Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (35)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 4.4: HITLER: “TƯƠNG LAI CỦA DÂN TỘC ĐỨC CHÍNH LÀ PHẢI TIÊU DIỆT CHỦ NGHĨA MÁC”
Sở dĩ họ đã vạch ra lại còn dụ được toàn dân lấy “chiếm đoạt bằng kinh tế” làm mục tiêu thực tế, lấy “giữ gìn hoà bình thế giới” làm mục tiêu chính trị còn do một nguyên nhân sâu xa nữa: bấy lâu nay toàn bộ tư duy chính trị của chúng ta nói chang đã ốm yếu, què quặt rồi.
Chuỗi thắng lợi liên tiếp của kỹ thuật và công nghiệp Đức, những thành quả không ngừng đi lên của thương mại Đức đã làm lu mờ mất cái nhận thức là có nhà nước mạnh làm tiên đề thì mới được thế. Ngược lại, ở nhiều giới họ lại tin là chính nhà nước phải hàm ơn các hiện tượng ấy để mà tồn tại, trước tiên nó phải là một định chế kinh tế, phải cai trị thể theo yêu cầu kinh tế trên hết; vì thế kinh tế quyết định thực chất của nó, tuỳ theo kinh tế thấy và đánh giá trạng thái nào là lành mạnh nhất cũng như là tự nhiên nhất.

Ảnh chụp Hitler tham gia lễ hội đám đông ở Munich ngày 02/08/1914.
Song nhà nước chẳng liên quan gì đến một quan niệm kinh tế hay là một đường lối phát triển kinh tế nhất định nào.
Nó đâu có phải là một tập hợp các đối tác kinh tế nội trong một không gian sống hạn định để thực thi các nhiệm vụ kinh tế. Mà là tổ chức của một cộng đồng những con người như nhau về thể chất cũng như tâm hồn, để tạo điều kiện tốt hơn nhằm lâu dài thì bảo tồn được bản sắc, trước mắt thì đạt được cái mục tiêu tồn tại mà nhờ nhìn xa trông rộng đã tự vạch ra được. Mục tiêu và ý nghĩa của một nhà nước chính là ở đó chứ chẳng ở đâu khác. Kinh tế chỉ là một trong nhiều thứ phương tiện hỗ trợ thôi, tuy có nó thì mới với tới được mục tiêu. Không bao giờ nó lại là ý nghĩa hay mục tiêu của nhà nước, vì nếu như thế thì ngay từ đầu nền tảng của nhà nước đã sai, bởi phi tự nhiên. Nhà nước với danh nghĩa ấy (kinh tế là nền tảng, ND) tự thân không cần có giới hạn lãnh thổ. Điều này (nhà nước có giới hạn lãnh thổ, ND) chỉ cấp thiết với những dân tộc vốn muốn tự nuôi sống, tức thị sẵn sàng giành giật với cuộc sống bằng lao động của chính mình. Có những dân tộc lại chỉ ưa kín đáo luồn lách, sống bám vào nhân loại còn lại, với đủ mọi nguyên cớ, chỉ chực để người khác lao động cật lực cho mình – thế thì họ, cho dù chẳng có lấy một không gian sống nhất định nào, họ vẫn lập nhà nước được. Điều này đặc biệt đúng với một dân tộc mà ngày nay tất cả nhân loại lương thiện vần đang phải chịu nuôi báo cô: người Do Thái.
Mục lục
 [ẩn]
Nhà nước Do Thái chưa hề có giới hạn không gian bao giờ, về không gian thì nó không có giới hạn trên cả địa cầu, nhưng về chủng tộc thì nó lại có giới hạn, duy nhất một. Vì vậy dân tộc ấy luôn luôn thành ra một nhà nước ở bên trong các nhà nước. Cho các nhà nước ấy giong buồm ra khơi như thể “tôn giáo”, quả là đã nghĩ ra được một trong những cái mẹo thiên tài bậc nhất xưa này; vốn là người Arier (dân tộc chính gốc du mục, hồi thế kỷ thứ 2 trước công nguyên nô dịch dân bản địa ở Ấn Độ rồi dựng nên xã hội có giai cấp và các nhà nước theo chế độ nô lệ, nhưng thời phát xít Đức bị lạm dụng chỉ dân tộc Đức mắt xanh tóc vàng, lẽ ra không khoa học nếu xét từ góc độ nhân chủng học, ND) xưa nay bao giờ cũng sẵn lòng công nhận đức tin. Mà trong thực tế cái tôn giáo như ghép mảnh ấy đâu có là cái gì khác, chính là giáo lý để bảo tồn chủng tộc Do Thái. Nên nó bao quát gần như đủ mọi lãnh vực xã hội, chính trị, khoa học, tất cả những gì có thể cần đến.
Xu thế bảo tồn nòi giống vẫn là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hình thành những cộng đồng người. Thế thì nhà nước phải là một cơ cấu của dân chứ không thể là một tổ chức kinh tế. Khác nhau đến thế mà lắm kẻ được gọi là “chính khách” thời nay lại không nằm được. Vậy nên họ mới tin là có thể dựng được nhà nước bằng kinh tế, trong lúc thật ra thì mãi mãi nó vẫn chỉ là kết quả tác động của trước hết là ý chí bảo tồn – bảo tồn giống nòi và chủng tộc. Thế thì lại rất cần đến các đức tính của người anh hùng và tối kỵ thói vị kỷ hám lợi lặt vặt. Bởi tiên đề để duy trì sự sống còn cho một giống nòi chính là tinh thần sẵn sàng hy sinh của từng con người một. Cổ thi có câu “Không dám liều mạng sống thì chẳng có cuộc sống” chính là thế: cá nhân dám xả thân thì mới giữ được nòi giống. Song như thế thì cái tiên đề cơ bản nhất để dựng và giữ một nhà nước còn phải là tình cảm cố kết trên cơ sở cùng cội nguồn, cùng bản sắc và ý chí quyết sử dụng hết tất cả các phương tiện vì cái đích ấy. Điều này ở những dân tộc đã sống trên đất đai của chính mình tất sẽ dẫn đến các đức tính anh hùng, mà ở những kẻ lười nhác sống dựa dẫm ắt sẽ dẫn đến thói gian dối, xảo trá và thói mưu mẹo tàn bạo, nếu như các tính chất đó lại chưa phải là tiên đề vốn đã sản có trong hình thái của các nhà nước rất khác nhau đó. Để hình thành một nhà nước chí ít lúc nguyên thuỷ, bao giờ cũng chỉ có mỗi cách là vận dụng các tính chất đó, thế rồi trong cuộc vật lộn nhầm tự bảo tồn thế nào cũng có những dân tộc đành thua cuộc, tức là chịu bị đè nén và bị diệt vong, hoặc sớm hoặc muộn. Tuy thế ngay ở trường hợp này thường vẫn không phải vì họ thiếu khôn ngoan, mà chủ yếu vì họ thiếu kiên cường, dũng mãnh và thường lại là ẩn trong cái vỏ bọc của tình người.
Các tính chất để dựng và giữ nước ít liên quan đến kinh tế thế nào thì sự kiện đã chỉ rõ: chỉ ở những trường hợp cực hiếm mới thấy sức mạnh bên trong của nhà nước khớp đúng vào thời kỳ gọi là thăng hoa của kinh tế, còn ở vô số vi dụ khác dường như sự thăng hoa lại là dấu hiệu báo trước nhà nước sắp đến hồi suy tàn. Thành nhà nước mà trước hết lại do tự các lực lượng hay là động lực kinh tế thì thời kỳ kinh tế phát triển nhất cũng phải là thời kỳ nhà nước mạnh nhất, chứ không thể ngược lại.
Đặc biệt, lòng tin ở sức mạnh dựng và giữ nước của nền kinh tế khiến cho khó hiểu vi sao nó lại ứng nghiệm ở cả một xứ sở mà bấy lâu rõ ràng đại thể chỉ nhìn thấy rặt những phản chứng của lịch sử. Chính là nước Phổ, rất sâu sắc, đã cho thấy không phải các tính chất vật chất, mà chỉ các đức tính tinh thần là đã đủ để dựng được nước.
Thế rồi kinh tế cũng nở rộ dưới sự bảo trợ của các đức tính ấy, lâu dài, kỳ cho đến khi các khả năng dựng nước đã suy sụp thì nền kinh tế mới suy thoái theo; một quá trình mà cho đến tận nay chúng ta có thể vẫn còn thấy tiếc đến lạ lùng. Mối quan tâm vật chất của người ta chừng nào đang còn núp bóng đức hạnh thì vẫn còn có thể phát triển cực tốt, thế nhưng nếu như nó lại tìm cách len lỏi vào cuộc sống ngay từ vòng đầu thì nó đã tự phá đi tiên đề sự tồn tại của chính nó.
Thường là ở Đức, cứ mỗi lần quyền lực chính trị nổi lên thì kinh tế cũng bắt đầu đi lên, rồi đến khi kinh tế trở thành nội dung duy nhất của cuộc sống trong dân và bóp nghẹt các đức tính lý tưởng, thì nhà nước lại suy sụp và chỉ một thời gian ngắn sau đó đến lượt kinh tế cũng sụp đổ theo.
Tuy nhiên nếu đặt câu hỏi, thật sự các sức mạnh dựng nước và giữ nước ấy là gì, thì có thể gói gọn tất cả chỉ trong một mã hiệu duy nhất, là khả năng và ý chí hy sinh của từng người vì tất cả mọi người. Bảo các đức tính ấy chẳng có gì mắc míu với kinh tế chính vì xuất xứ từ nhận thức đơn giản, là con người không khi nào lại chịu hy sinh vì những thứ (vật chất, ND) đó, có nghĩa: người ta không hy sinh vì những doanh vụ mà vì các lý tưởng.
Thật không có gì tốt hơn minh chứng cho tính hơn hẳn về tâm lý của người Anh trong nhận thức về tâm hồn của dân chúng là cái động cơ của họ trong chiến đấu. Chúng ta giành giật vì miếng ăn, còn người Anh lại vì “tự do”, không vì tự do của chính họ đâu, không, mà vì tự do của các dân tộc bé nhỏ. Ờ ta có khi người ta cười cho sự cao ngạo ấy hay là người ta nổi giận vì nó song đó cũng lại là minh chứng, rằng cái gọi là nghệ thuật điều hành nhà nước ở Đức ngay từ hồi trước chiến tranh đã tối tăm tuỳ tiện tới mức nào. Đã không còn có một khái niệm mờ nhạt nào về bản chất của cái sức mạnh dẫn dắt người ta tự nguyện và quyết tâm đi vào chỗ chết.
Chừng nào dân Đức năm 1914 còn tin mình chiến đấu vì lý tưởng thì còn trụ được; nếu để cho chiến đấu chỉ vì miếng ăn thì chắc đã bỏ cuộc.
Song các “chính khách” sáng suốt của ta hình như lại ngạc nhiên về sự thay đổi tinh thần ấy. Họ đã không khi nào hiểu là con người, kể từ lúc chiến đấu vi quyền lợi kinh tế, lại cố hết sức tránh cái chết, vì nếu thế thì mãi mãi còn hưởng sao được thành quả cuộc chiến đấu của mình. Lo cứu đứa con của chính mình thì đến người mẹ yếu đuối nhất cũng sẽ trở thành anh hùng và chỉ cuộc chiến để giữ lấy nòi giống, quê hương và nhà nước của chính nó mới đẩy được trai tráng lao vào mũi giáo của quân thù.
Người ta có thể xem điều sau đây là chân lí có giá trị vĩnh viễn:
Chưa từng bao giờ có một nhà nước được dựng bằng kinh tế trong hoà bình, luôn luôn phải do bàn năng bảo tồn giống nòi; hoặc bằng hành động anh hùng hoặc bâng mưu mô xảo trá: một đằng sinh ra các nhà nước có lao động, có văn hoá của người Arier, một đằng sinh ra các tập đoàn di thực, ăn bám của người Do Thái. Vì lẽ chỉ ở trong một dân tộc hay ở trong một nước, nền kinh tế mới bắt đầu sinh sôi nẩy nở, nên chính nó lại thành nguyên nhân câu nhừ để xích xiềng và đè nén.
Niềm tin ở thời tiền chiến, rằng dân tộc Đức bằng chính sách thương mại và thuộc địa trên con đường hoà bình sẽ có thể khai thác, thậm chí chiếm đoạt được cả thế giới, chính là một dấu hiệu kinh điển, đã đánh mất quan điểm dựng nước đích thực, mất sức mạnh ý chí, mất cả quyết tâm hành động. Cái giá đã phải trả, theo đúng quy luật tự nhiên, chính là cuộc thế chiến với những hệ luỵ của nó.
Với người nghiên cứu không sâu thì lập trường đó của dân tộc Đức – vì thật tình nó chỉ nói chung – có khi lại chỉ là một câu đố không giải được; tuy nhiên chính nước Đức vốn lại là một ví dụ tuyệt vời cho một đế chế đã xuất xứ từ những cơ sở thuần tuý chính trị quyền lực. Nước Phổ, mầm mống của đế chế, đã sinh ra từ chủ nghĩa anh hùng chói lọi chứ không phải từ các hoạt động tài chính hay là các doanh vụ thương mại, và chính bản thân đế chế cũng không phải là thành quả rực rỡ của lãnh đạo chính trị quyền lực và tinh thần dũng cảm dám không sợ chết của binh sĩ. vậy vì đâu mà bản năng chính trị của dân chúng Đức lại thành ra ốm yếu quặt quẹo đến mức ấy? Vì đây không chi là thứ hiện tượng riêng lẻ, đó là các mômen tan rã với số lượng thật sự khủng khiếp, cứ như ánh sáng ma trơi lúc xuống lúc lên chập chờn loe lét, hay là như ung nhọt độc hại gậm nhấm dần dân cơ thể dân tộc. Dường như có một thứ chất độc vĩnh cửu đã bị một sức mạnh thần bí nào đó đẩy ra cho đến tận những mạch máu ngoại biên, làm cho lý trí lành mạnh và rồi đến cả bản năng tự bảo tồn nữa cũng càng ngày càng tê liệt đi.
Vì quan điểm của riêng tôi về chính sách liên minh và chính sách kinh tế của đế chế với Đức trong những năm 1912 – 1914, đã không biết bao nhiêu lần tất cả những câu hỏi ấy lại lướt trong tôi. Lời giải cho cầu đố nọ chắc chỉ còn thể hiện ở cái sức mạnh mà trước đó, từ dạo còn ở Viena vì những quan điểm khác, tôi đã từng được biết đến, là học thuyết của Mác với thế giới quan cũng như tác động của nó về mặt tổ chức.

Chủ nghĩa Mac.
Đó là lần thứ hai trong đời, tôi khoan sâu vào các học thuyết mang tính huỷ diệt ấy. Lần đó không còn vì cảm xúc và tác động của môi trường thường nhật quanh mình nữa, mà vì quan sát các tiến trình chung của đời sống chính trị. Một lần nữa bới sâu vào mớ tài liệu về lý luận của cái chân trời mới đó, tôi tìm cách làm rõ cho mình những tác động có thể có, rồi lại đối chiếu những tác động ấy với những hiện tượng và sự kiện có thật về hiệu quả của chúng trong đời sống chính trị, văn hoá và cả kinh tế nữa.
Đó là lần đầu tiên tôi đã hướng sự chú ý của mình vào cả những việc để thử tiến đến làm chủ cái bệnh dịch ấy của thế giới.
Tôi đã từng khảo sát rất kỹ đạo luật ngoại lệ của Bismarck về ý đồ, kế hoạch và kết quả. Qua đó đã tuần tự thu hoạch được cho niềm tin của riêng mình một cái nền tảng chắc như đá hoa cương, vì thế kể từ ngày đó không còn tự thấy mình phải thay đổi quan điểm ở nội tâm về vấn đề đó nữa. Cũng như thế, quan hệ với chủ nghĩa hoà bình Mác và với vấn đề Do Thái đã được rà soát lại thêm thật kỹ.
Hồi còn ở Viena trước kia, tôi đặc biệt thấy nước Đức cứ như một gã khống lồ chẳng thể lay chuyển được. Giờ thì thi thoảng lại bắt đầu thấy băn khoăn lo ngại. Chỉ dám âm thầm bàn bạc với nhau trong từng nhóm nhỏ những người tôi quen biết về chính sách đối ngoại của Đức cũng như về cái phương cách – tôi thấy nhẹ dạ đến khó tưởng tượng, mà người ta thường xử lý cái vấn đề tối hệ trọng của nước Đức hồi ấy, vấn đề chủ nghĩa Mác. Tôi thật tình không hiểu nổi, vi đâu mà người ta lại có thể mù quáng và chao đảo đến thế trước mối hiểm hoạ, mà cứ như ý đồ đích thực của chủ nghĩa Mác thì tác động ắt phải cực kỳ khủng khiếp. Ngay hồi đó trong môi trường quanh tôi và giờ đây trong một môi trường lớn hơn thế, tôi đã từng cảnh báo về cái khẩu hiệu ru ngủ mà lũ người yếu đuối ươn hèn thường vẫn rêu rao là “không gì có thể xẩy đến cho chúng ta!” Từng đã có một đế chế khổng lồ tan nát chỉ vì một thứ dịch bệnh tinh thần tương tự. Liệu rồi đây nước Đức có phải chịu khuất phục vẫn những quy luật nghiệt ngã ấy, như tất cả mọi cộng đồng người khác chăng?
Từ những năm 1913 – 1914, cũng lần đầu tiên trong những giới khác nhau mà một bộ phận cho đến tận nay vẫn còn trung thành với phong trào quốc gia xã hội, tôi đã từng tuyên bố rằng tôi tin chắc, vấn đề tương lai của dân tộc Đức chính là vấn đề phải tiêu diệt chủ nghĩa Mác.
Ở chính sách đối ngoại của Đức, tôi chỉ nhìn thấy có mỗi một trong số những hiện tượng hệ luỵ do tiêu trừ cái học thuyết ấy – đúng vậy, vì điều đáng sợ nhất chính là rồi cái nọc độc không nhìn thấy ấy sẽ làm băng hoại gần như tất cả những nền tảng của một quan niệm lành mạnh về kinh tế, về nhà nước, vậy mà rồi chính những ai phải hứng chịu lại cũng chỉ cảm nhận mơ hồ được rằng đáng lẽ phải kiên quyết cự tuyệt, thì với mong muốn và bằng hành động, chính họ lại đã thông đồng cho cái thế giới quan ấy.
Suy thoái từ bên trong của dân tộc Đức đã bắt đầu ngay từ hồi đó. Thế mà – như vẫn thường xảy ra, người ta lại chẳng thấy rõ kẻ phá hoại cuộc sống. Đôi khi còn chữa chạy loanh quanh, tuy như thế chỉ làm thay đổi hình thái của hiện tượng. Vì không biết hay là không muốn biết mầm bệnh nên cuối cùng, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Mác cũng lại chi có giá trị như trò lang băm huyên thuyên khoác lác.
(Hết chương 4, mời bạn theo dõi tiếp chương 5 tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét