Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (12)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 2.4: GIAI CẤP TƯ SẢN CHẲNG BAO GIỜ CÓ THỂ BÙ ĐẮP ĐƯỢC TỘI LỖI CỦA MÌNH
Chỉ có kẻ ngốc mới có thể ngắm nhìn công trình của kẻ đầu độc đê hèn này mà vẫn kết tội những nạn nhân. Càng trở nên độc lập hơn trong những năm tháng tiếp theo, triển vọng thành công của tôi càng rõ ràng, nhờ thế tôi đã thấu hiểu được những căn nguyên bên trong của Đảng Dân chủ Xã hội. Giờ đây tôi đã hiểu được ý nghĩa của những đòi hỏi khắt khe buộc tôi chỉ đọc báo của cộng sản, chỉ tham dự các cuộc họp của cộng sản, chỉ đọc sách của cộng sản, v.v… Tôi nhìn thấy rõ ràng trước mắt kết quả không thể tránh khỏi của thứ giáo lý về sự không khoan nhượng này.
Tâm lý của phần đông quần chúng là không thể tiếp thu những thứ yếu ớt và hời hợt nửa vời.

Một bức tranh của Hitler - ông đã sản xuất và bán hàng trăm bức họa để kiếm sống trong 1908-1913.
Giống như phụ nữ, những người mà trạng thái tâm lý dễ bị ảnh hưởng bởi cái cảm xúc mong mỏi mơ hồ về một sức mạnh có thể bổ sung cho những thiếu sót trong bản chất của họ hơn là những lý lẽ trừu tượng, và vì thế cũng là những người thà cuối đầu khuất phục trước một người đàn ông mạnh mẽ còn hơn là làm chủ một kẻ yếu đuối, quần chúng nhân dân cũng thường yêu quý một người biết chỉ huy hơn là một kẻ chỉ biết cầu xin, và thâm tâm thấy hài lòng bởi một thứ giáo lý, chẳng tổn hại đến ai ngoài chính bản thân nó, hơn là chấp nhận quyền tự do kiểu tự do chủ nghĩa mà với sự tự do ấy, những gì họ có thể làm là rất ít và họ dễ cảm thấy bị cấm đoán. Những người này đều không nhận thức được sự khủng bố tâm linh vô liêm sỉ dành cho họ và sự lạm dụng ghê tởm quyền tự do con người của họ, bởi lẽ họ hoàn toàn không hề nghi ngờ sự điên rồ bên trong của toàn bộ thứ giáo lý này. Tất cả những gì họ thấy được là một sức mạnh tàn ác và sự dã man trong những biểu hiện được tính toán kỹ lưỡng của thứ giáo lý ấy mà rốt cuộc họ luôn phải phục tùng.
Mục lục
 [ẩn]
Nếu có một học thuyết khác với một chân lý mạnh mẽ hơn, nhưng phương pháp tiến hành cũng tàn bạo như thế, xuất hiện để chống lại chủ nghĩa Dân chủ Xã hội, thì chắc chắn nó sẽ chiến thắng, dẫu rằng điều đó có thể đem đến một cuộc chiến đấu khốc liệt nhất.
Trước khi khoảng thời gian hai năm trôi qua, tôi đã hiểu rõ lý thuyết cũng như phương pháp vận hành của phe Dân chủ Xã hội.
Tôi hiểu được trò khủng bố tâm linh bỉ ổi mà cái phong trào này áp dụng, nhất là với giai cấp tư sản, những kẻ đủ khả năng đối phó với những cuộc tấn công ấy cả về khía cạnh đạo và tinh thần; với một dấu hiệu rõ ràng, nó đặt ra một chướng ngại vật thực sự bằng những lời dối trá và vu khống cản bước bất kỳ kẻ đối lập nào có vẻ nguy hiểm nhất, cho tới khi tinh thần của những kẻ bị tấn công ấy hoàn toàn quy sụp, và để lập lại hòa bình, họ buộc phải hy sinh cái cá thể đáng khinh của mình.
Tuy vậy, lũ ngốc đó đâu có nhận được hòa bình.
Trò chơi bắt đầu và lặp đi lặp lại tới khi nỗi sợ hãi lũ người đê tiện điên rồ rốt cục khiến cho nạn nhân hoàn toàn tê liệt.
Những kẻ theo chủ nghĩa Dân chủ Xã hội biết rõ hơn ai hết giá trị của sức mạnh nhờ kinh nghiệm của chính bản thân mình, bởi thế chúng tấn công với sự tàn bạo nhất vào những kẻ có mục tiêu tiên quyết là tìm ra chân tướng của mọi sự việc. Ngược lại chúng tán dương những kẻ yếu đuối của phe đối lập, khi thì rất thận trọng, khi lại rất ầm ĩ, tùy theo mức độ trí tuệ thật sự hay chúng cho rằng thế ở những người này.
Chúng sợ bản chất mạnh mẽ của những bộ óc tầm tầm hơn là những thiên tài thật sự nhưng lại yếu đuối và nhu nhược.
Nhưng với lòng nhiệt tình mạnh mẽ nhất, chúng ca ngợi những kẻ yếu đuối cả về trí tuệ và sức mạnh.
Chúng biết cách tạo ra cái ảo tưởng rằng đó là con đường duy nhất để duy trì hòa bình, và cùng lúc đó, lén lút nhưng rất điều đặn, chúng chiếm lấy hết vị trí này đến vị trí khác, khi thì ngấm ngầm tống tiền, khi thì trộm cắp thật sự, vào những thời điểm khi mọi người mãi hướng tới những vấn đề khác, và hoặc giả không muốn bị làm phiền hay cho rằng vấn đề đó quá nhỏ chẳng cần làm ầm ĩ lên, thế nên một lần nữa lại chọc tức kẻ đối lập bỉ ổi.
Đây là một chiến thuật dựa trên sự tính toán chính xác những nhược điểm của con người, và kết quả là sẽ thành công với sự chắc chắn gần như chính xác trừ khi phía đối phương cũng biết cách đáp trả theo kiểu dĩ dộc trị độc.
Nghĩa vụ của chúng ta là phải làm cho tất cả những kẻ yếu biết rằng đây là vấn đề tồn tại hay không tồn tại.
Tôi lại được hiểu rõ về ý nghĩa của trò khủng bố thể chất đối với các cá nhân và quần chúng nhân dân.
Ở đây một lần nữa hiệu ứng tâm lý có thể cũng đã được tính toán chính xác.
Hành động khủng bố ở nơi làm việc, trong các xí nhiệp, nơi hội họp, và vào những dịp biểu tình đại chúng sẽ luôn thành công trừ khi vấp phải sự chống đối với mức độ khủng bố tương tự.
Trong trường hợp này, không nghi ngờ gì, các phe phái sẽ kêu gọi sự tàn sát đẫm máu; mặc dù đã coi khinh mọi quyền lực quốc gia từ lâu, chúng sẽ bắt đầu kêu gào đòi một thứ quyền lực tương tự và hầu như lần nào chúng cũng đạt được mục tiêu ấy giữa lúc mọi người còn đang hỗn loạn: chúng sẽ tìm ra một vị quan chức cấp cao đần độn nào đó, kẻ hy vọng ngu xuẩn rằng thể nào cũng xoa dịu được những kẻ đối lập đáng sợ và là kẻ sẽ giúp chúng đàn áp những kẻ chống đối.

Adolf Hitler.
Chỉ những ai thấu hiểu tâm hồn con người, không phải từ những gì đọc trong sách vở, mà từ chính cuộc sống mới đánh giá được chính xác cái ấn tượng mà sự thành công ấy đem lại cho quần chúng dù ở phía ủng hộ hay chống đối.
Càng biết rõ hơn, chủ yếu là về những biện pháp khủng bố thể chất, tôi càng khoan dung hơn với hàng trăm ngàn người không thể chống cự lại những hành vi khủng bố ấy.
Điều khiến tôi biết ơn nhất với giai đoạn khổ sở ấy là chính nó đã đưa tôi trở lại với dân tộc của mình, dạy cho tôi biết phân biệt đâu là nạn nhân và đâu là kẻ lừa gạt.
Kết quả của sự lừa phỉnh này chỉ có thể được xem là nạn nhân. Bởi lẽ nếu tôi cố gắng vẽ ra vài bức tranh từ cuộc sống, mô tả cái thực chất của những tầng lớp thấp kém nhất, tôi sẽ không thể hoàn thành bức tranh ấy mà không tin chắc rằng từ trong cái hố sâu tối tăm ấy vẫn có những điểm sáng tồn tại dưới hình thức của lòng tự nguyện hy sinh hiếm hoi, của tình bạn trung thành, của tính tiết kiệm lạ lùng, và sự e dè khiêm tốn, nhất là ở những người lao động nhiều tuổi. Cho dù những đức tính tốt đẹp ấy không còn ở thế hệ trẻ hơn, giá mà đó là vì ảnh hưởng to lớn của đô thị, vẫn còn rất nhiều người, kể cả những người trẻ, với dòng máu lành mạnh chảy trong huyết quản, vẫn cố gắng để vượt qua những trò bịp bợm dối trá của cuộc sống. Tuy nhiên, nếu chẳng may trong khi hoạt động chính trị, những con người đức hạnh, và thường là rất tốt bụng này, lại gia nhập cùng kẻ thù của dân tộc ta, và nhờ thế mà củng cố vững chắc địa vị của họ, thì hẳn là do họ không biết hoặc không thể biết sự đê tiện của thứ học thuyết giáo lý mới, và bởi chẳng có ai cố công quan tâm đến họ cả, và cuối cùng là vì những điều kiện xã hội có sức mạnh lớn hơn mọi ý chí chống đối có thể có khi đó. Sự nghèo đói mà sớm hay muộn họ cũng không chống đỡ nổi đã lái họ tiến về doanh trại của phe Dân chủ Xã hội.
Không biết bao nhiêu lần giai cấp tư sản đã chống lại một cách vô cùng vụng về và sai trái những đòi hỏi đã được chứng mình là chính đáng theo quan điểm chung của nhân loại, lại thêm hầu như không nhận được, hay chí ít cũng hy vọng sẽ nhận được, bất kỳ lợi ích nào từ thái độ ấy, nên ngay cả những người lao động tự trọng nhất cũng bị lôi kéo ra khỏi tổ chức nghiệp đoàn và tham gia các hoạt động chính trị.
Hàng triệu công nhân, tôi chắc chắn vậy, khởi đầu đều coi Đảng Dân chủ Xã hội là kẻ thù từ trong sâu thẳm tâm hồn, nhưng sự phản kháng của họ đã bị đánh bại theo một cách cực kỳ điên rồ; đó là khi các đảng phái tư sản giữ thái độ thù địch với mọi yêu cầu của một cá nhân xã hội. Sự khước từ đơn giản và thiển cận mọi nỗ lực nhằm cải thiện điều kiện làm việc, đưa ra các thiết bị an toàn cho máy móc, ngăn cấm lao động trẻ em và bảo vệ phụ nữ, chí ít là trong quá thời gian họ sinh cho chúng ta người đồng chí tương lai, đã góp phần lái phần đông quần chúng nhân đân vào cái cạm bẫy của phe Dân chủ Xã hội vốn luôn chộp lấy, với lòng biết ơn, mọi cơ hội tận dụng cái thái độ đáng xấu hổ ấy. Giai cấp tư sản chẳng bao giờ có thể bù đắp được tội lỗi của mình theo chiều hướng ấy, bởi lẽ với việc từ chối những nổ lực loại bỏ sự ngược đãi, họ lại gieo vào nhân dân lòng thù hận và thậm chí dường như còn biện minh cho sự khẳng định của kẻ thù nguy hại của quốc gia rằng chỉ có Đảng Dân chủ Xã hội mới đại diện cho lợi ích của người lao động.
Theo cách ấy, thoạt đầu họ đã tạo ra cơ sở đạo đức cho sự tồn tại thật sự của các nghiệp đoàn vốn luôn được coi là kẻ dắt mối hiệu quả nhất của các đảng phái chính trị.
Trong thời gian ở Vienna, tôi bị buộc phải tham gia nghiệp đoàn, bất chấp tôi có thích hay không.
Tôi coi nghiệp đoàn là thành phần không thể tách rời của Đảng Dân chủ Xã hội theo đúng nghĩa của nó, vì thế tôi quyết định ngay lập tức – tôi đã sai lầm.
Tôi dứt khoát từ chối mà chẳng cần suy nghĩ gì hết.
Và trong vấn đề vô cùng quan trọng này, cũng như bao chuyện khác, số phận lại trở thành người dẫn dắt tôi.
Kết quả lại là sự đảo ngược với nhận định ban đầu của tôi.
Trải qua hai mươi năm, tôi đã học được cách phân biệt sự khác biệt giữa một liên hiệp, được coi là phương tiện để bảo vệ các quyền lợi xã hội chung của những người làm công ăn lương và để đạt được những điều kiện sống tốt hơn cho bản thân với tư cách một cá thể, với một nghiệp đoàn, được sử dụng làm công cụ của các đảng phái trong cuộc đấu tranh của các giai cấp chính trị.

Adolf Hitler, 35 tuổi, trong ngày ra tù từ nhà tù Landesberg, vào ngày 20 tháng 12 năm 1924.
Chính sự nhận thức của phe Dân chủ Xã hội về tầm quan trọng vô cùng to lớn của các phong trào trong nghiệp đoàn khiến họ tin chắc vào công cụ ấy và vì thế cũng vững tin vào sự thành công; còn giai cấp tư sản vì không nhận thức được điều đó đã phải trả giá bằng chính địa vị chính trị của mình. Giai cấp tư sản nghĩ rằng mình có thể chặn đứng một quá trình hợp lý bằng một thái độ “khước từ” xấc láo, nhưng trên thực tế, chúng lại thúc đẩy sự phát triển ấy theo một hướng không hợp lý. Bởi lẽ, gán cho các phong trào của nghiệp đoàn cái tên không ái quốc thật là một việc làm vô nghĩa và sai trái. Phần nào những điều ngược lại mới đúng sự thật. Nếu như hoạt động của nghiệp đoàn nhằm nỗ lực và thành công trong việc cải thiện số phận của một tầng lớp được coi là một trong những lực lượng ủng hộ căn bản nhất của một đất nước, công việc của nó không những không phải là nổi loạn hay phản đối lòng ái quốc, mà còn được coi là có “tính dân tộc” theo nghĩa chân thực nhất của từ này. Bởi lẽ, bằng cách ấy, nghiệp đoàn giúp tạo ra những tiền đề xã hội mà thiếu nó chúng ta không thể có một nền giáo dục quốc gia đại chúng. Nó giành được phần thưởng cao quý nhất vì đã tiêu thủ những căn bệnh xã hội, tấn công sự lây nhiễm về mặt trí tuệ hay thể chất, và nhờ thế góp phần đem lại sự lành mạnh cho tổ chức chính trị.
Vì thế, việc nghi ngờ vai trò thiết yếu của nghiệp đoàn thực sự là không cần thiết.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét