MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!
Tập 2: Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia
CHƯƠNG 7: CUỘC ĐẤU TRANH VỚI MẶT TRẬN CỘNG SẢN
Tôi đã đích thân tham dự những đại hội được gọi là đại hội tư sản vào năm 1919/20 và 1921. Ấn tượng mà các đại hội đó để lại trong tôi luôn giống như cảm giác khi còn bé bị bắt uống một thìa dầu gan cá vậy. Người ta nên uống nó vì nó rất tốt cho sức khỏe, nhưng cái vị của nó thì vô cùng kinh khủng! Nếu như trói nhân dân Đức lại bằng những sợi dây thừng và dùng vũ lực kéo họ đến những đại hội, rồi khóa tất cả cửa lại để không một ai thoát được ra ngoài cho đến khi buổi giới thiệu kết thúc thì có thể khoảng vài trăm năm nữa điều đó cũng dần đến thành công.
Tuy nhiên, tôi phải thành thật thú nhận rằng, cuộc sống như thế thì chắc sẽ chẳng còn gì là thú vị đối với tôi và nếu như vậy thì tôi thà không phải là người Đức nữa còn hơn. Nhưng ơn Chúa, sau khi không thể thực hiện được điều đó thì người ta cũng đừng nên lấy làm ngạc nhiên nếu một dân tộc lành mạnh lại trốn tránh “những đại hội tư sản lớn” như quý tránh nước thánh vậy.
Tôi đã làm quen với họ, những nhà tiên tri về thế giới quan của giai cấp tư sản và không hề thấy ngạc nhiên mà còn hiểu được lý do vì sao họ không hề chú trọng đến những lời được phát ngôn. Hồi đó, tôi đã từng tham dự các đại hội của Đảng Dân Chủ, của Đảng Quốc gia Đức, của Đảng Nhân dân Đức và cà của Đảng Nhân dân Bayern (Trung tâm Bayern). Ở đó, điều đập ngay vào mắt là sự nhất trí một lòng của những người lắng nghe. Hầu như lúc nào một đại hội như thế cũng chỉ có các thành viên của đảng đó tham dự. Cái tổng thể không hề có kỷ luật trông giống một câu lạc bộ chơi bài uể oải, buồn ngủ hơn là một đại hội của nhân dân, những người vừa trải qua cuộc cách mạng vĩ đại nhất của họ.
Để có được bầu không khí bình yên này, những người chủ trì đại hội đã phải làm tất cá những gì có thể. Họ diễn thuyết, hay tốt hơn thì họ thường đọc to những bài diễn thuyết, với văn phong của một bài báo sắc sảo, dí dỏm hoặc của một chuyên luận khoa học, tránh tất cà những từ ngữ tục tĩu, mạnh bạo, chỉ thỉnh thoảng đan xen một mẫu chuyện hài hước nhưng tế nhị, mà vì nó, phía bàn của ban lãnh đạo đáng kính theo nghĩa vụ bắt đầu phải phá lên cười. Nếu cười không to, không tạo được sự kích động thì sẽ phải ra vẻ đạo mạo, lịch sự và kín đáo.
Và như thế thì chắc chắn là ban lãnh đạo này rồi!
Mục lục
[ẩn]- I. Lời ban biên tập
- II. Lời người dịch
- III. Lời giới thiệu
- IV. Lời tựa
- V. Tập 1: Toan tính
- VI. Tập 2: Phong trào xã hội chủ nghĩa Quốc gia
Chương 1: Thế giới quan và Đảng Chương 2: Phân biệt 3 quan điểm của Nhà nước Chương 3: Người có quốc tịch và công dân Chương 4: Tính cá nhân tư tưởng Nhà nước nhân dân Chương 5: Thế giới quan và Tổ chức Chương 6: Cuộc đấu tranh trong thời gian đầu - Ý nghĩa của diễn thuyết Chương 7: Cuộc đấu tranh với mặt trận Cộng sản Chương 8: Kẻ mạnh là kẻ có quyền lực nhất Chương 9: Những tư tưởng cơ bản về ý nghĩa và tổ chức của Sư đoàn bão táp S.A 9.1: Hội “chuyên chính nhân dân” ra đời thế nào? 9.2: Cuộc cách mạng thành công nếu tiến hành phân rã quân đội? 9.3: Ham muốn chính trị thiên tài 9.4: Làm sao chiếm được trái tim của một dân tộc? 9.5: Cột chống quan trọng nhất của quyền lực? 9.6: “Ngày của người Đức” tại Koburg 9.7: Vùng Koburg và những tên khủng bố đỏ
Chương 10: Chủ nghĩa Liên bang chỉ là giả tạo Chương 11: Công tác tuyên truyền và công tác tổ chức Chương 12: Vấn đề công đoàn Chương 13: Chính sách Liên minh Đức hậu Thế chiến Chương 14: Định hướng phương Đông hay chính sách phương Đông Chương 15: Quyền được phòng thủ khẩn cấp
- VII.Kết luận
Tôi đã từng chứng kiến một đại hội trong đại sảnh Wagner ở München. Đó là một đại hội được tố chức nhân dịp kỷ niệm ngày tổng tấn công của các nước châu Âu chống Pháp tháng 10.1813 để giành tự do ở Leipzig. Một quý ông cao tuổi, là giáo sư của một trường đại học nào đó, đã phát biểu hay đọc to một bài diễn văn vô cùng đặc sắc. Bàn của ban lãnh đạo được đặt trên bục diễn thuyết. Bên trái là một ông đeo kính độc nhãn, bên phải cũng một ông như vậy, còn ở giữa là một ông không đeo kính. Cả ba ông đều mặc áo đuôi tôm để người ta có ấn tượng như đang ở trong một phiên tòa chuẩn bị tuyên án tử hình hay một lễ rửa tội cho trẻ con. Ở trường hợp nào thì cũng giống như một lễ nghi thiên về tôn giáo. Cái được gọi là bài diễn văn, mà đáng ra có thể trích in một cách khéo léo, đã có tác động thật là đáng sợ. Ngay sau bốn mươi lăm phút, cả đại hội đều mơ màng trong trạng thái bị thôi miên. Trạng thái đó chỉ bị gián đoạn khi từng người một bò ra ngoài, hay bởi tiếng lách cách của những cô hầu bàn và tiếng ngáp không ngừng của vô số thính giả. Ba anh công nhân có mặt ở đại hội hoặc do tò mò hoặc với tư cách là đại biểu mà tôi ngồi phía sau, thỉnh thoảng lại liếc nhìn nhau với một nụ cười cố che giấu và cuối cùng cũng lấy khủy tay huých nhau vì muốn rời khỏi đại sảnh thật nhẹ nhàng. Người ta nhận thấy rằng, dù thế nào thì họ cũng không hề muốn gây cản trở cho đại hội. Thực ra, trong đám khách khứa này thì việc đó là không cần thiết. Cuối cùng, dường như đại hội cũng đi đến phần kết thúc. Sau khi vị giáo sư, người mà giọng nói mỗi lúc một nhỏ dần, kết thúc bài diễn giảng của mình thì người trong ban lãnh đạo ngồi giữa hai người đeo kính độc nhãn kia đứng dậy, giả vờ bày tò với các “anh chị em người Đức” đang hiện diện tại đây lòng biết ơn của anh ta cũng như tình cảm của họ phải dành cho bài thuyết trình đặc sắc, có một không hai kia, vì vị giáo sư X đó đã mang đến cho họ một điều rất hài lòng cũng như thấu đáo, trọn vẹn và sâu sắc và đó đúng là một “trải nghiệm bên trong”, một kỳ công, một kiệt tác. Thật đúng là làm cho những giờ phút trang trọng này trở nên phàm tục, khi người ta còn muốn tranh luận về những lời nhận xét sáng suốt kia, vì thế mà trên tinh thần của tất cả những người đang có mặt tại đây, anh ta phớt lờ một cuộc cãi vã như vậy, thay vào đó, anh ta đề nghị mọi người đứng dậy để cùng hô vang “Chúng ta là anh em trong một nước Đức thống nhất” v.v… Cuối cùng, anh ta mời mọi người hát vang bài Quốc ca Đức để kết thúc đại hội.
Thế là họ cất tiếng hát, nhưng ngay đến đoạn hai, dường như tôi cảm thấy đã có ít giọng hát hơn, chỉ đến phần điệp khúc mới lại bùng lên và đến đoạn ba thì cảm giác này trở nên mạnh đến nồi tôi đã nghĩ rằng, không phải tất cả đều chắc chắn thuộc lời bài hát.
Nhưng nếu một bài hát như thế được cất lên từ trái tim đầy nhiệt huyết của tâm hồn một người theo chủ nghĩa quốc gia Đức vang tới tận trời xanh thì sẽ lại là một điều thật lớn lao.
Và ngay sau đó, đại hội không còn lại lấy một người. Ai cũng hối hả đi ra ngoài, người thì để uống vài cốc bia, người thì ngồi trong quán cà phê và những người khác thì để hít thở không khí trong lành.
Đúng thế, ra ngoài để hít thở không khí trong lành, đơn giản là được đi ra ngoài! Đó cũng là cảm giác của riêng tôi. Và điều đó có xứng đáng để tán dương một cuộc đấu tranh anh dũng của hàng trăm ngàn người Phổ và người Đức hay không? ôi đúng là một lũ ma quỷ và vẫn chỉ là một lũ ma quỷ!
Tuy nhiên, chính phủ lại yêu thích những điều như vậy. Vì dĩ nhiên, đó là một đại hội “hòa bình”. Ngài Bộ trưởng thực sự sẽ không cần phải e ngại cho an ninh trật tự, không phải lo sợ những làn sóng quá hăng hái, nồng nhiệt có thể bất ngờ phá hỏng sự chuẩn mực về nghi thức chính quyền trong phép lịch sự của giai cấp tư sản hay đột nhiên lũ người trong tâm trạng quá phấn khích kia lại ùa ra khỏi đại sảnh không phải để hăm hở đi vào các quán cà phê hay quán ăn, quán rượu, mà lại biếu tình hàng bốn trên khắp các con phố với khẩu hiệu “nước Đức muôn năm” và gây khó chịu cho những viên cảnh sát đang thích sự yên tĩnh.
Không, với những công dân như vậy người ta hoàn toàn có thể hài lòng.
Nhưng ngược lại, các đại hội của đảng Quốc xã lại không phải là những đại hội “hòa bình”. Ở đó luôn dấy lên những làn sóng của hai phe đối lập về thế giới quan và những đại hội đó không hề kết thúc bằng những lời lẽ vô vị của một bài hát ái quốc nào đó, mà bằng những cảm xúc mạnh mẽ bùng lên một cách cuồng tín về chủ nghĩa quốc gia và dân tộc.
Ngay từ đầu, chúng tôi đã coi việc đưa kỷ luật thép vào trong đại hội và bắt buộc bảo đảm uy tín của người có thẩm quyền dẫn dắt đại hội là vô cùng quan trọng. Bởi những gì chúng tôi diễn thuyết không phải là những lời ba hoa yếu đuối, nhu nhược của một “chủ tịch đại hội” tư sản, mà thông qua nội dung và hình thức, phải làm sao luôn khiêu khích phe đối lập đối đáp lại. Và trong các đại hội của chúng tôi bao giờ cũng có mặt các phe đối lập! Họ thường xuyên tiến vào giữa đám đông, một vài kẻ la ó, muốn phá hoại trong số đấy và trên tất cả những khuôn mặt đều ánh lên một niềm tin: Ngày hôm nay chúng tôi sẽ kết thúc các người!
Vâng, họ thường xuyên được đưa vào các hàng ngũ thời bấy giờ, những bằng hữu của chúng tôi từ phía hội đỏ, với một nhiệm vụ đã được thấm nhuần trước đấy, là tối nay phải phá hỏng mọi chuyện và kết thúc câu chuyện tại đây. Mọi thứ luôn căng thẳng và cam go và chỉ có những lời mạnh mẽ dẫn dắt đại hội cùng sự liều lĩnh bảo vệ phòng họp của ban lãnh đạo chúng tôi mới có thể tránh được ý đồ phá hoại của các phe đối lập hết lần này đến lần khác. Và họ có tất cả các lý do để bị khiêu khích!
Ngay màu đỏ trên những bức áp phích cổ động của chúng tôi đã lôi kéo họ vào các phòng họp. Giai cấp tư sản tầm thường thực sự choáng váng khi cả chúng tôi cũng đã sử dụng màu đỏ của những người Bôn-sê-vích và người ta đã nhìn thấy trong đó một sự việc hai mặt. Tinh thần của chủ nghĩa Quốc gia Đức luôn tự thì thầm về mối nghi ngờ, vâng chúng tôi về cơ bản có lẽ cũng chỉ sử dụng một thủ thuật của chủ nghĩa Marx, mà có khi lại chỉ là những tên Mácxít trá hình hay đúng hơn là những kẻ theo chủ nghĩa xã hội.
Bởi vì những cái đầu này cho đến bây giờ cũng vẫn chưa phân biệt được chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa Marx. Nhất là khi người ta còn để ý thấy rằng, trong các đại hội của chúng tôi, chúng tôi không hề chào hỏi nhau bằng “quý ông và quý bà” mà bằng “đồng chí” và giữa chúng tôi chỉ trao đổi về các đồng chí trong đoàn, nỗi ám ảnh về chủ nghĩa Mác dường như hiện rõ trong rất nhiều kẻ đối địch của chúng tôi. Rồi chúng tôi thường xuyên phải cười rung cả người vì sự suy đoán của những con thỏ đế hèn nhát tư sản ngây thơ kia về xuất thân cũng như những ý đồ đầy tinh thần cùng tương lai và mục đích của chúng tôi.
Chúng tôi đã chọn màu đỏ trên những bức áp phích cổ động của mình sau khi suy xét kỹ lưỡng và thấu đáo, qua đó nhần khiêu khích cánh tả để khiến họ phẫn nộ và vì thế mà phải đến dự các đại hội của chúng tôi, ngay cả khi họ đến với mục đích phá hoại đại hội. Bằng cách đó, chúng tôi mới có cơ hội nói chuyện và diễn thuyết với mọi người.
Lúc đó thật sự là rất hay khi theo dõi sự hoang mang, vô dụng và bất lực của những kẻ đối địch chúng tôi với thủ đoạn, chiến thuật thay đồi liên tục trong những năm tháng này. Ban đầu họ yêu cầu những người ủng hộ họ không được quan tâm, để ý đến chúng tôi và phải tránh xa những đại hội của chúng tôi. Nhìn chung thì điều này cũng đã được tuân thủ nhưng theo thời gian thì vài người lại đến những đại hội của chúng tôi và con số cứ từ từ tăng dần lên và ấn tượng mà học thuyết của chúng tôi để lại cho họ là quá rõ ràng, khiến các nhà lãnh đạo ngày càng trở nên căng thẳng, lo lắng không yên và bị ám ảnh bởi niềm tin rằng người ta sẽ không được phép đứng nhìn mãi sự tiến triển này mà phải chuẩn bị kết thúc nó bằng khủng bố gây khiếp sợ mới thôi.
Thế là “những người vô sản có ý thức giai cấp” được phe đối địch yêu cầu trà trộn vào đám đông quần chúng trong các đại hội của chúng tôi để la ó phản động và phá “những kích động quân chủ phản động” trong các đại diện của họ với những nắm đấm của người vô sản.
Có lần, ngay bốn mươi lăm phút trước giờ khai mạc những đại hội của chúng tôi đã chật kín những người công nhân. Trông họ như những thùng thuốc nổ có mùi cháy, trong mỗi khoảnh khắc đều có thể làm nổ tung mọi thứ. Thế nhưng mọi thứ sau đó đều diễn ra khác hẳn. Những người bước vào với tư cách là phe thù địch thì khi đi ra, nếu không trở thành những người ủng hộ chúng tôi thì cũng là những người phải suy nghĩ lại mọi thứ cũng như kiểm tra lại tính đúng đắn chính học thuyết của họ. Nhưng dần dần, sau bài diễn thuyết ba tiếng đồng hồ của tôi thì những kẻ đối địch và những người ủng hộ lại hòa thành một đám đông thống nhất đầy phấn khích. Thế là mọi dấu hiệu phá hoại chẳng còn nghĩa lý gì nữa. Vì thế mà những nhà lãnh đạo thấy sợ hãi khi thực hiện điều đó và người ta quay sang những người ngay từ trước đã chống đối lại chiến thuật của chúng tôi cũng như những người giờ đây biểu lộ quan điểm của mình với một vẻ bề ngoài rất chắc chắn của cái quyền chỉ ra cái đúng khi cấm người công nhân về cơ bản không được tham dự vào các đại hội của chúng tôi.
Thế là họ không đến nữa hoặc vẫn đến nhưng ít hơn. Ngay sau một thời gian ngắn, tất cả cuộc chơi đã bắt đầu lại mới hoàn toàn.
Tuy nhiên việc cấm đoán cũng chẳng kéo dài được lâu. Những người có cùng chí hướng lại đến ngày càng nhiều và cuối cùng thì những người ủng hộ chiên thuật cấp tiến lại giành chiến thắng. Đáng lẽ chúng tôi phải bị phá tan ra mới đúng!
Nếu sau hai, ba, hay tám, mười đại hội, việc phá hoại hóa ra lại nói dễ hơn làm và kết quả của đại hội nào cũng có ý nghĩa như một sự thất bại thảm hại của đội quân chiến đấu đỏ thì sẽ lại có ngay một khẩu hiệu khác: “Hỡi những người vô sản, những đồng chí! Hãy tránh xa các đại hội của những kẻ kích động quần chúng theo chủ nghĩa Quốc xã!”
Thêm vào đó, người ta lại bắt gặp cái chiến thuật thay đổi như chong chóng cũ rích đấy cả trên những tờ báo của đảng Cộng sản. Bọn chúng cố nhanh chóng bưng bít chúng tôi, để rồi tự thuyết phục bản thân về sự nỗ lực vô ích kia và lại tỏ ra chống đối chúng tôi. Thế là vô hình chung, ngày nào chúng tôi cũng được nhắc đến, mà đa phần là để giải thích rõ cho giai cấp công nhân về sự tồn tại lố bịch, đáng nực cười của chúng tôi.
Nhưng sau một thời gian, các “quý ông” lại cảm thấy rằng, việc làm này không chỉ không gây phương hại đến chúng tôi mà ngược lại còn làm lợi, nhiều người đã tự đặt câu hỏi vì sao phải tốn nhiều giấy mực đến thế để viết về một thứ nếu nó không ra gì như vậy! Mọi người trở nên tò mò, hay thắc mắc. Thế là đột nhiên các lãnh đạo quay ra, bắt đầu đối xử với chúng tôi một thời gian như là kè tội đồ chung của loài người.
Hết bài báo này đến bài báo khác nêu lên tội lỗi của chúng tôi và tội lòi đó luôn có cả những minh chứng đi kèm, không lần nào giống lần nào, những câu chuyện tai tiếng, ngay cả khi đã được bịa đặt từ A đến Z thì cũng nên có thêm một phần nữa. Vì người ta chỉ tò ra bị thuyết phục bởi những sự tấn công không có hiệu quả này sau một thời gian ngắn, còn về cơ bản thì chúng chỉ có một tác dụng duy nhất là tập trung sự quan tâm chú ý của tất cả mọi người vào chúng tôi ngày càng nhiều mà thôi.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét