Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (15)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 2.7: TẤT CẢ MỌI CHUYỆN VỚI TÔI DƯỜNG NHƯ QUÁ TÀN ÁC
Giống như mọi khi, tôi tiếp tục ở Vienna để theo dõi những sự kiện về nước Đức với Niềm say mê sôi sục, bất kể những sự kiện đó liên quan tới văn hóa hay chính trị. Trong niềm tự hào và thán phục, tôi so sánh sự đi lên của Đế chế Đức với sự suy yếu của đế quốc Áo. Nếu như những sự kiện về chính trị ở nước ngoài đem lại cho tôi niềm vui trọn vẹn thì những khía cạnh kém vui hơn của đời sống trong nước thường khơi dậy trong tôi nỗi buồn phiền, lo lắng. Tôi không đồng tình với cuộc chiến chống lại William Đệ nhị khi đó. Với tôi, ông không chỉ là vị Hoàng đế của nước Đức, mà còn là người đầu tiên và trước hết kiến tạo nên đội quân Đức. Sự kiện Quốc hội hạn chế quyền phát biểu của ông đã khiến tôi vô cùng tức giận bởi lẽ điều đó lại bắt nguồn từ một nguyên cớ mà theo tôi không hề có một cơ sở nào, và bởi những gì lũ nghị sĩ dốt nát lắp ba lắp bắp trong một phiên họp còn vô nghĩa hơn tất thảy những điều mà mọi triều đại hay mọi vị hoàng đế từng làm trong hàng thế kỷ nay.

Adolf Hitler.
Tôi thấy bị xúc phạm bởi một đất nước, nơi mà những tên ngốc không những có quyền chỉ trích mà còn có ghế trong Quốc hội và được tự do điều hành đất nước với tư cách “kẻ lập pháp”, trong khi đó những con người mang vương miện hoàng gia lại phải tiếp thu “lời khiển trách” từ những kẻ lắm điều nhất của mọi thời đại.
Mục lục
 [ẩn]
Nhưng tôi còn phẫn nộ hơn khi cũng những tờ báo của thành Vienna ấy, vốn vẫn cúi đầu khúm núm trước những chú ngựa gầy yếu trong Triều đình, và cười phá lên vui sướng nếu tình cờ thấy chúng ve vẩy đuôi, giờ đây lại tỏ ra chỉ trích Hoàng Đế Đức, với một vẻ tưởng như quan tâm, ấy thế nhưng với tôi, đó lại là sự ác tâm không khéo che dấu. Dĩ nhiên, những tờ báo này chẳng hề có ý định cản trở những điều kiện bên trong Đế chế Đức – ôi, không, Chúa không cho phép điều đó – nhưng bằng cách đặt những ngón tay của mình lên những vết thương ấy theo một cách thân thiện nhất, chúng lại thực hiện cái nhiệm vụ được tinh thần liên minh giao phó, và ngược lại thỏa mãn các yêu cầu về sự thật báo chí, v.v… Và bây giờ đây chúng lại thọc ngón tay vào những vết thương một cách tùy thích.
Những lúc như thế, trong tôi máu bốc lên tận đầu.
Chính điều này đã khiến tôi dần dần đọc các tờ báo lớn với sự cẩn trọng hơn trước đây.
Và trong một lần như thế tôi buộc phải thừa nhận rằng, một trong những tờ báo chống Do thái, tờ Deutsches Volksblatt, có cung cách cư xử tử tế hơn các tờ báo khác.
Một điều nữa khiến tôi phát cáu là sự tôn thờ đáng khinh mà những tờ báo lớn dành cho nước Pháp. Một người Đức không thể không cảm thấy nhục nhã hơn vì mình là người Đức khi nhìn lời ca tụng ngọt xớt về cái gọi là “đất nước văn hóa lớn”. Hành động liếm gót giày quân Pháp này đã hơn một lần khiến tôi quẳng ngay một trong những “tờ báo của thế giới” ấy đi. Và những lần như vậy, đôi khi tôi nhặt lấy tờ Volksblat, một tờ báo nhỏ hơn nhưng trong những vấn đề thế này có phần dễ làm người đọc ngon miệng hơn. Tôi không đồng tình với giọng điệu bài Do thái gay gắt, nhưng đôi khi tôi cũng đọc những lập luận đem lại cho tôi những điều đáng phải suy nghĩ.
Trong mọi trường hợp, những lần như vậy dần làm tôi quen với một con người và một phong trào mà trong những ngày ấy đóng vai trò dẫn dắt các số phận của thành Vienna, đó là Tiến sĩ Karl Lueger và Đảng Xã hội Thiên chúa giáo. Khi mới tới Vienna, tôi thù ghét cả hai thứ đó. Con người đó và phong trào đó trong mắt tôi đều là “phản động”.
Tuy nhiên, ý thức về sự công bằng đã buộc tôi dần thay đổi nhận định ấy khi được biết con người ấy và công trình của ông ta; và dần dần những nhận định của tôi đã biến thành sựu thán phục không dấu diếm. Ngày hôm nay, hơn bao giờ hết, tôi coi con người ấy là thị trưởng vĩ đại nhất từ trước tới nay của nước Đức.
Sự thay đổi thái độ với phong trào Xã hội Thiên chúa giáo đã đánh đổ bao nhiêu là nguyên tắc cơ bản của tôi!
Và như thế, những quan điểm về bài Do thái của tôi đã không chống cự được trước sự trôi đi của thời gian, và đó là biến đổi lớn nhất của tôi.
Điều đó đã buộc tôi phải trải qua những cuộc đấu tranh nội tâm quyết liệt nhất, và phải vài tháng sau cuộc chiến với tình cảm, lý trí của tôi mới bắt đầu giành được thắng lợi. Hai năm sau, tình cảm của tôi đã hoàn toàn khuất phục lý trí, và kể từ đó nó trở thành người bảo vệ và canh gác trung thành nhất của lý trí.
Vào lúc xảy ra cuộc chiến đấu gay go giữa sự giáo dục về tâm hồn và lý trí lạnh lẽo, những chỉ dẫn bằng hình ảnh của các đường phố Vienna là sự giúp đỡ vô giá đối với tôi.
Đã đến lúc tôi không còn như trước đây, lang thang mò mẫm trong thành phố lớn mà giờ đây với đôi mắt mở to, tôi không chi thấy những tòa nhà mà còn thấy cả những con người của thành phố.
Một lần, khi tôi đi dạo qua khu trung tâm, tôi bỗng bắt gặp một người trong bộ captan mà đen với những mớ tóc quăn dài màu đen. Ý nghĩ đầu tiên của tôi là “Chẳng lẽ đây là một tên Do thái?”
Bởi vì rõ ràng là người này trông không giống dân Do thái tôi từng gặp ở Linz, tôi bèn quan sát một cách ngấm ngầm và cẩn thận, nhưng càng nhìn chằm chằm vào bộ mặt ngoại bang ấy, xem xét kỹ lưỡng từng đặc điểm một, cái câu hỏi ban đầu lại càng biến dạng thành: Chẳng lẽ đây là một người Đức?

Đội cứu hỏa ở Linz vào năm 1920
Giống như mọi lần, giờ đây tôi bắt đầu cố gắng làm giảm mối nghi ngờ qua những cuốn sách mà tôi tìm mua. Tôi mua cuốn sách đầu tiên về chủ để bài Do thái. Thật không may, cuốn sách được viết dựa trên giả định rằng nói chung, người đọc đã biết hoặc thậm chí hiểu về vấn đề dân Do thái ở một mức độ nào đó. Bên cạnh đó, cái giọng điệu trong cuốn sách phần lớn lại khơi dậy nỗi ngờ vực trong tôi, phần là vì những lập luận ngu dốt và thiếu khoa học một cách đáng ngạc nhiên được đưa ra để bảo vệ quan điểm bài Do thái.
Tôi lại rơi vào trạng thái cũ trong nhiều tuần kế tiếp, thậm chí hàng tháng trời.
Tất cả mọi chuyện với tôi dường như quá tàn ác và lời buộc tội quá sức tưởng tượng tới mức, bị dày vò bởi nỗi sợ hãi đã làm một điều không công bằng, tôi lại trở nên lo âu và không chắc chắn.
Tuy thế tôi không còn nghi ngờ nhiều rằng các mục tiêu nghiên cứu của tôi lại không phải là những người Đức của một thức tôn giáo đặc biệt nào đó, mà là một dân tộc trong bản chất của chính nó; bởi lẽ từ khi tôi bắt đầu quan tâm tới vấn đề này và bắt đầu có nhận thức về dân Do thái, thành Vienna bỗng hiện ra trước tôi dưới một thứ ánh sáng hoàn toàn khác so với trước. Bất cứ nơi nào tôi đến, tôi bắt đầu nhìn thấy dân Do thái, và càng nhìn thấy chúng nhiều hơn, trong mắt tôi chúng lại càng trở nên đặc biệt rõ rệt với phần còn lại của nhân loại. Nhất là ở khu trung tâm hay các khu phí bắc Kênh Danube, nhung nhúc lũ người mà vẻ bề ngoài không còn bất kỳ điểm tương đồng nào với người Đức.
Mọi nỗi ngờ vực trong tôi cuối cùng đã bị xua tan bởi chính thái độ của một bộ phận dân Do thái.

Dân Do thái lang thang trên đường phố tại Vienna vào năm 1915.
Trong đám Do thái xuất hiện một phong trào lớn, với sự tham gia của khá nhiều người Do thái ở Vienna, nhằm khẳng định bản sắc dân tộc của mình: đó là phong trào phục quốc Do thái.
Cứ như thể là, điều này có vẻ chắc chắn, chỉ có một bộ phận dân Do thái đồng tình quan điểm trên, trong khi đại đa số phê phán và thâm tâm từ chối cái ý tưởng đó. Nhưng khi được xem xét kỹ lưỡng, cái vẻ bề ngoài thực ra chỉ là cái cớ che đậy những động cơ cá nhân, nếu không nói là che đậy những lời dối trá. Bởi lẽ những kẻ được gọi là Do thái tự do không hề coi những kẻ theo chủ nghĩa phục quốc Do thái là phi Do thái mà chỉ là những người Do thái công khai thừa nhận bản sắc của mình một cách không thực tế, thậm chí là nguy hiểm.
Thực chất chúng vẫn cùng một loại với nhau chẳng có gì thay đổi cả.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét