Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Tọa đàm về Tự do Hội hiệp

Lưu Văn Minh - Tọa đàm về Tự do Hiệp Hội

  • Bởi Khách
    421 lượt đọc
    29/07/2015
    0 phản hồi
         
    Lưu Văn Minh
    “Luật về Hội được soạn thảo ra để hạn chế quyền lập hội của dân chúng, chứ không phải đảm bảo quyền lập hội như trong hiến pháp đã quy định”– Nhà báo Huy Đức.
    Sáng ngày 16/07/2015, Buổi tọa đàm về Tự do Hiệp hội diễn ra tại khách sạn Authentic, số 13 Lý Thái Tổ. Do Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG) kết hợp với Oxfarm và Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã Hội (ISee) tổ chức. Tham dự có Tiến sĩ Thang Văn Phúc – Nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ, Giáo sư Hồ Uy Liêm – Nguyên phó chủ tịch Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (Vusta) và các chuyên gia, nhà báo.
    Ông Phạm Quang Tú – Trưởng nhóm chương trình hỗ trợ liên minh vận động chính sách – Oxfarm tại Việt nam khai mạc tọa đàm.
    Theo Ông Tú: “ý tưởng Luật về hội đã được manh nha hơn 20 năm nay và chúng ta đang trong quá trình xây dựng”. Quốc hội Việt nam đang đưa Luật về hội vào chương trình dự kiến luật và pháp lệnh kỳ họp tháng 10 năm nay, nhưng do vướng hai cuộc bầu cử trước và sau khóa sắp tới. Quốc hội sẽ lùi lại cho kỳ họp khóa tới vào tháng 11- 12/2016.
    Ngày 04/06, Bộ Nội Vụ đơn vị chủ trì dự thảo Luật về hội đã đăng tải lên công thông tin điện tử để lấy ý kiến tham vấn của nhân dân. Ngày 04/08 sẽ kết thúc thời hạn lấy ý kiến.

    CHUẨN MỰC QUỐC TẾ

    Ông Lã Khánh Tùng – Giảng viên khoa Luật, Đại Học Quốc Gia Hà Nội cho biết “Hội là nhu cầu tự nhiên của con người, mỗi cá nhân để tồn tại phát triển, nhu cầu các các hiệp hiệp hội theo sự tương tác giữa các chủ thể, còn gọi là tính xã hội của từng cá nhân, cá thể”.
     Có nhiều hình thức hội đa dạng: Câu lạc bộ, hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các quỹ, công đoàn, tổ chức tôn giáo, chính đảng hoặc công ty; có hoặc không có tư cách pháp nhân” – Ông Lã Khánh Tùng.
    Trong bài phát biểu, Ông Tùng có nhắc tới thuật ngữ mới Tự do Hiệp hội. “Ở Việt nam thuật ngữ tự do hiệp hội các NGO – Tổ chức phi chính phủ chưa quen, chúng tôi có diễn đàn nói về tự do hiệp hội, còn chữ lập hội ở Việt Nam phổ biến hơn, điều 25 Hiến pháp có quy định công dân có quyền lập hội
    Ông giải thích “tại sao lại là tự do hiệp hội, hiệp hội chỉ là một loại hội, ở khía cạnh danh từ hiệp hội là một loại hội, ở khía cạnh động từ chúng tôi muốn thể hiện quyền tự do lập hội, gần với chuẩn mức quốc tế, quyền lập hội chỉ là một trong các quyền của tự do hiệp hội. Nó cũng là cấu thành của tự do hiệp hội”.
    Tự do hiệp hội như thế nào?, đó là quyền, đặc tính tự nhiên của con người được ghi nhận, được thể hiện hóa trong luật, đầu tiên là luật pháp quốc gia sau đó là chuẩn mực quốc tế”. – Ông Lã Khánh Tùng trình bày.
    Về mặt luật pháp quốc tế, ông Tùng lập luận: “quyền hiệp hội cũng giống như quyền lập hội và quyền hội họp. Trong tiếng Việt chữ lập hội và hội họp rất gần nhau. Hội họp có rất nhiều hình thức như là gặp gỡ, mit-ting hay biểu tình. Quyền hội họp rất gần quyền lập hội. Trong văn kiện quốc tế, có quy định chung. Điều 20 tuyên ngôn nhân quyền năm 1948, cơ chế liên hợp quốc cũng có chuyên gia chung cho quyền hội họp và quyền lập hội. Khoản 1, điều 22 công ước ICCPR: Mọi người có quyền tự do hiệp hội với những người khác…. Nhu cầu hội họp của hội rất căn bản, thiết yếu
    Trong sự tương tác, tác động căn bản lẫn nhau giữa các quyền, ông Tùng cho rằng: “Nếu muốn thúc đẩy tự do báo chí chí, tự do ngôn luận, cần phải có các hội như hội nhà báo, hội nhà văn, hội nhà thơ, Hội các thính giả, Hội các blogger… Các hội tập hợp lại, vận động chính sách, mở ra không gian tự do đang bị hạn hẹp, nếu không sẽ tổn hại đến quyền lợi, lợi ích của ích bản thân mình. Vì vậy các quyền hội sẽ tác động qua lại với nhau”.
    Trong bài trình bày Ông Lã Khánh Tùng có nêu quyền hiệp hội có những cấu thành nào? “Ở Việt Nam, hiến pháp nói quyền lập hội, chúng tôi đang cố gắng thúc đẩy quyền tự do hiệp hội. Hiệp hội rộng lớn hơn quyền lập hội, lập hội chỉ là khâu ban đầu. Chuẩn mực quốc tế đòi hỏi lập hội phải diễn ra dễ ràng và thuận lợi”. Trong báo cáo viên của Liên hợp quốc thủ tục này “chỉ nên là đăng kí, chỉ nên thông báo sau. Ở Nhật Bản chỉ cần thông báo qua internet”.
    Ông Tùng cho rằng các yếu tổ cơ bản của tự do hiệp hội gồm có quyền thành lập hội, quyền gia nhập hội, tự do hoạt động và điều hành các hội như là thành lập bản điều lệ, lên chương trình hành động, triển khai các hoạt động. Hay tổ chức hội nghị có yếu tố nước ngoài sẽ phải xin phép lên Thủ tướng, sẽ làm hạn chế không gian tiếp cận.

    QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

    Quyền là chuẩn mực quốc tế, theo công ước ICCPR –các quyền dân sự và chính trị, nhà nước phải tôn trọng, bảo vệ, thực hiện.
    Trong phần thảo luận với các diễn giả, nhà báo Huy Đức nêu ý kiến: “Luật về hội được soạn thảo ra để hạn chế quyền lập hội của dân chúng, chứ không phải đảm bảo quyền lập hội như trong hiến pháp đã quy định”.
    Nhà báo Huy Đức lập luận rằng nếu công nhân, nông dân có một tổ chức công đoàn thực sự, nói lên nguyện vọng của họ, họ sẽ không đi biểu tình, chặn đường… và chính quyền cũng nên hiểu rằng ngu cầu cần bộc lộ, biểu thị của dân chúng, nếu như có các hiệp hội, chính quyền sẽ thương lượng và có sự điểu chỉnh hành vi của mình, không tạo ra các ức chế xã hội. Hầu hết hiện nay các hiệp hiệp nông dân, công đoàn đều là hiệp hội của nhà nước, nó không có giá trị nói lên các tiếng nói của các tổ chức quần chúng mà họ đang phục vụ. Điều đó sẽ đe dọa cho bất ổn của xã hội, chứ không phải nó đảm bảo bất ổn xã hội.
    Theo ông Đức, chế độ đang lo sợ, còn dân chúng thì rất mong có quyền lập hội. Khi nào có hội thực sự của dân chúng thì khi đó ổn định chính trị mới được đảm bảo.
    Lập luận lại với ý của nhà báo Huy Đức ông Thang Văn Phúc: “cái gì cũng có sự vận động của nó, vận động đó phải được điều chỉnh, có thể ngày hôm nay việc đó là được, ngày mai nó là cản trở. Nếu có một cơ chế tự do hơn, nó sẽ tự phủ định tự đào thải, chứ không phải một quyết định hành chính nào đâu”.
    Trong bản thảo dự Luật về hội, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng Luật về hộ gặp nhiều hạn chế, như việc khâu thành lập mất nhiều thời gian. Muốn thành lập hội phải qua ba bước: Lập ban vận động thành lập hội, Lập hồ sơ đăng kí thành lập hội, Đại hội thành lập hội.
    Ngoài ra có nhiều điều khoản bất cập, không rõ ràng, khoản 2, điều 8, chương I của dự thảo: “Thành lập, hoạt động trái pháp luật, trái quy tắc đạo đức xã hội, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức, cá nhân; gây phương hại đến lợi ích, chủ quyền, an ninh quốc gia, an toàn xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc, quyền con người, quyền công dân”. Theo giáo sư Hồ Uy Liêm: “Nếu có phải thay đổi thì nên thay đổi như thế nào, không nên để như thế này nó rất mơ hồ, chung chung, và dễ bị lạm dụng quyền, tùy tiện”.
    Hoặc khoản 3, điều 9 chương II “Lĩnh vực hoạt động chính không trùng lắp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trong cùng phạm vi hoạt động”. Đơn cử, ở Việt nam có Hội bảo vệ Người tiêu dùng có trụ sở trên 50 tỉnh thành, nhưng thực sự hội này chưa làm tốt, và chưa bảo vệ hết được các quyền lợi của người tiêu dùng. Nếu theo điều khoản này thì không thể thành lập một hội tương tự. Ở Ấn độ, theo thống kê có hơn 2000 tổ chức hội bảo vệ người tiêu dùng. Nếu ạp dụng điều khoản này, thì ở Việt Nam chỉ có một hội duy nhất được hoạt động. Đây là sự không hợp lý của điều khoản.
    Trong phạm vi điều chỉnh của Luật không áp dụng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt nam. Sẽ gây ra sự không công bằng giữa các hội với nhau.
    Tiến sĩ Thăng Văn Phúc không đồng tình với dự thảo Luật về hội trong đó “phê duyệt nhân sự của hội là cực kì vô lý, đó là quyền của hội, quyền của những người tập hợp lại suy tôn và chọn ra một người, đại hội tổ chức dân chủ, mọi người bỏ phiếu biểu quyết, chính thức chọn ra người đại diện rồi”.
    Ý kiến xung quang Luật về Hội, nhiều người cho rằng, tự do hiệ phội hay tự do lập hộ đó là quyền cơ bản của con người, và cũng được luật hóa trong hiến pháp. Tại sao cần phải mất thời gian cho nhiều khâu đăng kí thành lập, Sao không chỉ cần thông báo, hoặc gửi bản đăng kí qua mạng như các nước khác đã làm? Đây là các câu hỏi đặt ra cho ban soạn dự thảo Luật. Dự thảo luật về hội cũng chưa đề cập nhiều đến các tổ chức không pháp nhân, trong các điều khoản chỉ dành cho các tổ chức pháp nhân.
    Luật về Hội cần được xây dựng dựa trên cách tiếp cận quyền con người, cụ thể là quyền tự do hiệp hội, đúng theo tinh thần các cam kết quốc tế về quyền con người và tinh thần Hiến pháp 2013. Các điều khoản nào mâu thuẫn với nguyên tắc này cần phải được loại bỏ - theo thông điệp của Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG).
    * * *

    THI VIẾT VỀ QUYỀN TỰ DO HIỆP HỘI

    Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) và Câu lạc bộ Luật gia trẻ - Khoa Luật – ĐHQGHN đã hợp tác tổ chức “1948 Contest – Cuộc thi viết tìm hiểu về quyền tự do hiệp hội” từ ngày 25/07 – 28/08 trên facebook, nhằm nâng cao sự hiểu biết về nhân quyền nói chung và quyền tự do hiệp hội nói riêng.
    Đề bài cuộc thi “Quyền tự do hiệp hội có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy các quyền con người khác, cũng như đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia”.
    Người tham gia dự thi đưa ra nhận định với ý kiến trên và tìm một ví dụ thực tiễn để phân tích và chứng minh nhận định đó. Từ nhận định ấy, có bình luận và đề xuất gì với dự thảo Luật về Hội do Bộ Nội vụ lấy ý kiến trên trang website từ ngày 04/06/15 – 04/08/2015.
    Tất cả công dân, những ai mong muốn tìm hiểu về quyền tự do hiệp hội đều được tham dự. Thể lệ cuộc thi tìm hiểu thêm tại : http://tinyurl.com/1948contest-the-le. Thời hạn nhận bài từ ngày 25/07 – 17/08.
    Giải thưởng cuộc thi.
    Giải Nhất : 5.000.000đ tiền mặt và Giấy chứng nhận
    Giải Nhì : 3.000.000đ tiền mặt và Giấy chứng nhận
    Giải Ba : 1.000.000đ tiền mặt và Giấy chứng nhận
    Giải Tác phẩm được yêu thích nhất : 1.000.000đ tiền mặt và Giấy chứng nhận.
    Để xem thêm về cuộc thi https://www.facebook.com/events/1663273987238136/
    Tự do hiệp hội là quyền cơ bản của con người, được ghi nhận trong Tuyên ngôn Quốc tế về Quyền con người năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị năm 1966, là một quyền cơ bản của con người có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy các quyền con người khác. Ở Việt Nam, quyền tự do lập hội được hiến định tại điều 25 của Hiến pháp Việt Nam sửa đổi năm 2013.
  • - See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20150728/luu-van-minh-toa-dam-ve-tu-do-hiep-hoi#sthash.hK14QSbf.dpuf
    https://www.danluan.org/tin-tuc/20150728/luu-van-minh-toa-dam-ve-tu-do-hiep-hoi

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét