Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (57)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 2: Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia
CHƯƠNG 6.1: SỰ PHÁT TRIỂN THẦN KỲ CỦA PHONG TRÀO
Thực tế đã mang lại một minh chứng rõ ràng, rằng dù báo chí của giai cấp tư sản đã được thiết kế rất khéo léo và tài tình, được xuất bản ồ ạt với số lượng hàng triệu tờ thì nó cũng không cản trở được đông đảo quần chúng trở thành kẻ thù sâu sác nhất của chính thế giới tư sản. Toàn bộ cơn lũ báo chí cùng tất cả những cuốn sách được giới trí thức xuất bản từ năm này sang năm khác sẽ trôi tuột đi như nước trôi khỏi lớp da trơn bóng, trôi qua hàng triệu người thuộc những tầng lớp thấp hơn. Điều này có thể chứng minh bằng hai cách: hoặc là vì sự thiếu chính xác về nội dung của thành quả văn chương trong giới tư sản của chúng tôi hoặc là sự bất khả thi khi muốn đi tới trái tim của đông đảo quần chúng mà chỉ thông qua con đường viết lách. Nhưng đặc biệt như trong trường hợp này thì tự văn chương lại thiếu quá nhiều yếu tố về tâm lý.

Adolf Hitler.
Người ta không chỉ đưa việc chủ nghĩa Marx nhờ chính văn chương của mình, đặc biệt là tác phẩm nền tàng của Karl Marx tạo ra sức ảnh hưởng lớn lao (điều mà một tờ báo lớn của Quốc xã Đức tại Berlin cũng đã từng thử nghiệm) để chống lại khẳng định phía trên. Vẫn hiếm khi người ta lại thử bảo vệ cho một thế giới quan sai lệch một cách nông cạn đến thế. Cái mà quyền lực đáng kinh ngạc thông qua đông đảo quần chúng đã mang lại cho chủ nghĩa Marx không đời nào là một tác phẩm hình thức, được diễn đạt bằng ngôn ngữ viết của hoạt động tư duy theo lối Do Thái, mà nó giống như một làn sóng tuyên truyền khổng lồ bằng ngôn ngữ nói bao trùm lên đông đảo quần chúng từ năm này sang năm khác. Trong số hàng chục ngàn công nhân Đức, tính trung bình chưa nổi một trăm người biết tới tác phẩm này, trong khi giới trí thức và đặc biệt là bọn Do Thái đã nghiên cứu nó hàng nghìn lần, còn nhiều hơn cả những môn đồ thực sự của phong trào từ đông đảo những tầng lớp dưới. Tác phẩm này cũng không phải được viết cho đông đảo quần chúng mà rõ ràng được viết cho bộ phận lãnh đạo trí thức của bộ máy thống trị thế giới Do Thái khổng lồ kia, nó được hâm nóng lên bằng một phương tiện hoàn toàn khác: Đó là báo chí. Bởi vì đó chính là thứ mà báo chí của chủ nghĩa Marx khác biệt với báo chí của giai cấp tư sản chúng tôi. Báo chí của chủ nghĩa Marx là do những kẻ kích động, tuyên truyền viết nên. Còn báo chí của giai cấp tư sản lại muốn tuyên truyền thông qua những người cầm bút. Người biên tập của chủ nghĩa dân chủ xã hội, người mà đa phần đều đến từ phòng họp rồi tham gia vào ban biên tập, biết phải quan hệ với ai. Nhưng người viết thuộc giai cấp tư sản, người từ văn phòng bước ra trước đông đảo quần chúng, sẽ phát ốm ngay khi quần chúng tung hỏa mù và vì thế mà với những ngôn từ đã được viết sẵn, họ chỉ biết đứng bất lực trước quần chúng mà thôi.
Mục lục
 [ẩn]
Điều đã chiến thắng hàng triệu công nhân của chủ nghĩa Marx là có rất ít văn phong của những vị cha xứ nhà thờ Mác-xít, mà chỉ tập trung vào công tác tuyên truyền không ngừng nghi và thực sự hùng hậu của hàng vạn người tuyên truyền không biết mệt mỏi, khởi đầu từ những tín đồ khiêu khích ở tầm vĩ mô xuống tới những cán bộ của tổ chức công đoàn nhỏ lẻ rồi tới những người có đức tin và những người phát biểu trong các cuộc thảo luận; đó là trăm nghìn đại hội mà ở đó, những người diễn thuyết trước đám đông, trong căn phòng đây khói, đứng lên bàn mà hùng biện với quần chúng, họ có sự hiểu biết về những kiến thức quan trọng thuộc con người để chiến thắng, điều đó đặt họ vào thế phải lựa chọn được vũ khí chuẩn xác nhất để phản công lại tòa lâu đài ý kiến quần chúng; tiếp đó là những cuộc biểu tình quần chúng khổng lồ với những đoàn hàng trăm nghìn người, những đoàn người đó đã đốt lên sự thuyết phục rất đáng tự hào đối với những người khốn khổ bé nhỏ, giống như một chú sâu nhỏ nhoi bỗng hóa thân thành con rồng khổng lồ, dưới hơi thở nóng hổi của nó, thế giới của giai cấp tư sản đáng ghét sẽ phải nhảy vào lửa và thế là nền độc tài của giai cấp vô sản sẽ mở tiệc ăn mừng cho chiến thắng cuối cùng.
Từ cách thức tuyên truyền như vậy, mọi người đã đến, đã sẵn sàng và chuẩn bị tinh thần để đón đọc một tờ báo của chế độ dân chủ xã hội, nhưng là một tờ báo không phải được viết nên mà là được nói nên. Bởi vì trong kho tàng của giai cấp tư sản, những giáo sư, những học giả về văn học, những nhà lý thuyết học và những nhà văn dưới mọi hình thức thỉnh thoảng cũng thử diễn thuyết, thì những người diễn thuyết của chủ nghĩa Marx đôi khi cũng lại thử viết xem thế nào. Và chính người Do Thái, nhìn chung, rất có khả năng nhờ sự mềm mỏng và khéo léo biện chứng giả tạo của họ sẽ như những nhà văn làm diễn thuyết tuyên truyền hơn là những người sáng tạo bằng ngòi bút.
Đó là lý do vì sao thế giới báo chí của giai cấp tư sản (ở đây hoàn toàn không đề cập tới việc đa số đã bị Do Thái hóa và chính vì thế mà không còn hứng thú dẫn dắt đông đảo quần chúng) không tạo nổi một sự ảnh hưởng dù là nhỏ nhất lên quan điểm của đông đảo các tầng lớp trong dân tộc tôi.
Để lật ngược những định kiến xuất phát từ cảm tính, những ý kiến, những cảm nhận v.v… và thay thế chúng bằng những cái khác thật khó khăn biết nhường nào! Thành công phải phụ thuộc vào bao nhiêu sự ảnh hưởng và điều kiện, những thứ gần như không thể đo lường, trong khi người diễn thuyết nhạy cảm lại ước lượng được rằng thời gian trong ngày khi diễn ra một bài phát biểu có thể có ảnh hưởng mang tính chất quyết định lên sức tác động của nó. Cùng một bài phát biểu, cùng một người diễn thuyết, cùng một chủ đề nhưng lại có sức tác động hoàn toàn khác nhau ở thời điểm mười giờ sáng, ba giờ chiều hoặc vào buổi tối. Tôi đã từng ở vị trí của người bắt đầu cho các đại hội tiến hành buổi sáng và đặc biệt nhớ tới cuộc mít-tinh mà chúng tôi đã tổ chức với tư cách là người phản đối “chống lại sự đàn áp các khu vực thuộc nước Đức” trong tầng hầm Kindl của Munchen. Lúc bấy giờ, nó là nơi hội họp to nhất ở Munchen và sự mạo hiểm là rất lớn. Để làm nhẹ lòng những người ủng hộ phong trào và tất cả những người khác đến dự, tôi đã tổ chức đại hội vào một buổi sáng chủ nhật, lúc mười giờ. Kết quả thật buồn thảm so với mong đợi, nhưng đồng thời đem lại bài học vô cùng quý báu: Đó là tầng hầm tụ tập được đông người, tạo được ấn tượng vô cùng sâu sắc nhưng bầu không khí thì lạnh giá, không ai hồ hởi, nồng nhiệt, còn tôi, với tư cách là người diễn thuyết thì cảm thấy bất hạnh, không hề hứng khởi gì, không thể tạo ra một sự kết nối hay trao đổi dẫu là thì thầm với những người đang lắng nghe tôi. Tôi không tin rằng mình đã diễn thuyết không hay, sự tác động dường như là bằng không. Hoàn toàn cảm thấy khó chịu, tôi rời khỏi cuộc họp, dù có thêm được một kinh nghiệm. Những thử nghiệm sau này tôi tiến hành cùng kiểu đó, đều dẫn tới kết quả tương tự.
Không có gì phải kinh ngạc. Nếu đi tới một buổi biểu diễn tại nhà hát và xem một vở kịch lúc ba giờ chiều và cũng xem cùng vở kịch ấy lúc tám giờ tối, người ta sẽ phải ngạc nhiên về sự khác biệt của sức ảnh hưởng và ấn tượng. Một người với cảm giác và khả năng tự tạo ra sự rõ ràng về những tâm trạng này sẽ có thể nói ngay vì sao ấn tượng về buổi biểu diễn ban chiều lại không được như buổi biểu diễn ban tối. Với một bộ phim ở rạp cũng có cùng kết luận như vậy. Người ta có thể cho rằng, tại nhà hát, vào buổi chiều có lẽ các diễn viên đã không nỗ lực như buổi tối. Thế nhưng bộ phim chiếu ngoài rạp từ chiều cho đến chín giờ tối thì chẳng khác gì nhau. Không phải vậy. Tất cả chỉ là vì thời gian đã tác động lên tâm lý người xem, cũng giống như không gian đã tác động lên tôi. Có những căn phòng bị để lạnh vì nhiều lý do mà người ta rất khó nhận ra, nó tạo nên những tâm lý đối nghịch bằng một cách nào đó. Cả những sự tưởng tượng và những ký ức mang tính truyền thống tồn tại sẵn trong con người có thể gây ra một ấn tượng quyết định. Vì thế mà một vở Parsifal được diên tại Bayreuth thường bao giờ cũng để lại ấn tượng khác hẳn khi được diễn ở một nơi khác trên thế giới. Phép thuật huyền bí của ngôi nhà trên đồi Liên hoan kịch của thành phố cổ Markgrafen không thể bị thay thế hay lấy về bằng vẻ bề ngoài.
Tất cả các trường hợp trên đều liên quan đến sự hạn chế tự do về ý muốn của con người. Điều này dĩ nhiên được áp dụng nhiều nhất đối với các đại hội, nơi mà mọi người đến dự với những quan điểm bất đồng và phải đạt được ham muốn mới. Vào buổi sáng và suốt ngày, có vẻ như sức mạnh ý chí của con người vẫn tràn trề năng lượng để chống lại sự thúc ép thử nghiệm của một ý muốn hay một ý kiến khác. Ngược lại, vào buổi tối, những sức mạnh đó lại dễ bị khuất phục bởi sức thống trị của một mong muốn mạnh mẽ hơn. Bởi vì thực sự mỗi một đại hội như thế chẳng khác gì một cuộc đấu giữa hai phe đối lập nhau. Nghệ thuật hùng biện xuất chúng của bản chất một người khởi xướng ra phong trào sẽ dễ dàng giành được mong muốn mới từ những người đã bị giảm sút sức phản kháng một cách tự nhiên nhất hơn là những người vần hoàn toàn sở hữu sức mạnh về ý chí và tinh thần.
Ánh hoàng hôn nhân tạo nhưng lại đầy vẻ huyền bí của nhà thờ công giáo, những ngọn đèn đang được thắp sáng, trầm hương, những chảo rang bốc khói v.v… tất cả đều cùng phục vụ cho mục đích đó.
Trong cuộc đối đầu với những địch thủ của mình, người diễn thuyết sẽ dần nhận được sự nhạy cảm đối với những điều kiện về mặt tâm lý của việc tuyên truyền, một sự nhạy cảm mà ở người viết gần như không có được. Vì thế, trong sức ảnh hưởng bị giới hạn, nhìn chung, những gì được viết ra sẽ chỉ phục vụ cho sự duy trì, ủng hộ, củng cố và tăng cường một tư tưởng hay một quan điểm đã tồn tại sẵn mà thôi. Những gì được viết ra đã không tạo nên tất cả những biến động lịch sử lớn lao mà nó chỉ đi cùng những biến động đó mà thôi.
Người ta không tin rằng cuộc cách mạng Pháp sẽ thành công nhờ vào những lý thuyết triết học nếu nó không tìm ra một đội quân bị dần dắt qua hình thức mị dân với một phong cách vô cùng vĩ đại của những kẻ tuyên truyền, những kẻ luôn thôi thúc những xúc cảm mạnh mẽ của một dân tộc đang bị đau khổ cho đến khi sự bùng nổ đó thành công trong việc làm tê liệt toàn Châu Âu với nỗi khiếp đảm mới thôi. Tương tự đối với sự nổi dậy của cuộc cách mạng vĩ đại nhất thời đại mới, cuộc cách mạng của những người bolshevik tại Nga. Nó đã không thành công nhờ ngòi bút của Lênin mà thông qua tài hùng biện làm bùng lên nỗi căm hờn của vô vàn những người kích động quần chúng vĩ đại nhất cũng như nhỏ bé nhất.

Cuộc cách mạng Pháp. Ảnh minh họa.
Một dân tộc của những kẻ mù chữ chắc chắn không thể bị thôi thúc bởi những bài giảng lý thuyết của một mình Karl Marx để phấn khởi tham gia cuộc cách mạng cộng sản, mà phải nhờ cả một bầu trời ngời sáng, nơi mà hàng ngàn người tuyên truyền, kích động quần chúng phục vụ một ý tưởng duy nhất là diễn thuyết trước cho dân tộc đó nghe.
Nó sẽ luôn như vậy và sẽ mãi là như vậy.
Hoàn toàn phù hợp với sự viễn vong cố chấp của những trí thức Đức chúng ta khi tin rằng, người cầm bút nhất định phải giỏi hơn những người diễn thuyết về tinh thần. Quan niệm này đã được minh họa một cách tinh tế nhất qua sự chỉ trích của tờ báo quốc gia đã từng một lần được nhắc đến ở phần trước. Trong đó khẳng định rằng, người ta thường hay thất vọng khi đột nhiên nhìn thấy bài diễn thuyết của một nhà hùng biện có tên tuổi được in trên mặt giấy. Nó gợi nhớ cho tôi về một sự chỉ trích khác, sự chỉ trích mà tôi luôn phải nhận lấy trong suốt cuộc chiến tranh. Những bài diễn thuyết của Lloyd George, Bộ trưởng Quân dụng thời bấy giờ, không may đã bị soi để đi đến một khẳng định rằng những bài diễn thuyết đó là những sản phẩm tinh thần và khoa học kém cỏi, sáo rỗng và hoang dã. Sau đó tôi đã được cầm trong tay một vài trong số những bài diễn thuyết đó được in thành một tập sách nhỏ và đã phải bật cười vì một người cầm bút tầm thường Đức đã không hiểu biết gì đối với những kiệt tác mang tính chất tâm lý gây được ảnh hưởng dư luận xã hội về mặt tinh thần. Người đàn ông này đã đưa ra định kiến vê những bài diễn thuyết gần như là theo ấn tượng để lại cho con người kiêu ngạo như ông ta, trong khi nhà hùng biện người Anh vĩ đại kia lại chỉ muốn thích nghi cho phù hợp nhằm tác động mạnh nhất ở mức có thể lên đám đông đang lắng nghe ông và hiếu theo nghĩa rộng hơn là lên toàn bộ dân tộc Anh. Nếu quan sát từ góc độ này thì những bài diễn thuyết của người Anh kia lại là những thành tựu to lớn và tuyệt vời vì chúng đã đưa ra một kiến thức đáng kinh ngạc về tinh thần của đông đảo các tầng lớp xã hội. Sức ảnh hưởng của chúng cũng thực sự rất có hiệu quả.
Người ta đã so sánh với sự luyên thuyên vô dụng của một Bethmann – Hollweg. Có vẻ như những bài diễn thuyết này nhiều ý tưởng hơn, nhưng trong thực tế nó chỉ bộc lộ sự bất tài, kém cỏi của con người này khi nói chuyện với quần chúng của ông ta, cái điều ông ta gần như không thể làm được. Mặc dù vậy, một cái óc bã đậu thông thường của một anh chàng người Đức tiểu tiết, mô phạm, ra vẻ được giáo dục đầy đủ cả về mặt khoa học lẫn tự nhiên lại có thể đánh giá tinh thần của cả một bộ trưởng Anh qua ấn tượng mà một bài diễn thuyết nhâm tới sự tác động quần chúng để lại trong nội tâm đã bị suy yếu trước kiến thức đao to búa lớn và qua ấn tượng khi đem ra so sánh với sự nhảm nhí, tầm phào của một chính trị gia người Đức ở một nơi người ta dễ bị ảnh hưởng hơn. Việc Lloyd George không chỉ sánh ngang với một Bethmann- Hollweg về thiên tài bẩm sinh mà còn giỏi hơn hàng ngàn lần đã chứng minh rằng ông đã tìm ra trong những bài diễn thuyết của mình hình thức và cách thể hiện mở được cánh cửa trái tim của đông đảo quần chúng của ông cũng như cuối cùng đã khiến họ hoàn toàn phải phục tùng mong muốn của chính bản thân ông. Ngay trong ngôn ngữ mộc mạc, chất phác này, tính nguyên sơ với hình thức diễn đạt và sự áp dụng những ví dụ rất đơn giản, dễ hiểu đã minh chứng cho khả năng chính trị xuất chúng của người Anh này. Bởi tôi không phải đánh giá bài diễn thuyết của một chính khách dành cho nhân dân của ông ta qua ấn tượng để lại đối với một giáo sư đại học mà là mức độ ảnh hưởng của nó lên người dân. Và chỉ riêng điều này thôi cũng đã mang lại một thước đo đối với tài năng của người diễn thuyết.
Sự phát triển thần kỳ của phong trào chúng tôi mà cách đây vài năm được thành lập nên từ hai bàn tay trắng nay đã đáng giá để bị theo sát bởi những thế lực thù địch với nhân dân cả bên trong và bên ngoài, nó được sự quan tâm, lưu ý thường xuyên cũng như được vận dụng kiến thức này.
Những tác phẩm viết của phong trào càng quan trọng, thì nó sẽ càng có ý nghĩa đối với nền giáo dục tương tự và thống nhất của các lãnh đạo cấp cao cũng như cấp thấp trong hoàn cảnh hiện tại của chúng tôi hơn là đối với việc giành lại được số quần chúng có xu hướng chống đối. Chỉ trong những trường hợp hãn hữu, một đảng viên đảng Dân chủ xã hội đã được thuyết phục hay một đảng viên đảng Cộng sản cuồng tín mới hạ cố mua một quyển thông tin nhỏ của Quốc xã hay thậm chí là một cuốn sách để đọc nó và thu nhận một quan điểm khi nhìn vào thế giới quan của chúng tôi hay để nghiên cứu sự chỉ trích trong đó. Ngay cả một tờ báo cũng ít khi được người ta đọc đến khi nó khống mang con dấu đảng tịch. Thêm vào đó, nó cũng sẽ ít được sử dụng, vì bức tranh toàn cảnh của riêng một số báo là một hình thành rách nát và trong sức ảnh hưởng của nó là hình ảnh vỡ vụn đến nỗi người ta còn không được phép trông chờ rằng người đọc sẽ thu nhận được một kiến thức nào đó thông qua sự tác động của nó. Người ta cũng không được phép và không nên khuyên khích ai, những người mà một vài đồng bạc cũng có vai trò với họ, để họ đặt mua dài hạn một tờ báo đối lập dù xuất phát từ mong muốn có yếu tố khách quan bên ngoài. Với hàng vạn người thì cũng gần như không một ai làm điều đó. Chỉ cho đến khi có người đưa phong trào đi đến thắng lợi mới được đọc lâu dài báo chí của đảng với tư cách là người đưa tin hiện hành cho phong trào của mình mà thôi.
Hoàn toàn khác biệt với những truyền đơn “đã diễn thuyết”! Tờ truyền đơn đó sẽ được đón nhận bởi người này người khác, đặc biệt là khi nó được phát miên phí và khi chủ đề mà được tất cả mọi người nhắc đến lúc bấy giờ được đề cập khéo léo và biểu cảm ngay trên tiêu đề. Sau khi kiểm tra tỉ mỉ, và với một tờ truyền đơn như vậy, có thể người đó sẽ quan tâm đến những quan điểm và nhận thức, thực ra là chú ý đến một phong trào mới hơn. Và cũng chỉ thông qua tờ truyền đơn, nếu trong điều kiện thuận lợi có thêm một sự kích thích nhẹ còn sự việc cũng sẽ không đạt được tất cả. Vì ngay cả tờ truyền đơn cũng chỉ có thể gợi lên hay ám chỉ một điều gì đó mà thôi. Và sự ảnh hưởng của nó sẽ diễn ra trong sự kết nối với việc truyền bá và làm sáng tỏ vấn đề kế tiếp có tính chất tỉ mỉ hơn dành cho người đọc nó. Nhưng đó luôn và sẽ luôn là đại hội quần chúng.
Vì thế mà đại hội quần chúng rất cần thiết vì một cá nhân trong đó, ban đầu với tư cách là một người mới ủng hộ cho một phong trào non trẻ sẽ cảm thấy đơn lẻ và cô độc. Họ dễ bị lo sợ rằng chỉ có một mình mình đón nhận hình ảnh khái quát về một cộng đồng lớn hơn. Đấy là điều đã tác động mạnh mẽ và làm họ dũng cảm lên đối với đa số những người ờ đó. Nhưng cũng vẫn là con người đấy được đặt trong khuôn khổ một đại đội hay một tiểu đoàn, vây quanh là những chiến hữu của mình, những trái tim sẵn sàng đương đầu với bão tố hơn anh ta thì anh ta buộc phải thực hiện giống họ. Giữa cộng đồng của mình, anh ta sẽ luôn cảm thấy yên tâm, ngay cả khi thực tế có cả ngàn lý do đang chống lại điều mà anh ta đang ủng hộ.
Sự đồng nhất trong một cuộc biểu tình lớn sẽ củng cố không chỉ riêng một cá nhân mà nó còn gắn kết tất cả bọn họ lại và giúp họ tạo nên tinh thần đồng đội. Một người, với tư cách là đại diện đầu tiên của một học thuyết mới trong doanh nghiệp hoặc phân xưởng của anh ta sẽ đối đầu với nhiều gian nan, cần phải có sự tăng cường sức mạnh trong sự tin tưởng mình trở thành một thành viên và là người chiến sĩ của một đoàn thể lớn đó. Lần đầu tiên anh ta sẽ nhận được ấn tượng về đoàn thể trong cuộc họp quần chúng. Nếu anh ta lần đầu tiên từ một nơi làm việc nhỏ hay từ một xí nghiệp qui mô lớn tham dự một đại hội quần chúng, nơi mà anh ta cảm thấy mình thật nhỏ bé, nhưng ở đó lại có hàng ngàn người có cùng quan điểm với mình, nếu như anh ta, với tư cách là một người đang tìm kiếm bị lôi cuốn vào sự tác động mạnh mẽ bởi niềm say sưa và hứng khởi từ ba đến bốn nghìn người khác, nếu như thắng lợi có thể nhìn thấy và sự ủng hộ của hàng ngàn người xác nhận cho anh ta sự đúng đắn của học thuyết mới và lần đầu tiên thức tỉnh sự ngờ vực cái hiện tại mà bấy lâu nay anh ta vẫn tin tưởng thì anh ta sẽ chịu sự tác động thần kỳ của cái mà chúng tôi thể hiện bằng ngôn từ để vận động quần chúng. Sự mong muốn, niềm khát vọng nhưng cũng là sức mạnh của hàng nghìn con người được tích tụ trong mỗi cá nhân. Người mà bị dao động và đầy hoài nghi nếu tới tham dự một đại hội như thế, sẽ rời khỏi đó với tâm niệm trong lòng rằng: Anh ta đã trở thành thành viên của cộng đồng đó.
Phong trào Quốc xã không bao giờ được phép quên và càng không bao giờ được phép để cho những kẻ tư sản ngu dốt kia ảnh hưởng đến mình. Đấy là những kẻ biết mọi thứ càng giỏi thì càng đánh mất nhiều thứ. Họ đã để mất đi một nhà nước lớn bao gồm cả sự tồn tại của chính bản thân họ cũng như sự thống trị thuộc tầng lớp của họ. Đúng là họ thông minh vô cùng, có thể hiểu được mọi điều, chỉ trừ một điều duy nhất là tránh cho dân tộc Đức không rơi vào tay quân đội Mác-xít thì họ lại không hiểu. Vì họ đã thất bại thảm hại, để cho sự ngạo mạn của họ vẫn chỉ là một sự kiêu căng đi cùng sự dốt nát ngu xuẩn mà thôi.
Nếu những bọn người đó ngày nay không đánh giá cao những lời được phát ngôn, thì ơn Chúa, chỉ vì họ đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi những cuộc nói chuyện phiếm của chúng hoàn toàn không có tính hiệu quả.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét