Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (9)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 2.1: KẺ NÀO BỊ KẸT CỨNG GIỮA HÀM RĂNG LŨ RẮN MỚI BIẾT CHÚNG ĐẦY NỌC ĐỘC
Sau bước ngoặt thế kỷ, xét từ góc độ xã hội, Vienna là một trong những thành phố tụt hậu nhất Châu Âu.
Sự giàu có xa hoa và cảnh nghèo hàn cơ cực cứ luân phiên nối tiếp nhau. Ở các quận trung tâm và nội thành, người ta có thể thật sự cảm nhận được mạch đập của cái vương quốc năm mươi hai triệu dân, với sự lôi cuốn ma thuật đáng ngờ của một đất nước đa chủng tộc. Cung điện hoàng gia với vẻ đẹp huy hoàng rực rỡ như một nam châm hút về mình tất cả những giàu sang và trí tuệ từ khắp nơi trong cả nước. Thêm vào đó là sự tập trung hóa mạnh mẽ của vương triều Habsburg nội tại.

Những năm tháng học tập và gian khó của Hitler ở Vienna.
Điều đó đem lại một triển vọng độc nhất về sự hòa hợp các dân tộc với nhau dưới bất kỳ hình thức cố định nào. Nhưng kết quả lại là sự tập trung khác thường các quyền lực tối cao nơi đô thành.
Thế nhưng Vienna lại là trung tâm của quân chủ Danube cũ kỹ cả ở góc độ chính trị, trí lực cũng như kinh tế. Thủ phủ của những sĩ quan cấp cao, quan chức chính phủ, nghệ sĩ, và các học giả phải đương đầu với quân người lao động đông đảo hơn, song hành với sự thịnh vượng kinh tế và quý tộc lại là sự nghèo đói khủng khiếp. Bên ngoài các cung điện, trên đại lộ Ring, hàng ngàn người thất nghiệp đang tập trung, và phía dưới Khải hoàn môn cũng là nơi cư ngụ của những vô gia cư rầu rĩ với quần áo lấm len bùn đất.
Mục lục
 [ẩn]
Chẳng có thành phố nào của nước Đức mà ở đó các vấn đề xã hội lại được nghiên cứu theo cái cách mà người ta làm ở Vienna. Nhưng chớ có lầm tưởng. “Cái sự nghiên cứu” này không thể hiện được tiến hành từ trên đỉnh cao sừng sững. Chỉ có những kẻ bị kẹt cứng giữa các hàm răng của lũ rắn giết người này mới biết được răng nanh của chúng đầy nọc độc. Nếu không, kết quả sẻ chẳng có gì ngoài lời nói hời hợt và sự ủy mị giả dối. Cả hai đều tai hại như nhau. Tai hại ở chỗ cái đầu tiên không bao giờ nhìn nhận thấu đáo cốt lõi vẫn đề, còn cái thứ hai sẽ làm ngơ vấn đề ấy. Không hiểu điều gì tệ hơn; sự thờ với những nỗi thống khổ của xã hội, những cái chúng ta vẫn nhìn hằng ngày ở hầu hết những kể được số phận ưu ái hay vươn lên từ lỗ lực bản thân, hay là sự khinh bỉ hợm hĩnh, có khi còn sống sượng và làm phiền người khác, trong thái độ hạ mình của những quý bà ăn vẫn hợp thời, những người tự cho là biết “xót thương loài người”. Trong mọi trường hợp, dạng người này dẫu không có bản năng, vẫn có bản năng nhận thức được. Vì vậy, chúng kinh ngạc tột độ khi những “nỗ lực” của chúng chỉ mang lại con số không, thực tế cái chúng nhận được là sự từ chối đầy căm phẫn, dẫu vậy sự khước từ này, tất nhiên rồi, lại được xem như là bằng chứng cho thái độ vô ơn của loài người.
Những bộ óc này hình như không thể hiện ra rằng nỗ lực xã hội chẳng có gì chung với kiểu xã hội này; và quan trọng hơn nó chẳng thể khơi dậy lòng biết ơn bởi lẽ những nỗ lực ấy không nhằm ban phát ân mà là nhằm lập lại các quyền lợi.
Tôi không được nghiên cứu vấn đề xã hội theo cánh thức như vậy. Bằng cách dẫn mình trong lĩnh vực đau khổ này, nó dường như không chào mời tôi “nghiên cứu” nó, nhưng kinh nghiệm về nó đã ngấm sâu trong máu thịt của tôi. Giống như một vật thí nghiệm đã trải qua sự phẫu thuật an toàn thành công.
Có cố cũng chẳng thể kể hết những tình cảm tôi đã trải qua suốt thời kỳ đó; bởi thế tôi chỉ ra ở đây những cảm xúc cốt yếu nhất, khiến tôi xúc động nhất, và những bài học mà cảm xúc ấy đã đem lại cho tôi.
Thực chất kiếm việc làm thường không phải là khó khăn đối với tôi, bởi lẻ tôi không phải là một thợ thủ công lành nghề mà là một kẻ buộc phải kiếm miếng bánh mì hàng ngày với công việc “trợ giúp” người khác và đôi khi là người không có công việc cố định.
Tôi kế thừa quan điểm của những kẻ đã xới tung đất châu Âu với ý đồ nhất quyền phải tìm ra sự tồn tại của Tân thế giới và chiếm lấy cho mình một ngôi nhà mới. Những người này, thoát khỏi tất những tư duy cũ kỹ và cứng nhắc về nghề nghiệp và vĩ trí xã hội, thoát khỏi môi trường quen thuộc và truyền thống, vội vàng chộp lấy mọi cơ hội nghề nghiệp có thể giúp họ từng bước từng bước tiến tới nhận thức rằng một công việc lương thiện, cho dù là gì đi chăng nữa, cũng không khiến ai phải hổ thẹn. Tôi cũng đã quyết tâm lao vào thế giới mới mẻ này, bằng đôi chân mình, và sẽ chiến đấu để vượt qua chặng đường ấy.

Một kẻ buộc phải kiếm miếng bánh mì hàng ngày với công việc “trợ giúp” người khác và đôi khi là người không có công việc cố định. (Ảnh minh họa)
Tôi sớm học được rằng luôn luôn có một công việc theo kiểu nào đó, và cùng tôi cũng nhận ra có thể dễ dàng đánh mất nó thế nào. Những ngày kiếm ăn không ổn định là một trong những thời gian đen tối nhất trong cuộc đời tôi.
Một người lao động lành nghề ít phải ở ngoài đường như những người không lành nghề; nhưng không có nghĩa là anh ta hoàn toàn không gặp điều đó trong đời. Với anh ta, mất đi kế sinh nhai do kham hiếm công việc được thay bằng sự đóng sập cánh cửa công việc hoặc đình công với chính bản thân mình. Xét ở góc độ này toàn bộ nền kinh tế cũng phải lao đao khi các cá nhân ở trong tinh trạng kiếm sống bấp bênh.
Một chàng nông thôn ra thành phố lớn, bị hấp dẫn bởi những công việc dễ làm hơn (dù trên thực tế hay trong tưởng tượng), đòi hỏi ít thời gian hơn, nhưng nhất là bởi thứ ánh sáng rực rỡ chói lóa nơi thành đô, thường quen với sự ổn định về nghề nghiệp. Cậu ta chỉ từ bỏ công việc trước đây khi ít nhất cậu ta có triển vọng về một công việc mới. Bởi lẽ sự thiếu hụt lao động nông nghiệp là rất lớn nên khả năng thất nghiệp trong một thời gian dài là rất thấp. Thật sai lầm khi tin rằng những người trẻ tuổi ra thành phố là những kẻ nghèo hơn so với những thế hệ trước đó, những người nỗ lực kiếm sống lương thiện từ mảnh đất vùng thôn quê. Trái lại đằng khác: kinh nhiệm cho thấy trong tất cả các nhân tố của người di cư, ngoài những người đã tới Mỹ, chúng ta còn phải kể đến, ở một mức độ tương đương, những tá điền trẻ tuổi, những người quyết tâm rời bỏ quê hương để tới những thành phố xa lạ. Họ cũng được chuẩn bị để đối mặt với cuộc sống bất ổn. Lẽ thường chàng trai trẻ sẽ tới thành phố với một số tiền nào đó trong túi; anh ta sẽ không cần phải mất dũng khí ngay trong đầu tiên khi số phận không ưu ái cho anh tìm được một công việc bất kể thời hạn dài ngắn thế nào. Nhưng chuyện sẽ tồi tệ khi anh đã tìm được việc rồi mà lại nhanh chóng mất việc. Tìm một công việc mới, nhất là trong mùa đông, quả là rất khó nếu không nói là không thể tìm nổi. Ngay cả vậy, những tuần đầu tiên vẫn có thể chấp nhận được. Anh ta sẽ nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp và cố gắng xoay sở càng lâu càng tốt. Nhưng khi những đồng xu cuối cùng ra đi và khi nghiệp đoàn cũng từ chối tiếp tục trợ cấp bởi thời gian thất nghiệp quá dài, nhưng gian khó thật sự mới bắt đầu. Anh lang thang trên đường, bụng đói meo, cầm cố và đem bán những tài sản cuối cùng, quần áo ngày càng tơi tả; và rồi anh ta lún sau vào cuộc sống bên ngoài , cái điều kinh khủng hơn cả những gian khổ đau thể xác, đã đầu độc tâm hồn của anh ta. Nếu anh lại bị đuổi việc và nếu (điều này hay xảy ra) sự việc lại diễn ra vào mùa đông, sự khổ sở của anh lại càng gấp bội. Rối cuộc, anh sẽ lại tìm được một công việc mới. Nhưng rồi câu chuyện cũ lại gặp lại. Điều tương tự diễn ra đến lần thứ hai, rồi thứ ba thì mọi sự càng tệ hại hơn, và dần dần anh ta học được cánh chịu đựng cái bất ổn bề ngoài đó với thái độ bàng quan ngày càng lớn. Cuối cùng, việc chịu đựng lặp đi lặp lại ấy trở thành thói quen.
Chàng trai trẻ trước đây cần cù lao động là thế, giờ đây ngày càng trở lên dễ dãi khi nhìn nhận về cuộc sống và dần dần biến thành công cụ để những kẻ khác khai thác vì lợi ích của bọn chúng. Anh thường xuyên bị mất việc mà không phải vì lỗi của mình đến nỗi đôi khi anh ta chẳng thấy chuyện đó nghiêm trọng nữa, ngay cả khi mục đích của anh ta không còn là lợi ích kinh tế mà là tiêu diệt các giá trị văn hóa, chính trị hay xã hội. Anh ta không nhất thiết phải nhiệt tình với các cuộc bãi công nữa mà trở nên lãnh đạm, dửng dưng.
Với đôi mắt to, tôi có thể theo dấu cái tiến trình này với hàng ngàn ví dụ. Càng chứng kiến nhiều, tôi càng thêm ghê sợ cái thành phố to lớn, đầu tiên thì lôi cuốn người ta một cách mạnh mẽ để rồi sau đó nghiền nát họ một cách không thương xót.

Tác phẩm tái hiện một khu phố cổ ở Vienna do chính tay Hitler đã vẽ ra.
Khi mới tới đây, người ta vẫn thuộc về con người của mình; sau vài năm, họ trở nên lạc lõng với chính mình.
Tôi cũng đã trải qua tung hứng của cuộc sống nơi đô thành – ở vị trí của tôi, tôi có thể cảm nhận được những tác động của số phận ấy và nếm trải nó bằng chính tâm hồn mình. Tôi còn nhìn ra một điều nữa; sự thay đổi nhanh chóng từ chỗ có việc đến mất việc và ngược lại, cùng với cái hậu quả của nó là sự bập bênh về thu nhập, cuối cùng lại khiến một người mất hết cả mong muốn tiết kiệm và không thể thông cảm được với sự chi tiêu tằn tiện. Dường như cơ thể anh ta ngày càng quen với ngồi mát ăn bát vàng khi thuận lợi và sống đói khát khi khó khăn. Thực vậy, những cơn đói đã đập tan mọi cố gắng chi tiêu hợp lý của anh ta khi cuộc sống khá hơn. Nó vẽ ra trước mắt những nạn nhân khổ sở bởi cơn đói, cái ảo tưởng vĩnh cửu về một cuộc sống tốt đẹp và đẩy giấc mơ ấy tới sự khát khao tột đỉnh đến mức ngay khi có tiền trong tay anh ta quên phắt tất cả những ý nghĩ về kỷ luật và nguyên tắc và bắt đầu sống xa hoa để tận hưởng cuộc sống. Ngay cả quỹ chi tiêu nhỏ nhoi hàng tuần cũng bị đảo lộn, nhất là khi chẳng hề có bất kỳ sự phân chia sáng suốt nào; ban đầu số tiền được tính đủ để sống cho năm ngày thay vì bảy ngày , rồi sau đó chỉ đủ cho ba ngày cũng không đủ, và rốt cuộc ngay đêm đầu tiên đã bị tiêu hết vào các cuộc rượu.
Thường thì các anh chàng như vậy có vợ và con ở nhà. Đôi khi, vợ con anh ta cũng bị ảnh hưởng bởi kiểu sống ấy, nhất là khi người đàn ông luôn luôn đối xử tốt với họ và thật lòng yêu theo cách của anh ta. Thế là cả gia đình tiêu hết sạch số tiền công của một tuần chỉ trong hai hay ba ngày; họ ăn và uống chừng nào có tiền và những ngày cuối tuần cả nhà lại đói. Người vợ lại sang nhà hàng xóm, vay mượn chút ít, xin mua chịu ở các cửa hàng thực phẩm, và theo cách ấy xoay xở vượt qua những ngày cuối tuần khổ sở. Đến trưa, họ cùng nhau ngồi trước bữa ăn đạm bạc và đôi khi là những chiếc bát rỗng không, chờ đợi tiền công của ngày kế tiếp, bàn luận về số tiền ấy, vẽ ra các kế hoạch, và trong cơn đói khát là mơ về niềm hạnh phúc sẽ tới. Bởi vậy, ngay từ khi ngày đầu tiên, lũ trẻ đã quen với cách sống khổ sở.
Mọi việc sẽ kết thúc tệ hại khi người đàn ông sống theo cách đó còn người vợ, vì lợi ích bọn trẻ, tỏ thái độ chống đối anh ta. Thế là nổ ra các cuộc cãi cọ, xích mích và rồi khi người đàn ông bị vợ ghét lạnh, anh ta lại càng thân thiết với rượu hơn. Thứ bảy nào anh ta cũng say và với bản năng tự bảo vệ mình và các con, người vợ sẽ phải đấu tranh để giành lấy dù chỉ vài xu của anh ta; và rồi, tồi tệ hơn nữa, chuyện đó thường xảy ra khi anh ta đang trên đường từ nơi làm việc tới quán rượu. Rốt cuộc anh ta trở về vào Chủ nhật, hay thậm chí là đêm ngày thứ hai, say khướt và hung dữ, luôn luôn tiêu hết đến đồng xu cuối cùng, cảnh tượng đó diễn ra thường xuyên tới mức Chúa cũng phải rủ lòng nhân từ.

Bức tranh màu nước vẽ cây cầu Hero và nhà thờ Karl tại Vienna do chính tay Hitler vẽ.
Tôi đã chứng kiến hàng trăm trường hợp như vậy. Ban đầu tôi thấy ghê tởm thậm chí cảm thấy bị sỉ nhục, nhưng về sau tôi đã hiểu được toàn bộ tấm thảm kịch của nỗi cơ cực ấy và những nguyên nhân sâu xa của nó. Những con người này chỉ là nạn nhân bất hạnh của hoành cảnh khốn khó mà thôi.
Nhưng cái tồi tệ nhất là điều kiện ăn ở khi đó. Sự khổ sở mà những người lao động công nhận ở Vienna phải chịu đựng đúng thật đáng sợ. Ngay cả bây giờ, tôi vẫn tràn ngập cảm giác hải hùng khi nhớ lại những khu nhà ở tồi tàn, ngập ngụa rác rưởi bẩn thỉu, những lời tục tĩu ghê tởm và còn tệ hại hơn thế.
Điều gì sẽ xảy ra khi một ngày, từ tận cùng đau khổ, những người nô lệ vùng lên, phá tung hê rào cảm để trả thù thậm chí cả những người không trực tiếp gây ra thống khổ cho họ?
Chỉ vì những kẻ đó đã không bận tâm!
Vô tư lự, họ đến mọi việc cứ thế trôi qua, và bởi hoàn toàn thiếu khả năng trực giác, họ thậm chí không thể ngờ rằng sớm hay muộn, số phận sẽ trừng phạt họ, trừ khi trong lúc còn thời gian họ xoa dịu được số phận.
Ngày hôn nay tôi phải vô cùng cảm ơn thượng đế vì đã cho tôi được học ở ngôi trường ấy. Chính ở đó tôi không còn phá hoại các môn học mà tôi không ưa. Chính ngôi trường ấy đã dậy dỗ tôi, một cách nhanh chóng và thấu đáo.
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét