Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (2)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

LỜI NGƯỜI DỊCH
Đời đấu tranh của tôi được viết theo văn phong của một người dân miền nam nước Đức thời kỳ hiện đại, một người tự học và có tài năng hùng biện. Dĩ nhiên, hình ảnh ấy không hoàn toàn mô tả con người Hitler nhưng tôi nghĩ rằng nó hẳn phải lý giải một vài điều trong phóng cách của ông ta.

Adolf Hitler.
Khi ở Vienna, Hitler là một người rất ham đọc báo. Văn phong báo chí nước Áo, cứ như Karl Kraus nhận định, lại rất cẩu thả, thiếu logic và rặt giọng khoe mẽ. Hiển nhiên là chính sự đông đúc của người Czech, Hungary và những ngoại bang khác tới Áo để kinh thương nên thứ ngữ pháp người ta dùng trên báo chí trở nên vô cùng tệ hại.
Mục lục
 [ẩn]
Hẳn là Hitler đã đọc những cuốn sách nho nhỏ về lịch sử, tâm lý học, phân biệt chủng tộc và chính trị. Tuy vậy, Hitler chẳng hề muốn hệ thống hóa những gì mình đã đọc. Ông ta giữ lại hầu hết những kiến thức trong sách vở rồi tách rời những sự kiện muốn sử dụng cho mục đích riêng và nhặt ra những cụm từ mà năn khiếu hùng biện mách bảo ông cần ghi nhớ. Tuy thế, hầu hết những câu nói ông ta yêu thích xuất phát từ các vở nhạc kịch. Hitler thuộc nhiều trích dẫn nổi tiếng của Goethe và Schiller cũng như nhớ nhiều thuật ngữ hết sức khó hiểu của Wagner. Không có dấu hiệu nào khẳng định Hitler từng đọc các tác phẩm của tác giả Đức, huống chi là các tác giả cổ điển nước ngoài, để có thể kết luận rằng ông ta chịu ảnh hưởng từ lối văn phong của các tác giả đó.
Hitler từng được coi là kẻ hoang tưởng; trong mọi trường hợp, quan điểm của ông ta đều nặng tính chủ quan cá nhân. Ngay cả khi bàn về những vấn đề có tính lý thuyết như là “nhà nước”, “chủng tộc”,v.v…, hiếm khi thấy ông ta theo đuổi một lập luận logic gắn kết với các chủ đề đó. Ông ta đưa ra những luận điệu khác thường mà chẳng buồn tìm cách chứng minh là mình đúng. Ít khi thấy có sự liên hệ rõ ràng giữa các đoạn văn trong tác phẩm của ông ta. Lập luận ở đây hoàn toàn mang tính tâm lý: Hitler đang đấu tranh chống lại bè lũ đối lập, tán dương thổi phồng về bản thân mình, tạo ra một thế giới không tưởng nào đó mà ở đấy ông ta là nhân vật rất quan trọng. Trong một vài đoạn cụ thể hơn một chút, Hitler lại chiến đấu chống lại các đối thủ chính trị cùng tham gia phong trào với mình. Ngay cả khi đó, người đọc vẫn thấy rất khó hiểu vì chẳng bao giờ ông ta hé lộ mình đang lập luận chống lại ai nhưng lại đưa ra mọi mưu đồ chính trị và coi đó như là tôn chỉ hoạt động. Chính sự theo đuổi thuyết nhân cách đây đã biến Hitler thành một người có óc quan sát tồi. Văn phong của ông ta vắng bóng những sắc màu và sự chuyển động. Hiếm khi thấy có hình ảnh xuất hiện, nếu có cũng chỉ lời nói thuần túy và khó mà mường tượng được, kiểu như “nền móng để kết thúc sự thống trị của người Đức trong nền quân chủ”, hay buộc “những kẻ kém mạnh mẽ hơn phải lui về chốn vô danh vĩnh hằng”. Sử dụng phép ẩn dụ là nét đặc trưng trong văn phong báo chí Đức thời hiện đại nhưng phải nói rằng Hitler là một chuyên gia thực tài về phép ẩn dụ. Chẳng hạn, ông đã mô tả Pöhner là “cái gai trong mắt các quan chức chính phủ dễ bị mua chuộc”.

Hitler từng được coi là kẻ hoang tưởng; trong mọi trường hợp, quan điểm của ông ta đều nặng tính chủ quan cá nhân.
Một tác giả không phải là người Đức có cùng trình độ như Hitler sẽ có lối hành văn theo một cách khác. Đức là đất nước có nền văn hóa đại chúng cao, với số lượng người đọc sách lớn nhất trên thế giới. Ở tần lớp trung lưu, mong muốn được học hành là rất lớn. Người dân ở các nước khác hay đọc các tiểu thuyết nhẹ nhàng hay những tạp chí thông thường chứ người Đức thì đam mê những tác phẩm về nghệ thuật, khoa học, lịch sử và trên hết là triết học. Có những cụ từ triết học đã trở thành khuôn mẫu trong văn học báo chí. Hitler lúc nào cũng nói tới “các khái niệm” hay những thứ “theo đúng nghĩa của nó”. Không chỉ thế, ông ta còn luôn cố gắng tỏ ra mình cũng là một người có văn hóa. Đó là lý do để ông ta viết những câu văn dài dòng, khó hiểu mà chính bản thân ông ta còn thấy rối tinh lên chẳng biết đâu mà lần; hay là dùng toàn những lời khoa trương khoe mẽ để mở đầu cho Chương Mười.
Sự thiếu tinh chuyển động và phát triển trong cuốn “Đời tranh đấu của tôi” hẳn là có liên quan tới việt Hitler ít chú tâm tới thế giới khách quan. Tuy nhiên cái lối diễn đạt chuộng sử dụng thể từ nhiều hơn đồng từ một lần nữa khẳng định Hitler chịu ảnh hưởng của văn phong báo chí Đức. Rất nhiều tác giả người Đức, trong đó có cả các học giả hàn lâm, dường như cho rằng thể từ là loại từ mạnh nhất và có tính cảm xúc sâu sắc nhất. Xu hướng chuộng thể từ còn thấy cả trong các báo cáo của giới cảnh sát Đức. Thay vì nói “người này bị bắt” họ sẽ nói là “việc bắt người này đã diễn ra”. Cách nói đó cũng là đặc điểm nổi bật nhất trong phong cách của Hitler.
Đôi khi, bên cạnh những câu cú nặng nè, tẻ nhạt, Hitler bỗng như bị đánh thức bởi một cơn thịnh nộ. Thế là ông ta vứt bỏ hành trang quen thuộc của mình và cho ra đời một bài diễn văn đầy tính hùng biện và chỉ trích mạnh mẽ.
Nét đặc trưng và khác thường trong phóng cách của Hitler nói chung không gây nhiều khó khăn cho dịch giả. Việc kết hợp phép ẩn dụ cũng thường thấy trong các ngôn ngữ nào. Một Hitler của ngôn ngữ Anh cũng có thể rườm rà dài dòng như một Hitler người Đức mà thôi; một nhà văn học hành dang dở, với những ý tưởng không được rành mạch cho lắm, thường cho rằng nếu nói một điều gì đó mà không lặp lại thì không nhấn mạnh được tầm quan trọng.
Tuy vậy có những nét tiêu biểu trong phong cách Hitler mang đậm đặc trưng ngôn ngữ Đức cũng khiến người dịch gặp khó khăn, chủ yếu là ở chỗ các câu văn rất dài và sử dụng nhiều thể từ và tiểu từ.
Một mặt, phải nói rằng, bản dịch sang tiếng Anh không nhất thiết phải thật hay về mặt ngôn từ nhưng phải thật sự là ngôn ngữ Anh, như thể là do các tác giả người Anh viết ra vậy. Nhưng mặt khác, thật sai lầm khi cố biến Hitler thành một người nói tiếng Anh bởi lẽ phong cách của Hitler nhất thiết phải thuần Đức.
Chỉ có người Đức mới viết những câu văn phức tạp dài dòng như vậy. Nhiệm vụ của người dịch ở dây thường ví như tài nghệ của diễn viên xiếc đi trên dây là phải thể hiện được cái buồn tẻ, chán ngắt, thậm chí phải truyền tải được cái hương vị Đức của tác phẩm, chứ không phải viết ra một thứ lai tạp Anh và Đức. Nói chung, tôi chỉ chia nhỏ các câu văn trong trường hợp khi dịch sang tiếng anh, sự dài dòng làm cho người đó thấy quá khó hiểu. (Ngôn ngữ Đức với đặc trưng về giống và cách cho phép người đọc có thể hiểu được những câu dài dòng rắc rối trong khi ở những ngôn ngữ không biến hình điều đó rất khó thực hiện). Trái ngược hẳn quan điểm của nhiều người, nguyên bản tiếng Đức chỉ có một hoặc 2 câu mà thoạt đọc tưởng chừng vô nghĩa.

Nhiệm vụ của người dịch ở dây thường ví như tài nghệ của diễn viên xiếc đi trên dây.
Dùng thể từ lại là một vấn đề khác. Ở đây, sự thay đổi của dịch giả là cần thiết bởi trong rất nhiều trường hợp, việc sử dụng danh động từ không thích hợp lắm khi dịch sang tiếng Anh. Những kẻ ưa phô trương, các nhà chính trị hay mị dân, hay các thư ký ở sở cảnh sát không bao giờ viết như vậy. Tôi vẫn sử dụng cấu trúc đó chừng nào trong tiếng Anh người ta còn hiểu được nhưng ở nhiều chỗ tôi buộc phải bỏ cấu trúc đó đi. Một số tác giả người Đức có thể cho rằng việc sử dụng tràn lan các thể từ của Hitler làm mất vẻ đẹp của tiếng Đức, nhưng thực tế lại cho thấy rất nhiều nhà văn Đức cũng làm như Hitler, trong khi đó nhược điểm này hầu như không tồn tại trong tiếng Anh.
Khi tìm hiểu cách sử dụng tiểu từ của Hitler, cần nhớ rằng Hitler sống ở vùng hạ Bavaria và chịu ảnh hưởng bởi phương ngữ vùng. Kể cả khi không phải do phương ngữ thì nhiều áng văn xuôi của tác giả Đức, ngay cả ở những tác phẩm không tồi, cũng thừa rất nhiều những từ vô nghĩa như: wohl, ja, denn, schon, noch, eigentlich, v.v… Ở vùng Nam Đức người ta còn nghiện sử dụng những từ như vậy, và phải đến một nửa các câu văn của Hitler sử dụng đầy rẫy các tiểu từ đó, đấy là chưa nói đến những từ mà cá nhân Hitler hết sức chuộng như besonders và damals xuất hiện tràn lan không cần thiết. Thậm chí các tiểu từ mà Hitler sử dụng còn mang một ý nghĩa chính trị nhất định bở lẽ theo những bộ óc tư sản bé nhỏ, các tiểu từ, giống như những thứ đồ được chạm khắc, là hiện thân của những giá trị đặc trưng Đức. Hành vi tránh không dùng tiểu từ được coi là có tính ngoại lai và hiện đại. Tiếc là trong quá trình dịch, tôi buộc phải lược bỏ hầu hết các tiểu từ bởi không tìm được từ tương đương trong tiếng Anh.
Bản dịch này dựa trên ấn bản đầu tiên. Những thay đổi thúc vị hơn trong các lần tái bản bằng tiếng Đức sau này đã được nêu ở mục ghi chú. Khi sự diễn đạt của Hitler thách thức tính cả tin của độc giả, tôi đã trích các dẫn các câu nguyên văn tiếng Đức trong mục ghi chú. Trăm nghe không bằng mắt thấy.
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét