Thường Sơn (VNTB) - Một báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, mức bội chi 7 tháng đầu năm đã lên tới hơn 100.000 tỷ đồng, tương đương hơn 4,5 tỷ USD.
Mặc dù bộ này và các địa phưng đã và đang tiến hành tận thu đủ các loại phí và thuế, nhưng thu vẫn không thể bù chi. Hoàn toàn các khoản tăng lên từ thu ngân sách sẽ phải dùng cho việc chi trả nợ, các khoản chi khác sẽ bị ảnh hưởng.
Các khoản thu vẫn giảm trong khi các khoản chi vẫn tiếp tục tăng lên. Bộ Tài chính cho biết, mức bội chi 7 tháng đầu năm đã lên tới hơn 100.000 tỷ đồng, tương đương hơn 4,5 tỷ USD.
Mặc dù bộ này và các địa phưng đã và đang tiến hành tận thu đủ các loại phí và thuế, nhưng thu vẫn không thể bù chi. Hoàn toàn các khoản tăng lên từ thu ngân sách sẽ phải dùng cho việc chi trả nợ, các khoản chi khác sẽ bị ảnh hưởng.
Những con số trên là bằng chứng sống động và cũng cay đắng nhất để phản bác cách giải thích 'việc Bộ tài chính vay Ngân hàng nhà nước 30.000 tỷ đồng không phải do khó khăn ngân sách" do một quan chức lãnh đạo bộ này thanh minh mới đây.
Cách đây vài tháng, Chính phủ và Bộ tài chính cũng ngấp nghé ý định vay mượn từ quỹ dự trữ ngoại tệ để bù đắp cho ngân sách đang thiếu hụt quá trầm trọng. Tuy nhiên có vẻ kế hoạch này đã bất thành do sự phản đối rộng khắp của dư luận xã hội, giới chuyên gia và ngay trong Quốc hội VN.
Trong khi đó, bội chi ngân sách luôn vượt trên ngưỡng nguy hiểm 5%. Các công trình 'trụ sở ngàn tỷ' và 'tượng đài hoành tráng' vẫn nhan nhản mọc lên tại các tỉnh nghèo nhất như Hà Giang, Lai Châu, Phú Yên, Khánh Hòa.... Sự nghiệp chi xài vô tội vạ tiền công vào nhiều dự án xây dựng cơ bản mà Chính phủ đã buông thả trách nhiệm từ nhiều năm qua đang biến đất nước thành con nợ tràn ngập triển vọng vỡ nợ.
------------------------
Tin liên quan:
Ngân sách đã thâm hụt trên 4,5 tỷ USD
Các khoản thu vẫn giảm trong khi các khoản chi vẫn tiếp tục tăng lên. Bộ Tài chính cho biết, mức bội chi 7 tháng đầu năm đã lên tới hơn 100.000 tỷ đồng, tương đương hơn 4,5 tỷ USD.
Bộ Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách 7 tháng đầu năm ước đạt 545 nghìn tỷ đồng, bằng 58,8% dự toán và tăn 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thu nội địa đạt trên 404 nghìn tỷ đồng, thu từ dầu thô ước trên 42 nghìn tỷ đồng, giảm gần 34% so với cùng kỳ 2014.
Trong khi đó, luỹ kế chi 7 tháng đầu năm đạt trên 645 nghìn tỷ đồng, bằng 56,3% dự toán, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Khoản chi lớn là chi phát triển các sự nghiệp kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh bằng 58,2% dự toán tăng 5,9% so với 2014.
Chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn với 69% và chi trả nợ, viện trợ chiếm gần 15% tổng chi ngân sách. Đồng thời, chi trả lãi nợ cũng đang chiếm gần toàn bộ phần tăng trưởng của thu ngân sách.
Ngân sách đã thâm hụt trên 4,5 tỷ USD
|
Ước tính bội chi ngân sách Nhà nước đã đạt 106,8 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ 44,5% dự toán năm.
Một chuyên gia kinh tế hay chi trả lãi chiếm gần 7% thu ngân sách. Nếu kinh tế chỉ tăng trưởng 6% và lạm phát 1% thì thu ngân sách chỉ tăng 7% thôi. Tức là, hoàn toàn các khoản tăng lên từ thu ngân sách sẽ phải dùng cho việc chi trả nợ, các khoản chi khác sẽ bị ảnh hưởng.
Hiện nay, giá dầu thô chỉ ở mức 63 USD/thùng và vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc từ đầu tháng 7, nhưng dự toán ngân sách của Bộ Tài chính lại ở mức 100 USD/thùng. Nguồn thu từ dầu thô trước đây chiếm 10% thì nay có thể chỉ còn chiếm có 5%.
Báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới đã phân tích, nguồn thu của Việt Nam không ổn định, bởi ngoài vấn đề giá dầu sụt giảm, Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo các Hiệp định thương mại. Trong khi đó, Việt Nam nới lỏng tài khoá nên đã dẫn tới thâm hụt lớn.
Trước đó, VinaCapital cũng đánh giá, năm 2009, thu ngân sách của Việt Nam bằng 26,3% GDP thì năm 2014 đã chỉ còn bằng 20,1% GDP.
Năm 2012, bội chi ngân sách là 5,2% GDP, năm 2013 la 6,6% GDP và năm 2014 là 5,3% và năm nay dự kiến kiểm soát ở mức 5% GDP.
Phạm Huyền
Vietnamnet
http://www.ijavn.org/2015/08/vntb-oi-cha-man-moi-7-thang-au-nam-ngan.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét