Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (37)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 5.1: HITLER THAM GIA CUỘC CHIẾN
Riêng với tôi, những giờ phút thời đó như một bước giải thoát ra khỏi những cảm xúc buồn bực thời trẻ. Ngay hôm nay đây, tôi cũng chẳng thẹn thùng mà bảo, bị choáng ngập vì sự phấn chấn tột độ, tôi đã quỳ xuống và từ sâu thẳm trái tim cám ơn Đức Chúa Trời đã cho tôi cái diễm phúc được sống ở thời đại này.

Hitler cùng những người đồng hành trận chiến.
Một cuộc cuộc đấu tranh cho tự do vừa nổ ra, mạnh mẽ nhất từ trước tới nay trên Trái Đất này; bởi lẽ cùng với bất hạnh vừa bắt đầu, cũng đã hé mở cho quảng đại quần chúng niềm tin rằng lần này vận mệnh không chỉ xoay quanh Xécbi hay cả Áo quốc, mà trước hết quanh sự tồn tại hay không tồn tại của chính dân tộc Đức.
Mục lục
 [ẩn]
Lần cuối cùng sau biết bao năm, nhân dân lại đã tiên tri được về tương lai của chính mình. Thế nên ngay vào đoạn khởi đầu của cuộc vật lộn vô cùng gay go, cũng đã xuất hiện ngay giọng trầm nghiêm túc cần thiết hoà vào cơn say của niềm hưng phấn thái quá; bởi lẽ duy chỉ có nhận thức này mới không biến cuộc nổi dậy tầm cỡ quốc gia thành ngọn lửa rơm. Sự nghiêm túc này là quá ư cần thiết; bởi vì khi đó nói chung người ta chẳng hề có đến óc tưởng tượng nhỏ nhất về việc cuộc đấu đang bắt đầu có thể lâu đến mức nào. Thậm chí người ta còn mơ thấy đến mùa đông đã có thể về nhà để lại tiếp tục với công việc của thời bình.
Cái mà con người muốn thì hắn hy vọng và tin tưởng. Đa số áp đảo toàn quốc gia từ lâu đã chán ngấy với tình trạng bất an muôn thuở; nên việc tuy người ta hoàn toàn chẳng tin vào một bước hoà hoãn cho cuộc xung đột Áo quốc – Xécbi, nhưng lại đặt niềm hy vọng rằng vụ tranh chấp sẽ kết thúc dứt khoát, quá ư là dĩ nhiên. Trong số hàng triệu người này cũng có tôi.
Khi cái tin về vụ mưu sát vừa được loan báo ở Munich, trong đầu tôi bùng ngay lên hai ý nghĩ: đầu tiên, cuối cùng chiến tranh cũng là điều không thể tránh khỏi, nhưng thứ nữa là nhà nước Habsbourg nay bắt buộc phải củng cố liên minh; bởi lẽ điều tôi luôn lo lắng nhất là khả năng chính nước Đức một ngày kia, có thể ngay do liên minh này, sẽ lao vào một cuộc xung đột mà chẳng cần Áo quốc phải tạo ra một nguyên cớ trực tiếp, và bởi vậy từ những lý do đối nội, nhà nước Áo quốc chẳng hội tụ được sức mạnh để quyết định tham gia liền minh. Đa số người Xlavơ trong đế quốc sẽ bất đầu phá hoại ngầm ngay tắp lự một ý tưởng vừa nhen nhóm như thế và sẵn sàng huỷ diệt ngay toàn thể nhà nước thay vì ban phát sự trợ giúp mà các đồng minh yêu cầu. Tuy nhiên nguy cơ này vừa được loại bỏ. Giờ thì cái nhà nước giả cỗi này phải đấu súng, cho dù nó có muốn hay không cũng vậy.
Lập trường của tôi về cuộc xung đột cũng rất đơn giản và rõ ràng trước chính mình; với tôi, Áo quốc chẳng tranh đấu vì muốn làm điều gì vừa ý cho Xécbi, mà vì sự tồn tại của nước Đức, vì sự tồn tại hay không tồn tại của chính quốc gia Đức, vì tự do và tương lai. Công trình của Bismarck phải được triển khai; điều mà trước đây cha ông bằng giòng máu anh hùng của mình đã chiến đấu ở các trận từ Weiβenburg (thành phố ở Bavaria, ND) đến Sedan (thành phố ở Pháp, đều liên quan đến cuộc chiến tranh của Napoleon III., ND) và Paris, thì giờ đây cái nước Đức non trẻ này lại phải được hưởng. Nhưng nếu cuộc đấu tranh này thành công thì dân tộc chúng ta lại được tham gia vào nhóm các nước lớn với cái uy thế đối ngoại của họ, chi khi đó thì đế quốc Đức mới có thể khẳng định mình là chỗ dựa vững chắc cho nền hoà bình mà con em của nó chẳng hề phải nhịn ăn hàng ngày vì cái nền hoà bình đáng yêu nọ.
Thời nhi đồng và thanh niên, tôi thường có ước muốn ít nhất qua hành động để chứng minh rằng, lòng yêu nước của tôi chẳng là ảo tưởng hão huyền. Tôi gần cảm thấy như mắc tội khi hô vang “muôn năm” mà có lẽ chưa nắm quyền dụng tâm cho nó; bởi lẽ ai được phép dùng từ đó khi chưa một lần được thử lửa, khi mà mọi cuộc chơi kết thúc, và cánh tay không hề biết thương tiếc của vị thần số mệnh bắt đầu cân đong từng người và từng dân tộc về sự thật và bản chất chính kiến của họ? Vậy là trái tim tôi, cùng như hàng triệu người khác trào dâng niềm hạnh phúc kiêu hãnh, cuối cùng rồi cũng thoát được ra khỏi cảm giác què quặt này. Tôi phải chăng từng thường xuyên hát vang “Deutschland über alles” (“Nước Đức trên hết”, quốc ca thời Đức quốc xã, ND) và khản cổ hét Heil (muôn năm, câu chào thời Đức quốc xã, ND), tới mức gần như là một ân huệ ban trao muộn màn, khi giờ đây ở buổi dâng thánh lễ với vị quan toà muôn thuở, tôi được làm nhân chứng cho buổi tuyên thệ trung thành với chính kiến này. Bởi vì ngay từ đầu tôi đã cương quyết rằng, khi chiến tranh – mà tôi thấy là bất khả kháng – nổ ra, thì bằng cách nào đi chăng nữa, tôi vẫn phải xếp việc bút nghiên. Tương tự như vậy tôi cũng biết rõ rằng, vị trí của tôi sẽ là chỗ mà cái giọng nói nội tâm này đã chỉ ra.
Từ các lý do chính trị, trước tiên tôi rời Áo quốc; nhưng điều còn tất nhiên hơn là, bởi lẽ cuộc đấu tranh đã bắt đầu, thì tôi càng (phải có trách nhiệm với chính kiến này. Tôi chẳng hề muốn đầu quân cho nhà nước Habsbourg, tuy bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng chết cho dân tộc mình và đế quốc biểu trưng cho nó.
Ngày mùng ba tháng tám tôi gửi một đơn xin khẩn tới vua Ludwig III. (vua của Bavaria (1845 – 1921) kế vị vua Ludvvig II., là anh em họ cùng tuổi, chết như trong màn kịch, 1913 lên ngôi và trị vì chỉ trong 6 năm. 1918 cách mạng đã đuổi ông đi, ND) với lời đề nghị được nhập ngũ tại một trung đoàn xứ Bavaria. Vào những ngày này, chắc văn phòng nội các chẳng thiếu việc phải làm; vậy nên niềm vui của tôi càng lớn hơn khi ngay ngày hôm sau tôi đã nhận được thư trả lời. Khi tôi, với tay còn đang run, mở lá thư và thấy trong đó lời chấp thuận yêu cầu của mình cùng đòi hỏi tôi tới đăng ký ở một trung đoàn xứ Bavaria, thì niềm hân hoan và lòng biết ơn tràn ngập. Ít hôm sau tôi mặc bộ quân phục mà gần sáu năm sau tôi mới trút bỏ.
Vậy là, như với mọi người Đức, với tôi cũng bắt đầu cái thời gian khó quên nhất và cũng vĩ đại nhất trong cuộc đời hạ giới của tôi. So với các sự kiện của cuộc đấu vĩ đại nhất này thì mọi sự đã qua rơi về một cõi hư vô nhạt thếch. Chính vào những ngày đang kỷ niệm mười năm sự kiện vĩ đại này, cùng nỗi ưu sầu kiêu ngạo tôi hồi tưởng lại những tuần đầu này của cuộc đấu tranh anh hùng của dân tộc ta mà số phận đã rộng lòng cho phép tôi tham gia.
Từng hình ảnh một lướt qua tôi như mới xảy ra hôm qua, tôi thấy mình được thắng bộ quân phục trong đám bạn bè thân thuộc, rồi lần đầu hành quân, luyện tập, v.v… cho đến cuối cùng là ngày hành quân ra trận.
Vào thời gian này có nỗi lo duy nhất dày vò chúng tôi, tôi và rất nhiều người khác nữa, là liệu chúng tôi đến chiến trường có chậm quá chăng. Tất cả những điều này thường chẳng để tôi được yên. Vậy với mỗi tiếng hoan hô chiến thắng về một hành động anh hùng lại ẩn dấu một giọt nhỏ niềm cay đắng, vi với mỗi chiến thắng lại làm tăng nguy cơ cho việc chúng tôi đến muộn.

Bức ảnh về thương binh Đức trú ẩn.
Vậy cuối cùng cũng đến cái ngày mà chúng tôi rời Munich để bước vào việc hoàn thành trách nhiệm của chúng tôi. Lần đầu tiên tôi thấy sông Rhein, khi chúng tôi đi về phía Tây ngược theo các con sóng của nó; để bảo vệ nó, con sông mẹ của các con sông, trước lòng tham của kẻ thù cũ. Khi qua bức màn mảnh của lớp sương mù buổi sáng, những tia nắng dìu dịu cho phản chiếu về phía chúng tôi hình đài kỷ niệm Niedervvald (nghĩa đen: rừng cây thấp nhỏ. Nằm ở vùng biên khu bảo tồn thiên nhiên Niedervvald gần thành phố Rủdesheim am Rhein mà ở dưới chân nó là các vườn nho của dãy núi Rüdesheim. Đài kỷ niệm ca ngợi sự thống nhất nước Đức năm 1871 và xây từ đó tới 1883 mới xong. Cùng các đài tưởng niệm khác, đài kỷ niệm Niedervvald được xếp vào nhóm các công trình tưởng niệm vĩ đại nhất Đức, ND), người lính canh già bên dòng sông Rhein lướt qua chuyên tàu chở hàng dài vô tận lên bầu trời sớm, làm tôi cảm động đến nghẹt thở.
Rồi đêm lạnh ẩm đến, chúng tôi im lặng hành quân, và khi ngày tách ra khỏi màn sương ban mai, bỗng có một lời chào bằng sắt rít qua đâu chúng tôi rồi một tiếng nổ đanh tung những viên bi nhỏ giữa hàng quân chúng tôi, quất mạnh trên nền đất ẩm; nhưng trước khi đám mây nhò bay qua, thì từ hai trăm cái miệng vang lên tiếng “Hoan hô” để chống lại tín hiệu đâu tiên của tử thần. Sau đó bắt đầu tiếng ầm ỳ vang dội, tiếng hát và hét, và kéo mọi người với cặp mắt hừng hực lên phía trước, ngày càng nhanh hơn, cho đến khi trên các cánh đồng củ cải và các thảm cỏ, cuộc chiến đấu bắt đầu, cuộc chiến một chọi một. Nhưng từ xa vọng lại tiếng một bài hát tới tai chúng tôi, nó đến càng lúc càng gần hơn, lan tới từ hết đại đội này sang đại đội khác, và trông kìa, khi chính lúc tử thần hăng hái bổ xuống hàng ngũ chúng tôi, thì bài hát cũng đã đến với chúng tôi và chúng tôi lại truyền đi tiếp: Nước Đức, nước Đức trên hết, trên mọi thứ nơi thế gian này!
Sau bốn ngày, chúng tôi quay trở lại. Ngay bước đi bây giờ cũng đã khác trước. Những đứa trẻ mười bảy bây giờ trông giống như những người đàn ông trưởng thành.
Những lính tình nguyện của trung đoàn List có lẽ đã chưa học kỹ cách đánh cho tốt, riêng cách chết thì họ đều biết như những người lính già.
Đó là bước khởi đầu.
Sự việc cứ thế tiếp tục năm này qua năm khác, thế nhưng thay vào cái lãng mạn chiến trận, nỗi rùng rợn lại đến. Niềm hân hoan nguội dân và sự phấn kích thái quá nghẹt lại trước cơn sợ chết. Đã đến thời điểm mà mồi người phải vật lộn giữa bản năng sinh tồn và nghĩa vụ đang kêu gọi. Ngay với tôi, cuộc đấu tranh này cũng chẳng từ. Luôn luôn mồi khi tử thần đến gọi, có một cái gì đó bất định muốn nổi loạn, nhân danh lý trí bắt cơ thể yếu đuối phải tưởng tượng, nhưng rồi đó lại chỉ là sự ươn hèn nguỵ trang như vậy để bao vây từng người. Có cái lôi kéo rồi cảnh tỉnh nổi lên, tôi thường chỉ còn mẩu cuối cùng của lương tâm mang tính quyết định. Nhưng nếư cái giọng nhắc phải cẩn thận càng cố lên tiếng, nếu nó càng lớn tiếng và khẩn khoản quyến rũ hơn, thì sức phản kháng cũng càng mãnh liệt hơn, cho đến cuối cùng sau cuộc vật lộn nội tâm rất lâu, ý thức trách nhiệm thắng thế. Ngay từ mùa đông 1915/16, ở tôi cuộc đấu tranh này đã kết thúc. Cuối cùng ý chí đã hoàn toàn làm chủ. Nếu như những ngày đầu tôi còn hân hoan cười nói tham gia tấn công, thì giờ đây tôi bình thản và quyết tâm. Nhưng chính cái đó mới bền lâu. Chỉ đến khi đó số phận mới có thể đi đến những cuộc thử cuối cùng mà các dây thần kinh không bị đứt hay lý trí tỏ ra bất lực.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét