PGS. TS Trương Thị Thông – Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, nếu kinh phí dành cho việc xây dựng tượng đài lấy từ ngân sách thì con số đó là hoàn toàn không được.
Thông tin tỉnh Sơn La dự kiến xây dựng "Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc" với tổng vốn đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng đang khiến cho dư luận xôn xao. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Trương Thị Thông – Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc Gia xung quanh vấn đề này.
PGS. TS Trương Thị Thông – Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh |
PGS Trương Thị Thông khá ngạc nhiên trước dự định này của tỉnh Sơn La. Bà cho rằng, các tượng đài liên quan đến Bác đều phải đặt yếu tố tiết kiệm lên hàng đầu. Con số 1400 tỷ là quá lớn đối với một tỉnh miền núi còn nghèo như Sơn La.
PGS Thông đặt ra câu hỏi: “Nguồn kinh phí từ đâu?” và “Ngoài tượng đài, còn có công trình nào đi kèm?”. Bà cho rằng nếu đó là kinh phí chỉ dành riêng cho tượng đài và kinh phí lấy từ ngân sách thì con số đó là hoàn toàn không được. Còn nếu công trình tượng đài đó được nhân dân và các đơn vị tình nguyện đóng góp tự nguyện thì cũng chỉ nên xây dựng một tượng đài vừa phải, hợp lý để tránh phô trương
Vị PGĐ Học viện Chính trị cho rằng, dù là tượng đài về Bác được xây dựng ở tỉnh nào thì cũng nên theo hướng vừa phải, hợp lý và tiết kiệm và đảm bảo được tính mỹ thuật. PGS Thông nhấn mạnh: “Dù công trình nào thì một điều quan trọng là không được lãng phí và tham nhũng!”.
PGS Thông cho rằng, việc xây dựng công trình ngoài việc tiền kinh phí vừa phải thì công trình cần có ý nghĩa, có chất lượng và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Bà cho rằng, 1.400 tỷ là một con số quá lớn cho một công trình tượng đài Bác Hồ.
Theo thông tin từ báo Sơn La, khu Quảng trường và Tượng đài Bác Hồ có diện tích khoảng 20ha, thuộc khu đô thị mới gắn với dự án thoát lũ suối Nậm La, thành phố Sơn La. Dự án có tổng mức đầu tư 1.400 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục: nhóm Tượng đài Bác Hồ, cao từ 5 đến 8 mét; Quảng trường có sức chứa 20.000 người; Đền thờ Bác Hồ; Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ; Bảo tàng tổng hợp; khu nhà điều hành, đón tiếp; khuôn viên cây xanh, bến bãi đỗ xe, giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước…
Theo số liệu từ Cổng thông tin Ủy ban Dân tộc, hiện cả nước có khoảng 62 huyện nghèo (theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.), trong đó Sơn La có tới 5 huyện là Sốp Cộp, Phù Yên, Bắc Yên, Mường La và Quỳnh Nhai.
http://www.ijavn.org/2015/08/pg-hoc-vien-chinh-tri-quoc-gia-ho-chi.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét