Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (41)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 7.1: HITLER BỊ TRÚNG ĐỘC
Cuối năm 1917 quân đội tưởng chừng đã qua được chân dốc của thất bại. Sau khi nước Nga sụp đổ, toàn thế quân đội đã có được hy vọng mới, khí thế mới. Binh sĩ đã bắt đầu tin tưởng là kết thúc cuộc chiến thể nào nước Đức cũng thắng. Lại nghe thấy tiếng hát hò và vận xui cũng đã thưa đi. Người ta lại tin ở tương lai của đất nước.
Đặc biệt vụ sụp đổ của nước Italia mùa thu năm 1917 đã có tác động tâm lý cực kỳ tuyệt vời; người ta thấy chiến thắng ấy minh chứng cho khả năng còn có thể chọc thủng được trận tuyến ở cả bến ngoài chiến trường Nga. Phấn khởi lại ngập tràn hàng triệu trái tim và lồng ngực căng đầy tin tưởng, người ta nóng lòng đón đợi mùa xuân 1918. Thấy rõ đối phương đã xuống tinh thần. Mùa đông ấy có im ắng hơn mọi khi. Cơn lặng trước bão tố.

Ảnh minh họa.
Tuy nhiên đúng lúc mặt trận hối hả bước vào những đợt chuẩn bị cuối cùng để tiến đến kết thúc cuộc chiến, xe cộ từng đoàn dài vô tận nườm nượp chở người và đồ quân dụng sang mặt trận phía Tây, binh sĩ cũng đã được huấn luyện để tổng tiến công, thì ở Đức lại nổ ra vụ manh động lớn nhất trong cả cuộc chiến tranh.
Nước Đức không được thắng: đến giờ phút cuối cùng, khi mà chiến thắng đã ló dạng trên ngọn cờ Đức thì người ta đã vời đến phương cách, mà chỉ đập một cái là đủ diệt cuộc tiến công mùa xuân ngay từ trong trứng, làm cho không thể chiến thắng.
Người ta tổ chức cuộc bãi công của đám quân khí.
Mục lục
 [ẩn]
Vụ này mà thành, ắt là dám “Tiến lên” thực hiện được ước mơ, mặt trận của người Đức sụp đổ, chiến thắng không thể phấp phới trên lá cờ của nước Đức. Mặt trận thiếu súng đạn sẽ bị chọc thủng chỉ nội trong vài ba tuần, cuộc tấn công không còn xảy ra được, Đồng minh được cứu vãn, giới tư bản quốc tế lên làm chủ nước Đức. Đám người mác xít chuyên đi lừa các dân tộc sẽ đạt được mục đích bên trong.
Đập tan nền kinh tế quốc dân để dựng nền thống trị của tư bản quốc tế – cái đích rồi cũng đạt, vì sự dốt nát và nhẹ dạ cả tin của bên này và sự ươn hèn đến khủng khiếp của bên kia.
Tuy nhiên cuộc bãi công nhằm bỏ đói mặt trận về súng đạn lại đã không trọn vẹn như mong đợi, nó tan sớm quá, tan trước khi quân đội kịp rã như mong đợi – vì thiếu súng đạn. Chỉ có điều thiệt hại về đạo lý mà nó gây ra thì khủng khiếp gấp nhiều lần!
Một là, thế thì quân đội còn chiến đấu vì cái gì đây khi mà chính tổ quốc không hề muốn chiến thắng. Hy sinh và chịu gian khổ cho ai đây? Người lính chiến đấu để giành chiến thắng mà tổ quốc lại bãi công để chống chiến thắng đó.
Hai là, tác động vào địch ra sao?
Từ mùa đông 1917/18 bầu trời phía Đồng minh vốn đã ảm đạm. Đã ngót bốn năm lao vào cái thân hình lực lưỡng của gã người Đức mà không sao đáng quỵ được gã. Vung kiếm phía Đông thì chém phải tay khiên của gã, vung kiếm phía Nam cũng chỉ chém được vào khiên. Đến lúc gã bị hở lưng. Máu tuôn xối xả, cho đến lúc gã hạ gục hẳn được một đối thủ. Phải giáng kiếm xuống tấm khiên phía Tây, lâu nay địch không bẻ gẫy nổi sự đề kháng (của gã, ND), thì bây giờ phải đến lượt địch bị (gã, ND) tấn công.
Người ta khiếp gã và người ta phấp phỏng lo cho chiến thắng.
Ở London, ở Paris hội đàm nối tiếp hội đàm. Đến địch cũng khó tuyên truyền, vì đâu còn dễ chứng minh là phía Đức không có hy vọng chiến thẳng.
Ngoài mặt trận cũng thế, im ẳng như thể ngái ngủ, ngay bên quân đội Đồng minh. Đột nhiên các vị hết cao ngạo. Trong các vị đã le lói dần một thứ ánh sáng thần bí. Quan điểm về người lính Đức giờ đây khác hẳn. Không còn là thằng điên tất thua, là chính kẻ đã diệt ông bạn Đồng minh Nga. Vì khó khăn mà người Đức buộc đã phải giới hạn tiến công, chỉ nhầm phía Đông; giờ đây dường như một chiến thuật thiên tài. Đã ba năm lũ người Đức ấy lao vào nước Nga, mới đâu vẻ như không có được chút thành công nào. Người ta cứ cười về cái buổi ban đầu vô ích ấy, vì lẽ gã khổng lồ Nga người đông gấp bội tất phải là người chiến thẳng. Đức phải thua vì mất máu. Và hình như thực tế đã xác nhận điều trông đợi ấy.
Từ những ngày tháng 9/1914, sau trận Tannenberg (làng phía nam Ostróda, Séc, những ngày 20-30 tháng tám năm 1914, quân Đức dưới sự chỉ huy của các tướng Hindenburg và Ludendorff thắng quân Nga dưới sự chỉ huy của tướng Samsonov, ND), trên các ngã đường lớn nhỏ đi sang Đức bắt đầu thấy xuất hiện từng đoàn dài tù binh Nga lếch thếch kéo nhau đi. Dòng người tưởng chừng như vô tận, bởi cứ quân đoàn này thua liểng xiểng, vừa bị tiêu diệt, đã lại có một quân đoàn khác ra trận. Cái đế quốc rộng mênh mông ấy sẽ chẳng bao giờ hết được người để đi lính cho Nga hoàng và chết trận. Liệu nước Đức chạy đua với họ được bao lâu? Liệu có hôm nào người Đức đã thắng đến trận cuối cùng rồi mà vẫn cứ chưa phải là những quân đoàn cuối cùng người Nga định ném vào trận đánh tối hậu. Rồi ra sao đây? Như cách tính của con người thì chi có thể đẩy lui được chiến thắng của nước Nga thôi, rồi tất nó phải đến.
Bây giờ mọi hy vọng đã tiêu tan hết, ông bạn đồng minh vốn từng góp nhiều máu nhất trên bàn thờ quyền lợi chung đã phải buông súng, sức cùng lực kiệt đã đành nằm phục trên mặt đất trước kẻ tiến công không hề biết khoan nhượng. Sợ sệt, hãi hùng đã len lỏi vào đến tận trong tim người lính bấy lâu chỉ biết tin tưởng mù quáng. Họ lo mùa xuân sắp đến. Bởi lâu nay người Đức mới chỉ sử dụng có một phần quân lực ở mặt trận phía Tây mà vẫn chẳng thắng được họ. Vậy làm sao thắng nổi một khi cái nhà nước anh hùng ấy sắp dồn toàn lực, ném trọn gói vào cuộc tiến công sang phía Tây?
Bóng núi vùng Nam Tirol (Tirol là một bang vốn thuộc Áo quốc, chia làm ba vùng: Bắc Tirol là vùng núi đá vôi Anpơ, thủ đô là thành phố Innsbruck; Đông Tirol là vùng sườn dốc phía nam dãy núi Hohe Tauern, thủ đô là thành phố Lienz, đều vẫn của Áo quốc; riêng Nam Tirol là vùng núi Anpơ tách với Bắc bởi đèo Brenner, rồi đi tới giáp Italia, cảnh núi đẹp với nhiều điểm du lịch, từ thế kỷ 6 người Bavaria đến định cư ở đó, nhưng 1919 bị sáp nhập vào Italia, ND) đè nặng lên huyễn tưởng, rồi đến khi sương mù xứ Flandres (khu vực cổ xưa ven biển Baltic thuộc Bỉ, Hà Lan và Pháp, kinh tế chủ yếu nhờ các nghề hải sản và đi biển, ND) đã lãng đãng trên những gương mặt ảm đạm của đạo quân Cardonas (thành phố thuộc tỉnh Barcelona, Tây Ban Nha, ND) thất trận, thì nỗi lo sắp thua cũng thế chân luôn cho niềm tin sẽ thắng.
Đêm lạnh, bồn chồn phấp phỏng cứ tưởng như nghe rõ tiếng bánh xe lăn qua chỗ các quân đoàn xung kích của quân đội Đức, mắt tròn mắt dẹt cứ ngỡ nhìn thấy món ăn sắp được dọn ra. Thì bỗng nhiên từ bên đất Đức lại thấy bừng lên vừng sáng đỏ đến loá mắt, soi rọi vào đến tận các hố đạn ở bên kia phòng tuyến. Đúng lúc mà quân đội Đức đã được huấn luyện kỹ để tổng tấn công thì cuộc tổng bãi công đã nổ ra ngay trên đất Đức.
Mới đầu cả thế giới ngơ ngác. Nhưng rồi tức thì lấy hơi, tuyên truyền của địch nắm bắt ngay cái khoản cứu trợ ở giờ thứ mười hai ấy. Chỉ trong chớp nhoáng thế là đã có phương tiện trong tay để mà lên gân lên cốt cho đám binh sĩ Đồng minh vốn đã xuống tinh thần. Xác suất chiến thắng lại được nêu ra là chắc chắn. Lo các sự kiện sắp đến thì chuyển thành quyết tâm vững vàng. Giờ đây đã có thể truyền đến các trung đoàn, vẫn đang bồn chồn đợi phía Đức tiến công, niềm tin vào cái trận đánh lớn nhất mọi thời đại. Rằng chẳng phải sự liều lĩnh của quân xung kích Đức sẽ quyết định bước kết thúc chiến cuộc, mà chính là sự bền bỉ của sức mạnh đề kháng. Lính Đức cứ việc mặc sức giành giật lấy chiến thắng, quê hương họ đã đứng trước một cuộc hành tiến, chẳng phải của đoàn quân chiến thắng nào cả mà lại là của cách mạng.
Báo chí Anh, Pháp, Mỹ đã bắt đầu khéo léo cấy trồng niềm tin ấy vào tận trong tim bạn đọc; cùng lúc ấy ở ngoài mặt trận, rất tài tình, tuyên truyền cũng ráng sức nâng cánh cho bộ đội.
“Nước Đức đứng trước cuộc cách mạng! Chiến thắng của Đồng minh là chẳng thể ngăn cản!” Đó, thứ thuốc hữu hiệu nhất để giúp anh Poilu, anh Tommy vốn đang chao đảo còn đứng vững được trên đôi chân. Giờ đây lại đã có thể cho nổ súng trường, súng máy và chống cự trong hy vọng thay cho bỏ chạy trong hoảng loạn.
Kết quả của cuộc bãi công quân khí là thế. Nó đã củng cố niềm tin chiến thắng cho bên địch, xua tan mối hoài nghi đã khiến mặt trận của Đồng minh bị tê liệt hân – hệ luỵ là cái giá đã phải trả bằng máu của hàng ngàn binh sĩ Đức. Mà những kẻ đã tác động để gây ra cái trò đớn hèn nhất hạng ấy lại chính là những kẻ vẫn chờ để rồi ngồi vào những chiếc
ghế cao nhất trong bộ máy nhà nước của một nước Đức cách mạng.
Phía Đức thì dường như mới đầu có thấy là đã khắc phục được tác động phản hồi của sự kiện ấy. Phía địch tuy nhiên hệ luỵ đang còn đó. Đề kháng đã mất tính chất không mục đích của một đạo quân buông bỏ tất, để thành một cuộc chiến thực sự ác liệt nhằm giành chiến thắng.
Cứ như tính toán giờ đây của con người thì tất chiến thắng phải đến, chi cần mặt trận phía Tây cầm cự được đôi ba tháng trước cuộc tấn công từ phía Đức. Các nghị viện bên phe Đồng minh nắm được cái khả năng tương lai ấy nên chẳng tiếc duyệt thêm phương tiện cho tuyên truyền để tiếp tục phá rối nước Đức.
Tôi đã may mắn được dự vào cả hai đợt tiến công đâu và cuối.
Đó là những ấn tượng kỳ vĩ nhất trong đời tôi, kỳ vĩ ở chỗ lần cuối cùng lại giống như năm 1914 cuộc chiến đã mất tính phòng ngự và chuyển sang tiến công. Một cảm giác khoan khoái, nhẹ nhàng lan ra kháp mọi hầm hào, cộng sự của quân đội Đức, vì sau ba năm rưỡi kiên trì cố thủ trong cái địa ngục của kẻ địch, giờ đây ngày trả đũa đã đến. Một lần nữa mừng vui vỡ oà trong các tiểu đoàn dây dạn chiến tích, các vòng nguyệt quế bất tử lại được treo lên ngọn những lá cờ bay phần phật, tiếng hát say sưa ngợi ca tổ quốc lại vang lên suốt dọc những hàng quân tưởng dài đến vô tận trong hành tiến. Và cũng lần cuối cùng, ân sủng của Đức Chúa Trời mỉm cười với đàn con bất hiếu của Người.
Giữa mùa hè năm 1918 là bầu không khí bức bối âm ĩ trên khẳp mặt trận. Đang có chuyện bất ổn trong nước. Vì cái gì? Trong tùng khối bộ đội của lục quân họ kể cho nhau nghe lắm thứ lắm. Cuộc chiến giờ đây hình như vô vọng, chỉ lũ điên mới còn có thể tin ở thắng lợi. Dân tình chằng còn quan tâm gì tới cầm cự nữa, chỉ còn độc vấn đề tư bản với quân chủ – thứ này vốn từ nước ngoài đến và cũng được lính tráng bàn tán ngay ở mặt trận.
Mới đầu họ còn rất ít phản ứng. Phổ thông đầu phiếu thì liên quan gì đến mình? Chiến đấu ròng rã bốn năm lại vì thứ đó ư? Trò cướp bóc hèn hạ, trấn lột đến cả mục đích chiến tranh của người tử sĩ đã nằm yên dưới mồ. Hồi còn ở Flandres đám lính trẻ của trung đoàn dấn thân vào chỗ chết, họ hô “Nước Đức trên hết ở cõi đời này” chứ họ đâu có hô “Muôn năm quyền phổ thông đầu phiếu”. Khác biệt nhỏ song không hẳn vô nghĩa. Song gọi theo luật bầu cử thì số đông lại không có đó, ở nơi vốn họ từng muốn giành giật. Cả đống đảng phái chính trị; mặt trận đâu có biết đến. Chỉ thấy một phần các ngài nghị sĩ ở đó, nơi mà những người Đức trung thực nếu hãy còn là thành viên, đã từng ngồi dạo ấy.
Thế là với vốn liếng cũ kỹ của nó, mặt trận rất kém nhạy cảm trước cái mục tiêu chiến tranh mới của các vị Ebert (1871-1925, nhà xã hội dân chủ cơ hội chủ nghĩa cánh hữu, nghị sĩ, ND), Scheidemann (1865-1939, nhà xã hội dân chủ cải cách; 1919 thủ tướng đế quốc Đức, tham gia dẹp tan cuộc cách mạng tháng mười một ở Đức do cộng sản lãnh đạo, ND), Barth (1886- ?), nhà thần học Thuỵ Sĩ, chống chiến tranh và chủ nghĩa phát xít, ND), Liebknecht (Karl, 1871-1919, người cộng sản kiên cường, luật sư, từ 1912 đảng viên xã hội dân chủ, kiên quyết chống chiến tranh; 1914 cùng Rosa Luxemburg lập nhóm “Quốc tế”; 1916 “Liên đoàn Spartakus”, năm đó bị án tù 4 năm chống chiến tranh; 1918 cùng nhóm Bônsêvich lập Đảng cộng sản Đức; 15.1.1919 bị giới sĩ quan sát hại cùng Rosa Luxemburg, ND) v.v…người ta tuyệt nhiên chẳng hiểu vì đâu những kẻ thoái thác nghĩa vụ kia bỗng nhiên lại được quyền thông qua quân đội, bất hợp pháp leo lên đến tận bộ máy cai trị của nhà nước.
Ngay từ đâu tôi đã có quan điểm cứng rắn: tôi cực kỳ căm ghét cái đám lưu manh khốn nạn, chỉ biết lừa bịp dần ở cái đống đảng phái ấy. Từ lâu rồi, tôi đã nhìn thấy rõ chẳng thể có chuyện vì dân ở cái đám xã hội đen ấy, mà chỉ có chuyện vét cho đầy túi. Giờ đây chính bọn chúng lại đang mưu mô thí cả toàn dân và nếu cần thì xô nước Đức xuống vực luôn thể, tôi thấy đã đến lúc phải treo cổ chúng. Chiếu cố tham vọng của chúng có nghĩa là thí cả toàn dân lao động chỉ vì một lũ móc túi, thoả mãn tham vọng của chúng có nghĩa là chỉ còn cách hy sinh nước Đức.
Vậy mà trong đạo quân đang chiến đấu vần có rất nhiều người còn suy nghĩ như thế. Quân tiếp viện từ hậu phương ra tồi tệ đi nhanh lắm, càng ngày càng tệ hơn, không thành tăng cường nữa mà lại làm yếu sức chiến đấu. Đặc biệt lứa tăng viện trẻ tuổi, đại bộ phận vô giá trị. Lắm khi thực khó tin đó là con em của chính những người dân ấy, những người cũng đã từng cử con em đi đánh trận Ypern (thành phố thuộc Westflandres, Bi, có bảo tàng thế chiến I, ND).
Tháng tám, tháng chín các hiện tượng tan rã càng ngày càng nhanh, tuy rằng về tính khốc liệt thì sức mạnh tiến công của kẻ thù vẫn chưa thể sánh được với các trận phản công của ta ngày trước. Trận sông Somme (nằm ở vùng Picardie, Pháp. Ở thế chiến I có các trận chiến ác liệt năm 1916, ND) rồi trận vùng Flandern ngày đó mới thực rợn người.
Cuối tháng chín, lần thứ ba sư đoàn của tôi kéo đến những vị trí mà trước đó, từ hồi còn là những trung đoàn thanh niên tình nguyện chúng tôi đã có lần tiến đánh, ôi kỷ niệm!
Chúng tôi đã được thử lửa ở đó hồi tháng mười, tháng mười một 1914. Tình yêu tổ quốc trong con tim, tiếng hát trên môi, trung đoàn trẻ tuổi của chúng tôi lao vào trận đánh cứ như đi vũ hội. Sẵn sàng vui vẻ đổ máu trong niềm tin vì độc lập và tự do của tổ quốc.
Tháng bảy 1917 lần thứ hai tôi lại đến mảnh đất ấy, vốn là thiêng liêng với tất cả chúng tôi. Đã nằm yên nghỉ nơi đây, những người đồng đội thân thiết, gần như hãy còn là những đứa trẻ; ngày ấy mắt rực sáng họ đã lao vào cái chết vì tổ quốc yêu quý duy nhất.
“Trung thành và phục tùng đến chết”, chúng tôi lính cựu, lúc theo trung đoàn rút đi, đã đứng kính cẩn mặc niệm hồi lâu ở nơi đất thề ấy.
Cũng đất ấy mà trung đoàn đã đánh chiếm cách đây ba năm thì bây giờ lại phái giữ lấy nó trong một trận đánh cũng ác liệt.
Người Anh đã nã pháo suốt ba tuần lễ để dọn đường cho trận tiến công lớn vào vùng Flandern. Vẻ như linh hồn của các tử sĩ đã sống lại. Cả trung đoàn người bê bết bùn đất, cắn răng mà bám chắc vào từng hố đạn pháo một, không di cũng không dời, mặc dù cũng như đã từng diễn ra ở chính nơi này – càng ngày càng thu nhỏ lại, càng mỏng đi và kiên cường đợi. Cuối cùng thì người Anh cũng tiến công, đó là ngày 31 tháng bảy 1917.
Sang đâu tháng tám thì có đợt thay quân.
Từ một trung đoàn giờ đây chỉ còn lại vài ba đại đội rút ra: vẫn bê bết bùn đất, người đi lảo đảo, hồn ma thì đúng hơn hình người. Còn người Anh? Ngoại trừ mấy trăm mét hố đạn pháo, họ đã chi giành được có mỗi cái chết, vậy mà mùa thu năm 1918, lần thứ ba chúng tôi lại đã đứng chân trên mảnh đất chiến sự của năm 1914. Thị trấn Comines (thành phố biên giới Pháp – Bỉ có sông Lys làm đường biên chảy qua; công nghiệp dệt, ND) vốn là hậu cứ của chúng tôi năm ấy giờ đây cũng là chiến trường. Tất nhiên vẫn là chiến địa ấy, song con người lại khác mất rồi, vì binh sĩ cũng đã được “chính trị hoá”. Giờ đây, lớp viện quân trẻ tuổi hoàn toàn là vô tích sự – họ từ nhà ra mà!
Suốt đêm 13 sang 14 tháng mười, phía Anh bắt đầu bắn đạn pháo rải khí độc trên toàn tuyến Nam phía trước mặt Ypern. Họ sử dụng “Chữ thập vàng”, loại khí này ai còn chưa biết tác dụng thì đêm ấy đã được biết. Chúng tôi đang trú quân trên một ngọn đồi ở phía Nam Werwick (thành phố thuộc Westflandres, Bỉ, ND) thì trận pháo kích rải khí độc bắt đầu, ngay từ lúc chập tối rồi lúc khoan lúc nhặt, cứ như thế kéo dài suốt đêm. Ngay từ lúc gần nửa đêm bên chúng tôi đã có những đồng đội, thân thiết cũng có, ra đi vĩnh viền. Đến gần sáng thì tới lượt tôi trúng độc, càng lúc càng thấy đau dữ dội, đành chịu rét, mắt cay sè, người ngả nghiêng, bước chệnh choạng, vẫn kịp đem theo bản báo cáo cuối cùng của tôi trong thời chiến.
Vài tiếng đồng hồ sau đó, hai mắt cứ như hai cục than hồng, chỉ còn thấy tối sầm khắp xung quanh.
Tôi được đưa về trạm quân y Pasewalk (thành phố huyện lỵ phía Đông bang Brandebourg, bên bờ sông Uecker; giao điểm đường sắt, chăn nuôi, công nghiệp sát thép và chế tạo máy, ND) và ở đó buộc phải sống trong – cách mạng!
Không khí có cái gì đó không rõ nhưng mà chối lắm. Thấy họ cứ thì thào với nhau là chỉ vài tuần nữa là “nổ”, tôi không hiểu mà cũng chưa hình dung được là cái gì. Mới đâu tôi chi nghĩ đến một cuộc bãi công như hồi đầu năm. Rồi từ hải quân, tin tức bất thuận cứ dồn dập; có cái gì đó đang âm ỉ nơi đấy. Chỉ có vậy thì dường như đó là câu chuyện huyễn tưởng đẻ non của dăm ba chàng trai nào đó nhiều hơn là một câu chuyện nghiêm chỉnh của các đám đông. Ngay trong trạm quân y thấy ai cũng nói may ra sắp hết chiến sự, song nói “hết ngay” thì lại chẳng có một ai. Báo chí chẳng có mà đọc.
Sang tháng mười một, không khí chung thêm căng thẳng.
Rồi một hôm, đột ngột và chẳng hẹn trước, bất hạnh chợt ập đến. Lính thuỷ kéo đến bằng xe tải, hô hào làm cách mạng; “thủ lĩnh” trong cuộc đấu tranh ấy vì “tự do, cái đẹp và phẩm giá” của nhân dân chúng ta chính là mấy gã Do Thái trẻ tuổi. Ba lá cờ hiệu của hậu cần đem trả lại cho tổ quốc, họ kéo lên ba mảnh vải đỏ.
Đến khoảng thời gian cuối, tôi có đỡ hơn. Mắt đỡ nhức buốt, rồi dần dần cũng lờ mờ nhận ra được bóng dáng xung quanh mình. Khấp khởi hy vọng, chí ít thì cũng phải nhìn được để rồi còn tìm lấy một nghề nghiệp. Giá như mà rồi lại vẽ được, lẽ đương nhiên chẳng dám mong hơn thế nữa. Giữa lúc tội còn đang hồi phục thì điều khủng khiếp đã xảy ra.
Tôi vốn hằng mong mỏi, rằng đất nước bị phản bội chỉ là chuyện ít nhiều của địa phương. Tôi tìm cách củng cố tinh thần cho mấy ông bạn theo hướng ấy. Đặc biệt mấy ông người Bavaria dễ nhất trí với tôi. Ở xứ đó khí thế vẫn khác lắm, chứ chẳng “cách mạng”. Tôi không thể tưởng tượng ra là tôi cả ở Munich chuyện điên rồ ấy cũng sẽ xảy ra. Cứ như tôi thấy thì ở đó ý chí của mấy gã Do Thái làm sao có thể mãnh liệt bảng lòng trung thành với nhà Wittelsbach (gia đình thống trị Bavaria từ 1180 đến 1918. Lúc đầu là một gia đình sống tại lâu đài Wittelsbach, ND) đáng kính. Nên tôi vẫn chỉ tin ràng, ít ngày nữa thôi chắc chắn đám thuỷ binh nổi loạn ấy tất bị dẹp.

Hitler (bìa trái) hồi Thế chiến 1
Những ngày sau đó, lại đem theo đến cái sự thật khủng khiếp nhất đời tôi. Tin đồn càng ngày càng căng thẳng hơn nữa. Cái mà tôi vẫn cho chỉ là vụ việc ở địa phương thì giờ đây là một cuộc cách mạng chung. Lại còn những tin tức ghê gớm từ mặt trận dội về. Họ có ý định đầu hàng. Thực vậy ư, có thể thế được chăng?
Hôm 10 tháng mười một có một vị mục sư đến trạm xá gặp chúng tôi trao đổi ngắn: giờ thì chúng tôi được biết tất cả.
Tôi có mặt lúc đó, cuộc nói chuyện ngắn đã kích động tôi đến cực độ. vẻ như chính ông già đáng kính ấy cũng run rẩy, lúc báo cho chúng tôi biết là nhà Hohenzollern (dòng họ quyền quý lâu đời ở Đức, từ 1191 được giao đất lãnh chúa Niirnberg, 1227 tách làm hai nhánh, nhánh Franken còn có thêm Bayreuth và Ansbach vào Nürnberg, rồi 1415 còn nhận thêm Brandenburg, và 1701 tước vua, 1871 lên ngôi hoàng đế Đức cho đến 1918; còn nhánh Schwaben 1576 lại tách lần nữa thành các nhánh Hohenzollern-Hechingen và Hohenzoller-Sigmaringen, cả hai từ 1623 mang vị công tước đế chế, 1849 thoái vị trước Phổ; nhánh sau cùng 1866 lên ngôi vua Rumani cho đến 1947, ND) không còn định giữ ngôi hoàng đế nữa, là tổ quốc sáp thành một nước “cộng hoà”, là lúc này phải cầu xin Đấng Tối Cao, xin Người đừng vì cuộc đổi đời ấy mà lại bớt ân sủng đi, xin Người đừng buông bỏ con dân trong những thời kỳ khó khăn sáp đến. Mà ông già làm khác sao được, trong đôi câu ngắn gọn thôi, ông phải bầy tỏ lời tri ân đối với hoàng gia, phải ngợi ca các thành tích của hoàng gia ở Pommern (mảnh đất lịch sử Đức (Phổ) ven biển Baltic tả ngạn sông Elbe; đồng bằng với nhiều hồ, rừng và đồi nhỏ; nông nghiệp, chăn nuôi và công nghiệp quanh Szczecin, ND), ở Phổ; không: vì cả nước Đức chứ. Và đến lúc ông bật khóc lặng lẽ thì gian phòng nhỏ như chìm trong sâu lắng, u buồn đè nặng mọi con tim, không một ai còn ngăn được nước mắt. Đến lúc ông già cố gượng nói thêm để cho biết tiếp, là rồi cũng phải kết thúc cuộc chiến đã kéo dài, là chúng ta đã thua trận và phải nhờ cậy ở lòng bao dung của kẻ thắng trận thôi, là sẽ còn phải chịu nhiều sức ép nặng nề, là chỉ còn mong kẻ thù rộng lượng sớm chấp nhận cho ngưng chiến – thì không còn có thể chịu đựng được nữa! Mắt lại tối sầm, tôi đã phải lò dò, rờ rẫm mãi mới về lại được đến chỗ ngủ, nằm vật ra đó, kéo gối chăn đắp kín mít cái đầu nóng bỏng.
Kể từ sau hôm đứng trước mộ mẹ, tôi không còn khóc. Thời thanh niên những khi số phận quá nghiệt ngã vẫn chỉ thường tự an ủi. Vào những năm chiến tranh dài dằng dặc, cái chết có cướp đi mất những đồng đội, bạn bè thân thiết thì cũng không than vãn, vì cho rằng thế là đáng xấu hổ – họ chết cho nước Đức kia mà! Rồi đến những ngày cuối của cuộc giành giật ác liệt – đến lượt chính mình cuối cùng bị thứ khí độc kia len lỏi, bắt đầu gặm nhấm hai mắt, sợ rồi mù hẳn mãi mãi, cũng chợt có lúc thoái chí, tức thì lương tâm đã gay gắt lên tiếng ngay: đồ hèn, định khóc à, còn cả ngàn ngàn người đau khổ gấp trăm lần nữa thì sao – thế là lại lặng lẽ, âm thầm chịu đựng số phận. Tôi chẳng thể khác được. Tôi đã nhận thức ra rằng lúc này, đau khổ của một cá nhân đâu có đáng gì so với bất hạnh của cả tổ quốc.
Vậy là đã vô ích, tất tật. Vô ích tất cả mọi hy sinh và gian khổ, vô ích những ngày tháng đói khát triền miên tưởng chừng như vô tận, vô ích những giờ phút cái chết quây quanh mà vẫn làm tròn nghĩa vụ, vô ích cái chết của hai triệu con người đã ra đi vĩnh viễn. Liệu có khi nào nấm mồ của cả vạn vạn con người kia rồi tự mở ra không nhỉ, vạn vạn con người một thời vì tổ quốc đã ra đi để không bao giờ trở lại? Tự mở ra đi và trả về cho quê hương đi, hồn oan của những người anh hùng lặng câm, bê bết bùn và máu ấy, những con người từng tự nguyện hy sinh đến cả cái cao quý nhất mà một con người cố thể hy sinh cho toàn tộc mình trên trái đất này. Vậy mà lúc này đây lại đang bị dối lừa trâng tráo. Họ chết cho cái đó ư?, những người lính của tháng tám tháng chín năm 1914, rồi lại những trung đoàn tình nguyện đã theo gót các đồng đội lính cựu mùa thu năm ấy. Họ ngã xuống cho cái đó ư?, những chàng trai mới mười bảy tuổi đời, trên đất Flandern ấy. Ý nghĩa hy sinh lại như vậy sao, khi bà mẹ Đức ngậm ngùi đưa chân những đứa con yêu quý nhất của mình để sẽ không bao giờ gặp lại. Tất tật đã là như thế, để cho một dúm kẻ phản bội đê hèn lên nắm vận mệnh của tổ quốc sao? Vì chúng mà người lính Đức đã trong nắng lửa và bão tuyết phải chịu nhịn đói, nhịn khát, chịu rét, chịu mỏi mệt qua những đêm dài mất ngủ, trong những cuộc hành tiến triền miên đến vô tận sao?
Lại vì chúng mà người lính Đức, không chút mềm lòng, chi một dạ lo nghĩa vụ, đã phải sống trong địa ngục của bão đạn, đã phải gánh lấy những cơn đau điên loạn do trúng khí độc chiến tranh, chi cốt bảo vệ được tổ quốc khi tổ quốc bị kẻ thù xâm phạm, lại vì chúng nữa sao?
Thực vậy, những con người anh hùng ấy rất xứng đáng để có một tấm bia tưởng niệm:
“Hồn vong có về đến Đức thì hãy trình lên tổ quốc, là chúng tôi nằm ở đây vẫn trung thành với tổ quốc, vẫn chấp hành nghĩa vụ”.
Thế còn tổ quốc?
Chỉ có điều cứ nhất thiết phải hy sinh như vậy, chẳng còn cách nào khác nữa sao? Không đáng để chúng ta tự hào vì vinh quang của quá khứ sao? Mà sau rồi biện minh thế nào đây cho cái hành động ấy?
Lũ phản bội khốn nạn và tồi tệ!
Lúc này càng cố hiểu cái sự kiện khủng khiếp ấy càng thấy đầu óc bừng bừng tức giận và nhục nhã. Nỗi đau của hai con mắt đâu có là gì so với nỗi đau này?
Tiếp theo là những ngày dài thực đáng sợ và những đêm đây ác mộng – tôi biết là đã mất hết. Trông mong ở lòng bao dung của kẻ thù ư? Chỉ đám ngu đần, lũ ăn gian nói dối, bọn tội phạm mới có thể nghĩ thế. Những đêm ấy tôi càng thêm căm thù những kẻ chủ mưu đã dẫn đến cái hành động ấy.
Những ngày sau đó nữa lại cũng đã rõ số phận của chính mình. Mới trước đó không lâu lắm cứ nghĩ đến tương lai của chính mình là không khỏi bồn chồn cay đắng, nay nghĩ lại thấy cả nực cười. Mà không cười sao được, khi cứ định xây nhà trên cái nền cát ấy? Cuố đã ăn sâu vào tôi rồi, cái tôi thường vẫn sợ, chỉ chưa bao giờ muốn tin vì cảm tính.
Wilhem II (1859-1941, con vua Wilhem I, hoàng đế và vua Phổ 1888-1918, đại diện cho chủ nghĩa đế quốc tư sản Đức, chịu trách nhiệm về thế chiến I bùng nổ 1914; 1918 bị đánh đổ do cuộc cách mạng tháng mười một, chạy trốn sang Hà Lan, ND) là vị hoàng đế người Đức đầu tiên đã chìa bàn tay hoà hoãn ra cho các vị thủ lĩnh mác xít, mà không biết rằng những kẻ lưu manh làm gì có danh dự. Bàn tay này còn nắm chặt lấy bàn tay của vị hoàng đế thì bàn tay kia đã quơ lấy đốc kiếm.
Với bọn người Do Thái không thể có hoà giải. Chỉ có một cách, cứng rắn.
Mà tôi đã quyết định sẽ là nhà chính trị.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét