Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (85)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 2: Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia
CHƯƠNG 13: CHÍNH SÁCH LIÊN MINH ĐỨC HẬU THẾ CHIẾN
Sự cẩu thả trong chính sách ngoại giao của Đức Quốc xã trong thiết lập nguyên tắc cho chính sách liên minh thiết thực không chỉ duy trì sau chiến tranh mà nó còn tồi tệ hơn.
Vì trước chiến tranh, quan điểm chính trị rối rắm nói chung có thể xem là do sự yếu kém của công tác lãnh đạo, nhưng sau chiến tranh, sự thiếu mục đích chính đáng mới là nguyên nhân. Hiển nhiên là những nhóm người vừa đạt được mục đích phá hủy bởi cuộc cách mạng không cảm thấy hứng thú với một chính sách liên minh mà kết quả sẽ mang về một quốc gia Đức tự do. Sự phát triển trong lĩnh vực này không chỉ đối nghịch với mục đích của tội ác tháng mười một, không chỉ phá vỡ hay kết liễu sự quốc tế hóa nền kinh tế quốc gia Đức, mà tác động chính trị quốc nội của một cuộc đấu tranh rực rỡ trong chính sách ngoại giao còn tiêu diệt cả những người đang nắm giữ chính phủ Quốc xã đương thời. Vì sự hồi sinh của một quốc gia luôn theo sau tiến trình quốc hữu hóa, ngược lại, mọi thành công trong lĩnh vực ngoại giao sẽ dẫn đến những phản ứng tích cực tại chính quốc. Mọi cuộc đấu tranh cho tự do, theo kinh nghiệm, sẽ làm tăng thêm quan điểm tự cường quốc gia, từ đó cảm giác chống các tác nhân và xu hướng phản quốc sẽ nhạy bén hơn. Những tình thế và con người có thể được tha thứ hoặc bỏ qua trong thời kỳ hòa bình, không chỉ bị cự tuyệt khi tình thần dân tộc được đánh thức, mà còn dấy lên sự chống đối hiếm khi buông tha cho chúng, chúng ta hãy nhớ lại nỗi sợ gián điệp thịnh hành khi chiến tranh nổ ra, khi sự tức giận của con người bốc cháy dẫn đến sự ngược đãi tàn bạo nhất, thậm chí không cần lý do chính đáng, mặc dù mọi người đều biết gián điệp trong thời bình còn nguy hiểm hơn; nhưng vì lý do nào đó, dư luận không quan tâm.

Ảnh minh họa.
Vì lý do này, bản năng xảo quyệt của bọn ăn bám chính phủ lộ diện trong sự kiện tháng Mười một ngay lập tức khiến chúng cảm thấy một chính sách liên minh sẽ mang lại tự do cho quần chúng nhân và làm thức tinh tinh thần dân tộc có thể hủy hoại sự tồn tại vô đạo đức của chúng.
Điều này lý giải tại sao từ năm 1918 những nhà cầm quyền có thái độ tiêu cực với vấn đề ngoại giao và những nhà lãnh đạo quốc gia luôn luôn chống lại lợi ích của Đức quốc xã một cách có hệ thống. Vì những gì tưởng chừng là tình cờ ban đầu, nhưng thông qua xem xét kỹ lưỡng, sẽ hiện nguyên hình là một bước tiếp theo trên con đường mà Cách mạng tháng Mười một đã mở ra.
Ở đây, chúng ta chắc chắn phân biệt được giữa những nhà lãnh đạo quốc gia có trách nhiệm hay “lẽ ra nên có trách nhiệm”, ủy viên quốc hội trung bình, và quần chúng nhân dân nhẹ dạ cả tin.
Nhóm đầu tiên biết họ muốn gì. Nhóm thứ hai hùa theo vì họ đã được huấn luyện hay vì họ không đủ can đảm để chống lại và sợ bị hại. Nhóm thứ ba phục tùng vì họ quá mu muội, ngu ngốc.
Mục lục
 [ẩn]
Khi Đảng công nhân Quốc xã xã hội chủ nghĩa Đức chỉ là một nhóm nhỏ, vô danh, vấn đề chính sách ngoại giao chỉ có thể chiếm tầm quan trọng thứ hai trong mắt những thành viên. Đặc biệt trong trường hợp này, vì chúng ta luôn theo đuổi nguyên tắc, và phải đấu tranh cho nguyên tắc: độc lập của một quốc gia trong các mối quan hệ ngoại giao không phải là món quà từ mà Thiên đường hay Thế lực siêu nhiên nào ban tặng, mà chỉ có thể là kết quả sự phát triển của nội lực. Chỉ có cách loại trừ những nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của chúng ta, và tiêu diệt những bọn trục lợi, chúng ta mới có thể khôi phục sự tự do trong quản lý chính sách ngoại giao.
Điều đó giải thích tại sao trong giai đoạn đầu của phong trào non trẻ, giá trị của chính sách ngoại giao luôn được đặt sau tầm quan trọng của kế hoạch cải tổ nội các.
Nhưng khi giới hạn nhỏ và tầm thường bị phá vỡ, tổ chức non trẻ đạt được tầm quan trọng của một tổ chức lớn, sự cần thiết can thiệp vào vấn đề phát triển ngoại giao sẽ tăng lên. Chúng ta cần vạch ra những nguyên tắc chỉ đạo không chỉ phù hợp với nền tảng khái niệm Thế giới của chúng ta, mà còn thực sự đại diện cho sự bành trướng của tư tưởng này.
Vì quần chúng nhân dân không có nhận thức chính trị về vấn đề ngoại giao, nên nhiệm vụ của tố chức là phải giáo dục đến từng nhà lãnh đạo cũng như nhân dân về nguyên tắc chỉ đạo trong quan hệ ngoại giao của chúng ta. Đó là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ sự vận hành thực tiên nào trong tương lai cho việc chuẩn bị vấn đề chính sách ngoại giao vì sự nghiệp khôi phục tự do cho nhân dân cùng như chủ quyền thực sự của Quốc xã.
Khi nghiên cứu vấn đề này, chúng ta phải luôn ghi nhớ nền tảng và nguyên tắc chỉ đạo là: chính sách ngoại giao chỉ là một công cụ để đạt được mục đích cuối cùng là mang lại lợi ích cho quốc gia. Trong chính sách ngoại giao, không một tiêu chuẩn nào khác được cân nhắc ngoại trừ: Liệu nó mang lại lợi ích cho quốc gia của chúng ta ngay bây giờ hoặc trong tương lai, hay nó chỉ gây ra tác hại?
Đó là sự đánh giá tiên quyết duy nhất được chấp nhận trong vấn đề này. Chính trị đảng phái, niềm tin tôn giáo, tư tưởng nhân đạo, và tất cả những tiêu chuẩn khác đều không liên quan.
Trước chiến tranh, nhiệm vụ của chính sách ngoại giao Đức là duy trì nguồn cung vật chất cho quần chúng nhân dân và con cái của họ bằng các phương pháp dẫn đến điều này, cũng như thiết lập các liên minh nhằm tranh thủ sự ủng hộ của họ, hôm nay, nhiệm vụ vẫn tương tự, với một ít thay đổi: Trước chiến tranh, đó là vấn đề duy trì Quốc gia Đức, củng cố quyên lực của một quốc gia độc lập, hôm nay, trước tiên, chúng ta cần phải khôi phục sức mạnh của quốc gia thông qua vị thế quốc gia độc lập, tái thiết nền độc lập là vấn đề tiên quyết trong việc thi hành một chính sách ngoại giao thực tiễn sau này để bảo vệ, phát triển và duy trì nhân dân của chúng ta trong tương lai.
Nói cách khác: Hôm nay, nhiệm vụ của chính sách ngoại giao Đức là phải chuẩn bị cho sự giành lại tự do dân tộc ngày mai.
Và đây là nguyên tắc chỉ đạo luôn phải nắm vững: Khả năng giành lại tự do của một quốc gia không chỉ gắn liền với sự toàn vẹn lãnh thổ, mà hơn hết còn dựa vào những vùng lãnh thổ của nhân dân và quốc gia, dù ít ỏi, vẫn đủ biểu trưng cho tinh thần cộng đồng của toàn dân tộc và chuẩn bị đấu tranh quân sự cho tự do, nhằm giành lại độc lập dân tộc.
Một quốc gia có hàng triệu người vì tránh cho đất nước khỏi bị chia cắt đã chịu đựng ách nô lệ còn tồi tệ hơn một quốc gia hay dân tộc dù biết chia cắt nhưng vẫn còn một vùng giữ được tự do hoàn toàn. Dĩ nhiên, với điều kiện, vùng này phải luôn ý thức được sứ mệnh cao cả của mình không chỉ trong việc tuyên bố sự không thể chia cắt về mặt tinh thần và văn hóa, mà còn phải chuẩn bị quân sự để giành lại độc lập và thống nhất những vùng đất đang bị áp bức.
Chúng ta phải luôn ghi nhớ việc giành lại những vùng lãnh thổ đã mất của quốc gia trước hết luôn là giành lại quyền lực chính trị và độc lập của chính quốc; do đó, trong trường hợp này, lợi ích của vùng bị chiếm đóng phải phụ thuộc hoàn toàn vào lợi ích của việc giành lại độc lập cho lãnh thổ chính. Vì một vùng lãnh thổ hay một tỉnh thành bị chia cắt và áp bức không thể được giải phóng thông qua việc biểu hiện lòng khát khao và chống đối từ vùng đất hay con người đang bị chiếm đóng, mà phải qua sự thi hành quyền lực của những vùng của chính quốc cũ còn có chủ quyền ít nhiều.
Do đó, để giành lại những vùng lãnh thổ đã mất, trước tiên, những nhóm còn sót lại của quốc gia phải được thúc đẩy và củng cố mạnh mẽ, khi đó những khao khát không thể dập tắt đang ngủ quên trong lòng quần chúng nhân dân sẽ được đánh thức và tăng cường bằng một lực lượng mới, để khi thời cơ chín muồi, tất cả đều sẽ cống hiến cho một mục đích giải phóng và thống nhất nhân dân: vì vậy, lợi ích của những vùng lãnh thổ bị chia cắt sẽ phụ thuộc vào một mục đích nhằm đạt được quyền lực cho những nhóm còn sót lại để họ có thể sửa chữa sai lầm của kẻ thù. Vì những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng không thể trở về dưới sự che chở của quốc Xã thông qua phản kháng dữ dội, mà phải bằng sức mạnh của gươm giáo.
Rèn giũa gươm giáo là nhiệm vụ của công tác lãnh đạo chính trị nội bộ quốc gia, bảo công việc rèn gươm và tìm kiếm người mang gươm là nhiệm vụ của công tác lãnh đạo ngoại giao.
Trong quyển một của tác phẩm này, tôi đã thảo luận sự nửa vời của chính sách liên minh cửa chúng ta trước chiến tranh. Trong bốn con đường dẫn đến tương lại bền vững và sung túc cho quốc gia, con đường tệ nhất đã được chọn. Chính sách thực dân và bành trướng mậu dịch đã được chọn thay cho chính sách thuộc địa châu Âu lành mạnh. Càng sai lầm hơn khi nghĩ bằng chính sách này những mâu thuẫn vũ trang sẽ được đẩy lùi. Hậu quả của nổ lực cùng lúc ngồi trên quá nhiều ghế đã được nhìn thấy trước, và Thế chiến chỉ là sự thanh toán cuối cùng đưa ra cho Quốc xã để trả giá cho sự sai lầm về chính sách ngoại giao.
Con đường lẽ ra phải chọn là con đường thứ ba: tăng cường vị thế châu lục của chúng ta bằng cách chiếm thêm nhiều lãnh thổ ở châu Âu, và chính xác hoàn tất sự bành trướng lãnh thổ thực dân sau này trong giới hạn tự nhiên. Chính sách này, chắc chắn, chỉ có thể đạt được thông qua liên minh với Anh hoặc thông qua những nỗ lực phi thường nhằm tăng cường lực lượng quân sự, trong bốn mươi hoặc năm mươi năm, nhiệm vụ văn hóa mới được hoàn tất dựa trên hoàn cảnh hiện tại. Nhiệm vụ này lẽ ra phải được đảm trách hợp lý. Tầm quan trọng của văn hóa quốc gia luôn dựa vào sự độc lập và tự do về chính trị, do đó, tự do chính trị là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại, hay hơn nữa là sự hình thành giá trị văn hóa vĩ đại. Vì thế, mọi sự hy sinh đều xứng đáng để bảo vệ tự do chính trị. Những gì văn hóa đánh mất để đáp ứng nhu cầu lớn lao nhằm tăng cường sức mạnh quân sự của quốc gia, sẽ được đền bù xứng đáng về sau.
Thật ra, có thể nói rằng sau những nổ lực tập trung vào nhiệm vụ duy nhất là bảo vệ nền độc lập quốc gia, một giai đoạn thư giãn và cân bằng sẽ được thiết lập. Và tinh thần văn hóa quốc gia, vốn trước đây bị gò bó và giới hạn, sẽ luôn bước vào thời kỳ hoàng kim. Từ trong gian khó của cuộc chiến tranh Ba Tư, thời kỳ Pericle đã được trỗi dậy, và sau mọi lo lắng của chiến tranh Punic, đế chế La mã đã bước vào thời kỳ văn minh cao cấp hơn.

Chiến tranh Punic là 3 cuộc chiến tranh giữa La Mã cổ đại và Carthage. Chúng đựoc biết đến như là các cuộc chiến tranh Punic bởi vì theo tiếng Latin người Carthage còn được gọi là người Punic, vì họ là con cháu của người Phoenicia.
Dĩ nhiên, một chính sách tập trung hoàn toàn mọi lợi ích khác của quốc gia vào mục tiêu duy nhất là chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh quân sự sắp diễn ra để bảo vệ quốc gia không thể dựa vào sự quyết định của đa số ủy viên tắc trách và vô dụng. Người sáng lập ra Frederick vĩ đại đã hy sinh mọi thứ cho cuộc đấu tranh đó, nhưng những người sáng lập nền cộng hòa nghị viện lố bịch của chính ta, với nhãn hiệu Do Thái, không thể làm được.
Đó là lý do vì sao, trước chiến tranh, sự chuẩn bị quân sự cần thiết để chúng ta có thể chinh phạt lãnh thổ mới ở châu Âu lại rất hạn chế, nên rất khó đạt được sự ủng hộ của các đồng minh có ích.
Tuy nhiên, vì những nhà lãnh đạo của chúng ta không biết gì về sự chuẩn bị có hệ thống cho chiến tranh, họ đã từ bỏ kế hoạch thôn tính lãnh thổ ở châu Âu, thay vào đó là chính sách thực dân và bành trướng mậu dịch, hy sinh liên minh khả thi với Anh, tìm kiếm sự hậu thuẫn có vẻ hợp lý từ Nga, cuối cùng, bị tất cả ruồng bỏ, trừ Habsburgs xấu số, sa chân vào Thế Chiến.
Đặc điểm của chính sách ngoại giao hiện tại của chúng ta không hề tương ứng với hành động. Trước chiến tranh, việc lựa chọn sai con đường thứ tư chỉ là do cách vận hành nửa vời, trong khi từ sau cuộc cách mạng cặp mắt tinh tường nhất cũng chưa nhìn ra được lối đi. Thậm chí còn mù mờ hơn trước chiến tranh, hoàn toàn không có một kế hoạch hệ thống nào, ngoại trừ nỗ lực để phá hủy cơ hội cuối cùng vực dậy dân tộc chúng ta.
Sự đánh giá công bằng về mối tương quan thế lực hiện tại ở châu Âu, chúng ta rút được các kết luận sau:
Suốt ba trăm năm lịch sử châu lục đã bị thống trị bởi nỗ lực của Anh trong việc duy trì thế cân bằng giữa các quốc gia châu Âu, nhằm đạt được sự bảo vệ cần thiết cho hậu phương, trong khi họ theo đuổi mục tiêu vĩ đại trên chính trường thế giới.
Xu hướng truyền thống của chính sách ngoại giao Anh từ thời Nữ hoàng Elizabeth, có thể so sánh với truyền thống quân sự của Phổ ở Đức, luôn tập trung vào ngăn chặn bằng mọi cách sự vượt trội của bất kỳ thế lực nào ở châu Âu, nếu cần thiết, họ sẽ dập tắt bằng can thiệp quân sự. Anh đã quen sử dụng nhiêu công cụ quyền lực khác nhau tùy vào nhiệm vụ hiện tại: nhưng ý định và phán quyết sự dụng chúng đều như nhau. Anh càng khó khăn xác lập được vị thế trong dòng chảy lịch sử, thì Chính phủ hoàng gia Anh càng xem trọng việc giữ các thế lực khác ở châu Âu trong tình trạng tê liệt vốn là hậu quả của sự ganh đua lẫn nhau. Sự ly khai chính trị của thuộc địa Bắc Mỹ dẫn đến, trong giai đoạn kế tiếp, Anh càng nổ lực mạnh mẽ nhằm bình ổn tuyệt đối hậu phương châu Âu. Và sau sự sụp đổ của Tây Ban Nha và Hà Lan, những thế lực hàng hải vĩ đại, sức mạnh của Anh tập trung chống lại Pháp cho đến cuối cùng, sự sụp đổ của Napoleon, mối đe dọa quân sự lớn nhất của Anh mới bị phá vỡ.

Adolf Hitler và Elizabeth.
Sự thay đổi chính sách ngoại giao của Anh đối với Đức diễn ra chậm chạp, không chỉ vì sự hạn chế thống nhất quốc gia Đức không tạo ra mối đe dọa hiện hữu với Anh, mà còn vì quan điểm chung ở Anh, vốn được chuẩn bị bởi công tác tuyên truyền cho một mục tiêu chính trị cụ thể, chậm chạp trong việc đổi hướng. Để đạt được mục đích, một chính trị gia điềm tĩnh phải biết nhân nhượng công luận, vốn là nguồn động lực mạnh mẽ nhất và nguồn năng lượng lâu dài nhất cho họ. Do đó, sau khi chính trị gia đã đạt được mục tiêu, anh ta sẽ rất khó nhọc trong việc thay đổi suy nghĩ theo hướng mới, tuy nhiên, với nỗ lực tuyên truyền từ từ anh ta vần có thể biến cảm xúc của quần chúng thành công cụ cho định hướng mới của công tác lãnh đạo.
Vào đầu những năm 1870-1871, Anh quyết định thiết lập một vị thế mới. Những thay đổi bất thường trong thời gian này, do tầm quan trọng của Mỹ trong nền kinh tế thế giới và sự phát triển thế lực chính trị của Nga, mà Đức không may mắn tận dụng được, đã mang lại sự tăng trưởng vững chắc cho xu hướng truyền thống trong chính trị Anh.
Anh nhận ra ở Đức một tiềm lực quốc tế về chính trị và kinh tế vì sự công nghiệp hóa rực rỡ của Đức, đã làm gia tăng quy mô đe dọa với Anh khi sức mạnh của hai quốc gia tương tự được cân bằng. Chiến lược chinh phục thế giới bằng “hòa bình, kinh tế” mà những chính trị gia của chúng ta xem là đỉnh cao của trí tuệ tối thượng, đã trở thành cơ sở để Anh thiết lập chính sách chống lại chúng ta. Sự chống đối này chuyến sang hình thức tấn công có tổ chức, hoàn toàn phù hợp với chính sách ngoại giao của Anh, vốn không quan tâm đến duy trì nền hòa bình thế giới, mà chỉ chú trọng vào củng cố sự thống trị thế giới của Anh. Để thực hiện chính sách này, Anh liên minh với những nước có tầm quan trọng quân sự rõ rệt, và phù hợp với truyền thống cẩn trọng trong đánh giá sức mạnh kẻ thù cũng như nhận ra nhược điểm tạm thời của chính Anh. Do đó, việc nay không thể gọi là “vô liêm sỉ” vì một tổ chức toàn diện cho mục đích chiến tranh không phải để một đất nước ngã xuống oanh liệt, mà để nó tồn tại thiết thực. Chính sách ngoại giao phải hiểu rằng một dân tộc không nên bỏ mạng một cách anh hùng, mà nên sống sót một cách khôn ngoan. Mọi con đường dẫn đến mục tiêu này đều là hợp lý, và không đi theo nó chính là tội ác vô trách nhiệm. Với cuộc cách mạng Đức, mối đe dọa bá chủ thế giới của Đức đối với Anh đã đi đến một kết thúc thỏa đáng.
Kể từ lúc đó, Anh không còn quan tâm đến sự vắng bóng hoàn toàn của Đức trên bản đồ châu Âu. Ngược lại, sự sụp đổ kinh hoàng xảy ra vào tháng Mười một năm 1918 đã đặt chính sách ngoại giao của Anh vào một tình thế chưa từng có trước đây.
Trong bốn năm rưỡi, Đế chế Anh đấu tranh phá vỡ sự nổi trội giả định của một thế thực châu lục. Bây giờ đột ngột xuất hiện một sự sụp đổ dường như đã lấy đi thế lực này hoàn toàn khỏi bối cảnh. Sự biến mất của bản năng tự vệ lâu đời nhất cũng là hiển nhiên khi sự cân bằng của châu Âu đã ném bản lề của mình bằng một hành động chỉ trong bốn mươi tám giờ: Đức bị phá hủy và Pháp trở thành thế thực châu Lục hàng đầu của châu Âu.
Công tác tuyên truyền vĩ đại vốn giúp nhân dân Anh bền bỉ và theo đuổi cuộc chiến, đã hấp tấp xúi giục họ và khuấy động tất cả những bản năng và tham vọng sâu sắc nhất của họ, và cuối cùng bây giờ đang đè nặng trên sự quyết định của chính trị Anh. Với sự sụp đổ thuộc địa, kinh tế, và thương mại của Đức, Anh đã đạt được mục tiêu chiến tranh; những thứ khác đều là sự trở ngại đối với lợi ích của Anh. Việc quét sạch thế lực Đức ở châu Âu chỉ mang đến lợi ích cho kẻ thù của Anh. Tuy nhiên, trong tháng mười một năm 1918 đến giữa mùa hè năm 1919, Anh không thể thay đổi chính sách ngoại giao vì trong giai đoạn chiến tranh Anh đã tận dụng hơn bao giờ hết sức mạnh tình cảm của quần chúng nhân dân. Việc thay đổi bất khả thi từ góc độ thái độ hiện tại của nhân dân Anh, và từ góc độ sắp xếp tương quan lực lượng quân sự ở châu Âu. Pháp đã nắm lấy “Luật hành động”, nắm quyền điều khiển đàm phán hòa bình, và có thể ra lệnh cho các quốc gia khác. Tuy nhiên, thế lực đơn lẻ duy nhất, trong giai đoạn thỏa thuận, thương lượng có thể mang đến sự thay đổi là bản thân nước Đức, lại đang rối loạn trong nội chiến và những người được gọi là chính trị gia Đức luôn tuyên bố sẽ sẵn sàng chấp nhận bất kỳ mệnh lệnh nào.
Bây giờ, trong sự công nhận lẫn nhau của các dân tộc, nếu một quốc gia đánh mất bản năng tự vệ và ngừng trở thành một thành viên tích cực, quốc gia đó sẽ trở thành một quốc gia nô lệ, và lãnh thổ của nó sẽ rơi vào số phận thuộc địa.
Để ngăn cản sự lớn mạnh quá mức của Pháp, Anh chỉ còn cách duy nhất là cùng tham gia vào sự thèm khát bành trướng của Pháp.
Thực tế, Anh không đạt được mục tiêu chiến tranh. Sự xuất hiện một thế lực châu Âu hùng mạnh vượt lên trên các tương quan lực lượng khác không những không bị ngăn cản mà còn được tiếp tay.
Năm 1914, Đức với tư cách là một quốc gia quân sự, bị kẹp giữa một đất nước có sức mạnh tương tự và một đất nước có sức mạnh vượt trội. Sau đó, Anh trở thành đế quốc hàng hải hùng mạnh, còn Pháp và Nga luôn gây trở ngại cho sự bành trướng của Đức. Vị trí không thuận lợi của Quốc xã, xét về mặt quân sự, được xem như một hệ số cản trở nữa cho sự phát triển của sức mạnh Đức. Bờ biển của Đức đặc biệt bất lợi về mặt quân sự cho cuộc chiến với Anh, vì nó quá nhỏ và hiểm trở, ngược lại, biên giới trên đất liền, lại quá dài và thông thoáng.
Vị thế của Pháp hôm nay đã đổi khác: là cường quốc quân sự hàng đầu mà không cần tranh đua quyết liệt ở châu lục. Biên giới phía nam được bảo vệ hoàn toàn khỏi sự tấn công của Tây Ban Nha và Ý, an toàn khỏi Đức vì sự nhu nhược của cha ông chúng ta. Đường biên dài trực diện với trung tâm đầu não của đế chế Anh. Pháp không chỉ có thể tấn công những điểm sống còn của Anh bằng máy bay và khẩu đội pháo tầm xa, mà còn có thể đe dọa các tuyến đường thương mại hàng hài của Anh bằng tàu ngầm. Một chiến dịch tàu ngầm, dựa trên đường biển Đại tây dương dài và đường biển dài khu vực châu Âu, Bấc phi với Địa Trung hải, sẽ là mối đe dọa thảm khốc với Anh.
Do đó, hậu quả của cuộc đấu tranh chống lại sự phát triển sức mạnh của Đức lại tạo nên quyền bá chủ châu Âu cho Pháp. Hậu quả quân sự: sự củng cố vị thế hàng đầu châu lục của Pháp và sự thừa nhận liên minh như một thế lực hàng hải cân bằng. Về mặt kinh tế: sự nhân nhượng lợi ích của Anh cho đồng minh và cộng tác trước đó.
Giống như Anh khát khao và cần thiết “chia để trị” châu Âu nhằm đạt được mục tiêu chính trị truyền thống, Pháp cũng khát khao “chia để trị” Đức.
Anh luôn mong muốn và sẽ không ngừng mong muốn, ngăn chặn bất cứ một thế thực châu lục nào ở châu Âu trỗi dậy thành một thế lực chính trị thế giới, do đó, Anh luôn muốn duy trì sự cân bằng giữa các quốc gia châu Âu để tạo điều kiện cần thiết cho ngôi bá chủ thế giới của Anh.
Pháp luôn mong muốn, và sẽ không ngừng mong muốn ngăn chặn sự hình thành một quốc gia Đức thống nhất, do đó, Pháp luôn muốn duy trì hệ thống gồm nhiều tiểu bang Đức có tương quan lực lượng ngang bằng và không có chính phủ trung ương. Từ đó, bằng cách chiếm bờ trái của sông Rhine, Pháp sẽ đủ điều kiện để thiết lập và bảo vệ quyền bá chủ ở châu Âu.
Mục đích tối cao của chính sách ngoại giao Pháp sẽ luôn mâu thuẫn với mục đích tối cao của chính sách ngoại giao Anh.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét