn sách xem, thế nào cuộc nói chuyện xoay quanh đó là sẽ trở nên rắc rối; nói đến cuốn sách này, vài nước khác còn tìm cách ngăn chặn việc dịch cuốn sách. Việc tái bản cuốn sách không phải là một sự kiện truyền thông quan trọng nhưng lại khơi dậy sự phản kháng, chống đối và đôi khi cả những vụ kiện cáo.

Hitler chào diễu quân ở Ba Lan, ngày 5-10-1939 sau cuộc xâm lược của Đức. Đằng sau Hitler, từ trái sang phải: đại tướng Walther von Brauchitsch, Trung tướng Friedrich von Cochenhausen, Đại tá Tổng Gerd von Rundstedt, và Đại Tá Tổng Wilhelm Keitel.
Ở một chừng mực nào đó, khả năng làm dấy lên sự tức giận ở nhiều người của cuốn sách lại bắt nguồn từ chỗ thật không may, nó vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng của nhiều người khác. Cuốn “kinh thánh của chủ nghĩa quốc xã” đã tìm thấy thế hệ tín đồ mới của mình, những kẻ cuồng tín của Đệ tam Quốc xã. Nhận thức được điều này, nhiều người không muốn cuốn sách này được tái bản. Đối với học giả cần nghiên cứu, họ hoàn toàn có thể tìm thấy cuốn sách ở thư viện hay ở các tiệm sách cũ. Một số người cho rằng tốt hơn là chẳng nên làm cho “Đời tranh đấu của tôi” trở nên dễ tìm dễ kiếm bởi nó có thể rơi vào tay những kẻ âm mưu khơi lại cái phong trào mà tác giả cuốn sách đã khởi xướng.
Mục lục
 [ẩn]
Lập luận này đáng được xem xét nghiêm túc và đã được chính phủ nhiều nước Châu Âu chấp nhận. Những nước này đã kiểm soát việc phát hành và truyền bá các tài liệu về quốc xã theo nhiều cách khác nhau. Bộ tài chính Bang Bavaria hiện giữ bản quyền của “Đời tranh đấu của tôi” và luôn từ chối các đề nghị trích dẫn hay tái bản cuốn sách. Nhiều nước Châu Âu xiết chặt hơn việc bán các ấn bản của “Đời tranh đấu của tôi” cho các nhà học thuật uy tín. Tháng 12 năm 2000, một nhà xuất bản tiếng Czech của cuốn sách này.
Trong mắt nhiều người dân nước Mỹ, các biện pháp này được xem là cực đoan. Người Mỹ chúng ta yêu thích Tu chính án đầu tiên về nhân quyền và đặc biệt ghét sự kiểm duyệt. Tuy vậy cũng đừng quên rằng, chúng ta đã may mắn trải qua hai thế kỷ ở Mỹ trong bình ổn về chính trị và an toàn bờ cõi, trong khi đó các nước Châu Âu không may mắn được như vậy. Họ đã phải chịu đựng chủ nghĩa quốc xã và những hoạt động, chống phá xã hội trên chính mảnh đất của mình. Chúng ta cần trân trọng những nỗ lực của các nước đó nhằm kiểm soát tàn dư của chủ nghĩa cực đoan, cho dù ở Mỹ chúng ta có những biện pháp khác với họ.
“Đời tranh đấu của tôi” đưa ra một vấn đề sâu sắc hơn nhưng lại không liên quan tới những mối quan tâm thực tế như là kiểm soát chủ nghĩa cực đoan. Nó khơi dậy sự lo lắng và bất ổn. Nó che đậy những âm mưu dã man, tàn bạo và làm cho người ta không ý thức được điều đó. Khi bất chợt gặp những điều đẹp đẽ, lẽ tự nhiên chúng ta đều muốn phô bày sự đẹp đẽ ấy; ở đây mọi thứ đi theo chiều ngược lại và có thể thấy rõ ý đồ xóa sạch sự xấu xa đồi bại che dấu trong cuốn sách.
Chúng ta không nên để sự cám dỗ ấy lôi cuốn bản thân. “Hãy xóa hẳn ký ức Amalek khỏi dưới gầm trời,” Kinh thánh đã dạy như vậy khi nói về một trong những kẻ thù truyền kiếp của người Israel; nhưng thực tế là chính Kinh thánh lại khơi dậy ký ức về lũ người hiểm ác đó ở khắp nơi trên trái đất và lưu truyền nó qua bao nhiêu thời gian. “Hãy ghi nhớ,” chúng ta được dạy như thế, không chỉ là ghi nhớ những nạn nhân mà phải ghi nhớ cả những tội ác đã xảy ra với họ. Ghi nhớ tội ác để khước từ tội ác; khước từ tội ác nhưng không được quên tội ác. Hãy ghi nhớ, và vì thế chúng ta lưu giữ cuốn kinh thánh của Đảng quốc xã.
Sự ghi nhớ tiếp thêm sức mạnh cho những sống sót, xoa dịu nỗi đau của những gia đình có người thân đã bỏ mạng, và là tài sản cuối cùng mà những người đã hy sinh để lại cho chúng ta. Còn hơn thế sự ghi nhớ những vụ thảm sát người Do thái dưới thời Hitler, nhớ những nguyên nhân, tiến trình diễn ra hậu quả của nó, giúp chúng ta hiểu hơn về tội ác diệt chủng và nhận thức được nguy cơ hiểm họa từ các cuộc xung đột sắc tộc.
Trước khi các vụ thảm sát xảy ra, các nước phương Tây không có nhiều kinh nghiệm về những vấn đề sắc tộc. Bởi vậy, chúng ta đã bỏ qua những điểm báo tai họa: nhiều người bị tước quyền tự do công dân tại Đức ngay từ năm 1933, trại tập trung Dachau được thiết lập cũng trong năm đó (đây là nơi giam giữ các tù nhân chính trị đối lập với chính phủ), Quốc hội Đức thông qua Luật chủng tộc Nuremberg vào năm 1935. Tất cả những động thái này nhẽ ra phải cảnh tỉnh chúng ta về mối hiểm nguy mà Hitler mang đến. Cái đích cuối cùng của Hitler nhằm tới đã được phơi bày rất rõ ràng trong cuốn “Đời tranh đấu của tôi” ngay từ khi nó xuất hiện vào những năm 1926, đó là: tiến hành tái vũ trang, thủ tiêu chế độ dân chủ, bành trướng lãnh thổ, thực hiện thuyết ưu sinh, loại trừ mối nguy dân Do thái. Hẳn là các nước phương Tây đã không chú ý tới Đời tranh đấu của tôi khi nó được xuất bản. Khi đó người ta cho rằng đây chỉ là cuốn sách mang tính lý thuyết và Hitler còn thiếu một chương trình hành động rõ ràng để có thể đạt được những mục đích mà ông ta nêu ra trong cuốn sách. Trên thực tế, Hitler đã tiến hành từng bước cụ thể để hiện thực mục tiêu của mình. Tuy vậy, không ai có bất kỳ hành động nào cả. Ngay cả đến những năm 1940, khi báo cáo về các trại tập trung giết người được công bố, chúng ta vẫn cư xử với Hitler theo đúng khuôn khổ các quy ước quân sự; chúng ta hiểu rõ về chiến tranh nhưng lại không thể hiểu đúng nổi sự diệt chủng, ngay cả khi mọi chứng cứ phơi bày ngay trước mắt. Thậm chí cho đến hôn nay, chúng ta vẫn muốn nhắm mắt làm ngơ trước tội ác diệt chủng trong Thế chiến lần thứ hai, vẫn muốn xem nạn thảm sát người Do thái là một hậu quả phụ của một cuộc xung đột chính trị, dù thảm khốc nhưng cũng bình thường như những cuộc xung đột khác. Những nỗ lực tiến hành có hệ thống nhằm tận diệt cả một cộng đồng tôn giáo hay một nhóm sắc tộc là một ý tưởng đáng ghê sợ tới mức bản năng con người khiến chúng ta không dám nhìn thẳng vào nó.
Tuy nhiên, người ta đã dần dần hiểu ra bài học đó. Khái niệm diệt chủng ra đời vào năm 1944. Bốn năm sau Hội đồng Liên hiệp quốc chính thức coi diệt chủng là hành vi vi phạm pháp luật của quốc tế. Vụ xét xử các tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã tại tòa án quốc tế Nuremberg năm 1946 là một sự kiện bất ngờ nhưng kể từ đó những vấn đề cơ bản của “tội ác chống nhân loại” đã được làm rõ và các tòa án tội phạm chiến tranh đã trở thành một khía cạnh được chấp nhận trong nghệ thuật lãnh đạo đất nước. Trong những năm 1940, người Do thái tị nạn phải đối mặt với việc đóng cửa biên giới và thái độ thờ ơ, dửng dưng của các nước phương Tây. Ngày nay, các nước này đã được học về lòng trắc ẩn dành cho người tị nạn. Bi kịch và may mắn thay, chính nạn thảm sát dân Do thái lại giúp nhân loại có được những bước tiến mới trong văn minh loài người.

Quốc hội Đức.
Phải thừa nhận rằng chúng ta còn phải học rất nhiều điều nữa. Tội thảm sát dân Do thái đã xảy ra ở một đất nước văn minh, nơi sản sinh các chiến binh kiên cường trên mặt trận; nạn nhân của tội ác ấy rất rõ ràng và hầu hết không có khả năng tự vệ. Ấy thế nhưng gần đây, chúng ta vẫn phải đương đầu với các vụ diệt chủng thảm khốc ở các nước thuộc “Thế giới thứ ba”, nơi mà những người hôm nay là nạn nhân, ngày mai có thể trở thành tội nhân, nơi mà các khối đồng minh luân phiên thay đổi và sự hỗn loạn khắp mọi nơi ngăn cản nỗ lực cứu trợ những người đang cần được nhiều điều hơn về những hiểm họa mà người phụ nữ phải đối mặt trong các cuộc xung đột liên quan tới sắc tộc. Gần đây, chính quyền Raliban ở Afghanistan đã bắt người Hindu phải đeo phù hiệu nhận dạng. Những lời cảnh báo quốc tế lại vang lên; chúng ta nhớ đến biểu tượng ngôi sao vàng mà Đức quốc xã bắt người Do thái phải đem theo hơn năm mươi năm trước. Phù hiệu ấy là đặc điểm nhận dạng của những người thuộc “giống khác”, điềm báo nạn khủng bố tàn khốc sẽ xảy ra. Thế giới ghi nhận những nỗ lực của Taliban và chăm chỉ theo dõi hoạt động của cái chính quyền hỗn loạn đó.
Chúng ta lưu giữ cuốn “Đời tranh đấu của tôi” trên tinh thần ghi nhớ những gì đã diễn ra; chúng ta nghiên cứu nó với hi vọng bảo đảm một tương lại sáng lạng hơn cho nhân loại.
Những người tìm đến cuốn Đời tranh đấu của tôi với mục đích tìm ra sự thật về con người Hiler và quá trình nắm quyền lực của ông ta, hẳn sẽ thất vọng hay tệ hơn nữa, họ sẽ bị đánh lừa. Các nhà sử học đã ghi nhận rằng những đoạn viết dài dòng mang tính tự truyện trong cuốn sách là sự thổi phồng, phóng đại và thể hiện những nỗ lực vô thưởng vô phạt của tác giả nhằm tô vẽ chân dung bản thân. Cần phải hiểu những đoạn viết đó như là một phần của sự tuyên truyền, trong đó tác giả chủ động bỏ qua, xuyên tạc và bóp méo những dữ kiện nhằm tạo ra hiệu ứng mong muốn.
Quãng thời gian giữa năm 1924 và 1926, khi Hitler viết cuốn Đời tranh đấu của tôi, là lúc ông ta đang nỗ lực đánh bóng bản thân mình. Từ năm 1921, Hitler là thủ lĩnh Đảng Lao động Đức, một đảng liên Đức khá nhỏ quy tụ ở Munich. Với tài hùng biện sôi nổi, Hitler đã thành công khi đưa tổ chức đảng của mình lên bản đồ chính trị bang Bavaria. Tuy nhiên, vào lúc đó, chẳng hề có dấu hiệu nào cho thấy Hitler hay đảng phái của ông ta sẽ thành công ở phạm vi quốc gia. Trên thực tế, Hitler viết cuốn sách Đời tranh đấu của tôi khi đang chịu án tù vì tội cầm đầu vụ bạo loạn chống chính quyền Bavaria và đã thất bại một cách khôi hài.
Cuốc sống thời thơ ấu của Hitler lại càng không có gì là cao sang như ông ta thể hiện vào năm 1926. Mất cả cha và mẹ ở tuổi 18, Hitler ở một mình tại khu nhà trọ dành cho nam sinh ở Linz và Vienna. Dù mơ mộng trở thành họa sĩ, Hitler lại trượt cả hai lần thi vào Học viện Mỹ thuật và chưa bao giờ tiến xa hơn bậc trung học. Ông ta dành phần lớn thời gian trong phòng đọc của khu nhà trọ. Ông sống nhờ số tiền trợ cấp ít ỏi cho trẻ mồ côi và tiền bán các tấm bưu thiếp do ông ta tự vẽ. Tháng 2 năm 1914 Hitler đăng ký tham gia quân đội Áo nhưng bị từ chối vì không đủ sức khỏe. Thành công lớn nhất đến với Hitler khi ông ta phục vụ trong quân đội Bavaria. Ông đã từng là giao liên trong Thế chiến thứ nhất và sau đó là chính trị viên tuyên truyền.
Mãi tới giữa những năm 1920 Hitler mới bốc lộ mong muốn trở thành lãnh đạo trên chính trường nước Đức. Ngay cả khi đã kiểm soát Đảng Lao động Đức, Hitler vẫn tập trung cho tuyên truyền và những nỗ lực nhằm kích động người dân Đức bằng những thông điệp bài dân chủ, nói về chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa bảo thủ kinh tế, và thuyết chủng tộc thượng đẳng. Ông ta tổ chức các cuộc mít-tinh và diễu hành, bắt đầu nhúng tay vào các hoạt động chính trị ở Đức.

Bavaria.
Ngay cả ở thời điểm cuộc đảo chính tại nhà hàng bia thất bại vào năm 1923, Hitler vẫn xem mình như một tay đánh trống hô hào cho chủ nghĩa dân tộc hơn là một chính khách hay một vị lãnh tụ tiềm năng.
Tuy nhiên, vào giữa những năm 1920, khi xung quanh toàn những đảng viên cuồng tín và phấn chấn bởi thứ quyền lực gần như là độc tài mà mình đang nằm giữ trong Đảng Lao động, Hitler ngày càng thấy mình không còn chỉ là một kẻ gây kích động bạo loạn. Với Hitler, gầy dựng sự nghiệp chính trị trở thành một sứ mệnh và các bài diễn thuyết của ông ta ngày càng tập trung vào vấn đề hợp nhất những thành phần cứng đầu cứng cổ của chủ nghĩa dân tộc vào dưới mái trường của mình. Đời tranh đấu của tôi là sự nỗ lực của Hitler nhằm xóa đi hình ảnh một chính trị gia mị dân cơ hội và chiếm lấy vai trò người dẫn dắt, một lãnh tụ anh hùng, người cứu nước Đức khỏi sự suy yếu và hỗn loạn. Giọng điệu của cuốn sách cho thấy một sự tự tin, nếu không nói là hoang tưởng tự đại. Hitler diễn tả cuộc đời của mình như một biên niên sử về một Đấng cứu thế đang trông chờ khoảnh khắc cứu rỗi thần dân của mình. Theo như các nhà sử học đã chỉ ra, trong khi tìm cách tạo ra hiệu ứng đó, Hitler lờ đi không hề nói đến những sai lầm hay sự do dự, dao động của mình nhưng lại cố làm cho mình được khen ngợi vì những thành tựu mà thực tế là do người khác tạo ra.
Chẳng hạn, Hitler đã kịch hóa khi nói về quyết định gia nhập Đảng Lao động Đức (sau này đổi tên thành Đảng Quốc xã, hay Đảng Nazi) vào năm 1919. Ông ta mô tả việc đó diễn ra thật khó khăn và rằng ông ta chỉ đưa ra quyết định sau khi đã tự vấn lương tâm một cách sâu sắc. Điều đó là nhằm tô vẽ chân dung bản thân như một vĩ nhân chưa lộ diện đang cố gắng cân nhắc với sự cẩn trọng cao độ về việc nên hướng tài năng của mình vào đâu, hàm ý rằng vận mệnh của một dân tộc có thể phụ thuộc vào quyết định của ông ta. Ấy thế nhưng nhà viết tiểu sử Ian Kershaw đã nhận thấy sự gia nhập đó không phải hoàn toàn do Hitler tự quyết định. Chính cấp trên ông ta, Đại tá Karl Mayr “sau này khẳng định rằng ông ta đã ra lệnh cho Hitler phải gia nhập đảng và làm cho nó lớn mạnh hơn”. Mô tả của Hitler trong cuốn Đời tranh đấu của tôi khẳng định tuyệt đối rằng, ông ta là thành viên thứ bảy của Đảng, và như thế với số lượng ít ỏi người tham gia khi ấy ông ta trở thành một trong một trong số các thành viên sáng lập của Đảng, một điều mà ông ta rất thích kể lại những năm sau này. Tuy nhiên trên thực tế Đảng Lao động Đức khi đó đã có 554 thành viên. Sự thật được chính Anton Drexler, vị chủ tịch đầu tiên của tổ chức này chỉ ra trong lá thư viết nhưng không gửi cho Hitler: “không người nào biết rõ hơn ngài, thưa Lãnh tụ, rằng ngài chưa bao giờ là thành viên thứ bảy của Đảng, nhưng trong điều kiện kiện thuận lợi nhất là thành viên thứ bảy của Hội đồng, tôi đã đề nghị ngài gia nhập và giữ trọng trách tuyển mộ thành viên cho Đảng. Mấy năm sau, tôi đã buộc phải trải trình bày với một vị lãnh đạo của Đảng rằng chiếc thẻ đảng viên DAP của ngài có chữ của Schuissler và tôi thực ra là giả mạo, trên đó con số 555 đã được xóa đi và thay vào là con số 7”.

Đảng Quốc Xã Đức vào năm 1932.
Và như thế, Đời tranh đấu của tôi được xem là nguồn tài liệu lịch sử không đáng tin cậy dẫu rằng nó có thể hữu ích cho nhiều sứ giả có tài phát hiện ra những lời dối trá, những sự bỏ sót cố ý và những điều chỉ có một nửa là sự thật trong cuốn sách đó.
Dĩ nhiên hầu hết nội dung trong Đời tranh đấu của tôi là sự thuyết trình của Hitler về những tư tưởng của ông ta chứ không phải là mô tả lịch sử. Như vậy, giá trị của cuốn sách có lẽ nằm ở chính sự trình bày giảng giải về các ý tưởng của Hitler.
Có lẽ vậy. Tuy nhiên, ở đây chúng ta cũng phải xem xét nó thật cẩn trọng, không nên làm cho người đọc bị mê muội bởi những gì Hitler đã viết. Được sáng tác từ những năm đầu hoạt động chính trị của Hitler, Đời tranh đấu của tôi né tránh những vấn đề có thể khiến Hitler mất đi sự ủng hộ của quần chúng; dẫn chứng rõ ràng nhất là việc của Hitler tuyệt nhiên không nhắc tới các vấn đề của Cơ đốc giáo, dù sự chống đối đạo giáo này của ông ta thể hiện rõ ràng trong nhiều tài liệu.
Không những vậy, chúng ta cũng không nên xem cuốn Đời đấu tranh của tôi như phần mở đầu trong kế hoạch của Hitler. Thực ra ông ta đã hiểu bản thân như một nhà tư tưởng; có những lúc ông ta không hề nói đến những chi tiết mà để hiện thực hóa quan điểm của mình ông ta cần phải làm. Chẳng hạn, Hitler đã hết sức cụ thể khi viết về các tổ chức công đoàn, về sự kiểm soát giới truyền thông và các đồng minh nước ngoài, nhưng lại là không chi tiết lắm khi mô tả hệ thống giáo dục của một nhà nước Đức lý tưởng hay kế hoạch thủ tiêu căn bệnh giang mai. Hitler hay viết về mối nguy hiểm mà người Do thái có thể đem tới cho người Đức, cho thế giới, và vẽ ra viễn cảnh một ngày nào đó người Đức sẽ bắt người dân Do thái phải đền tội, và rõ ràng ông ta sẽ tiêu diệt hiểm họa Do thái. Ấy thế nhưng ông ta lại chẳng đưa ra một chi tiết nào về chuyện sẽ thực hiện điều đó ra sao.
Độc giả cũng không nên xem “cuốn kinh thánh của Chủ nghĩa Quốc xã” là sự thể hiện tiến bộ nhất của tư tưởng Đức quốc xã. Điều đó có lẽ nên thuộc về Alfed Rosenberg với cuốn Thần thoại thế kỷ hai mươi xuất bản năm 1930 (Hitler chưa từng đọc cuốn này). Theo nhà sử học Hajo Holbrn, sức mạnh của Hitler trong tư cách một nhà tư tưởng nằm ở chỗ “biết biến những ý tưởng đơn giản thành những điều thậm chí đơn giản và khi tin vào những điều đó là thực ra ta đã đạt tới sự thông thái cao hơn”. Bất chấp những nỗ lực mà những kẻ theo chủ nghĩa Quốc xã và cả những kẻ không ủng hộ Quốc xã ở phương Tây đã thực hiện nhằm đưa Hitler vào hàng ngũ các triết gia vĩ đại của Đức, sách cùng Leibniz, Kant, Fuchite,và Hegel. Hitler vẫn gấy ấn tượng như một kẻ phân biệt chủng tộc ít học và sùng bái chủ nghĩa dân tộc. Hitler được ví với Adolf Lanz (gọi là Lanz von Liebenfels), ông chủ của tờ báo lá cải bài Do thái Ostara, và Houston Stewart Chamberlain, tác giả cuốn Nền móng của thế kỷ hai mươi nổi tiếng, viết về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Những đóng góp ý tưởng của Hitler có thể tìm thấy qua những phát biểu rõ ràng và đầy sức thuyết phục về vô số các luận thuyết mà người ta thường bàn đến đầu những năm của thế kỷ 20, chứ không phải là trong những lý thuyết do chính ông ta đưa ra. Nhiều ý tưởng trong cuốn sách Đời tranh đấu của tôi đã được các tổ chức chính trị ở Đức, Châu Âu và thậm chí cả Hoa Kỳ thu nạp ở nhiều mức độ khác nhau, trước cả khi Hitler tập hợp chúng lại thành cơ sở nền móng của chủ nghĩa Quốc xã. Chẳng hạn, thái độ chỉ trích nền dân chủ của Hitler thường được so sánh với chủ nghĩa phát xít ở Ý. Cũng trong cuốn sách này Hitler bộc lộ sự lo ngại và không tin tưởng váo chủ nghĩa Marx; thực tế là không thể có mình Hitler nghĩ như vậy. Chủ nghĩa Do thái dù được tuyên trắng án sau hơn mười năm bị buộc tội vô căn cứ; Mật thư của các trưởng lão Do thái bị coi là giả mạo cho đến tận năm 1921 nhưng trước đó đã được công bố hàng kỳ trên tờ tạp chí Dearborn độc lập của Henry Ford (Hoa kỳ) người do thái bị cấm không được vào các khách sạn hay tham gia các câu lạc bộ. Ngay cả Winston Churchill, người được coi là thần báo ứng của Hitler, cũng từng công khai nói về “liên minh quỷ dữ” của “dân Do thái quốc tế” khi nhắc tới chủ nghĩa cộng sản.
Chất keo mà Hitler sử dụng để kết dính các mảng ý tưởng lộn xộn của mình chính là những quan điểm cực đoan của thuyết Darwin xã hội thiên về phân biệt chủng tộc, nhưng ngay cả ý tưởng này cũng không chỉ giới hạn trong phạm vi nước Đức. Khoa học hiện đại về chủng tộc đã có bước tiến với thời đại Khai sáng, là khi sự phân biệt giữa các chủng tộc “có văn hóa” và “man rợ” từ thời Aristote lại sống dậy và xuất hiện các khái niệm “văn minh” và “nguyên thủy”. Bằng cách khẳng định một số chủng tộc thừa kế tính “nguyên thủy”, những người da trắng thuộc thời kỳ khai sáng có thể bào chữa cho hành vi áp bức người nô lệ da đen và âm mưu thiết lập chủ nghĩa đế quốc ở những nơi như Châu Phi. Sự khác biệt giữa các chủng tộc được minh chứng bằng các kỹ thuật khoa học như nhân trắc học (là kỹ thuật tập hợp và nghiên cứu các đo đạc chính xác chỉ số cơ thể người); sau đó các chủng tộc sẽ được xếp hạng rất độc đoán trong đó người Châu Âu luôn giữ vị trí cao nhất.
Các học thuyết về chủng tộc ngày càng trở nên cực đoan khi được kết hợp thêm với các quan điểm trong học thuyết Darwin đã lan rộng ở các nước phương Tây từ nửa thế kỷ 19. Ý tưởng về sự tiến hóa và “sự sống sót của kẻ mạnh nhất” được áp dụng vào vấn đề chủng tộc đã được đưa lên lịch sử nhân loại, và cả thế giới đương đại, trở thành lịch sử của xung đột sắc tộc. Khi sóng đôi cùng chủ nghĩa dân tộc, thuyết Darwin chủng tộc (hay Darwin xã hội) đã tạo ra các nguyên mẫu dân tộc, vì vậy, những người được giáo dục ở cuối thế kỷ 19 có thể tuyên bố nghiêm túc rằng các đặc trưng độc đáo về văn hóa của người Anh, Pháp, Mỹ và Đức là có cơ sở sinh học. Ở Anh, các nước trên bán đảo Scandinavia và Mỹ, dấy lên các phong trào ủng hộ thuyết ưu sinh với các mục tiêu là cải thiện “dòng dõi” cho dân tộc bằng sinh sản chọn lọc (về sau này được xem là có mối quan hệ chặt chẽ với bộ máy Đức quốc xã).
Lý thuyết chủng tộc của Hitler đã gắn kết mọi triết lý của ông ta lại với nhau. Chủ nghĩa Đại Đức, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa bài Do thái điên cuồng, tư tưởng chống chủ nghĩa Marx, và cả những lý thuyết về xung đột sắc tộc đều dẫn Hitler tới triết lý Mani giáo về chủng tộc Aryan và Do thái. Mỗi một khía cạnh trong hệ tư tưởng Hitler đều tồn tại ở đâu đó; thành công của Hitler nằm ở chỗ ông ta đã liên kết chúng lại với nhau thành một thứ rượu dễ làm người ta say mà những tên người Đức đồif bại và đang tranh giành quyền lợi kinh tế không sao khước từ được. Mặc dầu những người khác có thể đưa ra cương lĩnh quốc xã theo một cách tinh tế hơn nhưng những điều mà Hitler đã vạch ra trong cuốn sách của mình và nhiều bài phát biểu khác lại có khả năng kích động người dân Đức theo những cách không ai làm nổi.
Có lẽ bài học chúng ta rút ra từ Đời tranh đấu của tôi là quan trọng nhất. Nhược điểm của cuốn sách có vẻ thật rõ ràng; lối viết tàn nhẫn, sự lạc đề có phần non nớt, và thái độ say mê bản thân quá mức rất dễ dàng nhận ra ngay cả với vị độc giả bình thường nhất. Các lý thuyết của nó thật cực đoan, vô đạo đức, và thậm chí nếu thật sự áp dụng có thể dẫn tới chiến tranh và thảm họa. Nhưng bằng một cách nào đó, cuốn sách và tác giả của nó lại được chấp nhận ở một dân tộc văn minh và các kế hoạch điên rồ của nó thậm chí đã được thực hiện. Cuốn sách vẽ ra về chủ nghĩa dân tộc cực đoan, phân biệt chủng tộc, bành trướng lãnh thổ, thái độ coi thường kiểu phát xít dành cho dân chủ và nhân quyền, đôi khi có vẻ như bức tranh tự biếm họa, ấy thế mà cuốn sách đã từng được phát miễn phí cho tất cả các đôi vợ chồng người Đức vừa kết hôn suốt từ những năm 1930 và sau đó. Nếu chúng ta đọc cuốn sách kỳ quặc này và gắn với bối cảnh lịch sử xung quanh nó, sự tung hô Seig Heils điên cuồng, các cuộc mít-tinh lớn, sự truyền bá tư tưởng phân biệt chủng tộc cuối cùng là sự dã nam và tư tưởng diệt chủng mà cuốn sách đã khơi dậy, chúng ta sẽ có được bức tranh toàn cảnh lịch sử ở thời điểm đó, có thể mở ra cánh cửa dẫn tới một thế giới khác với thế giới chúng ta đang sống.

Khu phố Oberwallstrasse, nơi diễn ra các trận chiến ác liệt nhất để giành quyền kiểm soát Berlin tháng 4/1945.
Trong Đời tranh đấu của tôi, Hitler đã vẽ ra thế giới tương lai bằng cái nhìn đen tối của bản thân. Nhiều năm trôi qua trước khi Hitler giành được quyền lực để hiện thực hóa bức tranh của mình, nhưng sự tồn tại của cuốn sách phủ nhận luận điệu của thế giới khi cho rằng mình không biết gì về điều đó. Chúng ta đã bỏ qua sự thật rằng Hitler là kẻ điên rồ và cùng phớt lờ trước cuốn sách có thể gây nên thảm họa của ông ta. Kết quả là chúng ta phải chịu đựng tấm bi kịch thảm khốc nhất chưa từng có trong lịch sử. Vẫn còn một điều nữa chúng ta có thể rút ra từ Đời tranh đấu của tôi: bài học về sự cảnh giác và trách nhiệm, không làm ngơ trước những tội ác xung quanh ta. Kể từ Thế chiến thứ hai, nhân loại đã có thể bước tiến tích cực theo chiều hướng này. Đảm bảo cho xu hướng văn minh ấy tiếp tục phát triển là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét