Thái Thịnh (VNTB) Malaysia đang làm việc chặt chẽ với các nước ASEAN khác trong các cuộc thảo luận để thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sự hình thành của các ứng xử ở Biển Đông (COC), Tổng thư ký Bộ Ngoại giao Malaysia Datuk Othman Hashim cho biết hôm 29/07.
"Chúng tôi đang cân nhắc về những gì mà ASEAN và Trung Quốc đã đạt được cho đến ngày nay, những gì cần phải được thực hiện cho tương lai và cho cuộc họp vào tháng Tám (48 Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN)," ông nói với các nhà báo Malaysia sau khi tham dự Cuộc họp quan chức cao cấp ASEAN – Trung Quốc lần thứ chín (SOM) về việc thực hiện DOC, hôm thứ Tư.
Cuộc họp được mô tả là mang tính chất xây dựng, ông cho biết, cả ASEAN và Trung Quốc đã làm việc chăm chỉ để đạt được tiến bộ về việc thực hiện DOC cũng như sự hình thành của COC.
“Chúng ta phải tiếp tục đà này," ông nhắc lại việc nỗ lực của Malaysia khi tìm cách làm việc với các nước ASEAN khác. Các đề xuất này không được thực hiện bởi chúng tôi, mà đến từ ASEAN, Othman, trưởng đoàn Malaysia cho biết khi được hỏi về những đề nghị của Malaysia trong cuộc họp.
Cuộc họp hôm nay đã được đồng chủ trì bởi Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Liu Zhenmin, Phó Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Noppadon Theppitak. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã mô tả cuộc họp với không khi thăng thắn và thân thiện.
Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc được hình thành vào năm 1991, và năm 2016 sẽ đánh dấu kỷ niệm 25 năm quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc, ông bày tỏ tin tưởng rằng quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ tiếp tục phát triển, trong thương mại, đầu tư, hàng hải , giáo dục và văn hóa.
Mô tả ASEAN là láng giềng thân thiện của Trung Quốc, Liu cho biết các tranh chấp ở Biển Đông sẽ không ảnh hưởng đến cơ chế hợp tác nhất định của hai bên, bao gồm cả việc thành lập DOC nhằm mục đích để giải quyết vấn đề Biển Đông.
"Chúng tôi tự tin có thể cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định, cũng như bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông với các thành viên ASEAN," ông nói.
Ông tin rằng những thách thức hiện nay ở Biển Đông chỉ là tạm thời và cả hai bên có những triển vọng tươi sáng cho sự hợp tác lâu dài.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Liu Zhenmin cho rằng, các tranh chấp gần đây về các quyền hàng hải và vấn đề rạn san hô ở Biển Đông là không liên đới đến Trung Quốc - ASEAN, Liu khẳng định Trung Quốc kiên quyết phản đối sự can thiệp của một số "các quốc gia không cần thiết" trong vấn đề Biển Đông, cũng như các nước chỉ trích hành động của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp.
Trước đó, Nhật Bản cho biết, sẽ xem xét việc tham gia với đồng minh Hoa Kỳ trong tuần tra vùng Biển Đông, Hoa Đông.
"Có một số khó khăn bởi các yếu tố bên ngoài, nhưng chúng tôi tự tin giải quyết các vấn đề hiện tại," ông nói thêm.
Noppadon chỉ ra rằng ASEAN và Trung Quốc cần phải tăng gấp đôi nỗ lực của họ để tăng cường tin cậy lẫn nhau và để cho mối quan hệ Trung Quốc – ASEAN trở thành đối tác chiến lược mạnh mẽ trong tương lai.
"Thông qua quyết tâm chung của chúng ta, chúng ta có thể biến trở ngại thành cơ hội, bằng cách cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, song song với việc tham vấn COC," ông nói thêm.
10 nước thành viên ASEAN, gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, đã ký DOC với Trung Quốc vào năm 2002 để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Trung Quốc và một số nước ASEAN, trong đó có Malaysia, Philippines, Việt Nam và Brunei có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông và Trung Quốc luôn tìm cách giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán trực tiếp và song phương với từng quốc gia yêu sách.
http://www.ijavn.org/2015/07/vntb-thu-truong-ngoai-giao-trung-quoc.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét