VNTB - Đại sứ quán Mỹ tại Havana: Vì sao Mỹ cần tiếp cận Cuba theo hướng này?
Thạch Lam Trần (VNTB) Một bài bình luận của tác giả Richard Cores, một Nghiên cứu viên tại Hội đồng các vấn đề về Tây bán cầu cho thấy một cái nhìn mới mẻ, toàn diện về mối quan hệ Mỹ - Cuba qua việc mở ĐSQ Mỹ tại Havana trong ngày 14/08 sắp tới. Cách tiếp cận và truyền bá các giá trị Mỹ tại Cuba dường như cùng một cách tiếp cận với Việt Nam. Và nó trả lời cho câu hỏi vì sao, thù địch - cấm vận không thể giúp ích gì cho những người dân đang sống ở các quốc gia Cộng sản.
Đại sứ quán đã mở
Vào ngày thứ Hai, 20/07/2015, CuBa đã mở Đại sứ quán tại Washington, DC trong tiếng reo hò của nhiều người, nó đánh dấu một bước tiến trong quan hệ hai nước, và kết thúc chính sách đối ngoại lỗi thời của Mỹ đối với Cuba. Nhưng ngược lại, việc mở Đại sứ quán Mỹ ở Havana có thể yên ắng hơn nhiều.
Đại sứ quán đã mở
Vào ngày thứ Hai, 20/07/2015, CuBa đã mở Đại sứ quán tại Washington, DC trong tiếng reo hò của nhiều người, nó đánh dấu một bước tiến trong quan hệ hai nước, và kết thúc chính sách đối ngoại lỗi thời của Mỹ đối với Cuba. Nhưng ngược lại, việc mở Đại sứ quán Mỹ ở Havana có thể yên ắng hơn nhiều.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ tới Cuba và khánh thành Đại sứ quán mới của Mỹ tại Havana vào ngày 14/08. Ông sẽ là Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến thăm quốc đảo nào trong vòng 70 năm trở lại đây, trước đó đã tuyên bố rằng; "...lợi ích của cả hai nước được phục vụ tốt hơn bởi sự giao tiếp thay vì xa cách." Việc khai trương Đại sứ quán Mỹ ở Havana có lẽ là biểu tượng quan trọng nhất của chính sách mới này.
Sự chuyển biến trong mối quan hệ hai nước đem lại sự lạc quan của người dân Cuba. Nhiều công dân Cuba tại quận Vedado, thủ đô La Habana giữ chặt lấy những lời chào mừng tốt đẹp như "Welcome USA" và "We Are Friends" trong ngày 20/07.
Tuy nhiên, quan hệ hai nước cũng gặp nhiều những trở ngại, thách thức chưa từng có.
Phe đối lập còn lại
Có lẽ thách thức lớn nhất đối với chính sách mới này là nằm trong phe đối đối lập ngay trong Quốc Hội Mỹ. Mặc dù sự phản đối này đang giảm dần, nhưng vẫn còn có nhiều người tin rằng Hoa Kỳ đã cho Cuba quá nhiều để đổi lấy những mối nguy đối với nước Mỹ và nhân dân Cuba.
Khi Đại sứ quán Cuba chính thức mở cửa, một số chính trị gia tại South Florida, bao gồm Ileana Ros-Lehtinen, Mario Diaz-Balart và Carlos Curbelo, tuyên bố rằng Đại sứ quán Cuba sẽ phục vụ như là một trung tâm tình báo tại Hoa Kỳ, và như vậy, sẽ gây ra một nguy cơ lớn về an ninh quốc gia.
Một số khác như ứng cử viên tổng thống Mỹ, Marco Rubio và Jeb Bush, còn tiến xa hơn khi hứa hẹn trong dịp tranh cử rằng, họ sẽ xóa bỏ tất cả những gì mà Tổng thống Obama đã thực hiện liên quan đến Cuba. Ông Rubio cũng tuyên bố sẽ chặn việc mở lại Đại sứ quán mới của Mỹ, cũng như bất kỳ nguồn tài trợ nào cho hoạt động này.
Trong khi đó, việc mở một lãnh sự quán Cuba tại Miami, cũng gặp phải sự phản đối gay gắt từ chính thị trưởng của thành phố, khi ông tuyên bố sẽ phản đối bất kỳ sự hiện diện nào của chính quyền Cuba trên vùng đất Miami. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ lại có đủ thẩm quyền pháp lý để chấp thuận việc mở lãnh sự quán Cuba, và rằng, dịch vụ lãnh sự tại Miami, nơi có cộng đồng lớn người Mỹ gốc Cuba đang sinh sống đang là nhu cầu cần thiết.
Trong một báo cáo thăm dò ý kiến đã cho thấy, phần lớn người Mỹ gốc Cuba ủng hộ con đường bình thường hóa và khôi phục quan hệ ngoại giao đầy đủ với Cuba. Vì vậy, thị trưởng của một thành phố hay một nhóm nhỏ những nhà chính trị cấp tiến có thể ngăn chặn hay loại bỏ tiến trình mối quan hệ hai nước, đặc biệt là việc mở một sứ quán Cuba tại bang Florida để cung cấp dịch vụ lãnh sự.
Mặc dù các chính trị gia tìm cách chống lại sự bình thường hóa quan hệ Cuba – Mỹ, nhưng họ cũng chưa cung cấp được một giải pháp tốt hơn cho sự cải thiện đời sống người dân, ngoài việc kêu gào lật đổ chính phủ, một cách tiếp cận không hề hiệu quả trong hơn sáu thập kỷ qua.
Chắc chắn ông Rubio và những người chống Cuba do quốc đảo này thiếu một hệ thống đa đảng dân chủ, cũng như những cáo buộc về hồ sơ nhân quyền, nhưng chắc hẳn họ cũng phải ý thức được rằng, Saudi Arabia, một đồng minh chính trị, kinh tế của Mỹ là một chế độ quân chủ thần quyền - không phải là một tự do dân chủ - nơi cũng đang chà đạp lên các quyền tự do dân sự cơ bản của con người và quyền công dân nếu thấy phù hợp.
Do vậy, nếu sử dụng giá trị dân chủ, nhân quyền của Mỹ làm tiêu chuẩn cho quan hệ ngoại giao bình thường với các nước khác, thì Mỹ sẽ mất mát hầu hết bạn bè trên thế giới, những đối tác kinh tế và quân sự Bahrain, Ai Cập, Việt Nam, Trung Quốc – nơi vẫn diễn ra các vụ đàn áp bất đồng chính kiến và hồ sơ nhân quyền chưa bao giờ được coi là đẹp.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn theo đuổi lợi ích riêng của mình liên quan đến các nước này và tiếp tục hỗ trợ các chính phủ các nước nêu trên tài chính, vũ khí... Ví dụ, Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố Bahrain là một đối tác quan trọng của Mỹ trong sáng kiến quốc phòng và là một đồng minh lớn (phi NATO) vào năm 2002.
Nước Mỹ luôn tuyên bố rằng liên minh với những chế độ có lợi cho người dân Mỹ do vị trí địa chiến lược và giá trị quân sự.
Điều này diễn ra tương tự với Ai Cập – đồng minh của Mỹ. Theo Human Rights Watch, từ khi Tướng Abdel Fatah al-Sisi nhậm chức thông qua một cuộc đảo chính quân sự năm 2013, vi phạm quyền con người như giết người hàng loạt, bắt giữ hàng loạt, tra tấn, bạo lực đối với phụ nữ, hạn chế tự do dân sự tiếp tục xảy ra. Dù thế, Mỹ vẫn viện trợ hàng triệu USD cho lãnh đạo Ai Cập, cũng như các loại vũ khí quân sự như máy bay trực thăng Apache, và những lời khen ngợi.
Trước đó, Hoa Kỳ cũng từng có những lời ủng hộ và khẳng định ông Hosni Mubarak, một trong những bạo chúa cầm quyền lâu nhất của Ai Cập, là một người bạn vô cùng thân thiết của Hoa Kỳ. Ít lâu khi khi Cách mạng mùa xuân Ả Rập diễn ra.
Cánh cửa đã mở ra
Trở lại với Cuba. Lịch sử đã chứng minh rằng biện pháp trừng phạt và cô lập là một chính sách lỗi thời, không mang điều tích cực hay tạo điều kiện xây dựng cho nhân dân Cuba. Thay vào đó, một chính sách hàn gắn có thể mang lại cơ hội lớn hơn để tương tác với nhân dân Cuba, bao gồm hợp tác lẫn nhau và học hỏi lẫn nhau.
Với sự nảy nở trong lĩnh vực viễn thông và đặc biệt sự xuất hiện Internet tại Cuba, việc loại bỏ cấm vận và các rào cản còn lại giữa hai quốc gia, sẽ giúp củng cố các tổ chức dân sự của nước này, và đóng góp lớn vào sự tiến bộ của xã hội Cuba.
Và điều này đã tạo động lực để vượt qua được sự phản đối từ một số người, giai đoạn tan băng từ thời điểm 17/12/2014, khi Tổng thống Obama công bố một chính sách mới đối với Cuba đã là tiền đề để rã băng nhanh chóng trong mối quan hệ hai quốc gia. Gần đây, Ngân hàng Stonegate của Mỹ đã đạt được một thỏa thuận với Ngân hàng Banco Internacional de Comercio S. A (BICSA) của Cuba, mở ra nhiều cơ hội cho thương mại và lợi ích của công ty Mỹ khi đầu tư, kinh doanh tại quốc đảo này. Stonegate cũng là ngân hàng xử lý tài khoản của các cơ quan đại diện ngoại giao Cuba ở Mỹ.
Nhiều ngân hàng chắc chắn sẽ tiếp bước theo trong vài tháng tới, kể từ khi Bộ Tài chính Mỹ sửa đổi quy định, theo đó cho phép các ngân hàng Mỹ mở chi nhánh tại Cuba. Người Mỹ đi du lịch đến hòn đảo này được phép sử dụng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng tại Cuba theo quy định mới.
Trong một dấu hiệu của sự hỗ trợ mối quan hệ Cuba – Mỹ, Ủy ban Phân bổ Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát, gần đây đã bỏ phiếu dỡ bỏ lệnh cấm du lịch tới Cuba, bãi bỏ luật cấm các ngân hàng và các doanh nghiệp khác của Mỹ giao dịch thương mại với Cuba. Mặc dù, lệnh cấm vận còn chưa được gỡ bỏ hết, tuy nhiên, với các chính sách đổi mới với Cuba của Mỹ, đã tạo ra một môi trường tốt hơn cho những thay đổi tích cực xảy ra.
Chuyến đi của Tổng thống Obama tới Cuba
Trong một cuộc họp gần đây tại Nhà Trắng, quan chức chính quyền nói rằng, Tổng thống Obama sẽ xem xét đến thăm Cuba vào năm tới, và rằng việc tiến hành một chuyến đi như vậy tùy thuộc vào sự tiến bộ của các nhà chức trách Cuba trong xử lý một số vấn đề, dù rằng, đây cũng không phải là điều kiện tiên quyết cho chuyến đi.
Tổng thống Hoa Kỳ cuối cùng đến thăm Cuba là Calvin Coolidge (1928-1987), khi đó, người đứng đầu Cuba là Tổng thống Gerardo Machado. Coolidge đến Cuba để dự Hội nghị quốc tế thường niên Các nước châu Mỹ vào ngày 16/01/1928. Và đó là khi thù địch giữa Mỹ và Cuba vẫn chưa xảy ra.
Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter cũng đã đến thăm Cuba vào năm 2002 theo lời mời của Fidel Castro và sau đó một lần nữa vào năm 2011 theo lời mời Raul Castro. Theo Carter, mục tiêu của ông là "để thiết lập một cuộc đối thoại với Castro, để tiếp cận với người dân Cuba, và theo đuổi những cách để cải thiện quan hệ Mỹ-Cuba." Chuyến thăm của ông Obama có nhiều khả năng sẽ tìm kiếm và thực hiện được điều tương tự.
Tuy nhiên, chuyến đi này rơi vào thời điểm nóng giữa mối quan hệ hai nước. Bởi cả Obama và Castro dường hướng đến tính thực dụng hơn là vấn đề ý thực hệ, và nó là điều tốt cho cả hai quốc gia. Tổng thống Obama từng khẳng định: “cách ly Mỹ ra khỏi tương lai của Cuba, chỉ làm cho cuộc sống của nhân dân Cuba tồi tệ." Chuyến thăm của ông tới Cuba tiếp tục củng cố chính sách đối ngoại mới của mình và sẽ gửi một thông điệp rõ ràng về sự đoàn kết và hy vọng đến nhân dân Cuba.
Vấn đề còn lại và con đường chuyến tiếp
Nói về việc tái thiết lập quan hệ Mỹ-Cuba, Chủ tịch Raul Castro cho biết, "trong khi thừa nhận sự khác biệt sâu sắc của chúng tôi, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia, dân chủ, nhân quyền và chính sách đối ngoại, tôi tái khẳng định sự sẵn sàng của chúng tôi trong đối thoại về tất cả các vấn đề này." Đây được xem như một lời mở cửa, cho việc sẵn sàng dọn dẹp những chướng ngại vật trên con đường đi hai nước.
Chính phủ Mỹ cũng ngỏ ý bồi thường 8 tỷ USD cho Cuba, đây là những tài sản mà Mỹ đã “chiếm đoạt” trong thời kỳ cấm vận. Trong khi đó, Cuba lại khẳng định rằng, chính sách cấm vận và thù địch của Mỹ đã lên đến 200 tỷ USD. Tron khi đó, theo luật Helms-Burton tại Mỹ, người Cuba lưu vong đã trở thành công dân Mỹ sẽ được bồi thường đối với tài sản bị tịch thu bởi chính phủ Cuba từ sau Cách mạng năm 1959. Tuy nhiên, mặc dù Cuba đã thừa nhận và sẵn sàng hợp tác với Mỹ về nhiều vấn đề, nhưng nước này cũng từ chối bất kỳ yêu cầu bồi thường từ những người Cuba lưu vong.
Vấn đề tiếp theo là dân chủ và nhân quyền. Trong khi Cuba coi đây là vấn đề nội bộ và khẳng định bất kỳ hành vi nào xâm nhập vào hệ thống chính trị Cuba đều là hành vi, vi phạm chủ quyền quốc gia. Các vấn đề khác như thương mại, hạn chế đi lại, truy cập Internet, các căn cứ hải quân Mỹ ở Guantanamo, vấn đề thực thi pháp luật (như người Cuba đào tẩu muốn ở Mỹ) có lẽ sẽ được giải quyết từng bước một trong thời gian tới.
Tuy nhiên, cánh cửa của sự hợp tác và đối thoại cần thiết lập một sự tin tưởng và chính sách đối ngoại cụ thể giữa hai quốc gia phải luôn mở. Như cái cách mà Quốc Hội Hoa Kỳ tìm cách nới lỏng lệnh cấm vận.
Và một mối quan hệ thù hằn, ngờ vực, đối kháng trong sáu thập kỷ không thể giải quyết được trong một vài tháng. Những thay đổi ý nghĩa và đáng kể sẽ mất nhiều thời gian hơn thế. Trong một cuộc họp gần đây tại Đại sứ quán mới của Mỹ ở Havana, Jeffrey DeLaurentis, Đại biện lâm thời của Mỹ tại Cuba, nói rằng, "tiếp cận, chứ không phải trừng phạt, sẽ mang chúng ta đến gần hơn mục tiêu vì một Cuba thịnh vượng và dân chủ."
* Hội đồng các vấn đề về Tây bán cầu, thành lập năm 1975, là một tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái, nghiên cứu và tổ chức thông tin độc lập. Nó được xem là "một trong những cơ quan có uy tín nhất của quốc gia [Mỹ], của các học giả và các nhà hoạch định chính sách."
* Hội đồng các vấn đề về Tây bán cầu, thành lập năm 1975, là một tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái, nghiên cứu và tổ chức thông tin độc lập. Nó được xem là "một trong những cơ quan có uy tín nhất của quốc gia [Mỹ], của các học giả và các nhà hoạch định chính sách."
http://www.ijavn.org/2015/08/vntb-ai-su-quan-my-tai-havana-vi-sao-my.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét