Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (71)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 2: Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia
CHƯƠNG 9.5: CỘT CHỐNG QUAN TRỌNG NHẤT CỦA QUYỀN LỰC?
Ý định luôn là tư tưởng chỉ đạo cho sự đào tạo bên trong của sư đoàn bão táp này là về việc bên cạnh mọi hoạt động thể xác còn phải đào tạo nó thành người đại diện đáng tin cậy không gì lay chuyển nổi của tư tưởng quốc xã và cuối cùng là việc củng cố kỷ luật ở mức độ cao nhất. Họ chẳng có việc gì làm với cái tổ chức quân sự theo quan điểm tư sản cả, với một tổ chức bí mật cũng thế.
Tại sao lúc đó tôi đã chống lại căng thẳng với việc thúc đẩy đội quân bão táp của Đảng công nhân quốc xã Đức thành tổ chức quân sự vì suy nghĩ cân nhắc như sau:
Việc đào tạo quân sự cho một dân tộc nếu chỉ nói về chuyên môn không thực hiện nhờ các hiệp hội tư nhân được, chỉ nhờ sự hỗ trợ bằng phương tiện lớn nhất của nhà nước thôi. Niềm tin vào các nơi khác đều dựa vào sự đánh giá cao khả năng từng cá nhân. Giờ thì loại trừ việc người ta có thể áp dụng cái gọi là “Kỷ luật tự giác” để có thể xây dựng các tổ chức vượt trên một qui mô nhất định mà có giá trị quân sự. Ở đây thiếu một cột chống quan trọng nhất của quyền lực ra lệnh, chính là quyền phạt.

Adolf Hitler. Ảnh minh họa.
Hình như trong mùa thu hay nói đúng hơn là đầu năm 1919 có thể thành lập “đội quân tự do”, nó không chỉ lúc đó phần lớn nhờ trường học quân đội cũ đều có các chiến sĩ đã chiến đấu ngoài mặt trận, loại trách nhiệm mà họ đặt lên từng người bắt buộc phải tuân theo kỷ luật quân sự ít nhất trong một thời hạn nhất định.
Điều này hoàn toàn thiếu trong một “tổ chức quân sự” tự nguyện ngày nay. Hội của họ càng lớn thì kỷ luật càng yếu kém, các yêu cầu càng được phép nêu ít hơn, đó là những yêu cầu người ta đặt ra cho mọi người, và toàn thể càng mang cái tính chất của một hiệp hội không chính trị của chiến binh và hạ sĩ quan.
Việc giáo dục tự nguyện tham gia phục vụ quân đội không có bảo đảm quyền ra lệnh không bao giờ thực hiện được trong tầng lớp đại chúng. Ngày càng ít có người sẵn sàng tự nguyện từ chỗ tự do chui vào chỗ phải bị ép phục tùng kỷ luật, như trong quân đội coi đây là điều dĩ nhiên và tự nhiên.
Mục lục
 [ẩn]
Tiếp theo việc đào tạo thực sự không thể thực hiện do phương tiện nghèo nàn một cách nực cười mà được cung cấp cho mục đích tương tự đối với một tổ chức quân sự. Sự đào tạo tốt nhất, đáng tin cậy nhất phải là nhiệm vụ chính của một cơ quan như thế. Từ khi có chiến tranh đã tám năm trôi qua, từ lúc đó không có khóa nào của lớp thanh niên Đức chúng tôi được đào tạo theo kế hoạch nữa. Nhiệm vụ của một tổ chức quân sự không thể là việc tổng hợp hết những khóa đã được đào tạo, vì người ta có thể dùng toán học tính ngay được khi nào thì thành viên cuối cùng sẽ rời tổ hợp đó. Ngay cả anh lính trẻ nhất vào năm 1918 sẽ không thể chiến đấu sau hai mươi năm nữa, và chúng tôi tiếp cận những thời điểm đó bằng tốc độ nhanh có thể được. Như vậy mỗi tổ chức quân sự bắt buộc ngày càng chấp nhận cái tính chất của một hội chiến binh cũ. Điều này không thể là ý nghĩa của một cơ sở mà không tự mô tả mình là hội chiến binh mà là hội quân sự, và họ đã cố gắng thể hiện qua cái tên của mình là họ không chỉ nhìn thấy trong sự bảo tồn truyền thống và sự gắn kết cùng nhau của những người lính trước đây sứ mạng của họ, mà trong việc đào tạo tư duy quân sự và trong việc tạo ra đại diện thực tế của tư duy đó, có nghĩa là tạo ra một bộ máy quân sự.
Nhưng nhiệm vụ này lại yêu cầu bắt buộc có sự đào tạo những người cho tới nay chưa được luyện tập quân sự, và điều này trong thực tế không thể làm được. Với việc đào tạo mỗi tuần một hai giờ người ta không thể tạo ra người lính thực thụ. Đối với những yêu cầu ngày càng tăng lên ngày nay đặt ra cho từng người công việc phục vụ chiến tranh thì thời gian đi nghĩa vụ quân sự trong hai năm vẫn còn đủ để biến một chàng trai chưa được đào tạo thành một người lính có học.
Tất cả chúng tôi đều trải qua hậu quả đáng sợ trước mắt mà những người lính trẻ chưa qua đào tạo kỹ càng về kỹ năng trong chiến tranh gây ra. Những tổ chức tự nguyện đã được luyện tập hàng mười lăm, hai mươi tuần dài với lòng quyết tâm sắt đá và cống hiến vô biên thể hiện ở mặt trận cũng vẫn chỉ là mồi cho đạn pháo. Chỉ có khi họ được phân chia vào hàng ngũ những người lính già có kinh nghiệm, thì những người trẻ hơn mới được đào tạo từ bốn đến sáu tháng trở thành những thành viên có lợi của tiểu đoàn lính cũ; ở đây họ được người “già” hướng dẫn và trưởng thành dần dần trong những nhiệm vụ của họ.
Việc tìm cách dù không có quyền ra lệnh rõ ràng và có phương tiện tổng hợp mà muốn dùng phương án đào tạo một đến hai giờ mỗi tuần để kéo cả một đội quân tới thì quả là vuốt mặt không nể mũi! Như vậy người ta chỉ có thể động viên được những người lính già chứ không thể làm thanh niên trở thành những người lính được.
Sự tiến hành công việc tương tự sẽ mang lại những kết quả giống nhau và hoàn toàn vô giá trị, nó còn có thể được đặc biệt chú ý nhờ thực tế là trong cùng một thời gian mà một tổ chức quân sự tự nguyện cùng hò hét cố gắng vượt khó để lôi kéo được vài ngàn người tốt bụng đào tạo tư duy hoặc tìm cách đào tạo tư duy quân sự cho họ, nhà nước thì tự dùng loại giáo dục dân chủ Thái bình dương cướp đi bản năng tự nhiên của hàng triệu và hàng triệu thanh niên trẻ tuổi, đầu độc tư duy hợp lý của họ là phục vụ quê hương và dần làm cho họ biến thành lớp người tự phát đối diện với bầy cừu nhẫn nại.
Còn nực cười hơn là khi so sánh với mọi nỗ lực của các tổ chức quân sự mà muốn cung cấp tư duy của họ cho lớp thanh niên Đức.
Nhưng hầu như quan trọng hơn chính là quan điểm thường làm tôi thay đổi ý định tìm cách thay đổi trách nhiệm tham gia tổ chức quân sự bằng cơ sở dựa trên sự tự nguyện:
Nói ví dụ, mặc dù trước đó có nhiều khó khăn như đã nêu trên nhưng một hiệp hội vẫn đạt được việc đào tạo một số người Đức nhất định năm này qua năm khác, và mặc dù trong cả tầm nhìn ý tưởng của họ lẫn hoạt động cơ thể và đào tạo sử dụng vũ khí mà kết quả vẫn là số không trong một nhà nước mà xu hướng tạo trách nhiệm nghĩa vụ quân sự không được đón chào lắm, có khi trực tiếp căm ghét là khác, vì nó hoàn toàn đi ngược lại mục tiêu sâu thẳm bên trong của nhà lãnh đạo nó – người phá hủy nhà nước này.
Trong mọi trường hợp một kết quả như vậy sẽ không có giá trị dưới loại chính phủ, mà không chỉ chứng minh bằng hành động là sức mạnh quân sự của dân tộc không quan trọng đối với họ mà cũng chẳng bao giờ mong muốn có nó, một bảng hiệu triệu gửi cho lực lượng này cũng chỉ cùng lắm là hỗ trợ cho sự tồn tại tồi tệ của nó.
Và ngày nay tình trạng này vẫn như vậy. Hay là nó không nực cười, khi đối với một tiểu đoàn vài vạn người muốn đào tạo quân sự trong lúc tranh tối tranh sáng, nếu nhà nước vài năm trước đó đã bỏ rơi tám triệu rưỡi lính được đào tạo tốt nhất, không chỉ vì họ không còn được dùng nữa mà để cám ơn vì sự hy sinh của họ có khi còn bị dân chúng chửi rủa nữa.
Như vậy người ta muốn đào tạo những người lính cho một đơn vị quân đội nhà nước mà lại làm vấy bẩn và phì nhổ vào những người lính nổi tiếng nhất, giật mất những huân, huy chương trên ngực áo họ, lấy kokarden, dẫm nát lá cờ và hạ phẩm giá ban lãnh đạo của họ? Hay cái trung đoàn nhà nước ấy ngày nay có lúc nào chỉ đi một bước là gầy dựng lại sự tôn trọng của quân đội cũ, lôi những kẻ đã phá hoại và chửi bới họ ra chịu trách nhiệm hay không? Không hề, dù chỉ làm một chút. Ngược lại: chúng tôi có thể nhìn thấy chúng chiếm những công sở nhà nước cao nhất. Người ta nói về Leipzig ra sao: “Quyền đi với thế lực”. Nhưng ngày nay trong nước cộng hòa quyền lực lại nằm trong tay những người giống như vậy, họ đã từng xúi giục tiến hành cuộc cách mạng mà thể hiện sự phản bội đất nước hèn hạ nhất, đó là một hành động của bọn tồi tệ đáng ghét nhất trong lịch sử nước Đức, như thế chẳng có lý do gì trong thực tế để quyền lực của họ cần phải được nâng cao nhờ sự thành lập một quân đội trẻ mới. Mọi lý do của lý trí đều phản bác lại điều này.
Nhưng nhà nước này sau khi xảy ra cuộc cách mạng 1918, đã đánh giá như thế nào về sự tăng cường quân sự cho vị trí của nó, cho thấy rõ ràng là từ quan điểm của nó đối với những tổ chức tự vệ lớn đã tồn tại lúc đó. Tới khi nào họ vẫn còn bảo vệ cho những cá nhân phục vụ cuộc cách mạng đó thì họ đều không được hoan nghênh. Nhưng do sự nghèo đói hoá dân lành chúng tôi mà mối nguy hiểm này hình như được xóa bỏ, và sự tồn tại các hiệp hội chỉ có ý nghĩa tăng cường chính sách dân tộc mà thôi, họ như đồ thừa và người ta làm tất cả để giải giáp vũ khí của họ, nếu có thể thì giải tán luôn tố chức của họ đi.
Lịch sử cho thấy sự biết ơn của tầng lớp lãnh chúa chỉ rất hiếm khi nhìn thấy. Nhưng ngay cả tính đến sự biết ơn của bọn ham giết người phái cách mạng, bọn bóc lột dân và phản bội dân tộc thì cũng chỉ có một người yêu nước kiểu mới mới có thôi. Tôi chẳng bao giờ có thể nhận được câu trả lời khi kiểm tra một vấn đề là liệu những tố chức quân sự có thể thành lập được không: Tôi đào tạo mọi người cho ai? Họ được sử dụng và mục đích gì và bao giờ thì được kêu gọi? Câu trả lời về việc này cho biết đường lối tốt nhất cho cách xử thế riêng.
Nếu nhà nước ngày nay nắm lấy số người được đào tạo loại này thì chẳng bao giờ có thể có người đại diện cho quyền lợi dân tộc ở bên ngoài, mà luôn chỉ bảo vệ kẻ đàn áp dân tộc bên trong trước sự nổi giận bốc lửa vào ngày nào đó của dân tộc bị lừa dối, bị phản bội và bán đứng.
Đội quân bão táp của Đảng công nhân quốc xã Đức được phép từ lý do trên không liên quan tới một tổ chức quân sự.
Nó đã từng là phương tiện bảo vệ và giáo dục của phong trào quốc xã, và nhiệm vụ của nó nằm trên một lĩnh vực hoàn toàn khác so với lĩnh vực tổ chức quân sự.

Juda (phải) đã phản chúa Jesus để đổi lấy 30 đồng bạc.
Nó cũng không cần phải thể hiện là một tổ chức mật. Mục đích của các tổ chức mật chỉ là mục đích phạm luật thôi. Như vậy qui mô của một tổ chức như vậy sẽ bị tự giới hạn lại. Điều không thể chính là việc dân tộc Đức có cái tính ba hoa buôn chuyện mà lại xây dựng một tổ chức khá lớn và lại đồng thời giữ bí mật với bên ngoài, hay che giấu được mục tiêu của nó. Mỗi ý định như vậy sẽ trở thành hàng ngàn lần vô dụng phù phiếm mà thôi. Không chỉ các nhà lãnh đạo cảnh sát ngày nay cung cấp một đội quân dắt gái và người cùng hội cùng thuyền tương tự, bọn có thể phản bội vì đồng lương ba mươi đồng bạc của bọn Juda mà họ có thể tìm thấy và cố tìm thêm có thể phản bội gì nữa, thì không bao giờ tự làm cho những người ủng hộ chúng phải im lặng trong trường hợp tương tự. Chỉ có những đội nhóm nhỏ có thể qua những năm dài sàng lọc mà có được tính chất của những tố chức mật thực sự. Nhưng tính chất tiểu tổ như thế làm mất giá trị của phong trào quốc xã. Điều chúng tôi cần và luôn cần là đã không phải là một hay hai trăm kẻ thề bồi mà là hàng trăm ngàn và hàng trăm ngàn chiến sĩ chỉ chiến đấu hết mức vì thế giới quan của chúng tôi. Không phải là được làm trong những khu konventikeln bí mật mà là trong những thang máy lớn giành cho đại chúng và không phải dùng dao găm, thuốc độc hay súng ngắn có thể giải phóng đường đi mà là cuộc chiếm lĩnh đường phố. Chúng tôi đã dạy cho chủ nghĩa Mác rằng người chủ tương lai của đường phố là chủ nghĩa quốc xã, cũng như nó sẽ trở thành chủ nhân của nhà nước vậy.
Mối nguy hiểm của các tổ chức mật ngay nay còn nằm ờ chổ là qui mô của nhiệm vụ đối với các thành viên hoàn toàn bị hiểu nhầm cả, thay vào đó tạo nên ý kiến rằng số phận của một dân tộc thực sự nhờ một vụ giết người riêng lẻ mà tự nhiên được quyết định theo hướng thuận lợi. Ý kiến tương tự như vậy có thể có quyền bình đẳng về lịch sử, chính là khi một dân tộc dưới sự hành hạ của một nhà thống trị thiên tài suy yếu đi và người ta biết về họ là chỉ tính cách cá nhân nổi trội của anh ta mới bảo đảm được sự bền vững bên trong và sự sợ hãi của sức ép kẻ thù. Trong trường hợp tương tự thế có thể có một người từ một dân tộc tự nguyện hy sinh bước ra và chọc thanh kiếm giết người vào ngực kẻ thù duy nhất ấy. Và chỉ có lòng dũng cảm của những kẻ nghèo đói nhỏ bé biết lỗi của mình sẽ xem hành động đó và đáng tránh xa, trong khi những người hát tự do lớn nhất của dân tộc chúng tôi lại dám ca ngợi những hành động như vậy.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét