Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (38)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 5.2: CHÀNG CHIẾN SĨ NGÀY NÀO GIỜ ĐÃ TRỞ THÀNH NGƯỜI LÍNH GIÀ
Từ chàng chiến sĩ tình nguyện trẻ đã thành người lính già.
Nhưng cuộc chuyển biến này cũng đã xảy ra trong toàn thể đoàn quân. Nó đi lên từ các trận chiến liên miên, trở nên già dặn và kiên định, và những gì không chịu được bão tố, dĩ nhiên bị gẫy đổ.
Nhưng trước hết người ta phải đánh giá đoàn quân này. Giờ đây sau hai, ba năm, khi nó bị vứt hết từ trận chiến này sang trận chiến khác, luôn phải đấu lại với kẻ địch vượt trội về quân số và vũ khí, chịu đói khát và thiếu thốn, thì bây giờ đã đến lúc phải kiểm lại chất lượng của đoàn quân có một không hai này.

Ảnh minh họa.
Nhiều thiên niên kỷ sẽ trôi qua, nhưng người ta sẽ chẳng được phép diễn thuyết hay đàm luận mà không nhắc đến đoàn quân Đức của thế chiến. Khi đó, từ màn khói dĩ vãng sẽ hiện lên chiến tuyến thép của chiếc mũ sắt xám lạnh, không lung lay mà cũng chẳng lui bước, một tượng đài bất tử. Chừng nào còn có người Đức sống thì họ còn tưởng nhớ rằng, có thời đó chính là con em dân tộc họ.
Khi ấy tôi là người lính và chẳng hề muốn chính trị hoá. Mà muốn vậy thì thật ra, đó cũng chẳng là thời điểm thích hợp. Ngay ngày hôm nay đây, tôi vẫn tin chắc là, cái anh người hầu tận đáy vẫn có những đóng góp quý giá cho tổ quốc hơn hẳn chính người đứng đầu, chẳng hạn như “vị nghị viên”. Tôi căm ghét cái bọn mách lẻo này hơn bao giờ hết lại chính vào cái thời gian mà mỗi chàng trai chân chính nếu muốn nói gì đó thì phải thét vào mặt kẻ thù, hay tốt hơn hết là cất cái miệng hắn ở lại nhà để tại đâu đó im lặng làm nghĩa vụ của mình. Vâng, khi ấy tôi đã căm ghét tất cả những “nhà chính trị” này, và nếu như tôi được quyết định, thì tôi đã ngay lập tức lập một tiểu đoàn lính nghị viên xúc đất, để cho chúng tha hồ mách lẻo với nhau thoà thích mà chẳng hề chọc giận hay thậm chí làm hại nhân loại ngay thẳng và thật thà.
Mục lục
 [ẩn]
Vậy là khi đó tôi chẳng hề muốn dính dáng gì đến chính trị, nhưng lại không làm khác được là phải thể hiện lập trường trước một vài hiện tượng nào đó mà chúng liến quan đến toàn đất nước, nhất là đến giới lính chúng tôi.
Có hai việc, khi đó tôi coi là chúng chọc tức nội tâm và làm hại mình.
Ngay sau những tin thắng trận đầu tiên, một số tờ báo bất đầu chầm chậm, và có lẽ số đông lúc đầu không nhận ra được, nhỏ vài giọt rượu Wermut (ngải đẳng, ND) vào niềm hân hoan chung. Điều này diễn ra dưới vỏ bọc một ý tốt và hảo tâm nào đó, thậm chí một mối bận tâm nhất định. Người ta lo lắng về một sự thái quá trong các buổi lễ chiến thắng. Người ta sợ rằng điều đó, ở dạng này, không xứng đáng với một quốc gia lớn như vậy. Sự dũng cảm và khí phách anh hùng của người lính Đức lẽ ra là điều hoàn toàn dĩ nhiên đến mức không phải vì thế mà người ta bị cuốn hút vào những cách biểu hiện vui mừng bồng bột thiếu suy nghĩ; ngay cả xuất phát từ góc độ nước ngoài, mà với họ, một dạng vui mừng lặng lẽ mà xứng đáng sẽ nói được nhiều hơn là la hét không kiềm chế, v.v… Cuối cùng với người Đức chúng ta, ngay giờ đây cũng chẳng nên quên là chiến tranh không phải là ý định của chúng ta và chúng ta cũng không phải hổ thẹn để nói thẳng thắn với tư cách người đàn ông rằng, bất cứ lúc nào chúng ta cũng sẵn sàng đóng góp phần mình vào sự hoà giải của nhân loại. Nhưng chính vậy, chẳng khôn ngoan khi làm vấy bẩn sự trong sạch của các hành động của quân đội qua tiếng la hét ầm ĩ, bởi lẽ thế giới còn lại sẽ ít thông cảm với một hành vi như thế. Chẳng có gì làm người ta trân trọng hơn là sự khiêm nhường mà với nó một vị anh hùng chân chính lặng lẽ và bình thản – quên đi, bởi lẽ tất cả mọi chuyện còn vươn xa hơn thế nữa.
Thay vì lẽ ra phải bứt hai cái tai dài của một gã như thế ra mà buộc hẳn vào cột dài rồi kéo lên, để Tintenritter (nghĩa đen: hiệp sĩ mực, tạm dịch: “anh hùng rơm”, ND) không còn có thể lăng mạ cả cái dân tộc đang hành lễ bằng cảm xúc thẩm mỹ của mình, thì người ta lại thật sự bắt đầu tiến hành nhắc nhở về cái cách “không thích hợp” để hoan nghênh chiến thắng.
Người ta chẳng biết tí gì rằng một khi niềm hân hoan bị dập tắt, thì khi cần sẽ không còn đánh thức lại được nữa. Nó là một cơn say và phải tiếp tục được giữ ở trạng thái này. Nhưng làm sao người ta có thể chẳng dùng quyền uy của sự gây phấn kích mà thắng trong một cuộc đấu tranh, nếu lấy theo tiêu chuẩn con người, sẽ đặt ra những yêu cầu ghê gớm nhất về những tính chất tâm linh của cà dân tộc?
Tôi quá biết tâm lý quảng đại quần chúng để lại không biết rằng, ở đây người ta chẳng thể bằng cách nâng cao “thẩm mỹ” để có thể giữ lửa cháy sao cho sắt luôn nóng. Trong mắt tôi người ta điên cả khi người ta chẳng hề làm gì cả để nâng cao ngọn lửa đam mê; nhưng chính cái đam mê may mắn đã có cũng dập đi, thì tôi chẳng thể hiểu nổi.
Điều thứ hai làm tôi bực là cái cách người ta cho là hay nếu tự đem mình đối chiếu với chủ nghĩa Mác. Trong mắt tôi qua đó người ta chỉ minh chứng rằng, người ta chẳng biết tí gì về căn bệnh dịch hạch này. Dù cho nghiêm túc nhất, người ta vẫn có vẻ muốn tin rằng, qua việc khẳng định không biết đến các đảng phái nữa, là đã đưa được chủ nghĩa Mác về tỉnh ngộ và tự kiềm chế.
Nhưng sự việc ở đây hoàn toàn chẳng hề liên quan gì đến đảng, mà là cả một học thuyết tất phải dẫn đến sự huỷ diệt toàn thể nhân loại, thì người ta lại càng biết ít hơn nữa bởi lẽ dĩ nhiên ở các trường đại học đã bị Do Thái hoá chẳng thể nghe được về nó; mà lại còn quá nhiều người, đặc biệt là giới quan chức cao cấp chúng ta do cái tính kiêu ngạo ngu xuẩn đã được tập thành thói quen, không bao giờ thấy cần phải cầm lên tay một cuốn sách mà học cái điều vốn không nằm trong giáo trình trường đại học của mình. Chuyển biến mạnh nhất cũng hoàn toàn đi mất tăm khỏi những “cái đầu” này, vì vậy mà các cơ quan nhà nước cũng thường tụt hậu so với các đơn vị tư nhân. Với họ thì, lạy Chúa, đúng nhất là câu tục ngữ dân gian: Cái nhà nông không biết, hắn chẳng gắp.
Là điều ngu xuẩn chẳng gì sánh kịp khi vào những ngày tháng tám năm 1914 đồng nhất giai cấp công nhân Đức với chủ nghĩa Mác. Vào giờ phút đó thì người công nhân Đức đã tách được khỏi vòng tay ôm ấp của cái căn bệnh dịch thổ tả này, bởi lẽ nếu không thì anh ta đã chẳng thể bao giờ tham gia vào cuộc đấu tranh được. Nhưng người ta lại đủ ngu ngốc để nói rằng, có lẽ bây giờ chủ nghĩa Mác đã trở thành “mang tính quốc gia”; một ánh chớp ý tưởng mà nó chi loé lên để chứng tỏ rằng, trong những năm dài vừa qua, chẳng có một ai trong cái đám lãnh đạo nhà nước mặc áo quan chức này chịu dù chỉ khó nhọc chút đỉnh để nghiên cứu bản chất cái học thuyết ấy, bởi nếu không thì một điều vô lý như vậy đã không xảy ra.
Chủ nghĩa Mác, mà mục tiêu cuối cùng của nó đang và vẫn sẽ là tiêu diệt tất cả mọi nhà nước không phải là Do Thái, đã phải hãi hùng thấy rằng vào những ngày tháng bảy năm 1914, giai cấp công nhân Đức vốn được nó ôm ấp trong vòng tay mình bồng bừng tỉnh để càng ngày càng tiến nhanh hơn vào việc phục vụ tổ quốc. Chỉ trong vài ngày, toàn bộ cái tin lờ mờ và cả dối trá của cú lừa nhân dân đê tiện này tan biến, đám lãnh đạo người Do Thái bỗng đứng trơ ra đơn côi, cứ như chẳng còn bất cứ dấu tích gì của những điều ngớ ngẩn và điên khùng mà trong sáu mươi năm chúng đã tiêm nhiễm vào quần chúng. Đó là giờ phút nhục nhã cho những kẻ lừa dối giai cấp công nhân của dân tộc Đức. Nhưng một khi đám thủ lĩnh nhận thức ra mối nguy cơ đang đe doạ chúng, chúng nhanh chóng đeo ngay cái mặt nạ dối trá ra phía trước và hỗn hào đóng giả cuộc nổi dậy toàn quốc.
Nhưng giờ đã đến thời điểm tiến hành đấu tranh chống lại toàn bộ cái tập đoàn dối trá gồm những tên đầu độc nhân dân người Do Thái này. Giờ đây phải ngay lập tức xử chúng mà không thèm để ý dù chỉ chút đỉnh đến những tiếng kêu la khóc lóc. Tháng tám năm 1914, lời bịp bợm Do Thái về tình đoàn kết quốc tế tức thì biến mất khỏi khối óc giai cấp công nhân Đức, thay vào đó, chỉ vài tuần sau đạn cối Mỹ đã ào ào trút những lời ban phúc về tình anh em xuống đầu các đơn vị đang hành quân. Giờ đây người công nhân Đức đã lại tìm thấy con đường về với dân tộc và lẽ ra trách nhiệm của giới lãnh đạo nhà nước là phải luôn bận tâm, không thương tiếc diệt đến tận gốc cái lũ kích động dân tộc.
Khi những người con ưu tú nhất đổ máu trên chiến trường thì ít ra, ở hậu phương người ta cũng phải tiệt trừ lũ sâu bọ.
Nhưng thay vào đó, đích thân vị hoàng đế tối cao lại bắt tay những kẻ vốn phạm tội và qua đó lượng thứ cho những tên giết người xảo quyệt và đê tiện, kẻ thù quốc gia, và tạo cho chúng điều kiện lấy lại tinh thần.
Vậy là lũ rắn độc đó lại có thể tiếp tục làm việc, cẩn trọng hơn trước kia, nhưng chính vì thế lại nguy hiểm hơn. Trong khi những người lương thiện mơ về một cuộc tạm ngừng chiến thì lũ tội phạm bội thề lại đang tổ chức cuộc cách mạng.
Về nội tâm, tôi càng ngày càng bất bình hơn về việc khi đó người ta đi đến quyết định nửa vời đáng sợ này; nhưng việc cái kết cục của nó lại khủng khiếp đến thế, thì lúc đó tôi hoàn toàn chẳng ngờ được.
Nhưng người ta phải làm gì đây? Bắt giam lũ thủ lĩnh của toàn bộ phong trào, xét xử chúng để loại bỏ chúng ra khỏi quốc gia. Người ta phải nhẫn tâm sử dụng toàn bộ phương tiện quân sự để triệt đến tận gốc cái bệnh dịch này. Phải giải tán các đảng phái, nên cần dùng vũ lực giải tán (nghị viện Đức, ND) để làm cho chúng thấy lẽ phải, tuy nhiên tốt nhất là bãi nhiệm ngay. Như ngày nay nền cộng hoà có thể giải tán các đảng phái, lẽ ra thời đó người ta càng phải có cái cớ để áp dụng biện pháp này. Khi đó vận mệnh sống còn của cả một dân tộc đang bị mang treo lên sợi tóc!
Dĩ nhiên còn có một vấn đề được đặt ra: Liệu người ta hoàn toàn có thể triệt đến tận gốc những lý tưởng chỉ bằng mũi gươm? Liệu người ta có thể dùng vũ lực thô thiển để tiệt trừ các “thế giới quan”?
Thời đó tôi đã nhiều lần tự đặt cho mình câu hỏi đó.
Khi ngẫm lại hết những trường hợp tương tự, đặc biệt những cái dựa trên cơ sở tôn giáo thì từ lịch sử thu được những nhận thức sau:
Các quan niệm và ý tưởng, cũng như các phong trào với cơ sở tinh thần nhất định, dù chúng là đúng hay sai, sẽ có thể bị bẻ gẫy bằng những phương thức quyền lực ngay từ một thời điểm nhất định trong bước phát triển của chúng, nếu như những vũ khí vật chất này đồng thời chính mình cũng là vật mang cho một ý nghĩ mới – mang tính châm ngòi, một ý tưởng hay một thế giới quan.
Việc chỉ dùng thuần vũ lực mà không động tới lực đẩy của một khái niệm tinh thần cơ bản làm điều kiện, sẽ chẳng bao giờ dẫn tới việc hủy diệt một ý tưởng và sự truyền bá nó, một sự triệt đến tận gốc cả vật mang cùng cái rơi rớt cuối cùng. Bởi lẽ theo kinh nghiệm, vật hiến sinh đó sẽ rơi vào thành phần tuyệt nhất của nhân dân, và chính là mỗi sự truy nã xảy ra mà chưa có điều kiện tinh thần ban đầu, đều phải coi là không công bằng về mặt đạo đức và những thành phần còn tuyệt hơn trong nhân dân sẽ đứng lên phản đối, nhưng điều này lại tác động đến sự lĩnh hội nội dung tinh thần của phong trào đang bị truy nã một cách bất công. Điều đó xảy ra ở nhiều người đơn giản từ cảm giác chống đối với nỗ lực đánh đổ một ý tưởng bằng vũ lực.
Nhưng qua đó số người ủng hộ từ nội tâm sẽ tăng cùng với mức độ gia tăng truy nã. Qua đó chỉ có thể tiến hành hủy diệt hoàn toàn một học thuyết mới bằng con đường triệt tận gốc rất lớn và ngày càng tăng, tới mức vì việc đó mà cuối cùng tất cả gì là thực sự tinh túy sẽ bị rút hết khỏi dân tộc hay nhà nước đó. Điều đó lại bị trả thù bằng cách là có thể xảy ra một cái gọi là thanh trừ từ “bên trong”, duy nhất bởi một sự bất lực chung. Nhưng ngay từ đầu, một quá trình như vậy luôn là vô ích, một khi học thuyết cần đánh đổ đã vượt quá một nhóm nhỏ nhất định.
Bởi vậy ngay ở đây, như với mọi sự tăng trưởng, thời gian đầu của tuổi ấu thơ còn có nhiều khả năng nhất để hủy diệt, trong khi với năm tháng, sức chống đối tăng lên để mãi khi tuổi già ập đến cùng sức khỏe suy giảm, thì lại phải nhường bước cho tuổi trẻ, dù cho ở dạng khác và vi những lý do khác.
Tuy nhiên hầu như mọi cố gắng triệt tận gốc một học thuyết và tác động tổ chức của nó bằng vũ lực mà không có cơ sở tinh thần, đều dẫn đến thất bại, thậm chí không hiếm khi kết thúc hoàn toàn ngược với điều mong muốn, vì những lý do sau:
Điều kiện đầu tiên cho cách chiến đấu trần trụi bằng vũ khí là, và vẫn luôn là, tính kiên định. Nghĩa là, nó nằm ở sự vận dụng đều đặn và liên tục các phương pháp để trấn áp một học thuyết hoặc khả năng hoàn thành một ý định. Nhưng chừng nào ở đây chỉ cần do dự chuyển đổi bạo lực với khoan hồng, thì không chỉ học thuyết cần trấn áp luôn lặp lại, mà thậm chí từ mỗi lần trấn áp nó tìm ra những giá trị mới để có khả năng, sau khi một đợt sóng áp lực như thế giảm đi thì sự căm giận về nỗi khổ nhục đã phải chịu đựng, góp thêm nhiều người cảm tình mới cho học thuyết, còn những người cũ sẽ ngoan cố và căm thù hơn lúc trước để gắn với nó, thậm chí những kẻ vốn đã phản bội và vương vãi tứ tung, nay sau khi nguy hiểm trôi qua lại cố gắng quay trở lại với lập trường cũ.
Duy chỉ có việc vận dụng luôn luôn đều đặn bạo lực mới là điều kiện đầu tiên cho thành công. Tuy nhiên tính kiên định này luôn chỉ là kết quả của một niềm tin tinh thần nhất định. Bất cứ bạo lực nào không xuất phát từ một cơ sở tinh thần vững chắc, sẽ do dự và chậm chân. Nó thiếu tính ổn định, cái vốn chi có thể dựa trên một thế giới quan cuồng tín. Đó là lối thoát ra cho năng lượng tương ứng và quyết tâm đến tàn bạo của một cá nhân, nhưng tương ứng quy thuận là sự thay đổi về nhân cách, bản chất và sức mạnh.
Nhưng thêm vào đó còn có điểm khác:
Mỗi thế giới quan, dù nó là tôn giáo hay chính trị – đôi khi ở đó biên giới khó xác định – không tranh đấu vì sự huỷ diệt mang tính tiêu cực thế giới tư tưởng của kẻ thù, mà vì việc thực hiện mang tính tích cực thế giới tư tưởng của chính mình. Qua đó, cuộc đấu tranh của nó không phải là tự vệ mà là tấn công. Khi ấy, ngay ở việc xác định mục tiêu nó đã có ưu thế rồi, bởi vì mục tiêu này thể hiện sự thẳng lợi tư tưởng của chính mình, trong khi ngược lại rất khó xác định, bao giờ thì có thể bảo đảm được phép coi mục tiêu tiêu cực huỷ diệt học thuyết của kẻ thù là đã đạt được. Ngay vì vậy mà cuộc tấn công của thế giới quan có kế hoạch hơn và cũng vĩ đại hơn là sự tự vệ nó; cũng hoàn toàn như vậy, quyết định là dành cho tấn công chứ không phải là tự vệ. Nhưng cuộc đấu tranh chống lại quyền lực tinh thần bằng các phương sách bạo lực vẫn còn chỉ là tự vệ, chừng nào mà chính lưỡi gươm chưa xuất hiện như là người mang, người thông báo và người tuyên truyền cho một học thuyết tinh thần mới.
Vậy ta có thể tóm tắt lại như sau:
Mỗi nỗ lực đấu tranh nhằm tiêu diệt một thế giới quan bằng các phương tiện quyền lực cuối cùng sẽ thất bại, chừng nào cuộc đấu tranh không có cái dạng của cuộc tấn công vì một quan điểm tinh thần mới. Chỉ trong cuộc vật lộn giữa hai thế giới quan với nhau thì vũ khí của quyền lực bạo tàn, được vận dụng một cách kiên định và nhẫn tâm, mới có thể dẫn tới quyết định cho phía mà nó bổ trợ.
Tuy nhiên cho đến nay chính ở việc đó, cuộc đấu tranh nhâm tiêu diệt chủ nghĩa Mác còn luôn luôn thất bại.
Đó là nguyên nhân vì sao việc ban hành đạo luật của những người xã hội của Bismarck cuối cùng dù sao cũng thất bại; và nhất định phải thất bại. Nó thiếu cơ sở cho một thế giới quan mới mà lẽ ra vì sự vươn lên của nó đã có thể tiến hành cuộc đấu tranh. Bởi lẽ chỉ có sự thông thái điển hình của những quan chức cao cấp cấp bộ mới dám nói được rằng, câu chuyện vớ vẩn về cái gọi là “uy quyền nhà nước” hay “yên bình và trật tự” lẽ ra đã là nền tảng thích hợp cho bước khởi động tinh thần cuộc đấu tranh một mất một còn.

Adolf Hitler.
Nhưng vì thiếu một vật mang tinh thần thật sự cho cuộc đấu tranh này nên Bismarck cũng phải trao việc thực thi sự ban hành đạo luật của những người xã hội cho sự mong muốn và đánh giá của cái thể chế mà chính nó vốn đã là chốn sinh ra cái quái thai là nếp tư duy mác xít. Bằng cách trao vận mệnh cuộc chiến của ông với những người mác xít cho thiện ý của nền dân chủ tư sản, vị Thủ tướng thép đã biến con cừu thành người chăn cừu.
Nhưng tất cả những điều đó lại chỉ là hệ quả tất yếu của sự thiếu hụt một thế giới quan mới cơ bản, đối kháng với chủ nghĩa Mác, có ý chí chiếm đoạt mạnh mẽ.
Bởi vậy kết quả cuộc đấu tranh của Bismarck chỉ là một sự thất vọng ê chề.
Thế nhưng các điều kiện trong thế chiến hay lúc khởi đầu thế chiến có khác chăng? Đáng tiếc là không.
Khi ấy, tôi càng để tâm đến suy nghĩ về cần phải thay đổi lập trường của lãnh đạo nhà nước đối với nền dân chủ xã hội ở tư cách là biểu hiện đương thời của chủ nghĩa Mác thì tôi càng nhận thức ra được sự thiếu hụt một cái thay thế khả dĩ cho học thuyết này. Người ta muốn cho quần chúng cái gì, nếu giả dụ, nền xã hội dân chủ đổ vỡ? Chẳng sẵn có một phong trào mà ở đó người ta có thể mong chờ rằng nó sẽ thành công trong việc lôi kéo về mình đám đông những người công nhân ít nhiều đã trở nên không có thủ lĩnh. Là điều vô lý và hơn nữa là ngu xuẩn khi nói rằng kẻ cuồng tín quốc tế một khi đã rời bỏ đảng giai cấp bây giờ sẽ ngay lập tức gia nhập một đảng tư sản, nghĩa là một tổ chức giai cấp mới. Bởi lẽ dù cho điều đó có gây khó chịu đến mấy cho các tổ chức khác nhau, thì vẫn chẳng thể phủ nhận rằng với các chính trị gia tư sản thì sự phân giai cấp đa phần là hiển nhiên chừng nào về mặt chính trị nó không bắt đâu tác động xấu cho họ.
Phủ nhận sự kiện này chi minh chứng không chỉ thói hỗn xược, mà cả sự ngu dốt của những kẻ dối trá.
Người ta nên tránh xem quảng đại quần chúng ngu hơn là nó vốn vậy. Trong các vấn đề chính trị, không hiếm khi tình cảm quyết định đúng hơn là lý trí. Tuy nhiên ý kiến cho rằng, với sự không đúng của tình cảm này của quần chúng thì quan điểm quốc tế ngu dốt của nó đủ tương ứng, lại có thể ngay lập tức phản bác tận gốc bởi dẫn chứng đơn giản là nền dân chủ theo chủ nghĩa hoà bình cũng chẳng hề ít điên khùng hơn, mà người mang nó lại hầu như hoàn toàn xuất phát từ phe tư sản. Chừng nào còn có hàng triệu công dân mỗi sáng lại kính cẩn tôn thờ tờ báo dân chủ Do Thái của họ thì các quí ông rất khó đàm tiếu về sự ngu ngốc của người “đồng chí”, người này rồi cuối cùng cũng chỉ xơi món phân hệt như vậy, dù được trình bày khác đi. Trong cả hai trường hợp thì người sản xuất vẫn luôn chỉ duy nhất là một kẻ Do Thái.
Vậy là người ta rất nên tránh phủ nhận những điều mà chúng vốn là vậy. Sự kiện là ở vấn đề giai cấp, nó hoàn toàn không chỉ xoay quanh các vấn đề thuộc tư tưởng như người ta đặc biệt trước các cuộc bầu cử vẫn thường hay muốn khai tỏ, chẳng thể phủ nhận được. Tính kiêu ngạo về thứ bậc của một bộ phận lớn nhân dân chúng ta, cũng như trước hết sự coi thường người lao động chân tay, là một hiện tượng chẳng hề xuất phát từ óc tưởng tượng của một kẻ mắc tật nghiện mặt trăng.
Nhưng thấy rõ rằng, dù hoàn toàn bỏ qua cái khả năng tư duy lùn của cái gọi là trí thức của chúng ta, khi chính ở trong những giới này người ta không hiểu là một tình huống mà nó không đủ cản sự lan truyền căn bệnh dịch hạch mà chủ nghĩa Mác vốn là vậy, thì ngày nay càng không có khả năng lấy lại cái gì đã đánh mất.
Các đảng “tư sản”, như họ tự gọi mình như vậy, sẽ chẳng bao giờ nữa đủ khả năng để kéo quần chúng “vô sản” về phe mình, bởi lẽ ở đây có hai thế giới đối diện nhau, một phần bị chia cắt tự nhiên, phần kia nhân tạo, mà trạng huống ứng xử lẫn nhau của chúng chi có thể là cuộc đấu tranh mà thôi. Nhưng ở đây phần thắng phải thuộc kẻ trẻ hơn – và đó là chủ nghĩa Mác.
Thực ra từ năm 1914 đã có thể nghĩ tới một cuộc đấu tranh chống lại nền xã hội dân chủ, duy chi, có thể duy trì cái trạng thái này với sự thiếu hụt bất cứ một sự thế chân thực tế nào, có thể là đáng ngờ.
Ờ đây đang có một lỗ hổng lớn.
Tôi có ý kiến này từ rất lâu trước chiến tranh và bởi vậy cũng chẳng quyết định được trước việc nhích gần đến một trong những đảng đang tồn tại. Trong tiến trình các sự kiện ủa cuộc thế chiến, tôi còn được củng cố thêm ý kiến này thông qua điều rõ ràng bất khả thi là, chính vì thiếu một phong trào như thế mà nó phải hơn là một đảng “nghị viện”, nhẫn tâm tiến hành cuộc đấu tranh chống lại nền xã hội dân chủ.
Tôi thẳng thắn nói hết về những điều đó với các người bạn gần gũi tôi.
Rút cục, bây giờ những ý nghĩ cũng đến với tôi lần đầu tiên, sau này sẽ có lúc nào đó đi làm chính trị.
Nhưng chính điều này lại là nguyên cớ để tôi luôn khẳng định ở nhóm nhỏ các bạn tôi rằng sau chiến tranh tôi muốn làm nhà diễn thuyết nghiệp dư.
Tôi tin là với tôi, điều đó rất nghiêm túc.
(Hết chương 5, mời bạn theo dõi tiếp chương 6)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét