Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (21)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 3.2: CUỘC CÁCH MẠNG NĂM 1848
Cuộc cách mạng năm 1848 có thể là cuộc đấu tranh giai cấp ở các nơi, nhưng ở Áo quốc thì ngay từ đầu, vốn nó đã là một cuộc tranh chấp chủng tộc. Ở chỗ là ngày ấy người Đức, quên bẵng mất hay là không thừa nhận cái nguồn cơn ấy, đã đứng lên phụng sự cuộc nổi dậy cách mạng, tức thị đã chấp nhận số phận của chính mình. Người Đức đã góp phần thức tỉnh tinh thần dân chủ phương Tây, cái tinh thần chẳng mấy lâu sau đó đã rút ruột cuộc sống của chính họ, khiến nó mất hết nền tảng.
Dựng lên cả một giới đại diện nghị viên mà lại chẳng đề ra và xác định từ trước một ngôn ngữ chung của nhà nước, vậy là hòn đá tảng đã được đặt sẵn ở đó để chấm dứt dần cái thế áp đảo của tính cách Đức trong nền quân chủ. Kể từ thời điểm đó trở đi cũng mất luôn cả chính nhà nước. Tất cả những gì đã xảy ra sau đó thì chỉ là sự tan rã lịch sử của cả một đế chế.

Cuộc cách mạng năm 1848.
Dõi theo sự giải thể ấy, mới thấy thật đáng kinh ngạc mà cũng bổ ích nữa. Bản án của lịch sử về chi tiết đã được thi hành thông qua cả ngàn dạng thức. Mà số đông người ta lại chẳng hề thấy các hiện tượng tan rã; vậy chỉ có thể là do ý của thánh thần đã quyết huỷ diệt Áo quốc.
Ở đây tôi không muốn sa đà vào chi tiết, bởi đó không phải là nhiệm vụ của cuốn sách này. Tôi chi có ý định kéo vào phạm vi nghiên cứu cho cơ bản hơn nữa, chính những quá trình vốn vẫn luôn luôn là những nguyên nhân làm cho các dân tộc và các nhà nước suy sụp mà vẫn hãy còn có ý nghĩa cho đến tận thời đại của chúng ta ngày nay, và cuối cùng đã góp phần cho tôi bảo đảm được các nền tảng cho tư duy chính trị của mình.
Trong các thiết chế, mà đến người tiểu thị dân bảo thủ hẹp hòi không được trời phú cho đôi mắt sắc sảo cũng thấy rành rành, đã xâu xé nền quân chủ Áo quốc rồi thì vẫn có cái tự cho rằng mình nhiều quyền lực nhất – nghị viện hoặc giả hội đồng đế chế như người Áo quốc thường gọi.
Mục lục
 [ẩn]
Thấy rõ là hình mẫu của cái thiết chế ấy ở mãi tận bên Anh, đất nước của nền “dân chủ” cổ điển. Người ta đã tiếp thu từ bên đó cái tổ hợp đem lại hạnh phúc ấy rồi cứ thế bê nó nguyên si về Vienna.
Hệ thống lưỡng viện của người Anh như thế đã được chào mừng sự tái sinh của nó trong Abgeordnetenhaus (nghĩa đen: viện các đại biểu, nghĩa bóng: hạ viện Đức và Áo, ND) và Herrenhaus (nghĩa đen: viện các ông chủ, nghĩa bóng: thượng viện Đức và Áo, ND). Chỉ có chính các “toà nhà” là hơi khác đi chút ít. Khi Barry(kiến trúc sư Anh (1795- 1860), đây là công trình lớn nhất của ông, ND) bắt đầu cho dựng toà lâu đài của nghị viện bên dòng sông Thames, ông đã bỏ công lục lại lịch sử của đế quốc Anh, cố tìm để nhặt ra các tiết trang trí dành cho 1200 cái hốc tường, rầm chìa, cột trụ ở công trình tráng lệ của ông. Vậy là trong nghệ thuật kiến trúc và mỹ thuật, ngôi nhà của các Lord (đức ông, tiếng Anh trong nguyên bản, ND) và của nhân dân trở thành dấu ấn vinh quang của quốc gia.
Đến đây thì nảy sinh cái khó đầu tiên cho Vienna. Bởi khi Hansen (kiến trúc sư, ND), người Đan Mạch, hoàn thiện xong các bậu cửa cuối cùng ở toà nhà đá hoa cương của nghị viện mới, thì để làm đẹp, ông ta cũng chẳng còn cách nào khác, lại phải dựa vào cổ đại. Vậy là các chính khách và triết gia La Mã và Hy Lạp lúc này lại phải làm đẹp cho toà diễn trường ấy của “nền dân chủ phương Tây”, và như thể một sự mỉa mai biểu tượng, trên hai tòa mái bốn cỗ xe tứ mã lại phóng toả ra bốn phương, do vậy thể hiện rõ nét nhất cái lực đẩy bên trong hướng ngoại ở thời ấy.
Loại trừ các thứ “tính dân tộc” bởi lịch sử Áo quốc sẽ được ngợi ca trong công trình ấy, tựa như xúc phạm và khiêu khích, trong đế chế người ta đúng là đã phải đợi mãi cho đến tận khi đã rộ lên tiếng súng các trận đánh của thế chiến mới dám khắc lên cái công trình Reichstag (nghị viện Đức, ND) của Wallot (kiến trúc sư Đức, 1841-1912, công trình chính là nghị viện Đức, ND) dòng chữ tôn vinh dân tộc Đức.
Ngày đó tôi còn chưa tới tuổi hai mươi, lần đầu tiến đến cái toà nhà tráng lệ ở vành đai Franzen ấy, để dự khán và dự thính một phiên họp của hạ viện, đã có ngay cảm giác thấy chối.
Tôi vốn đã căm ghét nghị viện từ trước rồi, song tuyệt không phải vì nó là thiết chế. Ngược lại chứ, là người cảm nhận tự do, tôi đã không thể nào tự hình dung nổi một khả năng cai trị khác, bởi do thái độ của tôi đối với nhà Habsbourg; với tôi ý tưởng về bất kỳ một nền chuyên chính nào cũng là tội ác, chống tự do và chống mọi lẽ phải.
Lại cũng không ít phần vì tôi là người còn trẻ, đọc báo chí nhiều mà không tự hình dung được thật rõ, cho nên ít nhiều cũng đã bị tiêm nhiễm lòng cảm mến nghị viện Anh, mà tôi không định để cho nó dễ dàng mai một. Công sức mà ở bên đó, cả hạ viện nữa đã bỏ ra để chú tâm đến các nghĩa vụ của họ (như báo chí của chúng ta từng biết cách mô tả rất hay) đã để lại trong tôi những ấn tượng mạnh. Liệu có thể có được một dạng thức nào còn thanh cao hơn thế, để cho một cộng đồng dân tộc tự quản lấy mình?
Song chính vì thế mà tôi là kẻ thù của nghị viện Áo quốc. Tôi cho rằng cái dạng thức hiện ra toàn cảnh ấy thật chẳng xứng tầm với tấm gương lớn kia. Song thêm vào đó bây giờ lại còn có chuyện sau đây.
Số phận của chất Đức trong nhà nước Áo quốc phụ thuộc vào cái vị thế của nó trong hội đồng đế chế. Cho đến khi quyền bỏ phiếu phổ thông và bí mật (kín, ND) được áp dụng thì ở trong nghị viện vẫn còn một đa số Đức, tuy rằng không đáng kể. Chỉ cái tình thế ấy thôi đã là đáng để cho nghi ngại, bởi lẽ Đảng Xã hội Dân chủ với hành tung không đáng tin cậy về mặt dân tộc của nó: cứ mỗi khi có vấn đề gay cấn liên quan đến cộng đồng người Đức – để cho người đi theo (Đảng, ND) ở các dân tộc khác khỏi quay lưng lại với nó – là nó luôn luôn chống các đòi hỏi của người Đức. Nhưng với việc đưa quyền bỏ phiếu phổ thông vào thực thi thì cái thế áp đảo của người Đức đâu còn nữa, thuần tuý chì trên những chữ số thôi cũng vậy. Bây giờ chẳng còn có trở ngại nào nữa trên con đường phi Đức hoá nhà nước.
Vì lý do đó nên ngay từ hồi ấy, do bản năng tự bảo tồn dân tộc, tôi đã chẳng thấy ưa một thứ cơ quan đại diện cho dân, mà trong đó cộng đồng Đức bị phản bội chứ không phải được đại diện. Chỉ từng ấy thôi đã là những thiếu sót mà, cũng như còn nhiều cái khác nữa, không thể đem gán cho tự thân sự vật được, mà phải quy về cho nhà nước Áo quốc mới thật đúng. Trước, tôi hãy còn tin là với việc tái lập đa số của người Đức trong các cơ quan đại diện rồi sẽ hình thành một lập trường nguyên tắc, thì nay ngược lại, không còn vận hội nữa chừng nào mà cái nhà nước già cỗi này vẫn cứ tồn tại.
Đã tự xác định trong lòng như thế, lần đầu tiên tôi bước chân vào những căn phòng vốn được tôn phong mà cũng gây tranh cãi. Tuy nhiên tôi lại thấy là chúng được tôn phong chỉ vì vẻ đẹp thanh nhã của kiến trúc tráng lệ. Một kỳ quan thuộc thời cổ Hy Lạp ở ngay trên đất Đức.

Dòng sông Thames năm 1884.
Song nào có được mấy lúc, tôi đã nổi giận ngay khi được chứng kiến cái màn kịch thảm thương diễn ra ngay trước mắt mình.
Có khoảng vài trăm vị đại diện cho dân đang có mặt ở đó, họ cần phải nói lên quan điểm của mình về một vấn đề có ý nghĩa kinh tế quan trọng.
Chỉ một ngày đầu tiên ấy đã là đủ với tôi, để gợi cho tôi nghĩ ngợi mãi hàng tuần lễ sau.
Nội dung tinh thần của cái được nói ra quả là ở một “tầm cao” có thể thật sự làm cho ta suy sụp trong chừng mực mà ta còn có thể hiểu ra lời nói, bởi dăm ba vị nào đâu có nói tiếng Đức, mà lại nói các thứ tiếng Xlavơ mẹ đẻ, hoặc đúng hơn, các thứ phương ngữ. Cái mà cho tới hôm đó tôi đã biết qua báo chí, thì bây giờ tôi được nghe tận tai của mình. Một đám đông náo loạn, la hét om sòm trong đủ mọi âm vực, khoa chân múa tay, còn trên kia là một ông “bác” đã già, vô hại, trong mồ hôi của kiếp người, đang ra sức lắc cho thật mạnh một cái chuông và, lúc thì dỗ dành, lúc lại cảnh cáo, cố gắng hô hào là hãy để cho phẩm chất của viện được quay lại dòng chảy.
Tôi đã phải bật cười.
Mấy tuần sau tôi lại đến toà nhà ấy. Hình ảnh đã khác chẳng còn nhận ra được. Hội trường trống trơn. Người ta ngủ ở bên dưới. Dăm đại biểu ngồi ghế đang ngáp vặt với nhau, lại có một vị đang “diễn thuyết”. Một vị phó chủ tịch viện có mặt đó và thấy rõ là ông ta đang chán ở trong hội trường.
Những suy xét đâu tiên đã trào lên trong tôi. Bấy giờ, hễ cứ thời gian tạo cho khả năng thế nào đó là tôi lại chạy tới, âm thầm chăm chú quan sát từng hình ảnh, lắng nghe các diễn từ trong chừng mức còn hiểu được, nghiên cứu các gương mặt thông minh hơn hay kém của những con người đã được chọn lọc ra từ các dân tộc của cái nhà nước đáng buồn này – và rồi dần dần cứ thế tự hình thành lấy những ý kiến riêng của mình.
Một năm cứ lặng lẽ quan sát như thế đã đủ, để mà hoặc là thay đổi, hoặc là bỏ hẳn đi cái quan điểm trước của tôi về thực chất của cái thiết chế này. Lòng tôi không còn chống đối cái hình thù bị biến dạng mà ý tưởng ấy ở bên Áo quốc đã chấp nhận; không, tôi không còn có thể nhận ra nghị viện là như vậy. Cho tới khi đó, tôi vẫn cho rằng điều chẳng may của nghị viện Áo quốc là ở chỗ không có một đa số Đức, bây giờ thì tôi lại thấy là nỗi bất hạnh không tránh được kia nằm ở chính trong toàn bộ bản chất và bản sắc của cái cơ cấu ấy.
Ngày ấy, cả một loạt câu hỏi đã rộ lên ở trong tôi.
Tôi đã bắt đầu hiểu ra cái nguyên lý dân chủ trong quyết định của đa số – vốn là cơ sở của toàn bộ cái thiết chế ấy, và cũng đã chú ý không kém đến giá trị tinh thần và đạo lý của những vị đã được các dân tộc bầu chọn ra để phụng sự cho cái mục tiêu ấy.
Như vậy cùng lúc tôi đã được làm quen với cả thiết chế và những người gánh vác nó.
Chỉ mất có vài năm thôi, mà đã thành hình xong trong tôi, cả về nhận thức và cách nhìn, cái kiểu hình của thứ hiện tượng sáng giá nhất ở thời đại mới, mà rành rọt như đúc, như nặn: con người nghị sĩ. ông ta đã bắt đầu in dấu trong tôi ở một dạng thức mà không bao giờ còn có thể bị làm cho thay đổi về cơ bản.
Lần này cũng thế, cái cách học bằng trực quan ở chính chân lý của thực tế đã bảo vệ cho tôi khỏi bị bóp nghẹt bởi một thứ lý thuyết mà mới xem cứ ngỡ sẽ hấp dẫn nhiều người, song tuy thế lại thuộc về những hiện tượng làm suy sụp loài người.
Nền dân chủ phương Tây ngày nay vốn đã có từ trước chủ nghĩa Mác, không có nó thì tuyệt không thể tưởng tượng ra chủ nghĩa Mác. Chính nó lúc đầu đã cung ứng mảnh đất nuôi dưỡng cho căn bệnh dịch này, để rồi dịch bệnh đã lây lan ra từ chính mảnh đất ấy. Trong cái hình thái thể hiện ra ngoài của nó, là chế độ đại nghị, nó còn tự tạo ra cho mình một “thứ đáng kinh tởm toàn bùn với lửa”, mà vào đúng thời điểm ấy, tiếc là hình như tôi lại đã chì nhìn thấy có lửa cháy rụi.
Tôi mắc nợ số phận còn hơn cả hàm ơn, ở chỗ nó đã đặt cũng câu hỏi ấy cho tôi để nghiệm xem từ hồi đang còn ở Vienna, bởi tôi e rằng khi ấy mà ở Đức thì biết đâu, tôi đã chẳng trả lời quá khinh xuất. Giá như tôi được biết đến chỗ lố lăng của cái thiết chế gọi là “nghị viện” ấy ở Berlin trước, thì có khi tôi đã bị sa vào chỗ đối nghịch và đã tự mình, chẳng phải không có lý do hình như là xác đáng, đứng ngay sang phía những ai chỉ trông thấy vận hội của dân và nước duy nhất trong mỏi việc gia tăng sức mạnh cho ý tưởng hoàng đế, mà như thế thì đứng trước thời đại với con người cùng lúc lại thành ra vừa đui mù vừa xa lạ.
Bên Áo quốc không thể có điều ấy được.
Ở Áo quốc người ta đâu có dễ dàng từ một sai lầm này lại sa vào sai lầm khác được. Một khi nghị viện chẳng được việc gì thì việc được của nhà Habsbourg lại ít hơn thế nhiều – tuyệt không còn trường hợp ấy. Ở đây chỉ riêng việc chối bỏ “chế độ đại nghị” thì chưa là gì cả, bởi như thế thì câu hỏi vẫn đang còn bị bỏ ngỏ: cái gì bây giờ? Việc chối bỏ và loại trừ hội đồng đế quốc sẽ dẫn đến – chỉ còn nhà Habsbourg làm quyền lực duy nhất điều hành đất nước, một ý tưởng hoàn toàn không chấp nhận được đối với tôi.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét