Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (75)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 2: Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia
CHƯƠNG 10.1: NGHỆ THUẬT MÀ BỌN ĐỘC TÀI HAY SỬ DỤNG?
Cái nghệ thuật mà bọn độc tài Bônsêvích đã biết cách sử dụng để khẳng định rằng việc xóa bỏ nền Cộng hòa nghị viện sẽ như là chiến thắng của quân đội Phổ chống lại người dân Bayern có khuynh hướng chống quân phiệt và chống Phổ, đã đơm hoa kết trái. Trong Mil Kurt Eisner chưa thu hút được số lượng ủng hộ mình lên đến vạn người trong cuộc bầu cử vào Nghị viện Lập pháp bang Bayern tại München, còn đảng Cộng sản thậm chí mới ở ngưỡng ba nghìn người, thì chỉ sau sự sụp đổ của nền Cộng hòa, số lượng bầu chọn cho hai đảng này đã tăng lên gần một trăm nghìn người.
Và ngay trong thời gian này, cuộc chiến của cá nhân tôi đấu tranh với sự xúi giục, kích động những người gốc Đức chống lại nhau cũng bắt đầu được triển khai thực hiện.

Ảnh minh họa.
Tôi tin là trong cuộc đời mình, chưa bao giờ tôi lại bắt đầu một việc không được lòng dân hơn Đời tranh đấu của tôi nhậm chống lại sự kích động chống Phổ lúc bấy giờ. Tại München, những đại hội quần chúng đầu tiên đã diễn ra ngay trong thời kỳ Xô Viết cai trị. Ở những đại hội đó, sự căm ghét toàn bộ phần còn lại của nước Đức, đặc biệt là chống lại người Phổ, đã hội tụ thành một cơn giận dữ sôi sục đến nỗi mà nó không chỉ liên quan tới sự nguy hiểm đến tính mạng của một người Bắc Đức khi tham dự một đại hội như thế, mà việc bế mạc những đại hội như vậy đa phần đều bị kết thúc khá là công khai với những tiếng la hét điên loạn: “Tẩy chay bọn Phổ!” – “Đả đảo bọn Phổ!” – “Đánh nhau với bọn Phổ đi!”, một không khí mà một người đại diện đặc biệt nổi bật cho những lợi ích chủ quyền của Bayern tại Quốc hội Đức đã tổng kết lại thành một khẩu hiệu, đó là: “Thà chết như một người Bayern còn hơn bị tha hóa thành bọn Phổ.”
Mục lục
 [ẩn]
Người ta phải chứng kiến những đại hội lúc bấy giờ thì mới hiểu được việc lần đâu tiên tôi chống cự với sự điên rồ này trong một đại hội tại tầng hầm Löwenbräu ở München khi bao quanh tôi chỉ có một vài người bạn là như thế nào đối với bản thân tôi. Đó là bạn chiến đấu, những người đã sát cánh, ủng hộ, giúp đỡ tôi lúc bấy giờ và có lẽ người ta có thể tưởng tượng được cảm xúc của chúng tôi, khi một đám đông trở nên mất trí gào lên phản đối chúng tôi và dọa sẽ đánh hạ chúng tôi. Trong thời gian mà chúng tôi đang chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, thì phần lớn trong số cái đám đông này chỉ lảng vảng, vật vờ như bọn đào ngũ hay như lũ trốn tránh trách nhiệm với vị trí dự bị hay ở lại quê nhà. Dĩ nhiên, những tình tiết này đã mang lại may mắn cho tôi, khi nhóm người mà tôi tin tưởng đã thực sự gắn bó với tôi và nhanh chống thề nguyền sống chết có nhau bên tôi.
Những cuộc chiến đã lặp lại hết lần này đến lần khác, kéo dài suốt sang cả năm 1919 và chỉ ngay đầu năm 1920 dường như còn tăng cường mạnh mẽ hơn. Đã cố những đại hội quần chúng – mà trong đó, tôi đặc biệt nhớ tới một lần được tổ chức tại hội trường Wagner ở phố Sonnen của München – nơi mà đội quân của tôi trong thời gian đó mỗi lúc một lớn mạnh hơn đã phải trải qua những cuộc chiến khốc liệt nhất, những cuộc chiến mà không hiếm khi kết thúc với việc người ta hành hạ, đánh gục, giẫm đạp lên những người ủng hộ tôi, để cuối cùng, có nhiều xác chết hơn là người sống bị ném ra khỏi hội trường.
Cuộc chiến mà tôi đã đón nhận với tư cách là người duy nhất được các chiến hữu của mình ủng hộ và trợ giúp, giờ đây, tôi gần như muốn nói rằng, nó không những vẫn tiếp tục được duy trì mà còn trở thành nhiệm vụ thiêng liêng của phong trào trẻ.
Cho đến ngày hôm nay, vẫn còn là niềm tự hào của tôi khi có thể nói rằng, chúng tôi thời bấy giờ – hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào những người ủng hộ chúng tôi tại Bayern – đã từng bước chậm rãi nhưng chắc chắn kết thúc cái thứ hỗn hợp được pha trọn bởi sự ngu dốt và phản quốc. Tôi nói là ngu dốt và phản quốc vì tôi hoàn toàn tin rằng cái đám đông gồm toàn những kẻ theo đám ăn tàn thực sự chẳng là gì ngoài một lũ người tốt bụng nhưng ngu xuẩn và sự ngây ngô, khờ khạo như thế thì chẳng thể có lợi cho những kẻ tổ chức hay xúi bẩy được. Tôi vẫn coi họ và tới tận bây giờ vẫn sẽ coi họ là bọn phản bội bị Pháp mua chuộc. Trong một trường hợp, đó là trường hợp của Dorten, thì lịch sử đã đưa ra phán xét của mình rồi.
Điều đã khiến cho tình hình trở nên đặc biệt nguy hiểm lúc bấy giờ chính là sự khéo léo tài tình mà cùng với nó, những xu hướng thực đã được che đậy, bằng cách nêu bật những ý đồ có tính áp dụng liên bang lên thành động cơ duy nhất cho hành vi này. Nhưng việc nhen nhóm lòng căm ghét người Phổ rõ ràng là không liên quan gì đến chế độ liên bang. Ngay cả một “hoạt động của liên bang” là cố gắng giải tán một nhà nước liên bang khác hoặc tách nhỏ thành phố đó ra cũng tạo ảnh hưởng thật kỳ lạ. Bởi một người theo chủ nghĩa liên bang trung thực, mà với người đó, những trích dẫn trong tư tưởng về đế chế của Bismarck không phải là những ngôn từ lừa dối, không được phép có ý muốn tách rời nhà nước Phổ được tạo dựng nên, hay đúng hơn là được hoàn thiện bởi Bismarck ra thành từng phần hay thậm chí là ủng hộ công khai một nỗ lực chia rẽ nào như thế. Ở München, người ta sẽ gào rú lên thế nào, nếu một đảng bảo thủ của Phổ lại hậu thuẫn việc tách rời thị trấn Franken ra khỏi Bayern hay thậm chí là đòi hỏi hoặc khuyến khích điều đó bằng hành động cồng khai. Có thể trong tất cả, một người sẽ chỉ thực sự lấy làm tiếc vì những tâm hồn có khuynh hướng liên bang chân chính đã không nhìn thấu được trò bịp bợm đáng hổ thẹn này mà thôi; bởi trước nhất, những tâm hồn đó chính là nạn nhân của sự lừa đảo. Trong khi tư tưởng liên bang bị đè nặng như thế, rốt cuộc những người ủng hộ nó lại đào mồ chôn cho chính tư tưởng đó. Người ta sẽ không thể tuyên truyền về việc tổ chức cơ cấu liên bang cho một đế chế, nếu người ta phản đối, chửi bới và vấy bẩn bộ phận thiết yếu nhất của một cấu trúc nhà nước như thế, cụ thể là nước Phổ, nói ngắn gọn là nếu có thể thì không muốn biến nó thành một nhà nước liên bang. Thậm chí, thứ đã khiến cho chuyện này còn khó tin hơn chính là cuộc chiến của những người được gọi là những nhà theo chủ nghĩa liên bang chính xác đang quay ra chống lại nước Phổ, một đất nước mà khó có thể được kết nối với nền dân chủ tháng mười một. Bởi không phải là chống lại những vị cha đẻ của hiến pháp Weimar, những người mà đa số là dân vùng Nam Đức hoặc Do Thái, mà sự phỉ báng và tấn công của những người được gọi là những nhà theo chủ nghĩa liên bang kia lại hướng đến việc chống lại những đại diện của nước Phổ cũ bảo thủ, đó là những người có quan điểm hoàn toàn đối lập với hiến pháp Weimar. Việc người ta đặc biệt cẩn trọng không đụng chạm tới bọn Do Thái không có gì là lạ, và có lẽ nó lại mang đến chiếc chìa khóa giải quyết cho toàn bộ câu đố này.

Cuộc biểu tình của các SPD tại Munich 11/1918
Cũng như trước cuộc cách mạng, bọn Do Thái đã hiểu được cách làm thế nào để đánh lạc hướng sự chú ý khỏi những tập đoàn quân sự của chúng hoặc chính xác hơn là đánh lạc hướng sự chú ý khỏi chính bản thân chúng và chúng cũng đã biết cách khiến đông đảo quần chúng, đặc biệt là nhân dân Bayern quay ra chống người Phổ, nên sau cuộc cách mạng, bằng cách nào đó, chúng cũng phải che đậy cuộc đột kích mới và có quy mô lớn gấp mười lần. Và chúng đã thành công trong trường hợp này là việc kích động những người được gọi là “những nhân tố quốc gia” của Đức chống lại nhau: một Bayern bảo thủ sắp đặt chống lại một nước Phổ cũng có tư tưởng bảo thủ. Và một lần nữa, chúng lại thành công bằng thủ đoạn xảo quyệt nhất, đó là, giữ lấy những gì tính xảo của Đế chế bên cạnh những lời đe dọa của mình, khiêu khích những sự xâm lấn vô cùng nham hiểm và vô lễ đến nỗi khiến máu của những người có liên quan vì thế mà luôn phải sôi lên sùng sục. Nhưng không bao giờ là chống bọn Do Thái, mà lúc nào cũng là chống lại những người anh em Đức với nhau. Thứ mà người Bayern thấy không phải là một Berlin với bốn triệu con người làm việc chăm chỉ, vất vả mà là một Berlin lười nhác, bị chia tách của một phương Tây tệ nạn, suy đồi nhất! Nhưng sự căm ghét không chĩa vào phương Tây này mà là chống lại thành phố của người “Phổ”.
Thực sự tôi thường thấy tuyệt vọng.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét