Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (56)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 2: Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia
CHƯƠNG 6: CUỘC ĐẤU TRANH TRONG THỜI GIAN ĐẦU – Ý NGHĨA CỦA DIỄN THUYẾT
Đại hội đầu tiên diễn ra ngày 24 tháng 02 năm 1920 tại đại sảnh của Nhà bia Cung đình Hofbräuhaus vẫn chưa phai mờ trong chúng tôi thì đại hội tiếp theo đã được chuẩn bị. Trước đó, có muốn tổ chức những hội nghị nhỏ, dù là nửa tháng hay thậm chí một tháng một lần tại một thành phố như München cũng còn là khó, thì nay cứ tám ngày, thực ra là một tuần, lại diễn ra một đại hội quần chúng lớn. Chúng tôi chẳng cần phải nơm nớp lo lắng và hi vọng mọi người sẽ đến dự và lắng nghe chúng tôi nói, vì lúc đó, bản thân tôi cũng đã tin tưởng chắc chắn rằng họ chỉ cần đến một lần, là sẽ ở lại và lắng nghe bài diễn thuyết.

Ý nghĩa của diễn thuyết. (Ảnh minh họa).
Thời gian này, gian đại lễ của Nhà bia Cung đình tại München có ý nghĩa gần như trang trọng đối với chúng tôi – những đảng viên Đảng Quốc Xã. Cứ mỗi tuần lại có một đại hội, đa phần đều được tổ chức tại đại lễ đường này và mỗi lúc càng đông hơn, mọi người cũng bị cuốn hút hơn. Từ việc “có lỗi về chiến tranh”, điều mà thời bấy giờ không một ai quan tâm, cho tới những bản hiệp ước hòa bình đều được đem ra xử lý, hầu như tất cả những gì mang tính chất tuyên truyền, cổ động, hữu ích hoặc cần thiết về tư tưởng đều được nhắc đến. Đặc biệt, những bản hiệp ước hòa bình đã thu hút được nhiều sự quan tâm nhất. Hãy xem phong trào non trẻ thời bấy giờ đã luôn tiên đoán những gì cho đông đảo quần chúng và hầu như tất cả việc đó cho đến giờ đã trở thành hiện thực như thế nào! Ngày nay, người ta có thể dễ dàng viết lách hay diễn thuyết về những vấn đề như vậy. Nhưng thời đó, một đại hội quần chúng – nơi mà không chỉ có giai cấp tư sản mà còn có cả tầng lớp vô sản bị xúi giục tham dự – cùng với chủ đề “Bản hiệp ước Véc Xây (Versailles)” thì nó được coi như một sự công kích nền Cộng hòa và là dấu hiệu của tư tưởng phản động, cách nói khác là tư tưởng ủng hộ chế độ Quân chủ. Chỉ ngay câu đầu tiên với một sự chỉ trích Versailles, người ta đã có thể bị nhận lại những sự chen ngang rập khuôn: “Thế còn Brest-Litowsk?”, “Brest- Litowsk thì sao!”. Và cứ thế đám đông gào thét liên hồi cho đến khi cổ họng dần khản đặc hoặc nhà diễn thuyết cuối cùng đành từ bỏ việc cố thuyết phục đám đông. Người ta chỉ muốn đập đầu vào tường trước nỗi thất vọng ê chề về một dân tộc như vậy! Không ai chịu nghe, không ai chịu hiểu lấy một lần, rằng Versailles là cả một nỗi ô nhục hổ thẹn rằng sự sai khiến đó đồng nghĩa với việc dân tộc ta bị cưỡng đoạt, cướp bóc một cách tàn bạo. Sự phá hoại của bọn Mac-xít và tuyên truyền đâu độc của thế lực thù địch đã làm cho họ trở thành những kẻ mất trí này. Nhưng người ta không được phép kêu ca một lời. Bởi lỗi của phía bên kia mới to tát nhường nào! Giai cấp tư sản đã làm được gì để ngăn chặn và đối mặt với sự phá hoại khủng khiếp này cũng như để dọn đường cho chân lý của sự thật bằng cách giải thích tốt hơn và cặn kẽ hơn? Luôn luôn là không có gì! Những người mà giờ đây là những lãnh đạo vĩ đại của dân tộc sao hồi đó tôi chẳng nhìn thấy! Có lẽ, họ chỉ trò chuyện trong những nhóm nhỏ, bên bàn trà hoặc trong những CLB có cùng tư tưởng với nhau, còn cái nơi mà đáng lẽ họ phải có mặt – giữa bầy sói kia – thì họ lại không dám tới đó, có chăng thì “hú” cùng chúng khi có cơ hội mà thôi.
Mục lục
 [ẩn]
Nhưng ngay từ hồi đó, tôi đã nhận ra rằng, đối với cái nền tảng nhỏ nhoi, cái mà sau này đã tạo dựng nên cả phong trào, thì vấn đề “Có lỗi về chiến tranh” phải được giải quyết, và còn phải giải quyết bằng chân lý của sự thật lịch sử. Việc phong trào của chúng tôi tuyên truyền kiến thức về Bản hiệp ước hòa bình cho đông đảo quần chúng chính là một điều kiện tiên quyết để đi tới thắng lợi của phong trào trong tương lai.
Trong nền hòa bình lúc bấy giờ, dân chúng cứ nghĩ rằng tất cả vẫn là sự thành công của nền Dân chủ thì người ta phải chống lại suy nghĩ đó, phải tìm cách găm vào đầu họ tư tưởng rằng chính nó là kẻ thù của Bản hiệp ước. Và chỉ một lần thôi, nếu sự thật cay đắng lột trần được cái sản phẩm giả dối kia thì tiếp đó, dân chúng khi nhớ lại quan điểm của chúng tôi thời bấy giờ sẽ lấy lại được niềm tin trong họ.
Ngay thời đó, tôi đã luôn ủng hộ suy nghĩ là phải chống lại tư tưởng sai lầm của đại quần chúng trong những vấn đề cốt yếu, không cần quan tâm đến sự mến mộ, thù ghét hay phản đối phổ biến, chiến đấu làm thành mặt trận chống lại nó. Đảng Lao Động Đức Quốc Xã không được phép là kẻ đưa tin cho ý kiến quần chúng mà phải là người chỉ huy, điều khiển nó; không nên là nô lệ của quần chúng mà phải làm chủ quần chúng!
Đương nhiên là sẽ tồn tại sự cố gắng tìm tòi lớn, nhất là đối với những phong trào non trẻ còn yếu, chỉ trong những khoảnh khắc mà thế lực thù địch hùng mạnh bằng nghệ thuật dụ dỗ khéo léo của mình, sẽ thuyết phục và dẫn dắt được quần chúng đưa ra những quyết định điên rồ hay những tư tưởng sai lầm, thậm chí lôi kéo họ tiếp tay cũng như la ó cùng chúng, khi một vài cái cớ tưởng chừng như xuất phát từ quan điểm của phong trào non trẻ kia được lên tiếng ủng hộ. Rồi sự hèn nhát của loài người sẽ hớn hở tìm kiếm tiếp những cái cớ kiểu như vậy để tìm ra điều gì đó có vẻ như hợp lý, kế cả xuất phát từ quan điểm cá nhân để cùng hùa vào một tội ác như vậy.
Tôi đã vài lần trải qua những trường hợp như thế. Đó là những trường hợp đòi hỏi nỗ lực cao nhất để giữ cho con thuyền phong trào không trối vào làn sóng dòng chảy chung, được dấy lên bởi sự phấn khích giả tạo trong quần chúng hay tốt hơn là cùng bị đẩy đi với con thuyền đó. Thành công lần cuối cùng mà tờ báo ghê gớm của chúng tôi, tờ báo hiện thân cho nữ thần Hekuba của dân tộc Đức đạt được là đã nâng vấn đề của người Tirol phía Nam lên một ý nghĩa quan trọng – vấn đề mà sẽ gây tai họa cho dân tộc Đức.
Không cần nghĩ tới việc họ lo được công việc cho ai. Rất nhiều người được gọi là những người đàn ông của quốc gia cùng các đảng phái, hiệp hội, đơn thuần là từ sự bạc nhược trước ý kiến của quần chúng, thứ ý kiến do bọn Do Thái kích động, đã liên kết với lời hô hào chung và ngu xuẩn trợ giúp cuộc chiến chống lại chế độ. Nhiệm vụ của chúng tôi là phải thấy được rằng những người Đức chúng tôi, ngay trong tình hình hiện nay, chính là tia hy vọng duy nhất giữa một thế giới đang suy tàn này. Trong khi bọn Do Thái trên toàn thế giới đang chậm rãi những chắc chắn, thật chặt vòng vây đối với chúng ta, thì những người được gọi là ái quốc của chúng ta lại hô hào chống lại nhà lãnh đạo và chống lại một chế độ ít nhất đã dám lánh khỏi sự kìm hãm của bọn Do Thái Hội Tam Điểm ở một nơi trên thế giới và chống lại cuộc đấu tranh mang tính dân tộc chủ nghĩa của sự đâu độc thế giới có tính chất toàn cầu. Nhưng nó lại quá hấp dẫn đối với những tính cách yếu hèn, đơn giản như chỉnh cánh buồm xuôi theo chiều gió hoặc đâu hàng trước sự kêu gọi của ý kiến số đông. Và nó liên quan đến một sự đầu hàng ! Dù cho con người không muốn thú nhận cái sự đạo đức giả cùng thói xấu xa bên trong của mình và có lẽ cũng không một lần muốn đối mặt với bản thân thì một sự thật sẽ vẫn luôn tồn tại, đó là: Chính sự hèn nhát và nỗi sợ hãi trước cuộc trưng cầu dân ý do bọn Do Thái phát động đã ép họ phải cùng tham gia. Tất cả những lý do khác đều chỉ là sự ngụy biện tội nghiệp của kẻ tội đồ vốn đã biết mình có tội.
Cần phải lãnh đạo phong trào với một bàn tay sắt mới có thế duy trì, bảo vệ nó khỏi sự phá hoại. Vì ý kiến quần chúng khi bị tác động và xúi giục bởi tất cả các thế lực thì nó giống như một ngọn lửa lớn chỉ bốc cháy theo một hướng. Hiện tại, thử thay đổi, điều chỉnh theo cách như vậy tuy không được lòng quần chúng, sự táo bạo có khi là nguy hiểm chết người, nhưng trong lịch sử, không ít người đã sẵn sàng bị ném đá cho đến chết tại những thời khắc như vậy vì một hành động mà thế hệ sau này sẵn sàng quỳ gối cảm ơn họ.
Tuy nhiên, một phong trào cũng phải tính toán và không được phụ thuộc vào những tràng pháo tay cổ vũ ở hiện tại. Trong những giờ phút như vậy, một cá thể sẽ cảm thấy sợ hãi, hoang mang nhưng anh ta không nên quên là sau mỗi giờ phút đó sẽ có một sự cứu rỗi và phong trào muốn đổi mới thế giới là phục vụ cho tương lai, chứ không phải cho hiện tại.
Về việc này, người ta có thể khẳng định rằng, thành công vĩ đại nhất và bền vững nhất trong lịch sử, khởi đầu thường lại ít được người ta hiểu nhất, vì nó tương phản với ý kiến chung của quần chúng cũng như với nhận thức và ý muốn của họ một cách sâu sắc nhất. Hồi đó, chúng tôi đã được trải nghiệm điều này trong ngày đầu tiên khi xuất hiện trước công chúng. Thực sự, ở khắp mọi nơi, chúng tôi đã không hề tranh thủ lòng mến mộ của đám đông mà chống lại sự điên đảo, mất trí của dân tộc này. Và suốt những năm đó, hầu như mỗi khi tôi bước ra trước một đại hội thì người ta lại tin vào những gì đối nghịch với điều tôi nói và chống đối lại những gì tôi tin. Rồi nhiệm vụ trong hai tiếng đồng hồ là phải bóc tách hai đến ba nghìn con người thoát ra khỏi chính lòng tin vốn có của họ, phá tan dần nền tảng nhận thức của họ để cuối cùng kéo họ sang với niềm tin và thế giới quan của chúng tôi.
Hồi đó, trong thời gian ngắn thôi, tôi đã học được một điều quan trọng, đó là “dùng chính vũ khí của kẻ thù đế đánh trả chúng”. Người ta đã sớm nhận thấy rằng những đối thủ của chúng tôi, đặc biệt là trong bộ dạng những người phát ngôn của chúng, đều trình diễn một “tiết mục đã được định sẵn”. Trong “tiết mục” đó luôn luôn dấy lên những sự phản đối chống lại những tuyên bố của chúng tôi – sự đồng nhất trong cả quá trình thể hiện cho một sự giáo dục khá thống nhất và có chủ đích. Ở đây, chúng tôi có thể làm quen với sự kỷ luật hóa khó tin trong việc tuyên truyền của bọn thù địch. Cho đến bây giờ, tôi vẫn tự hào khi mình là người tìm ra cái cách thức đó, cái cách thức làm cho việc tuyên truyền đó không chỉ không hiệu quả mà cuối cùng còn đánh vào chính những kẻ thi hành của chúng. Hai năm sau, tôi trở thành chuyên gia của nghệ thuật này!
Trong mỗi bài diễn thuyết riêng, việc làm rõ ràng những nội dung mang tính giả định và hình thức phản đối mà phe thù địch đang mong chờ tại buổi thảo luận, sau đó đập tan chúng bằng chính bài diễn thuyết riêng, là rất quan trọng.
Mục đích là để trích dẫn được những lời phản biện có thể có ngay lập tức và chứng minh sự vô căn cứ của chúng. Như thế sẽ dễ dàng thuyết phục người nghe hơn, dù họ là những người đã bị nhồi chật ních trong đầu những tư tưởng chống đối, nhưng tới dự rất chân thành, bằng việc giải quyết trước những định kiến vốn đã bị in hằn trong tâm trí họ. Họ sẽ tự bác bỏ những điều mà họ đã thuộc lòng và bị thu hút sự quan tâm bởi bài nói chuyện mõi lúc một nhiều hơn.

Nữ thần Hekuba. (Ảnh minh họa).
Đó là lý do vì sao tôi lại thay đổi đến vậy ngay sau bài diễn thuyết đầu tiên về “Bản hiệp ước hòa bình Versailles”, cái mà trước đám đông tôi vẫn còn gọi là “nhà giáo dục”, khi giờ đây tôi nói về “Những bản hiệp ước hòa bình của Brest-Litowsk và của Versailles”. Bởi vì sau thời gian ngắn nhất – ngay trong quá trình diễn thuyết rân đâu tiên của mình – tôi đã có thể khẳng định rằng người ta không hề hiểu biết một tí gì về Bản hiệp ước hòa bình của Brest-Litowsk nhưng đảng phái của họ lại thành công trong việc tuyên truyền khéo léo và rất điêu luyện để Bản hiệp ước bị coi như một trong những tài liệu vi phạm và đáng hổ thẹn nhất của thế giới. Sự kiên trì khi những lời nói dối luôn được thổi vào tai đại chúng là do việc hàng triệu người dân Đức chỉ nhìn thấy sự trả đũa công bằng cho tội lỗi mà chúng tôi gây ra với Brest-Litowsk trong Bản hiệp ước Versailles, việc coi mỗi cuộc chiến thực sự chống lại Versailles là bất công và thỉnh thoảng lại trở thành sự từ bỏ vũ khí trung thực đạo đức nhất. Và nó đã song hành cùng lý do giải thích tại sao cái từ trơ trẽn và gớm guốc được gọi là “sửa chữa lỗi lầm” kia lại có thể du nhập vào nước Đức. Sự đạo đức giả đầy dối trá đã hiện hữu trong hàng triệu đồng bào bị xúi giục như một hành động thực thi công lý cao hơn. Thật kinh khủng khi điều đó lại là sự thật! Thành công trong công tác tuyên truyền mà tôi dẫn dắt chống lại “Bản hiệp ước hòa bình Versailles” và được tôi giải thích trước về “Bản hiệp ước Brest-Litowsk” đã cung cấp bằng chứng xác thực nhất. Tôi đã đặt hai bản hiệp ước hòa bình đối lập nhau, so sánh từng điểm trong hai bản hiệp ước đó, chỉ ra tính nhân văn vô bờ bến trong thực tế của bản hiệp ước này đối nghịch với tính tàn bạo vô nhân đạo của bản hiệp ước kia và kết quả có tác động vô cùng sâu rộng. Thời đó, tôi đã nói vê chủ đề này trong các đại hội có hai nghìn người tham dự và thường bắt gặp những ánh nhìn đầy thù địch. Rồi ba giờ đồng hồ sau, tôi có được một đám đông đầy phẫn nộ, mặt mũi nhăn nhó ghê gớm. Lại thêm một sự lừa dối tình cảm và lý trí của hàng nghìn người bị phanh phui, lại có thêm một sự thật được làm sáng tò.
Hồi đó, tôi coi hai bài diễn thuyết “Nguyên nhân thực sự gây ra thế chiến” và “Những bản hiệp ước hòa bình của Brest-Litowsk và của Versailles” là quan trọng hơn cà để luôn luôn nhắc đi nhắc lại trong những bài diễn thuyết mới, cho đến khi ít nhất có một quan điểm rõ ràng và thống nhất về điều này được phổ biến trong quần chúng để từ đó phong trào sẽ thu nạp được những thành viên đầu tiên.
Những đại hội này rất có ích đối với bản thân tôi, khi tôi dần thích nghi với việc phát ngôn trong đại hội quần chúng, khi tôi đã dần quen với cảm hứng chủ đạo và với điệu bộ cần thiết khi đứng trong một căn phòng lớn với sự hiện diện của hàng nghìn người.
Nhưng trong thời gian đó, như đã nhấn mạnh, tôi không nhìn thấy trong những hội nhóm nhỏ một sự khai sáng nào theo phương hướng này của các đảng phái, những đảng mà giờ đây lại luôn mồm nói và hành động như thể họ chính là những người đã thay đối được ý kiến quần chúng. Còn nếu có người được gọi là chính trị gia của dân tộc trình bày một bài diễn thuyết ở một nơi nào đó theo phương hướng này thì họa chăng chỉ là trước những nhóm người đã bị thuyết phục và tin tưởng sẵn vào đường lối và tại đó, điều đã được trình bày lại miều tả vô cùng rõ nét sự ủng hộ của tư tưởng cá nhân. Nhưng điều đó không quan trọng. Mà vấn đề cốt lõi là phải giành được những người cho đến nay đã đứng về phía đối nghịch do sự giáo dục và nhận thức của họ thông qua việc khai sáng và tuyên truyền.
Cả những tờ truyền đơn cũng được chúng tôi coi là một trong những công tác phục vụ cho công cuộc khai sáng. Ngay trong đám đông, tôi đã soạn ra một tờ truyền đơn với nội dung so sánh hai Bản hiệp ước hòa bình của Brest-Litowsk và của Versailles, nó đòi hỏi cần phải được xuất bản và phổ biến trên diện rộng. Sau này tôi đã tiếp nhận những khoản thu được từ việc xuất bản đó cho Đảng và đó cũng là một sự tác động tốt. Những đại hội đầu tiên nói chung đã nổi bật bởi những chỉếc bàn đầy ắp các truyền đơn, các tờ báo và những tập sách thông tin nhỏ v.v… Nhưng lời phát ngôn mới là trọng tâm. Và thực sự chỉ có nó mới có thể đưa tới những sự chuyển biến lớn lao và cụ thể là xuất phát từ những lý do thuộc về tâm lý chung.

Cung điện Versailles được coi là biểu tượng của quyền lực tối thượng.
Tôi đã triển khai ngay trong tập đầu sự truyền tải toàn bộ các sự kiện về quyền lực cũng như về sự chuyển biến của thế giới không phải qua những gì được viết ra mà là qua những lời phát ngôn. Một buổi tranh luận dài hơn thì được in trên một phần của tờ báo với nội dung chống đối lại một sự quả quyết như thế do những con người tư sản láu cá của chúng tôi nghĩ ra. Chỉ với lý do giải thích vì sao điều này lại xảy ra đã bác bỏ được mọi sự hồ nghi. Bởi tầng lớp trí thức tư sản mà chống đối một quan điểm như thế, thì rõ ràng chỉ có thể là vì tự họ thiếu đi sức mạnh và khả năng ảnh hưởng quần chúng qua những lời được phát ngôn, vì người ta đã ngày càng lao mình vào những công việc viết lách văn chương và khước từ công việc mang tính chất tuyên truyền, cổ động của việc diễn thuyết. Nhưng một thói quen như thế, theo thời gian sẽ dẫn đến một điều không tránh khỏi, đó là điều mà giai cấp tư sản ngày nay đang muốn nêu bật, cụ thể là sự tổn hại về bản năng tâm lý đối với ảnh hưởng và tác động của quần chúng.
Trong khi người diễn thuyết cứ phải nhận lấy từ phía dưới một sự sửa lỗi không ngớt về những gì anh ta nói trong bài phát biểu của mình, khi anh ta có thể liên tục đoán được qua nét mặt của người nghe xem họ hiểu được đến đâu mà làm theo những ý kiến của anh ta và ấn tượng để lại cũng như sức ảnh hưởng của những lời anh ta nói có đạt được như mong muốn hay không thì người viết ra những bài diễn thuyết đó hoàn toàn không hay biết gì! Vì thế, ngay từ đầu, anh ta sẽ không nhằm vào những con người đang đứng trước mặt anh ta mà chỉ phát biểu chung chung. Nhưng làm như thế là anh ta đã đánh mất đi sự tinh tế về tâm lý cho tới một mức độ nhất định và kéo theo sẽ đánh mất đi cả sự khéo léo, linh hoạt. Vì vậy, những gì một nhà hùng biện tài ba viết ra sẽ ngày càng hay hơn những gì một nhà văn tài ba nói, nếu như anh ta không được tôi luyện thường xuyên trong nghệ thuật này. Rồi đám đông quần chúng lại tự hoài nghi, lại vẫn uể oải trong lề thói cũ và ngao ngán đón lấy những thứ được viết ra, khi nó không đúng như những gì người ta nghĩ và không mang lại những gì mà người ta đã hi vọng. Vì thế, thường chỉ có những người đã được liệu tính từ trước là sẽ ủng hộ cho đường lối này mới đọc một văn bản có những gì được viết ra với một xu hướng đã định trước. Cao nhất là một tờ truyền đơn hay một bức tranh cổ động sẽ được tính đến để tìm được một ánh nhìn chăm chú, kế cả là từ những người có tư tưởng, quan điểm khác vì nó có tính xúc tích, ngắn gọn. Hình ảnh được thể hiện dưới mọi hình thức, kể cả phim ảnh, bao giờ cũng có triển vọng hơn. Ở đây, con người cần phải làm việc ít tư duy trừu tượng đi, chỉ cần đủ để nhìn thôi, tốt nhất là đủ để đọc được toàn bộ nội dung của một đoạn văn bản ngắn, và sau đó sẽ có nhiều người sẵn sàng tiếp thu những diễn giải giàu tính hình ảnh, như thế có tác dụng hơn là phải đọc một bài viết dài lê thê. Hình ảnh mang lại cho con người sự khai sáng trong một thời gian rất ngắn, tôi muốn nói là gần như ngay lập tức, chứ không như văn bản viết dài dòng, phải mất một thời gian rất lâu để đọc rồi người ta mới có thể hiểu ra.
Nhưng yếu tố căn bản nhất mà một văn bản viết không bao giờ biết được, đó là nó sẽ được đưa vào tay ai và nội dung của nó phải được duy trì cho đến cuối cùng. Nếu nội dung trình bày càng phù hợp với trình độ hiếu biết cũng như với tư chất của chính những người đọc nó thì sức ảnh hưởng của nó sẽ càng mạnh. Vì thế mà một cuốn sách được viết cho đông đảo quần chúng đọc, ngay từ ban đầu phải có văn phong khác so với viết cho tầng lớp trí thức.
Chỉ có cách thích ứng này, những gì viết ra mới sát với những gì được phát ngôn. Tôi không phản đối việc người diễn thuyết có thể nói về cùng một chủ đề, nhưng nếu là một người diễn thuyết đại tài trước quần chúng thì sẽ hầu như không bao giờ anh ta nhắc lại hai lần về cùng một bản thảo hay một cách thức. Anh ta sẽ tự coi mình như đông đảo quần chúng, để cảm nhận và phát ngôn một cách trôi chảy, tạo sức ảnh hưởng sâu sắc đến quần chúng, những người đang lắng nghe anh. Nếu anh ta nói nhầm còn khẽ, anh sẽ có lời cải chính ở những người trước mặt anh ngay. Như đã nói ở trên, nếu anh ta có thể đọc được sắc mặt của người nghe, trước hết xem liệu họ có hiểu những gì anh ta nói, hai là liệu họ có hiểu được tất cả và ba là anh ta đã thuyết phục được họ từ những điều đúng đắn đã được trình bày đến mức nào. Nếu nhận thấy họ không hiểu mình, người diễn thuyết sẽ có ngay sự giải thích sao cho thật đơn giản, dễ hiểu để đến người cuối cùng cũng nắm bắt được, nếu cảm thấy họ chưa theo kịp lời mình nói, người diễn thuyết sẽ cẩn thận, chậm rãi xây dựng các ý tưởng cho đến khi người kém nhất cũng không bị tụt lại phía sau, và nếu như đoán được rằng, sự đúng đắn đã được trình bày trước đấy dường như vẫn chưa đủ sức thuyết phục đám đông, người diễn thuyết sẽ nhắc lại điều đó cũng như đưa ra thêm nhiều ví dụ khác, những sự phản đối của đám đông, điều mà người diễn thuyết âm thầm cảm nhận được, rồi tự nêu ra, sẽ thể hiện sự phản đối và rồi sẽ tự phá vỡ cho tới khi mà nhóm cuối cùng của phe đối lập qua cử chỉ và nét mặt đã lộ ra sự đầu hàng trước các bằng chứng mà người diễn thuyết đưa ra.
Tiếp theo là việc chiến thẳng những thành kiến vốn được hình thành không phải qua sự hiểu biết, mà thường là do tiềm thức, dựa vào cảm tính ở không ít người. Để vượt qua giới hạn của những ác cảm theo bản năng, những thù ghét theo cảm tính, những sự khước từ do định kiến thì còn khó hơn gấp nghìn lần so với việc sửa lại một suy nghĩ sai lệch nhưng có tính khoa học. Những quan niệm sai lầm cùng những kiến thức lệch lạc sẽ bị xóa bỏ khi người ta được giáo dục cẩn thận, phản kháng của tình cảm thì rất khó. Chỉ có lời kêu gọi những thế lực thần bí này mới có tác dụng, gần như chỉ riêng nhà hùng biện, không phải nhà văn, mới có thể làm được việc này.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét