MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!
Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 2.2: SUY NGHĨ CỦA HITLER TRONG MÔI TRƯỜNG SỐNG KHỔ SỞ VÀ BẨN THỈU
Nếu như tôi không từng ao ước sẽ thất vọng về những con người ấy, những con người đã tạo nên môi trường sống của tôi khi đó, tôi sẽ phải học cách phân biệt giữa những nét tính cách và cuộc sống bề ngoài của họ với những nền tảng sự phát triển của chính họ. Chỉ khi đó mới có thể chịu đựng được mọi chuyện mà không hề nhụt chí. Và như thế, sinh ra từ những nỗi khổ sở và tuyệt vọng, từ sự thoái hóa tầm thường và bẩn thỉu, không còn là những con người mà kết quả tồi tệ của những luật lệ tồi tệ; và những khôn khó trong đời tôi, chẳng hề ít hơn những người khác, đã giúp tôi không đầu hàng trong sự ủy mị sướt mướt trước những sản phẩm thoái hóa của quá trình phát triển này.
Không đó không phải là cách để giải quyết mọi chuyện!
Ngay cả khi đó tôi đã nhìn thấy chỉ có hai chặng đường có thể dẫn tới mục tiêu cải thiện những điều kiện tồi tệ ấy:
Ý thức sâu sắc nhất về trách nhiệm xã hội với việc tạo dựng những nền tảng phát triển tốt hơn, và quyết tâm đập tan không thương xót những lề lối cổ hữu đã thành bệnh nan y.
Chính vào lúc tạo hóa không chú ý tới việc gìn giữ những gì đang tồn tại, nhưng lại quan tâm hết mức tới sự sinh sản duy trì nòi giống các loài và ở người, thì việc làm giảm bớt những cái xấu đang tồn tại vốn được cho là theo quan điểm về bản chất con người, chín mươi chín phần trăm không thực hiện được, xem ra không quan trọng bằng việc bảo đảm một khởi nguồn lành mạnh hơn từ ban đầu cho sự phát triển tương lai.
Mục lục
[ẩn]- I. Lời ban biên tập
- II. Lời người dịch
- III. Lời giới thiệu
- IV. Lời tựa
- V. Tập 1: Toan tính
Chương 1: Ở nhà bố mẹ Chương 2: Những năm tháng học tập và gian khó ở Vienna 2.1: Kẻ nào bị kẹt cứng giữa hàm răng lũ rắn mới biết chúng đầy nọc độc 2.2: Suy nghĩ của Hitler trong môi trường sống khổ sở và bẩn thỉu 2.3: Cuộc chạm trán đầu tiên của Hitler 2.4: Giai cấp tư sản chẳng bao giờ có thể bù đắp được tội lỗi của mình 2.5: Những suy nghĩ về thế lực xấu của Hitler 2.6: Bộ mặt quỷ quyệt của chủ nghĩa Marx 2.7: Tất cả mọi chuyện với tôi dường như quá tàn ác 2.8: Sự ghê tởm của dân Do Thái 2.9: Không thể bắt tôi từ bỏ quan điểm “căm ghét” dân Do Thái 2.10: Hitler nhìn nhận sự “rèn luyện” từ Vienna
Chương 3: Những tư duy chính trị chung thời tôi ở Vienna 3.1: Hitler: Không ai hiểu rõ chính trị hơn tôi 3.2: Cuộc cách mạng năm 1848 3.3: Lãnh đạo và nghệ thuật giải thích 3.4: Cướp đi trí tuệ của nhà báo lưu manh 3.5: Tổ chức và những con chuột dối trá hạng nhất 3.6: Mein Kampf (Tập 1) – Chương 3.6: Thế giới chẳng tồn tại cho những dân tộc yếu hèn 3.7: Nguyên nhân sụp đổ phong trào toàn Đức trên Áo 3.8: Biến động lớn trên thế giới được chỉ đạo bởi ngòi bút? 3.9: Thủ đoạn sử dụng linh mục và những người chăm sóc tâm linh 3.10: Triết lý “thiên tài” của bậc thủ lĩnh cỡ lớn? 3.11: Những thu hoạch từ Vienna
Chương 4: Munich Chương 5: Thế chiến Chương 6: Tuyên truyền chiến tranh Chương 7: Cuộc cách mạng Chương 8: Tôi bắt đầu hoạt động chính trị Chương 9: Đảng công nhân Đức
- VI. Tập 2: Phong trào xã hội chủ nghĩa Quốc gia
- VII.Kết luận
Trong suốt cuộc đấu tranh sinh tồn ở Vienna, tôi đã nhận ra rõ rằng:
Hoạt động xã hội không bao giờ và vì bất kỳ lý do gì được phép hướng tới những chuyện tào lao về lòng nhân từ bác ái, mà phải hướng tới việc thủ tiêu những thiết sót cơ bản trong quá trình tổ chức đời sống kinh tế, xã hội của chúng ta mà hậu quả chắc chắn hay trong hầu hết các trường hợp đều có thể là sự suy thoái của các cá nhân.
Cái khó của việc áp dụng các phương pháp cực đoan và tàn nhẫn bậc nhất nhằm chống lại những kẻ tội phạm gây nguy hiểm cho quốc gia, dẫu đây chưa phải là điều kiện khó nhất, nằm ở sự đánh giá không chắc chắn của chúng ta về động cơ hay các nguyên nhân bên trong của những sự việc.
Sự thiếu chắc chắn ấy chỉ có cơ sở theo nhận thức của chính chúng ta về những tội lỗi liên quan tới các bi kịch suy thoái nòi giống; dù sự thật là như vậy, nó vẫn làm tê liệt mọi quyết định nghiêm túc và chắc chắn và phần nào phải chịu trách nhiệm cho sự yếu kém và thiếu nhiệt tình, hậu quả của thái độ do dự, trong việc thực thi các biện pháp tự bảo toàn tối cần thiết.
Chỉ khi nào chúng ta không còn bị ám ảnh bởi ý thức của chính chúng ta về sự tội lỗi, chúng ta mới có thể đạt tới sự bình yên bên trong và sức mạnh bên ngoài, dù tàn nhẫn và không thương xót nhổ sạch những mầm cây hoang và cỏ dại.
Chính bởi đế quốc Áo thực tế không hề có pháp chế xã hội hay phát luật nên ta có thể thấy rành rành những nhược điểm của nó khi chiến đấu chống lại những khối u ác tính.
Tôi không biết điều gì khiến tôi sợ hại nhất khi đó; cảnh sống cơ cực của những người bạn, sự thô tục về đạo đức và luận lý ở họ, hay là trình độ phát triển trí tuệ thấp kém của họ.
Đã bao nhiêu lần tầng lớp tư sản của chúng ta dấy lên sự căm phẫn cao độ về mặt đạo đức khi nghe lời tuyên bố của những kẻ lang thang khốn cùng rằng đối với họ thì thế cả thôi, dẫu họ là người Đức hay không, cho dù ở đâu đi chăng nữa, họ vẫn thấy hạnh phúc như nhau, chừng nào họ còn đủ tiền để sống!
Không có “tinh thần tự hào dân tộc” như vậy thật đáng trách hết sức, và thật đáng sợ khi thái độ ấy lại được biểu thị rõ ràng và cả quyết đến vậy.
Bao nhiêu người đã từng hỏi bản thân đâu là lý do thực sự để khẳng định các quan điểm của họ là ưu việt?
Bao nhiêu người nhận biết được vô vàn những ký ức rời rạc về sự vĩ đại của tổ quốc trong mọi lĩnh vực đời sống văn hóa và nghệ thuật, những người mà thắng lợi hoàn toàn của họ chỉ là nhằm truyền cho bản thân lòng tự hào được là thành viên của một đất nước thần thánh?
Bao nhiêu người hồ nghi rằng mức độ của lòng tự hào dân tộc phụ thuộc vào những hiểu biết của mọi người về sự vĩ đại của đất nước trong mọi lĩch vực?
Có bao giờ giới thiệu tiểu tư sản thôi quan tâm tới mức độ ít ỏi lố bịch mà điều kiện kiên quyết của lòng tự hào dân tộc truyền tới được những “thần dân” của nó hay không?
Chúng ta không thể tha thứ cho điều này chỉ bằng câu nói “các nước khác cũng không tốt đẹp gì hơn”, và rằng ngay cả ở các nước ấy, người lao động vẫn cứ công khai thừa nhận quốc tịch của mình. Cho dù sự thật có như vậy thì đó cũng không phải là cái cớ để chúng ta bỏ qua mọi chuyện. Nhưng nếu sự thật không phải như vậy; với những thứ mà chúng ta vẫn luôn gọi là giáo dục “kiểu sô-vanh”; chẳng hạn người Pháp lúc nào cũng nhấn mạnh tuyệt đối về sự vĩ đại của nước Pháp thường nói. Thực tế là thế hệ trẻ của Pháp không được nuôi dạy để biết suy nghĩ khách quan mà bị nhồi nhét những quan điểm hết sức chủ quan nhiều tời mức chúng cũng quan tâm đến sự vĩ đại về chính trị và văn hóa của đất nước mình.
Sự giáo dục kiểu đó luôn được giới hạn ở những giá trị toàn diện và hoàn toàn khái quát để khi cần phải được khắc sâu vào trí nhớ và tình cảm của mọi người thông qua sự nhắc đi nhắc lại không ngừng.
Tuy nhiên, đất nước này không chỉ phạm phải cái tội lỗi xấu xa là đã bỏ qua mọi chuyện mà còn tích cực phá hủy những điều nhỏ nhoi mà nhiều người may mắn được học ở trường. Bè lũ phản bội đã đầu độc đất nước chúng ta về mắt chính trị giờ lại còn gặm nhấm cả những thứ ít ỏi ấy trong trái tim và ký ức của quần chúng nhân dân, ở mức độ ghê gớm hơn cả những gì mà đói nghèo và gian khổ đã từng gây ra.
Hãy thử hình dung thế này:
Trong một căm hộ tầng hầm hai buồng ngột ngạt, có một gia đình gồm bảy người đang sinh sống. Trong số năm đứa trẻ có một cậu bé ba tuổi, giả dụ vậy. Đây là cái tuổi mà ý thức của đứa trẻ sẽ tạo nên ấn tượng ban đầu. Nhưng người tài năng có thể giữ lại những dấu vết ký ức thời kỳ này mãi tới khi về già. Sự chật chội và đông đúc quá mức trong căn phòng không đem lại những điều kiện dễ chịu. Kết quả là cãi cọ xảy ra rất thường xuyên. Trong hoàn cảnh ấy, con người không sống cùng nhau mà là đè nén, dồn ép nhau. Mọi cuộc tranh luận, kể cả về những chuyện vặt vãnh nhất, nếu xảy ra trong một căn hộ rộng rãi hẳn đã có thể được giảng hòa khi mọi người tránh mặt nhau với thái độ hòa nhã, và như vậy mọi chuyện tự được giải quyết, nhưng ở đây, chỉ đem lại những cuộc cãi lộn gay gắt không có hồi kết. Dĩ nhiên, bọn trẻ vẫn có thể chịu được mọi chuyện; trong hoàn cảnh ấy chúng luôn đánh lộn rồi lại nhanh chóng quên ngay. Nhưng nếu cuộc chiến ấy lại diễn ra giữa bố mẹ chúng, và hầu như ngày nào cũng diễn ra theo chiều hướng; cuộc chiến tranh cãi diễn ra với những cảnh bố hung dữ lao vào mẹ, rồi những trận đòn trong cơn say, ai chưa từng biết đến hoàn cảnh này sẽ khó mà hình dung được cái tính cách chắc chắn sẽ hình thành ở bọn trẻ sau những cuộc cái lộn ấy. Lên sáu tuổi cậu bé đáng thương nghi ngờ sự tồn tại của những thứ chẳng đem lại điều gì cho mọi người, kể cả người lớn, ngoài nỗi khiếp sợ. Bị đầu độc về mặt đạo đức, thể chất ốm yếu vì ăn uống thiếu thốn, đầu tóc đầy chấy rận, vị “công dân” trẻ tuổi vào học ở một trường công lập. Vật lộn mãi cậu bé cũng biết đọc, biết viết, nhưng chỉ có vậy mà thôi. Cậu không thể làm bài tập về nhà được. Trong khi đó, bố mẹ cậu, ngay trước mặt con cái, dùng những từ ngữ kinh khủng không thể nhắc lại được về thầy cô và trường học của cậu, và có nhiều hướng chửi rủa thẳng vào họ là hơn dạy con mình được điều gì tử tế. Tất cả những điều mà cậu bé nghe được ở nhà không làm cậu thêm kính trọng những người thân yêu của mình. Chẳng còn dấu vết gì về những điều tốt đẹp của lòng nhân ái, chẳng có tổ chức nào không bị chửi rủa; từ các thầy cô giáo tới các vị đứng đầu chính quyền, bất kể là vấn đề liên quan tới tôn giáo, đạo đức, nhà nước xã hội, tất cả đều bị sỉ vả với những từ tục tĩu nhất và đều bị ném vào đống rác rưởi của những cái nhìn hạ đẳng nhất. Bị đuổi khỏi trường khi mười bốn tuổi, chàng trai trẻ thật khó quyết tâm điều gì mạnh hơn cả bản thân mình. Sự dốt nát không thể tin nổi đến mức chỉ có kiến thức và năng lực thật sự mới biết được, hay là thái độ xấc láo cộng với lối sống vô đạo đức, cho dù còn ít tuổi, khiến người khác phải dựng tóc gáy.
Thử hỏi cả nhà mà đến giờ chẳng có gì khiến anh ta tôn thờ, một người chẳng gặp được một sự cao quý nào, trái lại còn hồ nghi về điều đó và nhận biết được mọi sự đê tiện của cuộc sống, có thể có được vị trí trong cái cuộc sống mà anh ta chuẩn bị bước vào?
Cấu bé ba tuổi đã trở thành một kẻ luôn khinh miệt. Cho đến lúc đó, ngoài sự bẩn thiu và thô tục, chàng trai trẻ chẳng hề thấy điều gì có thể khơi dậy nhiệt tình mạnh mẽ hơn.
Nhưng chỉ tới giờ chàng trai mới bước vào trường học thật sự về những thư tồn tại ấy.
Giờ đây chàng trai bắt đầu một cuộc sống như trước đây, một cuộc sống mà cha cậu từng sống và cậu đã từng chứng kiến điều đó trong suốt những ngày thơ ấu. Chàng trai lang thang trên những góc phố, những quán bar, Chúa mới biết cậu trở về nhà váo lúc nào; và đôi khi để thay đổi không khí, cậu đánh cả người phụ nữ ốm yếu đã từng là mẹ cậu, nguyền rủa Chúa và cả thế giới, rồi rốt cuộc bị kết tội trong vụ tấn công nào đó và bị bắt đến trại cải tạo.
Ở đó cậu ta được đánh bóng lần cuối cùng. Những người bạn tiểu tư sản đáng quý ngạc nhiên cực độ khi thấy vị “công dân” trẻ tuổi này chẳng hề có cái gọi là “lòng nhiệt tình dân tộc”.
Ngày tháng trôi đi, qua những vở kịch hay những bộ phim, những tác phẩm văn hóa viết dấm dúi và những tờ báo lá cải, họ nhìn thấy hàng xô chất độc đang dồn vào nhân dân, và kinh ngạc trước “tình trạng đạo đức” thấp kém và thái độ “thờ ơ với dân tộc” của quần chúng nhân dân.
Cứ như thế là những bộ phim rẻ tiền, những tờ báo lá cải, và những thứ nhơ bẩn như vậy có thể tạo nên nền tảng để người ta hiểu về sự vĩ đại của tổ quốc, ngoài những gì mọi người đã được học từ khi bé.
Những cái trước đây tôi chưa từng đặt mối nghi ngờ thì trong những năm ấy tôi đã được học một cách nhanh chóng và thấu đáo.
Vấn đề “Quốc gia hóa” của một dân tộc, xét trong tương quan với những vấn đề khác, cốt yếu là ở việc tạo ra những điều kiện xã hội lành mạnh, xây dựng nền móng cho triển vọng giáo dục cá nhân. Chỉ những người được học ở nhà trường và được nuôi dạy để nhận biết tầm vóc to lớn về kinh tế, văn hóa, và nhất là về chính trị của đất nước mình có thể và chắc sẽ có thể giành được niềm tự hào khi được hưởng cái quyền là thành viên của một dân tộc như vậy.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét