MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!
Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 3: NHỮNG TƯ DUY CHÍNH TRỊ CHUNG THỜI TÔI Ở VIENNA
Nay tôi tin chắc rằng, nói chung trừ các trường hợp thiên tài đặc biệt, người ta không nên công khai làm chính trị trước tuổi ba mươi. Kẻ đó chẳng nên làm vậy, bởi lẽ đến tận thời điểm đó thường mới hình thành được một cương lĩnh chung, mà từ đấy ông ta thẩm tra các vấn đề chính trị khác nhau và xác định lập trường dứt khoát của mình. Chỉ sau khi tiếp thu được một thế giới qua cơ bản như vậy, cùng cách quan sát riêng liên tục của mình đối với từng vấn đề thời sự mà qua đó thành tựu, kẻ đó chín chắn trong nội tâm mới nên tham gia vào việc lãnh đạo chính trị trong cộng đồng.
Nếu khác thế, thì có nguy cơ một ngày kia: hoặc là ông ta phải thay đổi lập trường của mình về những vấn đề cơ bản hoặc, trái với tri thức và nhận thức rõ hơn của mình, dừng lại ở một quan điểm, mà từ lâu nó đã chối từ sự hiểu biết và sức thuyết phục. Trong trường hợp đầu, điều này rất khó xử cho chính cá nhân ông ta, vì bây giờ ông ta tự thấy mình lung lay và có lý để không được phép chờ đợi rằng niềm tin của các tín đồ (của ông ta, ND), vẫn hướng về ông ta với độ bền chắc không gì lay chuyển nổi như trước; còn đối với những người do ông ta lãnh đạo thì một thay đổi quan điểm của lãnh tụ như vậy đem đến sự lúng túng, cộng với cảm giác về một sự nhục nhã nhất định nào đó trước những người mà cho đến nay vẫn bị họ chống lại (phe đối lập, ND). Nhưng trong trường hợp sau, xuất hiện điều mà đặc biệt ngày nay chúng ta thường thấy là: lãnh tụ càng không còn tin điều ông ta nói, thì sự tự vệ của ông ta càng nông cạn và trống rỗng, cùng với nó là sự đê tiện trong cách lựa chọn phương tiện. Trong khi chính ông ta không còn nghĩ đến việc nghiêm túc bênh vực các chính kiến của mình (người ta chẳng chết vì điều mà chính người ta chẳng tin vào nó), thì những đòi hỏi đối với các tin đồ của mình theo chính tỷ lệ nói trên ngày càng lớn và càng trơ trẽn hơn, cho đến khi cuối cùng ông ta hy sinh nốt phần sót lại của “lãnh tụ”, để hạ cánh ở “nhà chính trị”, nghĩa là ở loại người mà chính kiến thực duy nhất là không có chính kiến, kèm theo sự quấy rầy đến hỗn xược và một nghệ thuật dối trá phát triển tới mức trơ trẽn.
Mục lục
[ẩn]- I. Lời ban biên tập
- II. Lời người dịch
- III. Lời giới thiệu
- IV. Lời tựa
- V. Tập 1: Toan tính
Chương 1: Ở nhà bố mẹ Chương 2: Những năm tháng học tập và gian khó ở Vienna 2.1: Kẻ nào bị kẹt cứng giữa hàm răng lũ rắn mới biết chúng đầy nọc độc 2.2: Suy nghĩ của Hitler trong môi trường sống khổ sở và bẩn thỉu 2.3: Cuộc chạm trán đầu tiên của Hitler 2.4: Giai cấp tư sản chẳng bao giờ có thể bù đắp được tội lỗi của mình 2.5: Những suy nghĩ về thế lực xấu của Hitler 2.6: Bộ mặt quỷ quyệt của chủ nghĩa Marx 2.7: Tất cả mọi chuyện với tôi dường như quá tàn ác 2.8: Sự ghê tởm của dân Do Thái 2.9: Không thể bắt tôi từ bỏ quan điểm “căm ghét” dân Do Thái 2.10: Hitler nhìn nhận sự “rèn luyện” từ Vienna
Chương 3: Những tư duy chính trị chung thời tôi ở Vienna 3.1: Hitler: Không ai hiểu rõ chính trị hơn tôi 3.2: Cuộc cách mạng năm 1848 3.3: Lãnh đạo và nghệ thuật giải thích 3.4: Cướp đi trí tuệ của nhà báo lưu manh 3.5: Tổ chức và những con chuột dối trá hạng nhất 3.6: Mein Kampf (Tập 1) – Chương 3.6: Thế giới chẳng tồn tại cho những dân tộc yếu hèn 3.7: Nguyên nhân sụp đổ phong trào toàn Đức trên Áo 3.8: Biến động lớn trên thế giới được chỉ đạo bởi ngòi bút? 3.9: Thủ đoạn sử dụng linh mục và những người chăm sóc tâm linh 3.10: Triết lý “thiên tài” của bậc thủ lĩnh cỡ lớn? 3.11: Những thu hoạch từ Vienna
Chương 4: Munich Chương 5: Thế chiến Chương 6: Tuyên truyền chiến tranh Chương 7: Cuộc cách mạng Chương 8: Tôi bắt đầu hoạt động chính trị Chương 9: Đảng công nhân Đức
- VI. Tập 2: Phong trào xã hội chủ nghĩa Quốc gia
- VII.Kết luận
Thực bất hạnh cho những người nghiêm túc, nếu một gã như vậy lại len vào được nghị viện và ngay từ đầu, người ta nên biết rằng, bản chất chính trị đối với hắn chỉ còn là cuộc hiến ngoan cố giành quyền sở hữu mãi mãi miếng cơm manh áo cho cuộc đời và gia đình hắn. Vợ con càng phụ thuộc vào nó, hắn càng tranh đấu bền bỉ hơn vì sự ủy quyền này. Qua đó, bất kỳ ai khác, chỉ riêng có bản năng chính trị đã là kẻ thù cá nhân của hắn: hắn đánh hơi thấy ở mỗi phong trào mới là bước khởi màu có thể cho đoạn kết của hắn và ở mỗi con người vĩ đại nào, là mối nguy cơ đe dọa trực tiếp từ người đó.
Tôi sẽ còn nói cặn kẽ hơn về “loại rệp nghị viện” này.
Ngay cả người ba mươi tuổi cũng còn phải học nhiều khi cuộc đời mình ngày còn tiến triển, tuy nhiên điều đó chỉ là một sự bổ sung và lấp đầy cho cái khung mà thế giới quan đã được chấp nhận làm cơ bản, đặt ra cho ông ta. Việc học của ông ta không còn là sự học lại các nguyên tắc nữa, mà chỉ là sự học thêm, và các tín đồ của ông ta không phải cố nhét vào họng mình cái cảm giác bồn chồn rằng, cho đến nay những điều ông ta dạy là sai; mà trái lại: sự tăng trưởng hữu cơ thể hiện của lãnh tụ cho phép họ hài lòng, bởi lẽ việc học của ông ta thực ra chỉ là sự đào sâu cái học thuyết của chính họ. Trong mắt họ, điều đó lại là bằng chứng cho sự đúng đắn của những quan điểm tính đến nay của họ.
Tuy nhiên, ngày nay tương ứng với một phép xã giao như vậy là điều ít ỏi ra sao, thì chỉ riêng sự sa ngã nói chung của lũ súc sinh hiện đang tự cảm thấy mình được bổ nhiệm “làm” chính trị, đã chứng minh.
Hầu như chẳng có ai trong bọn chúng được tuyển chọn cho việc đó.
Hồi ấy, bằng cách nào đó tôi tránh xuất hiện trước công chúng, mặc dầu tin rằng mình đã tìm hiểu về chính trị nhiều hơn rất nhiều kẻ khác. Tôi chỉ nói, trong giới hết sức nhỏ, về những điều kích động hay cuốn hút nội tâm mình. Cái cách nói trong khuôn khổ hạn hẹp nhất này mang lại nhiều thuận lợi: tôi học được cách ít “diễn thuyết” hơn và nhờ vậy tôi hiểu biết con người với những quan điểm và phản kháng thường hết sức cổ sơ của họ. Khi ấy tôi tự đào tạo mình mà không để mất thời gian và khả năng tiếp tục tự đào tạo. Để làm việc đó, chắc chắn thời ấy ở Đức chẳng đâu có cơ hội thuận lợi như ở Vienna.
Trước hết xét về phạm vi của mình, thì tư duy chính trị chung ở nền quân chủ Danub lớn hơn và bao quát hơn nước Đức già cỗi cùng thời gian đó – loại trừ các phần của Phổ, Hambourg và vùng ven bờ Baltic. Tuy nhiên trong trường hợp này, tôi hiểu tên gọi “Áo quốc” (Österreich, nghĩa đen theo tiếng Đức: đế chế của người miền Đông, ND) là cái vùng của đế chế Habsbourg (nguyên văn: Habsburgerreich, ND) vĩ đại mà do có nhiều người Đức đến cư trú, theo bất cứ phương diện nào không chỉ hoàn toàn là nguyên cớ lịch sử cho sự hình thành nhà nước này, mà nó có thể hiện lực lượng duy nhất tồn tại trong cư dân của nó, có khả năng ban tặng cho cái thực thể quá nhân tạo về mặt chính trị này một cuộc sống văn hóa nội tại sẽ tồn tại nhiều thế kỷ nữa. Thời gian càng trôi đi, thì sự tồn tại và tương lai của nhà nước này càng phụ thuộc vào sự duy trì tế bào đó của đế chế.
Nếu như các nước thừa kế là trái tim của đế chế luôn lưu chuyển máu tươi cho sự tuần hoàn của cuộc sống nhà nước và văn hóa, thì Vienna đồng thời cũng là não bộ và ý chí. Ngay ở bố cục bên ngoài của nó, ta đã có thể quy cho thành phố này cái động lực để chễm chệ ngồi trên ngôi nữ hoàng, có sức thống nhất một cố kết các dân tộc như vậy. Nhờ đó mà qua sự tráng lệ kiều diễm của chính mình, nó cho phép làm quên đi những biểu hiện già nua tồi tệ của tổng thể.
Nếu như trong cốt lõi của mình, đế chế đang còn dãy dụa vì các cuộc đấu tranh đẫm máu của các tộc người đến vậy; thì nước ngoài, đặc biệt là nước Đức, vẫn chỉ thấy hình ảnh đáng yêu của thành phố này. Sự nhầm lẫn lại còn lớn hơn nữa, khi vào thời này, Vienna có vẻ như đang lấy đà thực hiện bước nhảy vọt thể hiện cuối cùng và cũng là vĩ đại nhất. Dưới sự cai trị của một vị thị trưởng thật sự thiên tài, cái dinh đáng kính của các hoàng đế đế chế cổ một lần nữa bừng tỉnh để sống lại cuộc đời trẻ trung kỳ diệu. Người Đức cuối cùng, mà dân tộc gồm những kiều dân Ostmark (nghĩa đen: vùng biên miền đông, ở đây chỉ Áo quốc và vùng phụ cận, ND) này từ hàng ngũ mình đẻ ra, tuy không chính thức được liệt vào hạng những người thường gọi là “chính khách cấp cao”; nhưng với việc vị tiến sĩ Lueger ớ cương vị thị trưởng của “thủ đô đế chế và thành phố dinh thụ’” Vienna phù phép ra hết thành tựu lớn này đến thành công chưa từng có khác, trên tất cả mọi lĩnh vực về chính sách kinh tế văn hoá địa phương, thì người ta được phép nói rằng, ông ta khích lệ trái tim toàn thể đế chế và bằng con đường vòng này đã trở nên một chính khách cấp cao, hơn nữa tạo thành tập hợp toàn thể những người khi đó được gọi là “nhà ngoại giao”.
Nếu như mặc dầu vậy, cuối cùng thì thực thể các dân tộc được gọi là “Áo quốc” vẫn đi đến chỗ diệt vong, thì điều đó cũng chẳng phản bác chút nào khả năng chính trị của chất Đức (ở đây xin hiểu là toàn bộ gốc kinh tế và văn hoá của cộng đồng dân tộc Đức, ND) tại Ostmark cổ, mà chỉ là kết quả tất yếu của điều không thể để cho mười triệu người đứng vững lâu dài trước một nhà nước năm mươi triệu các tộc người khác nhau, nếu như không kịp thời có những điều kiện nhất định. Người Áo quốc Đức (nguyên văn Deutschösterreicher: ý tác giả muốn nói người Áo gốc Đức, vì Áo quốc cũng là nước đa chủng tộc, ND) nghĩ nhiều hơn cái chỉ là vĩ đại.
Trước nay hắn vẫn quen sống trong khuôn khổ một đế chế vĩ đại và chưa bao giờ mất đi những nhiệm vụ liên quan tới điều đó. Hắn là người duy nhất ở nhà nước này còn nhìn ra ngoài biên hạn hẹp của ngôi nhà vua để thấy được biên giới của đế chế; thậm chí khi cuối cùng số phận bắt hắn phải tách khỏi tổ quốc chung, thì hắn vẫn còn cố làm chủ cái nhiệm vụ phi thường là gìn giữ chất Đức, điều mà cha ông hắn nhờ những cuộc chiêÍn liên miên hồi ấy vốn giành lại được từ phía Đông. Khi ấy vẫn luôn phải nhớ rằng, việc đó chỉ có thể xảy ra với lực lượng đã bị chia xẻ; bởi lẽ trái tim và khối óc của những người con ưu tú nhất chưa bao giờ ngừng cảm nhận về nước mẹ chung, và chỉ có một số ít là còn giữ lại với quê hương riêng.
Ngay tầm mắt chung của người Áo quốc Đức cũng đã tương đối xa hơn. Các mối quan hệ kinh tế của hắn thường bao gồm hầu như toàn bộ đế chế đa dạng. Gần như tất cả các doanh nghiệp thực sự lớn đều nằm trong tay hắn, số cán bộ kỹ thuật và quan chức cấp lãnh đạo phần lớn do hắn chỉ định. Hắn cũng là người chủ chốt ở ngành ngoại thương, ở chừng mức mà người Do Thái chưa dính dáng đến lĩnh vực thiên bẩm nhất này. Về mặt chính trị, duy nhất chỉ mình hắn còn gắn kết được nhà nước lại làm một. Ngay ở thời gian quân dịch, hắn đã vượt xa ra ngoài biên giới hạn hẹp của quê hương. Anh tân bình người Áo quốc Đức có thể nhập ngũ ở một trung đoàn Đức, thế nhưng chính trung đoàn đó lại có thể đóng ở Herzegowina (vùng Nam Tư cũ, ND), Vienna hoặc Galizien (vùng Bắc Tây Ban Nha hiện nay, chắc tác giả nhầm vì không bao giờ thuộc nước Đức hay Áo quốc, ND) cũng thế. Giới sĩ quan vẩn luôn là Đức, giới quan chức cao cấp thì chiếm ưu thế. Nhưng cuối cùng thì Đức là nghệ thuật và khoa học. Không kể đến những sản phẩm tồi ở bước phát triển gần đây của nghệ thuật, mà dẫu sao thậm chí đến dân mọi đen cũng sản sinh ra được, thì chủ nhân và cả người truyền bá quan niệm nghệ thuật chân chính chỉ có thể duy nhất là người Đức mà thôi. Còn trong âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ thì Vienna là nguồn cung cấp cảm hứng vô tận cho toàn bộ nền quân chủ kép (nguyên văn Doppelmonarchie: ý tác giả muốn nói là nước Đức và Áo quốc, ND) mà chính mình chưa bao giờ cạn kiệt.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét