Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (16)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 2.8: SỰ GHÊ TỞM CỦA DÂN DO THÁI
Chẳng bao lâu cuộc chiến đấu vờ vĩnh giữa những kẻ thuộc phái Do thái tự do và phục quốc Do thái đã làm tôi ghê tởm; bởi lẽ nó hoàn toàn giả dối, dựa trên những lời dối trá và hiếm khi thấy được sự cao quý hay trong sạch về mặt đạo đức như bọn người này vẫn tuyên bố.

Quần áo của người Do Thái trong thời Trung cổ.
Phải nói rằng, sự sạch sẽ của cái chủng tộc này, xét cả về đạo đức và cả các mặt khác, cũng là một vấn đề trong chính bản thân nó. Cứ suy từ vẻ bề ngoài của những kẻ này, ta hẳn cho rằng chúng không ưa dùng nước,và thật đáng buồn, ta lại thường nhắm mắt mà vẫn biết được điều đó. Về sau này, tôi phát buồn nôn bởi cái mùi bốc ra từ những kẻ mặc áo captan ấy. Lại thêm cả những bộ quần áo bẩn thỉu và cái vẻ ngoài ươn hèn của chúng nữa.
Tất cả những thứ đó không thể gọi là hấp dẫn được; nhưng nó lại trở nên hoàn toàn ghê tởm khi mà, ngoài bộ dạng bẩn thỉu, ta còn phát hiện ra những vết nhơ nhuốc về đạo đức ở thứ “chủng tộc được lựa chọn” này.
Mục lục
 [ẩn]
Chẳng mấy chốc tôi trở nên suy tư hơn bao giờ hết nhờ ngày càng hiểu thấu hơn những hình thức hoạt động mà bọn Do thái tiến hành trong những lĩnh vực nhất định.
Có hình thức tục tĩu hay phóng đãng nào, nhất là trong đời sống văn hóa, mà không có ít nhất một tên Do thái tham gia vào!
Kể cả khi ta mổ xẻ vào bên trong một khối áp xe như vậy, ta vẫn tìm thấy, giống như lũ giòi sống trong một cơ thể đang mục rữa, và thường lóa mắt bởi thứ ánh sáng đột ngột – một tên Do thái!
Trong mắt tôi những gì buộc phải toan tính kỹ chống lại dân Do thái đó là khi tôi trở nên quen với các hành động của chúng qua báo chí, nghê thuật, văn học và nhà hát. Tất cả những lời cam đoan ngọt xớt giả dối hầu như không hoặc hoàn toàn không giúp ích được gì. Chỉ cần nhìn vào một bảng cáo thị, học những cái tên ẩn sau những ngôn từ kinh tởm mà chúng dùng để quảng cáo là đủ để ta sôi máu. Đó là một thứ bệnh dịch hạch, dịch hạch trong tâm hồn, tồi tệ hơn cả nạn dịch hạch thời xưa và nó đang đầu độc mọi người! Chắc chắn rằng trình độ trí tuệ của những kẻ làm nghệ thuật này càng thấp kém thì sự sinh sản của chúng càng trở nên không có giới hạn, và tên vô lại sẽ kết thúc giống như chiếc máy tách rác, vũng vãi sự bẩn thỉu của mình vào mặt cả nhân loại. Hãy nhớ rằng số lượng bọn chúng không giới hạn. Thật kinh khủng, nhưng không thể bỏ qua, khi chính bọn Do thái, với số lượng khổng lô, lại dường như được Tạo hóa chọn để đón nhận cái nghiệp nhục nhã này.
Liệu đó có phải là lý do mà dân Do thái được gọi là “những kẻ được chọn”?
Giờ đây tôi bắt đầu tìm hiểu kỹ lưỡng những cái tên của tất cả những kẻ tạo ra những thứ bẩn thỉu trong đời sống nghệ thuật đại chúng. Kết quả càng khiến tôi thêm căm ghét quân Do thái. Bất kể tình cảm kháng cự thế nào, lý trí của tôi vẫn buộc phải rút ra kết luận của mình.
Thực tế là chín phần mười tất cả những thứ tục tĩu văn chương, rác rưởi nghệ thuật và những lời lẽ ngu ngốc trên sân khấu kịch đều thuộc về một chủng tộc chiếm chưa đầy một phần trăm số dân cư cả nước, cái thực tế này không đơn giản cứ đổ đi là xong; đó là một sự thật phơi bày ngay trước mắt.
Và bây giờ tôi lại bắt đầu tìm hiểu những “tờ báo của thế giới” mà tôi yêu thích từ trên quan điểm đó.
Càng dò tìm sâu hơn, cái đối tượng khiến tôi thán phục trước đây càng rúm ró teo tóp hơn. Văn phong của những tờ báo ấy ngày càng trở nên không thể chịu nổi; tôi không thể không coi những thứ đó là nông cạn và sáo rỗng; tính khách quan của những bài báo giờ đây với tôi dường như ngày càng gần với những lời dối trá hơn là sự thật chân chính; và kẻ viết ra những thứ đó chính là dân Do thái.
Bao nhiêu điều trước đây tôi không nhìn thấy thì bây giờ đập thẳng vào nhận thức của tôi, và với những thứ trước đây từng đem lại cho tôi những điều đáng suy nghĩ thì giờ đây tôi học được cách nắm bắt và hiểu thấu chúng.
Giờ đây tôi nhìn cái tinh thần tự do của những tờ báo ấy dưới con mắt khác; cái giọng điệu ngạo mạn dùng để đáp trả các cuộc công kích và tiêu diệt chúng bằng cách im lặng giờ đây đã lộ ra là một trò bịp bợm vừa khôn khéo vừa xảo trá; những lời bình luận tán dương dành cho các vở kịch luôn hướng tới các tác giả Do thái, và thái độ không tán đồng chẳng nhắm vào ai khác mà chính là những tác giả người Đức. Cú châm trích nhẹ nhàng nhưng bền bỉ dành cho William Đệ nhị đã phởi bày phương pháp, và cũng lộ rõ thái độ tán dương mà chúng dành cho nền văn hóa và văn minh Pháp quốc. Những mẫu chuyện ngắn với nội dung rác rưởi giờ đây với tôi là một sự khiếm nhã hoàn toàn, và trong ngôn ngữ của nó tôi nhận ra cái giọng điệu của một dân tộc ngoại bang, tất cả mọi thứ đếu thể hiện sự thù địch với những giá trị Đức rõ rệt tới mức chỉ có thể nói đó là sự chủ ý.
Những ai là kẻ hứng thú với những chuyện này?
Liệu tất cả có phải chỉ là một tai nạn không cố ý?
Càng ngày tôi càng trở nên không chắc chắn.
Quá trình phát triển được thúc đẩy bởi cái nhìn thấu bản chất của một số vấn đề khác. Tôi đang nói tới quan điểm chung về đạo đức và đạo lý, những thứ mà phần đông bọn Do thái hay phô bày công khai và việc áp dụng thực tế những thứ ấy có thể nhìn thấy được.
Ở đây, một lần nữa đường phố lại day cho tôi một bài học về một thứ đôi khi là sự xấu xa hoàn toàn.

Leopoldstadt hơn 150 năm là điểm đáp dành cho du khách quốc tế.
Mối liên hệ của bọn người Do thái tới nạn mại dâm, và thậm chí hơn thế nữa, tới nạn buôn nô lệ da trắng, có thể được nhìn thấy rõ ràng nhất ở thành Vienna, rõ hơn bất kỳ thành phố nào khác ở Tây Âu, chỉ trừ khi cảng ở phía nam nước Pháp. Nếu bạn có dịp dạo bộ trong đêm các con phố và ngõ hẻm của vùng Leopoldstadt, mỗi bước đi bạn sẽ chứng kiến những sự vụ vẫn được phần đông người dân Đức dấu giếm mãi tới khi Chiến tranh khiến những người lính ở mặt trận phía đông có cơ hội nhìn thấy những thứ tương tự, hay nói đúng hơn, buộc họ phải nhìn thấy.
Vì thế, lần đầu tiên khi tôi nhận ra bọn Do thái là những kẻ máu lạnh, vô liêm sỉ và tính toàn cầm đầu những vụ mua bán đồi bại đáng kinh tởm trong lớp cặn bã xã hội, tôi thấy một cơn rùng mình ớn lạnh chạy dọc sống lưng.
Nhưng rồi một ngọn lửa bùng lên trong tôi. Tôi không còn né tránh các cuộc thảo luận về vấn đề Do thái; trái lại, giờ đây tôi còn tìm kiếm chúng. Và khi tôi học cách tìm ra bọn Do thái trên mọi ngả đường của đời sống văn hóa và nghệ thuật, và cả trong những hình dạng khác nhau của chúng, tôi bỗng chạm trán chúng ở một nơi tôi chưa từng nghĩ chúng sẽ xuất hiện.
Khi tôi nhận ra dân Do thái là thủ lĩnh của phe Dân chủ Xã hội, tôi bỗng sáng mắt ra. Cuộc đấu tranh dai dẳng trong tâm hồn đã tới hồi kết thúc.
Ngay cả trong các mối quan hệ hàng ngày với đồng nghiệp, tôi cũng quan sát khả năng thích nghi đáng ngạc nhiên khiến họ có những quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề, đôi khi trong vòng vài ngày, có khi chỉ vài giờ. Tôi thấy thật khó có thể hiểu được làm thế nào mà những con người khi nói chuyện riêng với nhau cũng bộc lộ vài ý kiến hợp lý, thế mà bỗng nhiên lại tiêu tan mọi ý tưởng dưới ảnh hưởng của số đông. Thường thì thế là đủ để thất vọng. Và khi, sau hàng giờ tranh cãi, tôi tin tưởng rằng cuối cùng mình đã phá bỏ được tảng băng ngăn cách, dẹp hết những suy nghĩ vớ vẩn và bắt đầu tận hưởng chiến thắng thì ngay ngày tiếp theo, trước sự phẫn nộ, tôi buộc phải bắt đầu lại tất cả mọi chuyện; mọi thứ đã làm chẳng đem lại kết quả gì. Giống như một con lắc vĩnh cửu, ý kiên của họ cứ lắc qua lắc lại về điểm ngu dốt ban đầu.
Tôi có thể hiểu được tất cả những điều này: họ bất mãn với số phận của mình và nguyền rủa số phận đã khắc nghiệt với họ; họ căm ghét giới chủ và cho đó là những kẻ chấp pháp vô lương tâm của số phận; họ nguyền rủa các nhà cầm quyền mà trong mắt họ là lũ người vô cảm trước số phận của họ. Nhưng điều tôi không sao hiểu nổi được là lòng thù hận vô biên của những con người này với dân tộc của chính mình, khinh miệt sựu vĩ đại của đất nước, bôi nhọ lịch sử, và dìm các vĩ nhân xuống bùn đen.
Cuộc đấu tranh chống lại chính giống loài của mình, thị tộc của mình, quê hương của mình thật điên rồ và không sao hiểu nổi. Điều đó trái với tự nhiên.
Ta có thể tạm thời chữa trị cho họ khỏi căn bệnh xấu xa đó, nhưng chỉ được vài ngày hay vài tuần mà thôi. Nếu sau đó bạn gặp lại kẻ mà bạn tưởng đã biến đổi được ấy, bạn sẽ thấy hắn vẫn y như trước.
Trạng thái quái đản trái với tự nhiên ấy đã chiếm lĩnh toàn bộ con người hắn.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét