Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Bức tranh sinh động và toàn vẹn về cuộc đấu đá nội bộ của ĐCS Trung Quốc (2)


Người đứng đầu ĐCSTQ Tập Cận Bình (trái), cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (giữa) và cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân (phải). Vì sao Tập Cận Bình phải tận diệt phe phái Giang Trạch Dân? (Getty Image)
Người đứng đầu ĐCSTQ Tập Cận Bình (trái), cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (giữa) và cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân (phải). Vì sao Tập Cận Bình phải tận diệt phe phái Giang Trạch Dân? (Getty Image)
2. Diễn biến cuộc chiến
Sau khi Tập Cận Bình tuyên bố chống tham nhũng đến cùng, phe cánh Giang Trạch Dân từ “hổ” đến “ruồi” lần lượt vào tù. Ông Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, đến Cựu Phó Chủ tịch nước là Tăng Khánh Hồng lần lượt ngã ngựa vào tù, hay quản thúc nội bộ.
Chu Vĩnh Khang (trái), Tăng Khánh Hồng (giữa) và Bạc Hy Lai (phải)
Chu Vĩnh Khang (trái), Tăng Khánh Hồng (giữa) và Bạc Hy Lai (phải)
Còn “ruồi” bị bắt nhiều không kể xiết, số lượng quan chức tự tử và chết bất thường xảy ra liên tục khiến dân chúng xôn xao. Chỉ tính riêng trong năm 2013 hơn 6.500 quan chức Trung Quốc biến mất không dấu vết, hơn 8.000 quan chức đã ra nước ngoài, và khoảng 1.250 người đã tự sát.
Ở Trung Quốc cũng xuất hiện một căn bệnh mới, đó là bệnh trầm cảm của các quan chức.
Khi đoàn thanh tra đến địa phương nào, các quan chức nơi đấy đều hoảng hốt. Điển hình là ở thành phố Thượng Hải, khi đoàn thanh tra đến đây, lập tức doanh số bán hàng điện thoại di động có mã hóa tăng cao kỷ lục và phải huy động thêm hàng từ nơi khác về để bán.
Các đơn đặt hàng điện thoại được mã hóa chủ yếu là từ các cơ quan chính phủ của thành phố Thượng Hải, Ủy ban Thành phố Thượng Hải, Hội đồng nhân dân thành phố Thượng Hải, và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Thượng Hải.
Thiệp mừng sinh nhật Giang Trạch Dân ngày 17/8 2014 là hình con hổ bị xén mất bộ lông. Bức hình đã bị xóa khỏi trang Sina Weibo, một phiên bản Trung quốc của Twitter, nhưng vẫn đứng đầu trong bảng xếp hạng được tìm kiếm nhiều nhất trên freeweibo.com
Thiệp mừng sinh nhật Giang Trạch Dân ngày 17/8 2014 là hình con hổ bị xén mất bộ lông. Bức hình đã bị xóa khỏi trang Sina Weibo, một phiên bản Trung quốc của Twitter, nhưng vẫn đứng đầu trong bảng xếp hạng được tìm kiếm nhiều nhất trên freeweibo.com
3. Giang Trạch Dân phản công
Có rất nhiều các vụ khủng bố đẫm máu xuất hiện tại Trung Quốc như vụ đánh bom tại chợ sáng ở Urumqi Tân Cương năm 2014,  vụ tấn công khủng bố bạo lực tại Ga tàu Côn Minh, nhiều cuộc khủng bố đều do tập đoàn Giang Trạch Dân dàn dựng, mưu toán dùng máu của dân chúng để khiến xã hội bất ổn, từ đó lấy lý do để lật đổ Tập Cận Bình.
Sau cuộc khủng bố tại nhà ga Côn Minh, có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc đã triển khai các bài tập phòng ngừa bạo động và chống khủng bố.
Đặc biệt ở Bắc Kinh trong nửa tháng có 3 đợt tập chống khủng bố quy mô lớn.
Không khí khủng bố bao trùm, trong vòng nửa tháng, Bắc Kinh đã tiến hành 3 cuộc diễn tập chống khủng bố quy mô lớn. (Ảnh từ Internet)
Không khí khủng bố bao trùm, trong vòng nửa tháng, Bắc Kinh đã tiến hành 3 cuộc diễn tập chống khủng bố quy mô lớn. (Ảnh từ Internet)
khung bo 1
Theo Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh, trong chiến dịch chống khủng bố, chính quyền Bắc Kinh đã triển khai 100.000 “cán bộ thông tin” và 850.000 “tình nguyện viên bảo vệ” để kiểm tra thành phố và giám sát các vùng lân cận, bắt đầu từ ngày 30 tháng 5 năm 2014.
Vào tháng 5/2014 trong tình trạng lo lắng bị khủng bố, các quan chức an ninh tại Liêu Ninh thông báo rằng cảnh sát sẽ thắt chặt kiểm soát việc mua diêm, bật lửa dễ cháy, xăng dầu, pháo hoa và các sản phẩm gây nổ khác. Hơn thế nữa, bất cứ ai mua những mặt hàng đó phải đăng ký bằng tên thật của họ.
Tỉnh Liêu Ninh – một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Trung Quốc – phát động chiến dịch một năm “hành động đặc biệt chống khủng bố” vào ngày 1/6/2014 và thắt chặt kiểm soát việc mua bán các thành phần có trong thuốc nổ. Nhưng trong số các mặt hàng bị cấm có các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày như diêm và bật lửa. (Screenshot via secretchina.com)
Tỉnh Liêu Ninh – một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Trung Quốc – phát động chiến dịch một năm “hành động đặc biệt chống khủng bố” vào ngày 1/6/2014 và thắt chặt kiểm soát việc mua bán các thành phần có trong thuốc nổ. Nhưng trong số các mặt hàng bị cấm có các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày như diêm và bật lửa. (Screenshot via secretchina.com)
Đến nay cuộc đấu đá nội bộ ĐCS Trung Quốc đang tiếp diễn, kết cục của cuộc đấu đá này sẽ thế nào, phe nào sẽ chiến thắng và giành quyền lực?
Dù kết cục có thế nào đi nữa, thì người cất tiếng nói sau cùng không phải là Tập Cận Bình hay Giang Trạch Dân, mà chính là người dân Trung Quốc. Khi người dân biết được sự thật và cất tiếng nói của mình thì đó sẽ là thảm họa dành cho ĐCS Trung Quốc.
Ngọn Hải Đăng
Xem thêm:
https://daikynguyenvn.com/y-kien/buc-tranh-sinh-dong-va-toan-ven-ve-cuoc-dau-da-noi-bo-cua-dcs-trung-quoc.html/2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét