MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!
Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 4.2: SỐ PHẬN VÀ VIỄN CẢNH CỦA NƯỚC ĐỨC SẼ RA SAO?
Một khối vững chắc của trung và tiểu nông ở mọi thời đại vẫn là cái vỏ bảo vệ tốt nhất để chống lại các căn bệnh xã hội như của xã hội chúng ta ngày nay. Mà đó cũng là giải pháp duy nhất để cho một dân tộc tìm ra được miếng ăn hàng ngày trong vòng chu chuyển nội tại của một nền kinh tế. Công nghiệp và thương mại rút khỏi cái vị trí dẫn đâu không lành mạnh và tự xếp mình vào trong cái khuôn chung của một nền kinh tế quốc dân có nhu cầu và cân đối. Cả hai không còn là nền tảng mà bây giờ là một phương tiện trợ giúp để nuôi sống dân tộc. Vì chỉ còn có việc giữ cân đối giữa sản xuất và nhu cầu cho chính mình trên tất cả các lĩnh vực, mà cái ăn của toàn dân nhiều hay ít không còn phụ thuộc vào nước ngoài, và như thế cũng là trợ giúp để bảo đảm nhà nước tự do và dân tộc độc lập, nhất là trong những ngày khó khăn.
Tuy nhiên một chính sách đất đai như thế ngày nay hầu như chỉ có thể ở châu Âu mà không thể thành hiện thực ở Camerun được. Thế thì phải lạnh lùng và tỉnh táo mà đứng sang quan điểm, chắc chắn chẳng có ý trời nào lại đã định ban phát đất đai cho dân tộc này nhiều gấp những năm chục lần dân tộc khác trên trái đất này. Ở trường hợp này không được phép để cho những đường biến chính trị kéo ra khỏi các biên giới của cái quyền vĩnh cửu. Chỉ khi trái đất này có đủ không gian để sống cho hết thảy mọi người thì người ta mới có thể sẵn lòng cho ta phần đất mình cần để sống.
Mục lục
[ẩn]- I. Lời ban biên tập
- II. Lời người dịch
- III. Lời giới thiệu
- IV. Lời tựa
- V. Tập 1: Toan tính
Chương 1: Ở nhà bố mẹ Chương 2: Những năm tháng học tập và gian khó ở Vienna 2.1: Kẻ nào bị kẹt cứng giữa hàm răng lũ rắn mới biết chúng đầy nọc độc 2.2: Suy nghĩ của Hitler trong môi trường sống khổ sở và bẩn thỉu 2.3: Cuộc chạm trán đầu tiên của Hitler 2.4: Giai cấp tư sản chẳng bao giờ có thể bù đắp được tội lỗi của mình 2.5: Những suy nghĩ về thế lực xấu của Hitler 2.6: Bộ mặt quỷ quyệt của chủ nghĩa Marx 2.7: Tất cả mọi chuyện với tôi dường như quá tàn ác 2.8: Sự ghê tởm của dân Do Thái 2.9: Không thể bắt tôi từ bỏ quan điểm “căm ghét” dân Do Thái 2.10: Hitler nhìn nhận sự “rèn luyện” từ Vienna
Chương 3: Những tư duy chính trị chung thời tôi ở Vienna 3.1: Hitler: Không ai hiểu rõ chính trị hơn tôi 3.2: Cuộc cách mạng năm 1848 3.3: Lãnh đạo và nghệ thuật giải thích 3.4: Cướp đi trí tuệ của nhà báo lưu manh 3.5: Tổ chức và những con chuột dối trá hạng nhất 3.6: Mein Kampf (Tập 1) – Chương 3.6: Thế giới chẳng tồn tại cho những dân tộc yếu hèn 3.7: Nguyên nhân sụp đổ phong trào toàn Đức trên Áo 3.8: Biến động lớn trên thế giới được chỉ đạo bởi ngòi bút? 3.9: Thủ đoạn sử dụng linh mục và những người chăm sóc tâm linh 3.10: Triết lý “thiên tài” của bậc thủ lĩnh cỡ lớn? 3.11: Những thu hoạch từ Vienna
Chương 4: Munich Chương 5: Thế chiến Chương 6: Tuyên truyền chiến tranh Chương 7: Cuộc cách mạng Chương 8: Tôi bắt đầu hoạt động chính trị Chương 9: Đảng công nhân Đức
- VI. Tập 2: Phong trào xã hội chủ nghĩa Quốc gia
- VII.Kết luận
Lẽ đương nhiên là người ta chẳng dễ đến thế đâu. Thì khi ấy quyền tự bảo tồn phát huy tác dụng. Cái không được trái tim cho, phải giành lấy bằng nắm đấm. Nếu như tổ tiên của chúng ta thời xa xưa cũng bị chi phối bởi tinh thần hoà bình chủ nghĩa như chúng ta giờ đây trong mọi quyết định thì hẳn đã chỉ còn độ phần ba đất đai hiện nay là của chúng ta; hẳn một dân tộc Đức đã không thể làm cho châu Âu còn phải ngán ngại. Không – chính là nhờ ở quyết tâm chiến đấu rất tự nhiên vì lẽ sống còn mà chúng ta đã có được hai đường ranh giới phía Đông của vùng lãnh thổ, đã có được cái nội lực vĩ đại của vùng quốc gia và dân cư đủ để cho chúng ta tồn tại đến tận ngày nay.
Giải pháp ấy là đúng, chắc còn vi một nguyên nhân nữa:
Nhiều vùng quốc gia châu Âu ngày nay giống nhau, đều đã đứng trên ngọn tháp. Phần đất đai châu Âu của họ lại nhỏ bé đến tức cười so với những gì còn lại trong vòng tác động của họ ở thuộc địa, ở ngoại thương v.v… Có thể nói: ngọn ở châu Âu mà đáy lại ở khắp thế giới. Liên bang Hoa Kỳ lại khác, đáy ở ngay trong lục địa của chính mình, chỉ có ngọn tiếp giáp với thế giới còn lại. Cái nội lực ghê gớm của quốc gia này chính là vì thế và cái yếu của số đông các cường quốc thực dân châu Âu cũng bởi vì vậy.
Ngay nước Anh cũng không phải là minh chứng ngược lại. Không thể đem vị thế của nước Anh so với bất kỳ một quốc gia châu Âu nào khác bởi nước Anh chung ngôn ngữ và nền văn hoá chỉ với mỗi Hoa kỳ.
Thế thì để thi hành một chính sách đất đai lành mạnh, nước Đức chỉ có cách duy nhất là tìm kiếm đất mới ở ngay tại châu Âu. Thuộc địa không đáp ứng được mục đích, vì không thể ồ ạt đưa người Âu di trú đến đó. Mà ở thế kỷ 19 vốn cũng đã không còn có thể chiếm thuộc địa chỉ bằng đường lối hoà bình. Có chiến đấu quyết liệt mới có thuộc địa, mà khi đó đất đai mới có lại ở ngoài châu Âu thì thật chẳng bõ, phải là đất ở ngay trên châu lục của mình.
Quyết rồi là phải đi đến cùng. Không có chuyện nửa vời, càng không thể rụt rè, đã vào cuộc là phải gồng mình căng sức mới có thể thành. Khi ấy lãnh đạo chính trị phải tập trung vì cái mục đích duy nhất đó, từng bước đi không thể vì cân nhắc này nọ mà phải vì nhiệm vụ và tình hình. Phải dứt khoát là chỉ có chiến đấu thì mới đến đích và như thế phải đĩnh đạc và đàng hoàng đối mặt với chiến trận.
Cần rà soát lại tất cả mọi mối liên minh, đánh giá lại khả năng khai thác. Cũng dưới quan điểm ấy, đất đai châu Âu nhìn đại thể chỉ còn có ở bên Nga, thế thì quốc gia mới tất phải đi lại con đường mà các hiệp sĩ đời xưa đã từng đi; thanh kiếm Đức lật đất cho lưỡi cày Đức, và dân tộc Đức có bánh mì mà ăn hàng ngày.
Tuy nhiên với chính sách như thế thì ở châu Âu chỉ còn mỗi nước Anh là cùng hội cùng thuyền.
Chỉ với nước Anh thôi là lưng đã kín, người Đức đã có thể lên đường hành tiến. Cái quyền ở đây không hề nhỏ hơn cái quyền của tổ tiên chúng ta thời xa xưa. Ăn bánh mì của phía Đông, rồi sẽ không một vị hoà bình chủ nghĩa nào của chúng ta từ chối, cho dù nguyên thuỷ cái cày vốn đã có tên là “thanh kiếm”!
Tranh thủ nước Anh đồng tình thì cũng không phải hy sinh quá lớn. Khước từ thuộc địa, thôi tác động ngoài biển khơi, đừng cạnh tranh với công nghiệp Anh. Lập trường có rõ ràng dứt khoát thì mới đi được đến đích: không giao thương quốc tế và thuộc địa, không hạm đội, tập trung hết mọi phương tiện cho lục quân.
Kết quả có vẻ như bó hẹp trước mắt, nhưng tương lai lại rộng mở.
Từng có dạo nước Anh để ngỏ khả năng trao đổi trên tinh thần ấy. Nước Anh thừa hiểu là nước Đức bí vì dân số gia tăng đang muốn tìm lối ra; hoặc là cùng với nước Anh ở ngay châu Âu, hoặc là không có nước Anh trên thế giới ngoài kia.
Cảm nhận này xuất phát từ chỗ vốn từ dạo đầu thế kỷ, nước Anh đã từng tìm cách nhích lại gần với nước Đức. Từ dạo ấy đã từng có dấu hiệu của cái mà những năm sau đó, chúng ta đã thấy và thật sự kinh ngạc. Dạo ấy người ta đã khó chịu lắm, bởi cho rằng người Anh có ý đồ gắp lửa bỏ tay người, rằng vậy hẳn là liên minh trên một cơ sở nào khác chứ không phải trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Ngoại giao Anh vẫn đủ thông minh để hiểu rằng, không có đi thì đừng mong có lại.
Song người ta lại đã hình dung rằng, khôn ngoan ra thì chính sách đối ngoại của Đức có lẽ nên là tiếp nhận lấy vai trò của Nhật năm 1904, và người ta chẳng lường được, rồi việc đó đã có thể có những hệ quả như thế nào cho nước Đức.
Chắc là đã không khi nào đi đến một cuộc “thế chiến”.
Chắc là lượng máu đổ năm 1904 đã tiết kiệm được cho các năm 1914-1918, khi lượng máu đổ còn nhiều gấp mười.
Song rồi nước Đức sẽ đứng ở vị thế nào trên cái thế giới ngày hôm nay?
Hẳn thế rồi, như thế liên minh với Áo quốc là vô nghĩa.
Vì cái nhà nước xác ướp nay đi với Đức không phải là để làm chiến tranh, mà là để giữ lấy một nền hoà bình vĩnh cửa rồi khéo léo sử dụng nó, chầm chậm song chắc chắn, xoá sổ dứt điểm cái chất Đức của nền quân chủ.
Song liên minh ấy lại còn là không thể vì lẽ, không thể cứ ngồi đó mà trông chờ mãi một nhà nước đứng ra tích cực bênh vực quyền lợi dân tộc cho người Đức, một khi chỉ để chấm dứt tiến trình phi Đức hoá ngay ở đường biên sát nách thôi mà nó cũng đã không có được sức mạnh và quyết tâm. Nếu nước Đức chưa có đủ tinh thần “vì dân tộc thì bất chấp” để mà tước lấy quyền quyết định số phận của mười triệu con em mình từ tay cái nhà nước Habsbourg không chấp nhận được ấy, thì thật thế xin đừng trông chờ là rồi cũng đến lúc nó sẽ tiếp tay cho các kế hoạch nhìn xa táo bạo kia. Thái độ của nước Đức chính là hòn đá thử vàng, thử thách hành xử của nó trong cuộc đấu tranh vì sự sinh tồn của toàn thể dân tộc.
Dù thế nào cũng không được ngồi nhìn tính Đức cứ thế bị đẩy lui hết năm này qua năm khác; chi có duy trì nhân tố Đức mới quyết định được giá trị cho khả năng liên minh của phía Áo quốc.
Rõ ràng không thể đi theo con đường ấy.
Không sợ gì bằng sợ chiến đấu mà cuối cùng đến lúc bất lợi nhất vẫn cứ phải chiến đấu.
Lánh số phận thì số phận tự nó ập đến. Thôi giữ gìn hoà bình thế giới thì sa vào thế giới chiến tranh.
Đó chính là nguyên nhân quan trọng nhất đã khiến người ta chưa từng có lần nào để mắt đến con đường thứ ba đế tạo dựng một tương lai cho người Đức. Chỉ có thể kiếm được đất mới ở phía Đông, người ta đã biết. Thế thì phải có một cuộc chiến, người ta đã thấy. Song người ta lại muốn hoà bình bằng bất cứ giá nào. Bởi lẽ đã từ lâu lắm rồi, ở chính sách đối ngoại của Đức, khẩu hiệu chẳng còn là bảo tồn dân tộc Đức bằng mọi con đường, mà lại là bảo vệ hoà bình thế giới bảng mọi cách. Rồi chuyện gì xảy ra thì chúng ta biết cả.
Tôi sẽ còn đặc biệt trở lại vấn đề này.
Còn khả năng thứ tư: công nghiệp và thương mại thế giới, sức mạnh trên biển và các thuộc địa.
Phát triển cách này hẳn nhiên lúc đâu dễ hơn và đi tới cũng nhanh hơn nhiều. Đợi cho đất có dân thường rất chậm, nhiều khi phải mất hàng thế kỷ. Nhưng nội lực lại nằm ở đây, không bộc phát, phát triển từ từ, bền bỉ song chắc chắn. Phát triển công nghiệp thì khác, có khi chỉ vài năm sau đã phình to ra, song lại như bong bóng xà phòng, không phải thứ nội lực bền bỉ. Đóng một hạm đội hẳn nhiên nhanh hơn tạo ra một vùng cư dân – kiên trì lập nông hộ rồi đưa dân đến, nhiều lần. Song hủy diệt một hạm đội cũng nhiều lần nhanh hơn hủy diệt một vùng cư dân.
Nếu mà nước Đức, mặc dù vậy, vẫn cứ theo con đường này thì chí ít cũng phải thấy được là rồi cũng đến một ngày tất cách phát triển này phải kết thúc bằng một cuộc chiến. Chỉ con trẻ mới tin là – như người ta thích nói quá cho vui: hãy cứ hành xử cho hữu nghị và đứng mực, hãy cứ luôn miệng nhấn mạnh tinh thần hoà hoãn, rồi tất sẽ được ăn chuối trong cuộc “thi đua hoà bình giữa các dân tộc”. Ý nói chẳng cần đụng đến vũ khí!
Không: nếu đi con đường ấy tất có ngày nước Anh thành kẻ thù. Còn hơn cả vô nghĩa nếu cứ phải lo – mà đúng thế với khẩu khí hoà hoãn của chúng ta, có ngày nước Anh đáp lại ứng xử hiền hoà của chúng ta bằng bạo lực thô thiển của kẻ vị kỷ.
Song chúng ta đã không bao giờ làm.
Khi chính sách đất đai châu Âu chỉ nhằm chống nước Nga và xem nước Anh là bạn thì ngược lại, chính sách thuộc địa và thương mại quốc tế lại chỉ có thể là chống nước Anh, xem nước Nga là bạn. Như thế thì phải không được ngần ngại rút từ đây ra các hệ luỵ mà trước hết thật nhanh tay dẹp bỏ nước Áo.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét